Trường Phái Lăng Mạn trong Văn Học Pháp
Quelques Vues Générales sue le Romantisme Français – Allais Gustave
Phần I: Những Nét Đại Cương
Lương Tấn Lực
Licence d’Enseignement en
Littérature Française - Université de Saïgon
Licence d’Enseignement en Philosophie
Occidentale - Université de Saïgon
“L’esprit de l’homme remplit aisément les espaces de la nature, et toutes les solitudes de la terre sont moins vastes qu’une seule pensée de son cæur.”
Xuất xứ một số chủ đề Lăng Mạn
|
|
Không hẳn trường phái lăng Mạn Pháp là
một cuộc cách mạng văn học đột nhiên
bùng nổ theo sau sự xuất hiện của Chateaubriand và Mme
de Staël. Trong lịch sử, cũng
như trong thiên nhiên và đời sống, không có ǵ hoàn toàn
đột nhiên và không thể giải thích bởi những
nguyên nhân, đôi khi rất xa xôi. Những nguyên nhân kia
thường tăm tối vá khó nhận ra; nhưng
chúng thực sự hiện hữu. Các biến cố xảy
ra và kế tục nhau thông qua những chuyển tiếp lặng
lẽ, thường vượt ra ngoài tầm chú ư của
những người đương thời. Chúng là kết
quả của những biến cố đă có trước
mà thường thường người ta không ư thức
được tất cả tầm quan trọng khi chúng xảy
ra. Cho dù đó là lịch sử của những biến cố
chính trị, những tư tưởng triết học
hay xă hội, hay những tác phẩm văn học, luôn luôn
và nhất thiết phải có những nguyên nhân, những
chuẩn bị, và những chuyển tiếp. Không bao
giờ có hiện tượng nào bất ngờ, không giải
thích được hay không chuẩn bị. Những nhận
định trên nhằm cho thấy rằng thường
người ta không ư thức được những chuyển
tiếp và chuẩn bị nói trên. Và điều nầy
cũng áp dụng cho cả những thiên tài. Sự xuất
hiện của những người nầy h́nh như phá vỡ
mắt xích của những chuẩn bị và chuyển tiếp.
Nhưng có quả đúng vậy không? Theo một chủ
thuyết lịch sử từng có những môn đồ nổi
tiếng, có thể chính những thiên tài đó cũng chỉ
là những hệ quả của những lực bí ẩn
và thâm sâu và của những sản phẩm tạo nên từ
những ḍng tư tưởng luân lưu trong dân gian của
cả một dân tộc, cả một thời đại;
họ là những biểu hiện cho những lực phổ
quát kia và của những trào lưu bao la; họ không khác nào
sự hiện thân của chúng.
Ils seraient les représentants de ces
forces massives et de ces vastes courants; ils en seraient comme l’incarnation.
Cách Mạng Pháp là một
trong những biến cố lớn đó xuất hiện
đột ngột và mănh liệt trong lịch sử, và
dường như hoàn toàn không ai chú ư. Nhưng hăy nh́n kỹ:
đó là một động thái đă có sự chuẩn bị
tiềm tàng trong lịch sử chính trị dưới
chế độ cũ và, ngoài ra, trong sự khai triển
song hành của những tư tưởng mới trong thế
kỷ mười tám và của những nhu cầu xă hội
thường xuyên bức xúc mănh liệt đối với
quần chúng trong nước. Tựu trung những yếu
tố đó chính là sự giải thích luận lư và sâu sắc
cho cuộc cách mạng 1789.
Tương tự,
trường phái Lăng Mạn Pháp là một canh tân văn học,
được chuẩn bị từ lâu do sự tiến
hóa tư tưởng và cuộc tuần hành liên tục
và cấp tiến của các nhà trí thức hướng về
một cái ǵ mới mẻ xuyên suốt thế kỷ mười
tám.
Nếu cần
đưa ra một lịch sử hoàn chỉnh về những
nguồn gốc của trường phái lăng mạn th́ phải
lùi xa hơn Chateaubriand và Mme de Staël, xa hơn cả
Cách Mạng Pháp, cho đến giữa thế kỷ mười
tám. Phải đề cập chi tiết đến
Diderot, Rousseau, Bernardin de Saint-Pierre, xem xét những tác phẩm của họ
và phân tích những ǵ mới mà mỗi tác giả đă
đưa vào. Lư do là người ta t́m thấy nơi họ
những động lực mới hay những chủ
đề khai triển mới; đó chính là những chỉ
dấu cho thấy một thay h́nh đổi dạng sắp
xảy ra trong văn học Pháp.
Chúng ta sẽ đi theo một
phương pháp khác và lần lượt điểm qua những
chủ đề cũng như những động lực
khai triển khác nhau và cho thấy chúng thay nhau xuất hiện
thế nào trong văn học Pháp, từ Diderot đến
Victor Hugo, xác định phương vị của
những nhà văn chính trong giai đoạn chuẩn bị
đó. Cuối cùng, qua công tác phân định chúng ta sẽ
giải thích làm thế nào những nhà văn đó, một
khi tập hợp lại trong những tác phẩm đầu
thế kỷ mười chín, đă trở thành những
yêu tố cấu trúc và đặc trưng cho trường
phái Lăng Mạn Pháp.
Một cách khái quát,
người ta có thể nói rằng văn học Pháp thế
kỷ mười tám toàn bộ mang sắc thái cá nhân chủ
nghĩa. Trong thế kỷ mười bảy, văn
học Pháp chủ yếu phi cá nhân, trí thức và duy lư,
nghĩa là chi phối bởi lư trí của Descartes và Boileau.
Au XVIIIe siècle, la
littérature Française est essentiellement impersonnelle, intellectuelle,
rationaliste, c’est-à-dire gouvernée par la raison de Descartes et de Boileau.
Vào thế kỷ mười
tám, và đúng hơn, hậu bán thế kỷ mười
tám (v́ nửa thế kỷ đầu nhắc lại những
đặc trưng của thế kỷ trước, trong
khi nửa sau rơ rệt thiên về những đặc
trưng của thế kỷ nầy), văn học Pháp trở
nên hoàn toàn cá nhân và đượm màu t́nh cảm. Mọi
nhà văn đều thể hiện trong tác phẩm của
ḿnh cá tính, tâm trạng, phong cách tưởng tượng,
và cảm ứng của ḿnh, nghĩa là phương thức
tác động đối với thế giới sự vật
chung quanh.
Trong những tác phẩm
viết ra thời đó xuất hiện hai thể loại
chủ đề văn chương mới: t́nh cảm
đối với thiên nhiên và diễn tả mănh liệt những cảm xúc.
1. T́nh cảm đối
với thiên nhiên.
Nhắc đến những
từ nầy người ta muốn nói đến ư
nghĩa vẻ đẹp của sự vật bên ngoài , những
quang cảnh chung quanh chúng ta. Ư nghĩa đó rất tế
nhị và gần như không được biết đến
trong thế kỷ mười bảy, ngoại trừ La
Fontaine và Mme
de Sévigné. Chủ đề nầy được khai triển
triệt để với J. J. Rousseau và Bernardin de Saint-Pierre; nơi họ người ta t́m thấy
nhiều mô tả thế giới bên ngoài. Họ cảm
nhận mănh liêt vẻ đẹp hùng tráng hay sức quyến
rũ vô biên của thiên nhiên, từ
đó họ t́m cách thực hiện một bức tranh hiện
thực, đầy màu sắc, có khả năng làm cho thiên
nhiên đó sống động nơi người khác và kích
động trí tưởng tượng của độc
giả tương tự như cảnh trí đó đă kích
động trí tưởng tượng của chính họ.
Từ đó sản sinh ra sức rực rỡ trong văn
thái của họ. Fils Naturel của Diderot, chẳng
hạn, đưa ra nhân vật Dorval trong một ngoại cảnh
thiên nhiên đẹp đẽ đầy quyến rũ , với
niềm hứng khởi dẫn đến sự vinh danh thiên nhiên mang sắc
thái tôn giáo, một thuộc tính của văn học thế
kỷ mười tám. Ngoài ra, những nhà văn đó
không đơn thuần chỉ tả cảnh mà thôi; họ
muốn đi vào truyền thông với những ǵ chúng ta
ngày nay gọi là “linh hồn bí ẩn của sự vật
(l’âme mystérieuse des choses)”; họ liên kết thiên
nhiên với tất cả những biến cố, tất cả
những cảm xúc trong đời sống tinh thần
của họ; họ t́m nơi thiên nhiên niềm an ủi và
yên b́nh khi họ đau khổ, hay chỉ t́m những đề
tài trầm tư. Ví dụ, khi nói về dải núi
Valais, Saint-Prieux trong La Nouvelle Héloïse của Rousseau diễn
tả cảm tưởng
thanh thoát an b́nh xuất phát từ thiên nhiên hùng vĩ đó. Tương tự,
trong Réveries du promeneur solitaire, J.J. Rousseau minh họa trạng
thái “hạnh phúc sung măn , tuyệt đối, và đầy
đủ - bonheur suffisant, parfait, et plein” đến từ
những “giấc mơ cô đơn – réveries solitaires”
bên bờ hồ Bienne. Nhưng điểm làm nổi bật
đặc tính cá nhân chủ nghĩa trong những tác phẩm
của Rousseau nằm trong kết luận qua đoản
văn sau, “Trong một hoàn cảnh như thế, người
ta hưởng thụ được ǵ? Không được
ǵ cả …. nếu không phải là chính ḿnh và sự hiện
hữu của chính ḿnh; bao lâu t́nh trạng đó kéo dài,
người ta thấy tự măn với ḿnh, giống
như Thượng Đế”.
De quoi jouit-on dans une pareille
situation? De rien…sinon de soi-même et de sa propre existence; tant que
set état dure, on se suffit à soi-même, comme Dieu.
Người ta có thể
trích dẫn nhiều thí dụ hơn nữa từ những
tác giả thuộc giai đoạn đó của thế kỷ
mười tám. T́nh cảm về thiên nhiên trở nên một
trong những chủ đề của văn học lăng mạn. Và
như thế, phải chăng đó là một thể loại
cảm xúc rất quen thuộc đối với chúng ta những
con người của thế kỷ mười chín, những
cảm xúc hoàn toàn đặc biệt, dịu dàng hay mạnh
mẽ, tràn đầy quyến rũ hay cao vời vĩ
đại, bắt nguồn từ tính chất của ngoại
cảnh, bừng dậy trong tâm hồn trước những
phong cảnh mỹ miều? Thi sỷ, triết
gia, nghệ sĩ , hay những kẻ đơn thuần
quen trầm tư, tất cả đều đi vào truyền
thông với ngoại cảnh, thẩm thấu sự sống
của chúng, mở rộng tâm hồn trước những
ấn tượng nhận được từ chúng.
Không những thế, qua truyền thông tương tác, họ
liên kết thiên nhiên với đời sống nội tại
của họ, và biến thiên nhiên thành kẻ tâm sự cho
những niềm vui, đau đớn, và suy tư của
ḿnh. Từ đó xây dựng lên một truyền thông
hai chiều của con người với thiên nhiên và của
thiên nhiên với con người.
Mais aussi, par manière de réciprocité,
il associe la nature à sa vie intérieure, et il fait d’elle la condifente de
ses joies, de ses peines, de ses réflexions. Ainsi il s’établit comme une
comminication réciproque de l’homme à la nature et de la nature à l’homme.
Đó chính là một trong
những đặc tính của thơ ca lăng mạn và đó
là yếu tố góp phần gia tăng biên độ cho thi
ca lăng mạn. Chateaubriand đưa lên sân khấu
người lữ hành cô đơn mất hút trong những
cánh rừng Châu Mỹ; nhưng nhân vật tự bảo, “tinh
thần con người dễ dàng lấp đầy những
không gian của thiên nhiên, và tất cả những cô
đơn của trái đất ít bao la hơn là một
thoáng trầm tư của con tim. Đó chính v́ con
người mang trong ḿnh cả một thế giới nội
suy và phóng xuất thế giới nội suy đó lên những
sự vật chung quanh.”
L’esprit de l’homme remplit aisément les
espaces de la nature, et toutes les solitudes de la terre sont moins vastes
qu’une seule pensée de son cæur. C’est que l’homme porte en lui tout un
monde de pensée intérieure qu’il projette sur toutes les choses qui
l’entourent.
2. Cảm xúc của
tâm hồn
Đó là những t́nh cảm,
đam mê, đặc biệt là những đam mê của
t́nh yêu, và cũng là những ấn tượng của trí
tưởng tượng, nhất là của sầu muộn
(mélancolie). Sầu muộn đó trong văn học hiện
đại gắn liền với những đam mê của
t́nh yêu như những ấn tượng đến từ
một số ngoại cảnh thiên nhiên. T́nh cảm
đó phát xuất từ tâm niệm cho rằng mọi vật
trên đời rồi sẽ qua đi, con người là hữu
hạn, thiên nhiên g̣ bó, lạc thú hiếm hoi, và những
hạnh phúc lớn nhất rồi cũng tan biến.
Suy tư về cái chết gần như luôn luôn đi liền
với suy tư về t́nh yêu. Đam mê và sầu muộn:
đó là hai yếu tố chủ yếu mà người ta
t́m thấy khắp nơi bên trong nguồn cảm hứng
lăng mạn.
Giả thử tất cả
những cảm xúc hay ấn tượng đó được
phát triển tối đa về cường độ,
biên độ, và hoạt tầm, tương ứng với
khả năng của trái tim và sức tưởng tượng
của con người: Kết quả sẽ là một biểu
hiện trữ t́nh (expression
lyrique). Trữ t́nh bấy
giờ chính là biểu hiện cao độ của cái tôi
(moi), cái tôi đam mê, làm mồi hoặc cho một dục
vọng thỏa thuê và vô độ, hoặc cho một nỗi
buồn không cứu văn
được.
Những mẫu người
t́nh cảm, tưởng tượng, đam mê, bị sức
tưởng tượng làm dao động từ hứng
khởi (enthousiasme) sang sầu muộn, và dục vọng nâng
lên thành trữ t́nh : đó chính là bản chất của
văn học thế kỷ mười tám trong những
năm trước và sau 1761, thời điểm của La
Nouvelle Héloïse.
Những mẫu người
đó chính là biểu mẫu đầu tiên trong những tác
phẩm của các nhà văn. Mọi người đều
biết đến nhân vật của Rousseau, xuất hiện
với một thứ t́nh cảm u uẩn, một thứ
tưởng tượng rối loạn, dễ dàng rơi
vào sầu muộn cũng như hứng khởi, trở
thành đồ chơi cho những đam mê đau khổ
làm lệch hướng cuộc đời, không bao giờ
có đủ sức mạnh tinh thần để chế
ngự bản năng và khống chế dục vọng.
Và cả Diderot cũng vậy,
khi ông tự buông thả cho tính khí, xuẩn động và cảm
ứng nhất thời! Ông cho biết, “trong một
ngày tôi có cả trăm tính khí khác nhau tùy theo đối
tượng đă chi phối tôi”. Ông có một khuynh
hướng đặc biệt đi đến hứng khởi.
Ông là người bênh vực cho đam mê: “Tất cả
những ǵ mà đam mê gợi ra tôi đều cho phép cả.”
Cuối cùng, ông thể hiện một thứ cảm
tính thái quá và vô độ, một hiện tượng không
phải luôn luôn biểu tượng cho một bản chất
thâm sâu: “Cảm tính của ông nông nổi”, theo nhận
xét của Mlle de Lespinasse về ông. Và Mme
Necker viết: “Diderot
bị kích động khi ông ta tự kiềm chế và trở
lại tự nhiên khi bị kích động thái quá”.
Chúng ta sẽ không ngạc nhiên trước lối hành xử
thường khích động và sự thái quá thường
xuyên trong cách thể hiện cảm tính và hứng khởi của
ông. Diderot cảm giác, cảm xúc, và hành xử thái quá; những
ấn tượng của ông luôn luôn bất thường;
ông luôn luôn đi đến trạng thái trữ t́nh .
Ngoài ra,chung quanh những
nhà văn, trong xă hội đương thời của họ,
có một số người mang bản chất đam mê, cảm
tính sâu sắc, ngây ngất, đau khổ, tưởng
tượng thái quá, v́ dằn vặt bởi một khao khát
khôn nguôi về vô hạn và lư tưởng nên đ̣i hỏi
được xoa dịu đối trước những ảo
tưởng lừa dối của t́nh yêu. Chính lời
của Mme Lespinasse: “Chỉ có đam mê là có
lư – Il n’y a que la passion qui est raisonable”. Và một khi cảm
nhận được tất cả sự cay đắng
của t́nh yêu, bà không c̣n thấy cuộc sống đáng sống
nữa và kêu gọi cái chết, tương tự
như gă tiều phu tuyệt vọng
ngày xưa. Chính v́ thế mà chúng ta thấy chan ḥa trong
tim và tràn ngập trên môi những t́nh cảm lăng mạn, cung
điệu trữ t́nh chan chứa
t́nh yêu và tuyệt vọng. T́nh yêu và sự chết là những
chủ để chính ḍng của thi ca lăng mạn thời kỳ
nầy.
3. Ảnh hưởng
của văn học Anh
Muốn hiểu rơ sự
h́nh thành của những chủ đề lăng mạn trong
thế kỷ mười tám tại Pháp, c̣n phải ghi nhận
ảnh hưởng của văn học Anh đối với
các nhà văn Pháp. Trong thời kỳ nầy, giữa Anh và
Pháp có những liên hệ trí thức rất sinh động:
du lịch qua lại của các nhà văn, dịch thuật
các tác phẩm, trao đổi tư tưởng giữa hai
nước. Đối với lịch sử văn học
cũng như lịch sử chính trị, ảnh hưởng
sâu xa đó của Anh là điều hiển nhiên đối
với những quan niệm chính trị, tư tưởng
triết học, cuối cùng là văn học nói riêng, kịch
nghệ và tiểu thuyết của Pháp trong hậu bán thế
kỷ mười tám.
Trong giới hạn của
đề tài, chúng ta sẽ đặc biệt đề cập
đến Richardson và Macpherson. Người thứ nhất
đóng góp nhiều cho chủ đề đam mê mà chúng ta vừa
tŕnh bày bên trên. Người thứ nh́ đóng góp cho chủ
đề sầu muộn mà người ta luôn luôn t́m thấy
trong thi ca lăng mạn Pháp. Chúng ta sẽ không nhấn mạnh
đến Richardson nhiều. Những tiểu thuyết
của ông rất nổi tiếng và được xuất
bản từ năm 1740 đến 1753. Chính Prévost, tác giả của “Manon Lescaut”, đă dịch
những tác phẩm nầy, và độc giả Pháp có
thể thưởng thức Paméla (1742), Clarisse
Harlowe (1751), Grandisson (1755). Những tiểu thuyết
Anh đượm màu sắc đam mê đó đă thành công lớn
tại Pháp. Đó là một thời thượng, một
cao trào đặc xuất. Biết bao nước mắt
chan ḥa trên những tâm hồn ủy mị! Diderot, vốn
luôn luôn bị khích động thái quá v́ hứng khởi,
đă dành cho Richardson một sự ca ngợi chưa từng
nghe qua và đă hét lớn trong một cơn mê trữ t́nh ,
“Ôi Richardson, Richardson, người duy nhất trong mắt
tôi, tôi sẽ vĩnh viễn là độc giả của
người! V́ quẫn bách … tôi phải đi bán sách; nhưng
người sẽ ở lại với tôi, người sẽ
ở với tôi trên cùng một kệ sách với Moïse,
Homère, Euripide, và Sophocle ”.
Và, với giọng ngây thơ, Diderot xuất chúng thêm rằng
“Càng có được tâm hồn đẹp bao nhiêu th́
người ta càng có sở thích thanh cao và thuần khiết
bấy nhiêu… người ta càng đánh giá cao những tác phẩm
của Richardson bấy nấy”. Đó chính là sự
khiêm tốn.
Tiểu thuyết của
Richardson cũng có ảnh hưởng rơ nét trên J.J.
Rousseau. La Nouvelle Héloïse (1761) là cuốn tiểu thuyết
về đam mê rất được thuở lăm thời đó và đến ngày nay
vẫn c̣n nhiều người thích thú đọc lại.
Dường như tiểu thuyết nầy theo sau các bản
dịch của Paméla và Clarisse Harlowe.
Về phần James
Macpherson và thơ Ossian mà ông tuyên bố đă khám phá và dịch
ra tiếng Anh, mọi người đều biết lịch
sử của sự lừa đảo văn học nổi
tiếng nầy. Fingal et Temora, tác phẩm mà
Macpherson giới thiệu với công chúng (1762-1763) như là
bản dịch của những bài thơ do một thi sỷ
trữ t́nh Tô Cách Lan thế kỷ
thứ ba sáng tác, thực ra chỉ là những tác phẩm do
chính Macpherson viết ra.
Đối với Tô Cách Lan, đây là một vấn đề
quốc gia; những bài thơ đó có một tiếng vang
rộng lớn, và Macpherson đă nổi tiếng một thời,
sau đó giàu to. Trong giới hâm mộ và nhiệt t́nh nói chung đang dấy
lên khắp Âu Châu, có những ghi nhận tiêu cực về một
số phản đối; nhưng những người cố
nêu ra vấn đề gian lận lại không được
ai nghe tới. Nguồn gốc đích thực của những
bài thơ trên không được làm sáng tỏ, và Macpherson
cuối cùng đến cư ngụ tại Westminster, Anh Quốc,
vinh quang cho đến khi qua đời.
Những bài thơ Ossian là một h́nh thức thần
thoại hóa (mystification) thuần túy và đơn giản,
nhưng đó là lối thần thoại hóa Âu Châu.
Người ta đă dịch chúng ra mọi thứ tiếng.
Thi sỷ Ư, Cesarolti, tuyên bố Ossian vượt hơn cả
Homère; Gœthe cũng nói thế: “Ossian đă
thay thế Homère trong tim tôi”. Tại Pháp, chính
Letourneur đă dịch
thơ của Macpherson. Bản dịch nầy xuất
bản năm 1776, nghĩa là cùng năm với bản dịch
của Shakespeare và của Werther: một tập hợp không
kém phần hấp dẫn và
đă làm nổi bật sự hội tụ của những
ảnh hưởng đang tác động trên văn học
Pháp thời bấy giờ.
Nói chung, ảnh hưởng
của thơ Ossian đóng vai tṛ khá quan trọng cuối thế
kỷ mười tám. Chateaubriand nhiệt thành ngưỡng
mộ những thơ nầy.
Năm 1793, trong khi Cách Mạng Pháp đẩy ông qua Anh
Quốc, Chateaubriand là “đại môn đồ của nhà
thơ trữ t́nh Tô Cách Lan”;
ông tuyên bố, “Với ngọn giáo trong tay, tôi sẽ bênh
vực cho sự hiện hữu của Ossian đối với
mọi người, như bênh vực sự hiện hữu
của cố thi hào Homère”. Macpherson có nhiều
người mô phỏng cũng từng tuyên bố đă “khám
phá những thơ văn Tô Cách Lan”. Chateaubriand đă
đọc “say sưa” tất cả những tác phẩm đó mà theo chính lời ông nói
“đó dứt khoát là của bố già Oscar (Ossian), luôn cả
những bản thảo rách nát của Macpherson.”
Trong số những tác phẩm khác thuộc thể loại
Oassian, ông dịch ba bài thơ của John Smith : Dargo, Duthona
và Gaul. Ngay cả khi đă hết tin vào sự
đích thực liên quan đến những bài thơ Oassian,
ông vẫn c̣n mê mẩn lắng nghe “tiếng đàn hạc”
của thi sỷ trữ t́nh , như người ta nghe một
giọng nói b́nh lặng nhưng dịu dàng và năo nuột .
Điều nầy hiển
nhiên chứng tỏ tại sao những bài thơ Ossian thành
công đến mức nào: chúng mang lại một nét mới,
nỗi sầu muộn u uẩn
và êm đềm kia đă trở nên thời thượng mà
người ta t́m thấy trong những áng văn của các
thi sỷ lăng mạn Pháp. Trong một trang sách viết rất
xuất sắc, đầy ư nghĩa và hài hước, Paul
Albert đă làm nổi bật tầm ảnh hưởng của
Ossian trên nghệ thuật, thi ca và hội họa Pháp vào thế
kỷ mười tám. Ông nhắc lại sự ngưỡng
mộ của Napoléon và của
Mme de Staël đối với thơ Ossian.
Ông cho thấy h́nh ảnh của thi hào trữ t́nh Lamartine năm 1836 bị ám ảnh
bởi hồi ức của Ossian: trong bài thơ Jocelyn,
Lamartine đă lai láng thốt nên những vần thơ lỗi
lạc sau đây:
Ossian! Ossian! Lorsque plus jeune
encore
Je rêvais des brouillards et des monts
d’Inistore;
Quand, tes vers dans le cœur et la harpe
à la main,
Je m’enfonçais l’hiver dans des bois
sans chemin.
Ảnh hưởng của
Ossian trên Lamartine là thành thật và sâu đậm.
Đó không đơn thuần là kết quả của thời
thượng; có sự cảm thông thực sự giữa
nguồn cảm hứng trong hồn thơ Ossian và trí tưởng
tượng của Lamartine. Chính Lamartine nói với chúng
ta điều đó trong lư lịch tự khai được
dùng làm lời phi lộ cho cuốn Premières Méditations
(1849). Ông cho chúng ta biết rằng, sau khi rời đại
học, ông đặc biệt chuyên tâm đến Le Tasse và
Ossian, và thơ là do Ossian “mặc khải” cho ông. Xin hăy
nghe thơ theo như Lamartine cảm nhận, hoàn toàn trầm
tư và đượm sắc sầu muộn:
“Ossian fut l’Homère de mes premières
années; je lui dois une partie de la mélancolie de mes pinceaux. S’est la
tristesse de l’océan. Je n’essayai que très rarement de l’imiter; mais je
m’en assimilai involontairement le vague, la rêverie…”
Tóm lại, chúng ta vừa
nhận thức được trong văn học hậu
bán thế kỷ mười tám nhiều yếu tố mới:
t́nh cảm đối với thiên nhiên và mối liên hệ giữa
thiên nhiên và cảm xúc của con người; sự diễn
tả sắc bén và mănh liệt
của đam mê làm đảo lộn con tim; nỗi sầu
muộn, nỗi buồn thăm thẳm, ưu tư thầm
kín về hư không và về cái chết pha lẫn với
những niềm vui và đau khổ của t́nh yêu; tính chất
trữ t́nh trong biểu hiện
t́nh cảm, xúc cảm, đam mê, ngay cả trong văn xuôi.
(Trong thế kỷ mười tám không thực sự có
thơ trữ t́nh .) Tất cả những yếu tố,
chủ đề, và kỹ thuật đó, một khi
được đưa vào văn chương, sẽ
lưu lại đó măi măi. Chateaubriand chuyển hóa chúng
thành thi ca lăng mạn; nhưng chắc chắn chúng hiện
hữu trước Chateaubriand cũng như những nhà
văn lăng mạn. Do đó Diderot, J.J. Rousseau, và Bernardin
de Saint-Pierre đương nhiên là những tiền bối
của trường phái lăng mạn Pháp. Nếu thêm vào ảnh
hưởng của Richardson và những bài thơ của
Ossian th́ chúng ta sẽ có những yếu tố chủ yếu,
những yếu tố chắc chắn đă chuẩn bị
từ thế kỷ mười tám cho sự canh tân văn
học Pháp, những yếu tố mà các nhà văn lăng mạn
Pháp, thông qua Chateaubriand, đă đón nhận như một
di sản ngàn vàng.
Lương Tấn Lực