ODE TO A GRECIAN URN
(CHIẾC BÌNH CỔ HY LẠP)
- John Keats (1795-1821)


Thể thơ lãng mạn của John Keats là đặc tính chung của một nhóm nhà thơ Anh thuộc tiền bán thế kỷ 19, nhưng cũng mang sắc thái hiện đại hơn trong bối cảnh của một cuộc đời tải đầy bi kịch và dục vọng. Keats sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu, không giống nhiều nhà thơ lãng mạn quý tộc như William Wordsworth. Các nhà phê bình thời đó đã chế nhạo ông như một đứa trẻ tỉnh lẻ học đòi. Có người cho rằng những lời bình cay nghiệt của các nhà phê bình quý tộc nầy là một trong những yếu tố khiến Keats chết sớm ở tuổi 25. Có thể đó chỉ là một giả đoán, nhưng giả đoán đó có thể không hoàn toàn vô lý. Những bài thơ đầu tiên của ông bị chế giễu hay làm ngơ, và ông đã không bao giờ thành công để trở thành nổi tiếng hay được tôn trọng trong cuộc sống ngắn ngủi của ông.
Bài thơ Ode to a Grecian Urn được viết vào năm 1819, năm mà Keats mang bệnh lao, và là một trong năm (5) bài tụng ca (ode) được xuất bản không bao lâu trước khi Keats qua đời. Bấy giờ ông đã nói với bạn bè rằng ông cảm thấy mình như một bóng ma còn sống, nên không mấy ngạc nhiên khi bài thơ bị ám ảnh bởi ảo tưởng bất diệt. Chính những tác phẩm sau cùng nầy đã giúp phục hồi danh tiếng và địa vị của nhà thơ yểu mệnh trong văn học Anh sau khi ông qua đời và vào cuối thế kỷ 19. Căn cứ trên phẩm chất của những bài thơ nầy, được viết ra ở một độ tuổi còn quá trẻ - lúc 24 tuổi (1819-1795) - người ta không khỏi bàng hoàng khi mường tượng Keats sẽ trở thành loại nhà thơ nào nếu ông được sống lâu như những nhà thơ đồng thời. Không đến độ xem Keats lúc đó như một Shakespeare thứ hai; nhưng phần số bạc mệnh của ông đã thực sự làm tăng huyền thoại và hào quang của một John Keats lãng mạn.
Quả vậy, năm bài tụng ca của ông đều là kiệt tác, biểu tượng cho những công trình mà các nhà phê bình văn học về sau khát khao muốn có, đồng thời khiến cho những nhà thơ sau nầy vô cùng ganh tị. Bài thơ Ode to a Grecian Urn được đánh giá là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số năm bài tụng ca được đề cập bên trên, đặc biệt với câu thơ bất hủ và huyền hoặc cuối cùng.
"ODE" là một thể thơ cổ Hy Lạp có đặc tính nghiêm trang và khó viết về mặt kỹ thuật. Đó thường là những công trình tư duy phong phú và mãnh liệt nhằm ca ngợi và vinh danh chủ đề liên quan. Những tụng ca của Keats được xem là hay nhất trong ngôn ngữ Anh, và đương nhiên là những kiệt tác nổi tiếng nhất. Những kiệt tác nầy có thể nói đã định hình thi ca trữ tình hiện đại.
Bài thơ Ode to a Grecian Urn gồm có một nhân vật đang nói chuyện với một chiếc bình cổ Hy Lạp (urn) làm bằng đá hoa cương rất tinh xảo. Có lẽ Keats đã từng xem nhiều loại bình cổ như thế tại Bảo Tàng Viện British Museum, Bảo Tàng Viện lớn nhất thế giới. Những bình cổ nầy nổi tiếng không những vì hình thức trang nhã và mỹ miều của chúng mà còn do phẩm chất của những bức tranh được vẽ chung quanh. Phần lớn bài thơ tập trung trên các câu chuyện được kể trong các bức tranh trên chiếc bình. Nhưng đó không phải là một dạng suy tư hời hợt và nông cạn về chiếc bình: đó là một cỗ máy thời gian siêu tốc của một bài thơ bao quản những chủ đề lớn như tình yêu, tình dục, thiên nhiên, tuổi trẻ, và chết. Chiếc bình được nhân cách hóa như một giai nhân còn trinh trắng mặc dù được giả định đã kết hôn với một nhân vật biểu tượng mang tên Quietness. Chiếc bình còn được xem như một dưỡng tử của "Silence""Slow Time," biểu tượng cho nguồn gốc xa xăm và thầm lặng của văn minh Cổ Hy Lạp. Đồng thời chiếc bình cũng được nhà thơ xem như một sử gia tinh thông với những mẫu chuyện về thần thánh, con người, hay cả hai. Song song với hình ảnh trên chiếc bình là âm nhạc đi lên từ nhưng câu chuyện trong các bức tranh; và nhà thơ không chỉ nói chuyện với chiếc bình mà với cả những nhân vật trong các câu chuyện.
Khi đối diện với chiếc bình cổ Hy Lạp, nhà thơ cơ hồ như bị thôi miên và, một cách vô thức, đi vào một chiều không gian thứ tư hay cao hơn của trầm tư và sáng tạo, đi vào một thế giới siêu hình và ảo ảnh của thần thoại và thần linh, thực hiện một cuộc du hành thời gian trong siêu thức với âm thanh và hình ảnh từ một thế giới huyền bí cổ xưa của văn minh Cổ Hy Lạp với những địa danh chỉ có trong thần thoại, với âm thanh và âm nhạc vượt khỏi tần số vật lý dành cho con người. Xã hội mà Keats đang sống hầu như không được phản ảnh, dù chỉ là một phần, trong thi ca của ông. Tại sao? Có lẽ đó là một xã hội quý tộc đã ngược đãi và ruồng bỏ ông từ đời thực đến thi ca, trách nhiệm phần lớn trong việc thu ngắn sự sinh tồn của ông trên trái đất và ngăn cản tiềm năng sáng tạo của một trong những nhà thơ đẻ lại quá nhiều tra vấn trong văn học.- Đông Yên

Ode to a Grecian Urn
- John Keats
Thou still unravish’d bride of Quietness,
Thou foster-child of Silence and Slow Time,
Sylvan historian, who canst thus express
A flowery tale more sweetly than our rhyme:
What leaf-fringed legend haunts about thy shape
Of deities or mortals, or of both,
In Tempe or the dales of Arcady?
What men or gods are these? what maidens loth?
What mad pursuit? What struggle to escape?
What pipes and timbrels? What wild ecstasy?

II Heard melodies are sweet, but those unheard
Are sweeter; therefore, ye soft pipes, play on;
Not to the sensual ear, but, more endear’d,
Pipe to the spirit ditties of no tone:
Fair youth, beneath the trees, thou canst not leave
Thy song, nor ever can those trees be bare;
Bold lover, never, never canst thou kiss,
Though winning near the goal—yet, do not grieve;
She cannot fade, though thou hast not thy bliss,
For ever wilt thou love, and she be fair!

III Ah, happy, happy boughs! that cannot shed
Your leaves, nor ever bid the Spring adieu;
And, happy melodist, unwearied,
For ever piping songs for ever new;
More happy love! more happy, happy love!
For ever warm and still to be enjoy’d,
For ever panting, and for ever young;
All breathing human passion far above,
That leaves a heart high-sorrowful and cloy’d,
A burning forehead, and a parching tongue.

IV Who are these coming to the sacrifice?
To what green altar, O mysterious priest,
Lead’st thou that heifer lowing at the skies,
And all her silken flanks with garlands drest?
What little town by river or sea shore,
Or mountain-built with peaceful citadel,
Is emptied of this folk, this pious morn?
And, little town, thy streets for evermore
Will silent be; and not a soul to tell
Why thou art desolate, can e’er return.

V O Attic shape! Fair attitude! with brede
Of marble men and maidens overwrought,
With forest branches and the trodden weed;
Thou, silent form, dost tease us out of thought
As doth eternity: Cold pastoral!
When old age shall this generation waste,
Thou shalt remain, in midst of other woe
Than ours, a friend to man, to whom thou say’st,
‘Beauty is truth, truth beauty’—that is all
Ye know on earth, and all ye need to know.
Chiếc Bình Cổ Hy Lạp
- Đông Yên
Nàng trinh trắng dù hiền thê Thần Lặng,
Từ Âm Thầm, Ngưng Đọng của Thời Gian
Nàng kể chuyện thần tiên hơn hoa thắm
Và ngọt ngào hơn vần điệu thơ ta:
Nét huyền thoại như ma viền giáng ngọc
Của thánh thần, phàm tục, hoặc cả hai
Vùng huyền thoại, Arcady thung lũng?
Người hay thần? Các thiếu nữ sợ ai?
Sợ bị đuổi? Cố vẫy vùng trốn chạy?
Trống và tiêu? Sao thác loạn điên cuồng?

Những giai điệu êm đềm, nhưng đâu bằng giai điệu
Chẳng được nghe, nên thổi nữa tiêu mềm;
Với tần số cao hơn tần vật lý,
Thổi những bài ma quái vô âm:
Nhạc sỹ trẻ dưới lùm cây cứ hát
Và lùm cây đừng trụi lá bao giờ;
Dù táo bạo và tình gần tay với
Cũng đừng buồn không với được nụ hôn;
Nàng không thể biến đi
Dù ngươi không may mắn,
Nếu yêu nàng thì nàng sẽ yêu ngươi!

Ôi hạnh phúc những cành không rũ sạch
Lá của ngươi và giã biệt Mùa Xuân;
Nầy nhạc sỹ vô ưu và hạnh phúc,
Thổi nữa đi ca khúc mới không ngừng;
Tình hạnh phúc vô biên và bất tận!
Mãi nồng nàn và mãi mãi hân hoan,
Mãi cuồng nhiệt và muôn đời trẻ mãi;
Trên trời cao khát vọng gọi con người
Gây phiền muộn con tim đầy ngao ngán,
Trán như nung và lưỡi nứt từng đường.

Ai đang đến thiêu thân làm tế vật?
Bàn thờ xanh, hỡi thầy cúng ảo huyền,
Con bò đến ngước nhìn trời mà khóc,
Những tràng hoa buộc thật sát hông gầy?
Tỉnh lị nhỏ ven sông hay bờ biển,
Hay trên đồi với một tháp canh yên,
Người vắng bóng, hôm nay ngày tế lễ?
Nầy phố ơi, hôm nay khắp nẻo đường
Sẽ im vắng; và không người để hỏi
Sao đìu hiu, bao giờ họ trở về.

Hỡi giáng ngọc! Hỡi dịu hiền! bính tóc
Một kỳ công của thợ đá hoa cương,
Những nhánh lá và lối mòn cỏ úa;
Ngươi âm thầm xóa nhẹ hết ưu tư
Như bất diệt: đồng quê ôi lạnh giá!
Thời hoàn kim chết với thế hệ nầy,
Ngươi còn lại với bao nhiêu thù khác
Nói với ta, bằng hữu của con người
"Chân là Mỹ, Mỹ là Chân, " – chỉ thế
Trên hành tinh ngươi cần biết thế thôi.