Trường Phái Lăng Mạn trong Văn Học Pháp
Quelques Vues Générales sue le Romantisme Français – Allais Gustave
Phần II: Bi Quan Dục Vọng (Pessimisme Passionnel)
Lương Tấn Lực
Licence d’Enseignement en
Littérature Française - Université de Saïgon
Licence d’Enseignement en
Philosophie Occidentale - Université de Saïgon
“On habite, avec un cæur plein, un monde vide; et, sans avoir usé de rien, on est désabusé de tout.”
|
“On habite, avec un cæur plein, un monde
vide; et, sans avoir usé de rien, on est désabusé de tout.- Chateaubriand”
Như đă tŕnh bày
trước đây, nếu có những yếu tố và
động lực cảm hứng mà thế kỷ mười
tám đă để lại cho thi ca lăng mạn th́ cũng có
những yếu tố khác chỉ đến từ
Chateaubriand và Mme de Staël. Chateaubriand có được
cái vinh dự là người đầu tiên đưa vào
văn học Pháp t́nh cảm tôn giáo, nguồn cảm hứng
xuất phát từ những niềm tin Thiên Chúa Giáo. Le
Génie du Christianisme (1802) xác định:
1.
Tôn giáo có thể
cung ứng cho nghệ thuật và văn chương những
nguồn cảm hứng phong phú;
2.
Thiên Chúa Giáo là một
tôn giáo hoàn toàn nhuốm màu thi ca;
3.
Tín đồ
Thiên Chúa Giáo có một tâm hồn khác hẳn với người ngoại đạo,
phát xuất từ một nền giáo dục đạo
đức hoàn toàn khác; do đó, đạo lư chủ yếu
của người ngoại đạo là sự kiêu hănh,
trong khi, đối với tín đồ Thiên Chúa Giáo đạo
lư đó là ḷng từ thiện; và như thế Thiên Chúa Giáo
đă thay đổi “những nền tảng của đạo
đức” và những tương quan của các đam mê
con người.
Đó là những quan niệm
hoàn toàn mới – những tư tưởng vừa nói liên
quan đến vai tṛ của tôn giáo và đạo đức
Thiên Chúa Giáo trong văn học: những tư tưởng
sâu sắc và phong phú mà thi ca thế kỷ mười bảy
không biết đến. V́ thế mà, trong lời phi lộ
của cuốn Odes năm 1824, Victor Hugo đă báo hiệu
hoài băo nghiêm trọng đó của văn chương cổ
điển Pháp. Từ đó người ta hiểu
được những ḍng tư tưởng và cảm xúc
mới nào đă ảnh hưởng những tác phẩm
đầu tiên của Chateaubriand. Và sau nầy, vào
năm 1828, trong một bài phi lộ, Chateaubriand có thể nói
rất đúng: “Phần nào văn chương vẫn
mang những màu sắc của Génie du Christianisme”.
Về phần Mme
de Staël, bà hoàn toàn đồng ư với Chateaubriand về vai
tṛ mà ông gán cho Thiên Chúa Giáo trong văn chương. Chúng
ta đă từng nghe bà kêu gọi trở về chủ
nghĩa duy tâm Thiên Chúa Giáo (Spiritualisme Chrétien), và tuyên bố
phải xem đó là trọng tâm của lư tưởng, tôn
giáo và thi ca của chúng ta. Cho nên, trong trật tự
tư tưởng đó, bà đă góp phần đẩy mạnh
văn học theo cùng chiều hướng của
Chateaubriand. Mme de Staël cũng khuyên nên ngược
ḍng về thời kỳ Trung Cổ để t́m hiểu
Thiên Chúa Giáo nguyên thủy, những huyền thoại mă
thượng và những tập tục phong kiến. Về
điểm nầy chúng ta đă thấy có điểm cần
bàn thảo, v́ Mme de Staël tỏ ra quá bận tâm về
biểu mẫu của trường phái lăng mạn Đức.
Nhưng ngay trong trọng tâm của vấn đề,
nghĩa là khuynh hướng vọng Trung Cổ, một lần
nữa Mme de Staël lại rất tâm đầu ư hiệp
với Chateaubrand. Thực vậy, đối với
tác giả của Le Génie du Christianisme, sự tôn thờ
Trung Cổ được gắn liền chặt chẽ với
sự tôn kính Thiên Chúa Giáo và những truyền thống tôn
giáo lâu đời của Pháp. Đừng quên rằng
chính Chateaubriand là người đầu tiên đă giúp
người Pháp hiểu được kiến trúc Trung Cổ
và đă diễn đạt tất cả những biểu hiện
niềm tin và thi ca trong những lâu đài theo kiến trúc Gothique.
Phần có vẻ thuộc
về Mme de Staël chính là sáng kiến tham chiếu
văn học ngoại quốc, nghiên cứu chúng và nhờ
đó rộng răi vay mượn và trao đổi tư
tưởng. Nhưng đó mới chỉ là sự lặp
lại một phong trào đă có từ hậu bán thế kỷ
mười tám và bị gián đoạn v́ cuộc chiến
của Cách Mạng Pháp và các cuộc chiến dưới
thời Napoléon. Điều chắc chắn là, sau khi xuất
bản cuốn L’Allemagne của Mme de Staël (1813)
và cuốn Le Concours de Littérature của Guillaume Schlegel
(1814), người Pháp chuyển qua đọc Gœthe và Schiller
cũng như Walter Scott và Byron (không quên Shakespeare), và sau nầy
là Manzoni và Calderon.
T́nh cảm tôn giáo, cảm
hứng Thiên Chúa Giáo, vọng Trung Cổ, những vay mượn
rộng răi từ văn chương nước ngoài:
đó là những yếu tố mới mà Chateaubriand và Mme
de Staël đă đem
đến cho thi ca Lăng Mạn Pháp. Nhưng chúng ta
chưa có được tất cả những ǵ tạo
nên nền tảng của trường phái Lăng Mạn.
C̣n có một yếu tố nữa cần được
nêu lên, và chúng ta sẽ nghiên cứu khá gần, v́ yếu tố
đó rất quan trọng, rất đặc biệt, và nó
nằm trong tất cả văn chương lăng mạn,
ngay cả trong kịch nghệ: đó là cảm thức
bi quan (pessimisme).
Chúng ta đă đề cập
đến sầu muộn (mélancolie), như hiện
tượng luôn luôn pha lẫn với đam mê t́nh yêu, với
những ấn tượng khơi dậy trong tâm hồn
do ngoại cảnh thiên nhiên, sau cùng pha lẫn với những
suy tư về sự ngắn ngủi của cuộc sống
và hạnh phúc con người. Sầu muộn có thể nói bắt
nguồn từ nỗi suy tư thầm kín về hư vô
và về cái chết, xâm nhập vào tất cả cảm xúc
của đời sống tinh thần một khi có đủ
một chiều sâu nào đó. Tuy nhiên, sầu muộn
không phải là cảm thức bi quan mà chỉ là yếu tố
nền tảng; nó có thể đưa đến bi quan
nhưng trong bi quan c̣n có một cái ǵ hơn thế nữa.
Sầu muộn bắt
nguồn từ một động thái tưởng tượng
nào đó và một xu thế quen thuộc nào đó của
tâm hồn khiến chúng ta thích nh́n vào và đi t́m những
khía cạnh u uẩn của sự vật; và như thế,
ngay trong những khoảnh khắc hạnh phúc và vui thú,
chúng ta cũng thích gợi lên những chuỗi h́nh ảnh buồn bă có tác dụng
phủ lên tâm tư chúng ta một màu ảm đạm và
mang lại sự năo nề cho suy tư và t́nh cảm của
chúng ta. Sầu muộn có thể Thỏa hiệp với
ư thức về hạnh phúc, có thể dịu dàng, cảm
động và êm ái.
Cơ sở và lư do tồn
tại hay nguyên cớ của cảm thức bi quan chính là ư
thức về điều bất hạnh hay điều xấu
(conscience du mal). Cảm thức đó có cái ǵ cay đắng,
khó chịu, dằn vặt, đau khổ. Bi quan làm
băng hoại trái tim và lũng đoạn ư chí; nó
không những trở thành một nếp nhăn của tâm hồn
mà c̣n là một h́nh thức của cá tính; nó làm nản ư chí
hành động. Trong bi quan có h́nh thức tư tưởng cố hữu và
dứt khoát nầy: cuộc đời là xấu,
điều xấu là không thể cứu văn, và trên đời
nầy cũng như bên kia thế giới không có ǵ để
hy vọng cả. Thường đó là nguyên nhân
đưa đến tự sát như là hậu quả tối
hậu và luận lư của bi quan.
Bi Quan Dục Vọng (Pessimisme Passionel)
Xuyên suốt loạt bài
nầy chúng ta sẽ thấy những h́nh thức khác nhau của
bi quan. Trước hết, chúng ta nghiên cứu điều
mà chúng ta có thể gọi là “bi quan lăng mạn hay dục vọng
– pessimisme romanesque ou passionel”, một tâm bệnh thực sự,
h́nh thức suy thoái của trí
tưởng tượng và của trái tim, mà kết quả
thường thấy nhất là một sự mất
thăng bằng hoàn toàn của tâm hồn. Căn bệnh nầy
mang nhiều tên khác nhau: người ta gọi nó là bệnh
Wertherisme, lấy tên của nhân vật trong tiểu
thuyết của Gœthe, hay c̣n gọi là bệnh René (mal de
René), hay bệnh Byronisme, lấy tên của nhà
thơ Anh, Byron. Alfred de Musset gọi bệnh đó là “bệnh
thế kỷ - le mal du siècle”. Tuy nhiên, từ nầy
theo ông cũng bao gồm cả những đặc tính của
bi quan triết học và tôn giáo mà chúng ta sẽ bàn đến
sau nầy.
Hiện tượng tâm
lư đó – bi quan dục vọng – khá tế nhị khi nghiên cứu
và đ̣i hỏi một phân tách nào đó. Mầm mống
đầu tiên của bi quan dục vọng nằm trong
điều mà Chateaubriand gọi là “cơi mơ hồ của những
đam mê – le vague de passions”, tức trạng thái tâm hồn
“đến trước sự phát triển của những
đam mê lớn, trong khi tất cả những chức
năng trẻ, năng động, toàn diện nhưng khép
kín, chỉ được tác động trên chính chúng,
không mục đích và không đối tượng…Con người
thức tỉnh sau khi chẳng hưởng thụ
được ǵ; vẫn c̣n những khát vọng khôn nguôi,
và con người không c̣n ảo tưởng ǵ nữa.
Với một con tim tràn đầy, chủ thể lại
sống một thế giới trống rổng; và v́ không nắm
bắt được ǵ nên con người trở nên thất
vọng về mọi thứ. ”
On habite, avec un cæur plein, un monde
vide; et, sans avoir usé de rien, on est désabusé de tout.
Và Chateaubriand nói thêm: “Nỗi
cay đắng mà t́nh trạng đó phủ lên cuộc đời
là không thể tưởng tượng được;…nỗi
lo âu thầm kín đó, nỗi chua chát đó của những
đam mê bị đè nén và khuấy động toàn bộ,
tất cả là nguyên nhân của vấn đề tâm lư lớn
lao; trí tưởng tượng dâng cao thành những mơ mộng
bệnh hoạn, có khả năng đưa đến tự
sát”. Sau khi nhận ra điều xấu trong Le
Génie du Christianisme, Chateaubriand tuyên bố trong lời phi lộ
của cuốn René rằng ông muốn “tố cáo nó
và đấu tranh chống lại nó.”
Trong phần phi lộ
đó , ông viết: “Chính J.J. Rousseau là người
đầu tiên trong số chúng ta đă đưa lên những
mơ mộng rất ư tại hại và tội lỗi
đó. Tự cách ly với mọi người, ch́m
đắm trong mơ mộng” – (Rousseau là người mất
quân b́nh; sự thù ghét con người của ông chỉ là một
h́nh thức của trạng thái bệnh lư; đó là một
hội chứng nghi bệnh – hypocondriaque -; và nếu ông sống
trong rối loạn và cô đơn, đó chính v́ ông không thể
sống với ai được, ông tuyệt đối bất
thân thiện.) – “Ông đă làm đám thanh niên tin rằng
buông thả cho đời như thế là tốt đẹp.
Tiểu thuyết Werther được khai triển từ
loại thuốc độc đó. ”
Đó là một trong những
đoản văn ư nghĩa nhất v́ nó đánh dấu cho
chúng ta khởi điểm và coi như những giai đoạn
đầu tiên của bệnh thế kỷ đó, thứ
bệnh, bắt ngưồn từ Rousseau, đă đến
với chúng ta, thông qua Werther, René, những nhân vật của Byron, những
nhân vật lăng mạn như Hernani, Antony, Chatterion, và cuối
cùng là Olympio và Rolla.
* Werther của Gœthe
Cần phải nhấn
mạnh trên tác phẩm nầy của tác giả người
Đức, thành công rất lớn và ảnh hưởng rất
xa. Khi viết tác phẩm nầy Gœthe mới 25 tuổi (1774).
Gần như lập tức được dịch sang tiếng
Pháp (1776), tác phẩm nầy khơi động một phong
trào ngưỡng mộ vượt xa phong trào ngưỡng
mộ dành cho Nouvelle
Héloïse. Cũng giống như những tiểu thuyết
của Richardson và Rousseau, Werther đă làm rơi bao nhiêu
nước mắt nơi những tâm hồn nhạy cảm
của thế kỷ mười tám, và ảnh hưởng
của nó lớn đến độ người ta có thể
nói tiểu thuyết đó đă làm điên loạn cả một
thế hệ con người.
Mme de Staël đă
từng định nghĩa rơ ràng nhân vật của thiểu
thuyết Werther khi bà nói rằng đó là bức tranh “không
những của những đau khổ v́ t́nh, nhưng c̣n là
của những bệnh của tưởng tượng ”
trong thế kỷ của chúng ta. Về phần ảnh
hưởng tai hại của cuốn tiểu thuyết
đối với giới trẻ, cũng chính Mme
de Staël đă nói: “Wether đă gây ra nhiều vụ tự
sát hơn cả người đàn bà đẹp nhất thế
gian”. Tuy nhiên, bà thêm rằng, trong khi bà viết,
nghĩa là vào khoảng năm 1810, Gœthe chỉ c̣n biểu thị
sự coi thường đối với tác phẩm thời
trẻ đó; và, trong sự lạc quan quen thuộc của
bà đối với người Đức, bà công nhận
nơi ông những quan tâm đạo đức và tôn
giáo, những quan tâm sẽ mang đến cho ông vinh dự lớn
nếu chúng có thực. Nhưng chúng ta không tạo nên một
ảo tường nào về ư nghĩa đạo đức
của Gœthe. Như Alfred de Musset cho chúng ta thấy,
hăy nh́n lại ông “trong văn pḥng của ông, chung quanh toàn
những bức tranh, những tượng, phong phú, hạnh
phúc và trầm lặng, nh́n tác phẩm của ông đến
với chúng ta từ bóng tối với một nụ
cười của một người cha đối với
con.” Vâng, đúng vậy, một người như thế,
với cá tính mà chúng ta đều biết, với sự cao
ngạo, trầm tỉnh như thiên thần, siêu thoát một
cách ích kỷ và mĩa mai, chỉ là, chỉ có thể
là, hoàn toàn vô tư đối với những hệ quả
đạo đức và xă hội trong những tác phẩm
của ḿnh. Nếu bảo rằng Werther đă khuấy
động đầu óc bao nhiêu giới trẻ, đă mang
lại cho họ những tư tưởng không lành mạnh
và khuyến khích những hành động thất vọng,
những điều đó không quan trọng đối với
Gœthe. Ông không chấp nhận người ta có thể
quy trách nhiệm những chuyện linh tinh đó cho một
nhà văn thiên tài.
Trên hết ông chú tâm biến
tiểu thuyết của ḿnh thành một tác phẩm hoàn toàn
cá biệt, một thú nhận thành thật. Như ông từng
nói với người bạn tri kỷ của ông là
Eckermann, ông đă lấy nó trong trái tim của ông. – “Tôi tự
biết những rối loạn trong thời tôi c̣n trẻ…
Những ǵ khiến tôi viết, những ǵ đă đặt
tôi trong t́nh trạng tinh thần đó, t́nh trạng từ
đó xuất phát cuốn Werther, đó là một số liên
hệ, một số dằn vặt hoàn toàn cá nhân… Tôi đă
sống, tôi đă yêu và tôi đă đau khổ nhiều.
Tất cả chỉ có thế.”
Đối với những
khẳng định trên cũng cần có một vài dè dặt.
Nội dung chủ yếu của Werther chắc chắn
là một hoàn cảnh thực, một giai đoạn của
tuổi trẻ của Gœthe. Đó là những dữ kiện
được biết rơ ràng. Vào tuổi 23, Gœthe sống
tại Wetzlar , Hesse (1772); taị đó, ông quen biết với
ông Buff và cô con gái trẻ của ông là Charlotte, vị hôn thê của
Kestner, một trong những người bạn của ông.
Được đón nhận với sự tin tưởng
của gia đ́nh Buff, ông sống ba tháng tuyệt vời
(tháng 6- tháng 9) trong sự thân mật của Kestner và cô gái trẻ.
Nhưng, v́ nhận thấy mối nguy hiểm của
sự thân mật mà ông linh cảm càng lúc càng dịu dàng, ông
đă khôn ngoan quyết định rời khỏi
Wetzlar. Thư từ vẫn qua lại giữa ông và các
bạn bè. Năm sau, Kestner lặng lẽ cưới
Charlotte. Về sau Gœthe đến thăm họ lại
và duy tŕ với họ những liên hệ thân mật.
Sự thật là như
thế: một quan hệ hoà hợp khai triển theo lối
tiểu tư sản. Tương ứng với quan hệ
đó là phần đầu của cuốn tiểu thuyết.
Nhưng cái ǵ tương ứng với phần thứ nh́
được khai triển một cách rất bi
đát? Sự việc theo như đă xảy ra, những
thư từ trao đổi qua lại giữa Gœthe và bạn
bè - yếu tố mang đến cho chúng ta những tài liệu
tích cực liên quan đến vấn đề nầy –
không chứng minh được rằng cuộc phiêu
lưu nhỏ bé đó của thời trẻ đối với
Gœthe là đam mê hay đau khổ cho mấy. Thi sỷ cảm
thấy con tim ḿnh hơi xúc động; ông thận trọng
không chờ đợi sự quyến rũ trở nên không
thể phá vỡ; ông ra đi đúng lúc và hành động
như một người quí phái. Có một khác biệt
lớn giữa lối hành xử lư trí và kiềm chế đó
với cuốn tiểu thuyết về dục vọng,
đau khổ, thất vọng mà ông viết sau đó, và
trong đó trí tưởng tượng của ông được
tự do tung hoành.
Điều đáng nói là
chính trí tưởng tượng của nhà văn nơi ông
đă chốp lấy một biến cố xảy ra tại
Wetzlar trong cùng thời kỳ: một người Jérusalem trẻ,
có học vấn cao, lăng mạn, si mê một người
đàn bà có chồng với một đam mê đau khổ,
đă tự sát bằng một khẩu súng lục vào cuối
tháng mười 1772. Chính Kestner đă cho người
Jérusalem mượn khẩu súng. Chính Ketsner đă cung cấp
cho Gœthe những chi tiết về cái chết đó; và Gœthe,
tự đồng hoá ḿnh với người Jérusalem xấu
số, đem ghép câu chuyện bi đát đó vào câu chuyện
của chính ḿnh, và kết hợp cả hai lại với
nhau thành một. Nhưng đối với ông, những
đau khổ mà ông mô tả chỉ xảy ra “trong phạm
vi tưởng tượng”. “Nếu có đau khổ
th́ ông cũng không nói ra trong thư từ thời đó gởi
cho Ketsner và Charlotte… Trong những ǵ ông viết cho họ
vào mùa đông năm 1772-1773, trước đám cưới,
ông tỏ ra vui vẻ, sung sướng hay ít ra là tự do và
dằn vặt bởi nhu cầu yêu đương và bởi
đam mê mơ hồ thay v́ một thương đau nào
đặc biệt.” (Saint-Beuve, Phi lộ cho cuốn Werther).
Người ta hiểu rơ rằng vợ chồng Kestner
đă vô cùng sửng sốt về cuốn tiểu thuyết
khi nó xuất hiện vào tháng chín 1774. Đừng quên
hoàn cảnh rất ư nghĩa nầy: cuốn tiểu
thuyết không đưa đến sự đoạn tuyệt
giữa Gœthe và những người bạn Ketsner của
ông; nhưng nó đă khiến mối liên hệ trở nên lạnh
nhạt trong một thời gian.
Do đó, Werther không phải
là “một thú nhận” cá nhân và thành thật. Trí tưởng
tượng của thi sỷ đă thêu dệt chủ đề
ban đầu và đă phóng đại và khuyếch tán sự
thật một cách đáng kể. Có ǵ phải ngạc
nhiên? Gœthe, như chúng ta biết, thuộc số những
nguời (và nhiều người là thuộc giới thi sỷ
và nghệ sĩ ) xây dựng tác phẩm văn chương
của ḿnh bằng những biến cố trong đời
sống của ḿnh và những cảm xúc của trái tim ḿnh,
và ngay cả t́m kiếm những phiêu lưu t́nh ái để
tự cung ứng thú vui với những cảm xúc mới,
để thực hiện những t́m hiểu khác nhau trên
trái tim đàn bà và t́m ra những động lực cảm
hứng thơ. Đối với họ, một
người đàn bà chỉ đơn thuần là một
đối tượng quan sát; xúc cảm chỉ là một
chất liệu cho thơ. Những thi sỷ thuộc
h́nh thức nầy, trong mọi
nơi và mọi hoàn cảnh, đều chỉ quan tâm đến
nghề văn và, có thể nói, có trong tưởng
tượng một hệ đăng cai cảm xúc
(enregistreur à sensations).
Nhưng nếu Gœthe sai lầm
– ít nhiều có ư thức - về căn bản của cuốn
sách th́ ông đă nêu rơ ư nghĩa tổng quát về vần
đề nầy; ông vẫn nói với Eckermann, “Werther
là một giai đoạn cuộc sống của mỗi cá
nhân. Tất cả chúng ta đều sinh ra với cảm
quan về tự do thiên nhiên; và, khi tự thấy ḿnh
trong một thế giới già cỗi, chúng ta phải tập
khép ḿnh trong những chiếc hộp chật hẹp
đó. Hạnh phúc bị giam hăm, hoạt động,
những hoài băo không nguôi của
thời trẻ, đó là… những khuyết điểm… của
mỗi con người; và quả là điều bất hạnh
nếu người nào trong đời không có một giây
phút trong đó dường như cuốn tiểu thuyết
Werther chỉ được viết ra cho một ḿnh họ
thôi.”
“Hạnh phúc bị giam
hăm”, “những hoài băo khôn nguôi của
thời trẻ”, nỗi bực dọc đối trước
những “chiếc hộp chật hẹp” phát xuất từ
một xă hội già nua, đó chính là niềm đau ở lứa
tuổi hai mươi của tất cả những người
trẻ tuổi với sức tưởng tượng mănh
liệt và đam mê cuồng vọng, dù là thời đại
của Werther, René, Rolla, hay thời đại nào khác cận
kề với chúng ta. Đó chính là yếu tố trước
kia đă giúp tiểu thuyết của Gœthe thành công. Những
“đau khổ” của Werther đáp ứng với bao nhiêu
đau khổ thực sự và cảm nhận một cách tàn
nhẫn. Và những đau khổ đó vẫn c̣n âm
vang trong những trái tim trẻ ngày nay. Những
đau khổ của trái tim kia là nguồn gốc của cảm
thức bi quan dục vọng. Những t́nh tiết của
cuốn truyện Werther báo trước cho chúng ta biết
ở mức độ nào một thanh niên với tâm hồn
lạc lơng sẽ thất vọng về tương lai v́
đinh ninh rằng hạnh phúc t́nh yêu không bao giờ có
được.
* Chateaubriand và tiểu
thuyết René
René tŕnh bày với chúng ta một bức tranh
se thắt của nỗi đau tâm hồn mà Chateaubriand cho rằng
phát xuất từ “cơi mơ hồ
của những đam mê”. Chúng ta đă đề cập
đến ư nghĩa của nhóm từ nầy; nhưng
đó không đơn thuần là một công thức trừu
tượng, bắt nguồn từ những suy tư triết
học về con người, về trái tim con người,
về sản sinh và tiến hóa của đam mê, về sự
phức tạp của những yếu tố đam mê tạo
nên t́nh yêu. Chateaubriand không phải là một lư thuyết
gia, nhưng là một họa sỷ về bản chất
con người và thực thể tâm lư theo như ông đă
quan sát. Bức tranh của ông về những rối loạn
của tâm hồn dùng bối cảnh thực là những ấn
tượng dai dẳng mà ông c̣n giữ lại từ một
số biến cố trong thuở thiếu thời. “Cơi
mơ hồ của những
đam mê” ấy, ông đă kinh qua; ông đă biết những
mộng mơ không lành mạnh đó, nỗi âu lo ấy, cảm
thức yếm thế ấy mà ông mô tả rất ư sống
động trong René. Ông đă cảm nhận
được những hệ quả nghiêm trọng của
tâm bệnh đó; ông không chịu khuất phục. Tác
phẩm Mémoires d’Outre-Tombe cung cấp cho chúng ta những thông
tin chỉ hướng rất hữu ích.
Trong phần đầu
của cuốn Mémoires, Chateaubriand kể lại rằng
sau khi từ chối chờ đợi nhận văn bằng
sĩ quan tại Brest, một điều không bao giờ
đến, ông đă quyết định trở về nhà
tại lâu đài Combourg. Ông sống ở đó hai
năm, 1784 và 1785; bấy giờ ông đă 16 tuổi sắp
lên 17. Chateaubriand gọi thời kỳ nầy trong
đời ông là “sự chuyển tiếp từ đứa
trẻ lên người lớn”: tuổi chuyển tiếp,
đúng thế, trong đó tuổi thành niên sôi sục trong
huyết mạch của chàng thanh niên, lúc những rối loạn
sinh lư sản sinh và tác động lên đời sống tâm
lư , lúc ông cảm thấy những âu lo mơ hồ, những
hoài băo thầm kín về một
cái ǵ đó, về một cái mà ông chưa xác định
được. Và tất cả nhũng hiện tượng
đó càng trở nên quyết liệt hơn khi ông có một
trí tưởng tượng mănh liệt, một cảm tính
cuồng nhiệt cũng như một đời sống
hoàn toàn thuần khiết và trong trắng.
Trong Mémoires có khoảng
hai mươi trang với lối hành văn tuyệt bút, nhuốm
màu đau khổ , trong đó ông kể cho chúng ta nghe
nhũng mơ mộng, buồn bă, và cao hứng, những cuộc
đi dạo đơn độc, những chuyến
đi lêu lổng của ông qua miền đất rải
rác những sỏi đá khô cằn. Trong cơn thác loạn
của tưởng tượng và của con tim, ông đă bỏ
rơi người đồng hành trung thành của những
năm xưa, kẻ tri âm của những trầm tư ban
đầu, nguồn cảm hứng của những ḍng
thơ đầu tiên – Lucille, người em gái dịu hiền
của ông. Ông đă ngưng viết, ngưng chạy với
cô qua những cánh đồng và những cánh rừng.
Ông lang thang, chím đắm trong mộng mơ.
Nhưng không ai có thể
b́nh yên để thần kinh và tưởng tượng tự
do tung hoành. Đó là một tṛ chơi nguy hiểm và dứt
khoát kết thúc bằng trạng thái mất quân b́nh về
tinh thần và tâm lư. Chàng kỵ mă trể tuổi
toan tự tử với một súng săn mà anh ta nạp với
ba viên đạn, nhưng sau nhiều lần toan bóp c̣ súng vẫn
không nổ. Sau đó anh ta lâm bệnh nặng, và bác sỹ
cho biết cần phải kéo anh ta ra khỏi lối sống
hiện thời. Chính từ chuỗi biến cố
đó mà ông gia nhập quân đội.
Chúng ta hăy quay lại cuốn
tiểu thuyết René. Câu chuyện trong đó René
kể lại cuộc đời ḿnh ở nhà ông lăo Chactas
và P. Souël cho thấy những tương đồng đáng
chú ư với cuốn Mémoires, ngay cả trong những
t́nh tiết của một số hoàn cảnh. Nhưng
đương nhiên ở đây chúng ta không bận tâm đề
cập đến giai thoại loạn luân của cuốn
tiểu thuyết, một giai thoại không có một căn
cứ trong đời sống thực. Điểm chính yếu
duy nhất cần nêu lên là sư tương đồng
khít khao giữa René trong truyện và René trong Mémoires liên
quan đến đặc thái và tầm mức tưởng
tượng: cả hai đều có con tim nhiễu độngv́
đam mê mănh liệt, mặc dù hăo huyền, không đối
tượng thực sự và tích cực; cả hai đều
say mê đi t́m sự cô đơn, duy tŕ đam mê của
ḿnh bằng những ước mộng mơ hồ và khích
động con tim và trí tưởng tượng trong vùng trống
không.
Xin hăy đọc đoản
văn sau đây trong tác phẩm Les Pages Choisies de
Chateaubriand:
Nỗi cô đơn
tuyệt đối cùng ngoại cảnh thiên nhiên khiến
tôi ch́m đắm ngay trong một trạng thái gần
như không thể diễn tả được.. Tâm trạng yếm
thế mà tôi cảm nhận từ thời thơ ấu trở
lại trong tôi với một sức mạnh mới…, và tôi
chỉ c̣n cảm nhận sự hiện hữu của ḿnh
qua một t́nh cảm chán chường sâu thẳm.
Ce dégoût de la vie que j’avais ressenti
dès mon enfance revenait avec une force nouvelle…, et je ne m’apercevais plus
de mon exisitence que par un profond sentiment d’ennui.
Chán chường, yếm
thế, đó là hậu quả đưa đến từ
xu hướng cô đơn thái quá. Sự cô đơn là một
nguy cơ lớn đối với những tâm hồn
đam mê và ngây ngất. Hỡi René! Nếu
người sợ những rối loạn của con tim
th́ hăy coi chừng sự cô đơn ; những đam mê lớn
là những đam mê cô đơn; và đưa chúng vào sa mạc
tức là đưa chúng về với cội nguồn của
chúng.
Dù đó là một đam
mê có đối tượng thực như trong Atala,
hay một đam mê mơ hồ, không thực và hư ảo
như trong René hay Mémoires, cô đơn luôn luôn là
không lành mạnh; nó khích động trí tưởng tượng
và, một khi tưởng tượng bi khích động
thái quá, đam mê cũng thái quá và trào dâng. Những sức
mạnh tinh thần bị kích thích và những rối loạn
tinh thần có thể đi đến t́nh trạng mất
quân b́nh về tâm lư - biểu hiện cuối cùng của
t́nh trạng nầy là tự sát.
Một tâm trạng
như thế h́nh như phù hợp với nhận định
của P. Souël nói với René: Ngươi làm ǵ một
ḿnh trong rừng sâu, nơi ngươi tiêu pha những ngày
tháng của ḿnh, quên hết bao nhiêu nhiệm vụ?… Cô
đơn là điều xấu đối với những
ai không sống với Thượng Đế…Bất kỳ
ai đă nhận được sức mạnh đều
phải cống hiến chúng để phục vụ đồng
loại, v.v.
Đó là phương thuốc
chữa trị điều xấu, đó là nhiệm vụ:
năng động, sử dụng hành động của
ḿnh để phục vụ Thượng Đế hay tha
nhân, cuối cùng biến ḿnh thành người hữu dụng,
đó thực sự là nhiệm vụ thiêng liêng của một
người. Đó là điều mà Chateaubriand hiểu
rất rơ; và ông chữa trị được những
ưu phiền, khích động và đi vào cuộc sống
tích cực.
Thiết nghĩ chúng ta
đă nói khá đủ để cho thấy h́nh thức
đầu tiên của bi quan mệnh danh là bi quan lăng mạn
hay đam mê. Đặc tính của những tâm hồn
đam mê, tưởng tượng dồi dào, đặt lư
tưởng của họ trong t́nh yêu và v́ không t́m được
hạnh phúc ḿnh mơ ước nên, từ ước
mơ sụp đổ, đi đến một thất vọng
không cứu văn nỗi. Bấy giờ người ta thấy
họ buông xuôi theo một chán nản thăm thẳm và
u ám, và nếu ư chí không dốc toàn lực để phản
ứng lại th́ có thể đưa đến sự tiêu
ma toàn bộ của chủ thể tâm lư và kéo theo những
giải pháp thê thảm. Tư tưởng yếm thế,
phiền năo (ennui), đó ít nhất là kết quả của
những mộng ước mơ hồ và không lành mạnh,
trong đó người ta phó mặc cho tưởng tượng
đi rông t́m những những bóng ma t́nh yêu không thể nắm
bắt được. Và phiền năo là ǵ? Đó chỉ
là một h́nh thức của hoài băo
không Thỏa mản được. René tiêu biểu
cho loại tâm hồn hoài băo đó,
loại tâm hồn mà M. de Vogüé nhận thấy nơi
Chateaubriand ; và chính Chateaubriand tỏ ra là hiện thân cho phiền
năo - phiền năo đă kéo lê cuộc sống của ông.
Chateaubriand đă viết
ra René để chiến đấu và tiêu diệt làn
sóng bi quan đó, làn sóng mà chính ông nhận thấy những
thảm họa của nó. Nhưng bức tranh ông vẽ
lại mang một thực thể quá sinh động, quá thu
hút. Điều xấu mà ông cố gắng tiêu diệt
th́ quá bao la, quá sâu thẳm giữa những thanh thiếu
niên thời đó. Ông đă đọc Werther; xu
hướng lăng mạn theo lối Werther đă gieo rắc
những tàn phá, những tàn phá chỉ có làm tăng cường
tiểu thuyết René. Và đó chính là yếu tố
phần lớn giải thích ảnh hưởng của các
tiểu thuyết. Có thể nói những đam mê mà
người ta minh họa ở đây t́m được âm
vang trong các tâm hồn. Điều đó muốn nói rằng
những ai từng đọc,từng có một
tương đồng nào đó về bản chất, cảm
tính, tưởng tượng với những nhân vật mà
nhà văn dàn dựng, đều có những nhu cầu tâm lư
y như những nhân vật, và tất cả đều có
khuynh hướng cảm nhận những cảm xúc,
đam mê của họ, rập theo những tư tưởng,
suy luận, quan điểm, cuối cùng tự đồng
hóa với họ. Như thế, địa bàn
được sửa soạn sẵn trước và thuận
lợi cho tác động truyền cảm của tiểu
thuyết. Người ta có thể nói tiểu thuyết
trên hết tác động bằng thông cảm. Đó
chính là yếu tố thành công của René cũng như của
tất cả những tiểu thuyết nổi tiếng.
Và sự thành công đó quay ngược lại với chính
tác giả. Chateaubriand đă nhận thấy điều
đó với một ít hối tiếc: Nếu
chưa viết René th́ tôi sẽ không viết nó nữa; nếu
có thể hủy diệt nó được th́ tôi sẽ làm
thế.
Vô số thi ca và tiểu
thuyết theo h́nh thức René
đă xuất hiện thời đó; nhưng người
ta chỉ c̣n nghe những câu than văn rời rạc; chỉ
c̣n nghe gió băo, chỉ c̣n nghe những âm vang mơ hồ lùa
theo giông tố trong màn đêm. Cảm thức bi quan của
René quả thực là nguồn gốc của những thất
vọng lăng mạn, với sự phụ họa của
than van và nước mắt.
Lương Tấn Lực