Tưởng Niệm Nhà Thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan

Đỉnh Sóng


 

** Bài viết nầy được đăng tải trên Diễn Đàn pongour.com cách đây khoảng 12 năm nhằm kỷ niệm mười năm ngày nhà thơ Nguyên Sa (1932-1998)    qua đời, và được đăng tri lại trong Nguyệt San ĐỈNH SÓNG số 1, tháng 7/2011.

 

Tuổi thọ một người có thể tăng lên và cũng co thể giảm xuống khi đọc một áng thơ nào đó của một thi hào nào đó.  Nguyên Sa là một trong những thi hào đó.  Nguyên Sa, một tài năng đa dạng và phong phú với sức sáng tạo vô song, trỗi lên trong văn học như một hội tụ tuyệt vời của những loài ánh sáng hiếm hoi trong tư duy và sáng tác.  Ông đến với văn học Việt Nam như một hoàng tử hào hoa rạng rỡ, mang theo những giá trị khó thỏa hiệp với bất kỳ dạng mô tả hay định nghĩa nào mà các nhà phê b́nh văn học có thể xử dụng để minh họa cái thiên tài thần thánh đó.  Người ta yêu Nguyên Sa từ nhiều chiều không gian thăm thẳm, những chiều không gian của một trí thức thượng đẳng, hiện thân sức lấp lánh rạng ngời trên những cầu vồng ngũ sắc, những âm thanh vượt tần số đi đến từ những thiên hà xa xăm nhất của vũ trụ. 

Có lần Nguyên Sa cho biết ông không thích nói đến triết học trong thơ.  Nguyên Sa rất thực thà khiêm tốn khi phát biểu điều nầy.  Vâng, Nguyên Sa không dựng thơ bằng triết; ông dựng thơ trên triết.  Và điều nầy có lẽ chính Nguyên Sa cũng không ư thức được.  Đôi khi con người cũng bị lừa dối bởi  chính ḿnh, bởi những bảo vật hiếm hoi vô giá có được trong hành trang trí thức của ḿnh.  Không có triết th́ làm sao Nguyên Sa có thể gọi được những tinh tú về trong ánh mắt người t́nh và h́nh dung được Ngân Hà nước lụt?

Có phải tên người là âm thanh vô vọng
Nên mắt buồn le lói thoáng bơ vơ

Hay một đêm nao nước lụt Ngân Hà
Thượng đế đưa sao mang gửi về khóe mắt ? -
(Đẹp)

Không có triết th́ làm sao có được những liên kết thần kỳ như trong những câu thơ dưới đây?

Người dáng bước bơ vơ của bầu trời hải đảo
Tóc bồng bềnh trên nếp trán ưu tư -
(Đẹp)

Không có triết th́ làm sao có thể đi vào chiều thứ tư của những viên hồng ngọc ngời sáng trong bài thơ Đẹp được trích bên dưới.

Người về đâu giữa đàn khuya d́u dặt
Hơi thở thiên thần trong tóc ẩm hương xưa
Người đi về trời nắng hay mưa
Sao để sương gió trầm tư thêu thùa má ướt
Mắt dịu ngọt đúc từ rừng ngọc bích
Hay linh hồn trăm phiến đá chân tu
Sao người về mang trọn một mùa thu
Với mây trắng lênh đênh của những chiều nguyệt tận -
(Đẹp)

Ánh sáng trong thơ Nguyên Sa không phải là loài ánh sáng vật lư xác định trong quang phổ.  Màu sắc trong thơ Nguyên Sa không phải là màu sắc thiên nhiên xanh đỏ tím vàng xám bạc.  Âm thanh trong thơ Nguyên Sa không phải là thứ âm thanh được mô tả bằng tần số vật lư. Những chuyển động trong thơ Nguyên Sa không phải là những chuyển động xác định bằng phương tốc hay cường độ toán học.  Thơ Nguyên Sa không có những thứ đó; nhưng thơ ông có tất cả những thành tố lung linh cao vời đến từ những vũ trụ trừu tượng xa xăm không thuộc không gian ba chiều của con người.  Đó là một không gian huyền ảo mênh mông đủ lạnh để diễn tả cái buốt giá của tâm hồn, đủ nóng để truyền đạt nỗi ấm áp trong t́nh yêu và đủ sức tàn phá để mang về giông băo.

Là gió trăm cây hay là cồn nước đọng
Người không cười mà hoa cỏ gói trong tay
Đường áo màu viền trắng cổ thơ ngây
Màu sắc thời gian người thu tṛn giữa áo

Bóng nhỏ xa đi trên lá vàng cổ đạo
Bước chân ch́m theo mỗi phím đàn khuya
Tay trần gian tôi đếm ngón so le
Đă có phút âu lo đường về dương thế -
(Đẹp)

Thời gian trong thơ Nguyên Sa không phải là thời gian vật lư và cũng chẳng phải thời gian tâm lư.  Thời gian đó không mang sử tính và cũng không thể minh định bằng những cột mốc niên đại.  Thời gian đó không phải là một thực thể đơn độc mà là một thành tố của một tổng hợp bao la trừu tượng, trong đó, ngoài thời gian, c̣n có không gian, vũ trụ của những tinh tú và thiên hà, con người với những dự phóng và hoài niệm, quê hương của những ḍng sông, những thành phố mang những địa danh đă mất, những thiên đường c̣n rơi lại trên những nấm bia phai, những giông băo của những ngày cô đơn, những cơn mưa trên thành phố nhỏ không đèn. 

Người về đâu mà lầu đài hoang phế
Mang dáng người trên mỗi nấm bia phai
Trăm vạn đường mây xê dịch chân trời
Theo tiếng nhặt khoan của từng nhịp bước -
(Đẹp)

...Có phải em về đêm nay
Trên con đường thời gian trắc trở
Để ḷng anh đèn khuya cửa ngỏ
Ngọn đèn dầu lụi bấc mắt long lanh
- (Có phải em về đêm nay)

Nếu đó là mùa xuân, th́ thời gian trong thơ Nguyên sa chính là những con suối trên đồng cỏ, là Cửu Long Giang chín lần cửa rộng.

Như sông Cửu Long về ḷng biển cả
Vẫn tiếng sóng về nước chảy triền miên
Vẫn Cửu Long giang mở chín lần cửa rộng
Ḍng sông dài dữ dội bản trường ca...

-          (Bài hát Cửu Long)

C̣n nếu đó là mùa thu hay mùa đông tàn tạ th́ không gian và thời gian trong thơ Nguyên Sa chính là khung qui chiếu của những trầm tư thăm thẳm, trong đó điểm đến và điểm đi không c̣n phân ranh nữa, những hướng tŕnh tâm hồn trải dài về mọi phía, điểm qui tụ, nếu có, chẳng qua chỉ là sự hiện hữu cô độc của nhà thơ trong thế giới âm u vàng vọt, tranh tối tranh sáng của những hoàng hôn xa lạ, những ban mai tải đầy sấm sét, những đêm khuya quờ quạng vây bủa bằng sợ hăi âu lo.

Thế kỷ chúng tôi chót buồn trong mắt
Dăm bảy nụ cười không đủ xóa ưu tư
Tay quờ quạng cầm tay vài tiếng hát
Lúc x̣a ra chẳng có một âm thừa
Cửa địa ngục ở hai bên lồng ngực
Phải vác theo trăm tuổi đường dài
Nên có gửi cho ai vài giọng nói
Cũng nghe buồn da diết chạy trên môi
Hai mắt rỗng phải che bằng khói thuốc
Chúng tôi nằm run sợ cả chiêm bao
Mỗi buổi sáng mặt trời làm sấm sét
Nên nh́n đêm mở cửa chẳng đi vào
Năm ngón tay có bốn mùa trái đất
Chúng tôi cầm rơi mất một mùa xuân -
(Bây giờ)

Với Nguyên Sa, mùa hạ đến như một hạnh phúc ngắn ngủi vội vàng, chưa kịp hưởng đă phải nghĩ đến một ngày thu sắp tới. Sức nắng chan ḥa ngày hạ biến đâu mất trong thơ và chỉ  c̣n sắc vàng vương cuối hạ. Hạnh phúc rồi sẽ bay xa để nhường chỗ cho những hoài  niệm thổn thức úa màu?

Em đến với ta trong mùa vừa Hạ
Hai tâm hồn một ánh nắng vàng vương
Trong nồng ấm ta yêu em vội quá
Cao tuyền đài ánh sáng của t́nh thương
Nắng đến với đôi ta vừa cuối Hạ
Ta bàng hoàng trong mắt em rạo rực
Nắng chưa về sao áng đỏ bay xa ?
Thu sẽ đến, ôi t́nh em thổn thức...

Khi đọc thơ Nguyên Sa chắc không ít người tự hỏi nhà thơ ngồi ở đâu để có thể viết ra những ḍng thơ trân châu ngọc bích đó.  Có thể đó chỉ là khung cửa sổ của một căn pḥng nhỏ nh́n ra căn vườn nhỏ nhưng đầy tinh tú ban đêm và không bị phát tán bởi ánh đèn đường.  Đó cũng có thể là khung trời mà Lamartine đă ngồi để viết bài thơ l’Isolement:

Souvent sur la montagne, à l’ombre du vieux chêne,

Au coucher du soleil, tristement je m’assieds;

Và đó cũng có thể trên những đỉnh non cao như của Byron trong Manfred:

Ma joie était dans la solitude, pour respirer l’air difficile de la cime glacée des montagnes.

Bất luận ở đâu, vị trí dành cho Nguyên Sa trong văn học Việt Nam nói riêng và văn học thế giới nói chung thuộc một lănh địa độc tôn mà người đời phải tri ân và ngưỡng mộ.  Một số địa danh có gí trị thần thánh như Sài g̣n, Hà Nội, đă có được may mắn lịch sử đi vào thơ Nguyên Sa trước năm 1975, như đi vào một bảo tàn viện thiêng liêng của những người Việt Nam xa xứ từ khi mất nước.  Ngày nay, bên nầy bờ đại dương, khi đọc lại Áo Lụa Hà Đông, chẳng hạn, Sài g̣n trở về với họ như một nấm bia phai thuộc một nền văn minh đă bị lịch sử xóa nḥa trong nước mắt.  C̣n chăng là nỗi ước mơ về vĩnh cửu được dắt díu theo với sự nghiệp thi ca bất diệt của nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan.

==================================

(1) Sơ lượt tiểu sử

**Theo wikipedia.org (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn_Sa)

Nguyên Sa (sinh ngày 1/3/1932 tại Hà Nội - mất 18/4/1998) tên thật là Trần Bích Lan, c̣n có bút danh Hư Trúc. Ông là một nhà thơ lăng mạn Việt Nam nổi tiếng từ thập niên 1950, với những tác phẩm nổi danh như "Áo lụa Hà Đông", "Paris có ǵ lạ không em", "Tuổi mười ba", "Tháng Sáu trời mưa", v.v.

Tổ tiên Nguyên Sa gốc ở Thuận Hóa (Huế), ông cố ông là Thượng thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp tá Đại học sĩ trong triều đ́nh thời Tự Đức, đến đời ông nội mới ra Hà Nội.

Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đ́nh ông tản cư đi Hà Đông. Tại đây, ông bị Việt Minh bắt giam khi mới 15 tuổi. Hồi cư về Hà Nội, gia đ́nh cho ông qua Pháp du học vào năm 1949. Năm 1953, ông đậu tú tài Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được sáng tác trong thời gian này. Năm 1955, ông lập gia đ́nh với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, hai ông bà về nước.

Năm 1975, ông di tản đi Pháp. Ba năm sau, ông và gia đ́nh qua Hoa Kỳ và ở California từ đó cho tới ngày qua đời. Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 1998.

Dạy học

Sài G̣n, Nguyên Sa dạy triết tại trường Trung học Chu Văn An, đồng thời mở lớp tại nhà dạy triết cho học sinh chuẩn bị thi tú tài 2. Ông cũng có thời gian dạy triết tại Đại học Văn khoa Sài G̣n.

Ông mở hai trường tư thục là Văn Học và Văn Khôi.

Ngoài hai trường nhà, ông c̣n cộng tác với nhiều trường khác ở Sài G̣n như: Văn Lang, Nguyễn Bá Ṭng, Hưng Đạo, Thủ Khoa, Thượng Hiền.

Báo chí

Tại Việt Nam, Nguyên Sa chủ trương tạp chí Hiện Đại. Tạp chí này được xem là một trong ba tạp chí sáng tác hàng đầu của Việt Nam, cùng với Sáng TạoThế Kỷ 20.

Qua Hoa Kỳ, Nguyên Sa chủ trương tạp chí Đời, trung tâm băng nhạc Đời và nhà xuất bản Đời.

Phong cách thơ

Về phương pháp làm thơ, Nguyên Sa có thuyết cho rằng vần thơ nếu luôn luôn thật sát th́ sẽ nhàm chán. Vần không sát hẳn, thậm chí lạc vận, nếu sử dụng đúng cách, đúng chỗ, vẫn ra một bài thơ hay. Ông nói nhiều về thuyết này trong Nguyên Sa - Hồi Kư. (Trích: "Vần thơ có vần chỉnh, vần thông, vần cưỡng áp và lạc vận. Vần chỉnh không cần sự hỗ trợ, không cần sự phối âm, nhưng sự sử dụng những nền âm thanh khác biệt có khả năng làm cho vần thông trở thành vần chỉnh, vần cưỡng và ngày cả vần lạc cũng được nắm tay giữ được trong khoảng không gian giữa trời, giữa đất mênh mông.")

Thơ Nguyên Sa có một số bài được biết đến nhiều hơn qua những bài hát do nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc: Áo lụa Hà Đông, Tuổi mười ba, Paris có ǵ lạ không em, Tháng sáu trời mưa.

Tác phẩm

Thơ: Thơ Nguyên Sa tập 1, Thơ Nguyên Sa tập 2, Thơ Nguyên Sa tập 3, Thơ Nguyên Sa tập 4, Thơ Nguyên Sa toàn tập

Truyện dài: Giấc mơ 1, Giấc mơ 2, Giấc mơ 3, Vài ngày làm việc ở Chung Sự Vụ

Truyện ngắn: Gơ đầu trẻ, Mây bay đi

Biên khảo triết học và văn học: Descartes nh́n từ phương Đông, Một ḿnh một ngựa, Một bông hồng cho văn nghệ

Bút kư: Đông du kư

Hồi kư: Nguyên Sa - Hồi kư, Cuộc hành tŕnh tên là lục bát

Sách giáo khoa: Luận lư học, Tâm lư học