Ozymndias
(Oanh Liệt một thời)
- Percy Byshe Shelley
|
Ozymandias là một sonnet mà nhà thơ lãng mạn Anh Percy Bysshe Shelley viết vào khoảng năm 1792-1822, xuất bản lần đầu vào năm 1818 trên tờ The Examiner ở London. Trong năm sau, bài sonnet nầy được in chung với các bài thơ khác trong tuyển tập Rosalind and Helen, A Modern Eclogue và trong toàn tập được xuất bản năm 1826 sau khi ông qua đời. Ozymandias được xem là một trong những kiệt tác của Shelley và thường xuyên có mặt trong các tuyển tập.
Trong thời cổ Hy Lạp, Ozymandias là một tên gọi dành cho Hoàng Đế Ai Cập Ramesses II. Shelley bắt đầu viết bài thơ nầy vào năm 1817, ngay sau khi có thông báo về việc Bảo Tàng Viện British Museum có được một mảnh lớn từ một pho tượng của Hoàng Đế Ramesses II thuộc thế kỷ 13 trước Tây Lịch – điều nầy khiến một số học giả tin rằng Shelley nhận được cảm hứng từ đó. Xin nói thêm ở đây rằng Hoàng Đế Ramesses (1303 BC – 1213 BC), đã trị vì từ năm 1279 BC đến 1213 BC, và còn được biết với danh xưng là Ramesses the Great (Đại Đế Ramesses), đại đế nổi tiếng nhất và quyền thế nhất của đế quốc Ai Cập. Những người kế vị ông và những người Ai Cập sau nầy gọi ông là "Great Ancestor" (Đại Tổ). Ông cũng tiến hành những cuộc viễn chinh xuống phương nam. Người ta tin rằng ông lên ngôi lúc chưa đến hai mươi tuổi và đã trị vì Ai Cập từ năm 1279 BC đến 1213 BC. Những năm đầu của triều đại trị vì của ông tập trung vào việc xây dựng các thành phố, lâu đài và lăng tẩm. Ông xây dựng thành phồ Pi-Ramesses ở Đồng bằng Sông Nile như là kinh đô mới của ông đồng thời là căn cứ chính của ông dành cho các chiến dịch của ông ở Syria.
Mảnh tượng lớn nói trên của ông nặng 7.25 tấn và gồm có phẩn thân và đầu do nhà thám hiểm người Ý Giovanni Battista Belzoni lấy từ đền thờ của Ramesses II ở Thebes. Người ta ước tính tượng nầy sẽ đến London vào năm 1818, nhưng thực ra mãi đến năm 1821 mới đến. Shelley viết bài thơ để thi đua cho vui với người bạn đồng thời là bạn thơ của ông là Horace Smith (1779–1849). Bài thơ nói về số phận của lịch sử và sự tàn phá của thời gian: tất cả những khuôn mặt lừng danh và những đế quốc mà họ xây dựng lên đều là tạm bợ và những giang sơn mà họ để lại đều chịu số phận tàn phai vào quên lãng.
Trong khi Shelley nổi tiếng là một nhà thơ cực đoan và thực nghiệm, bài Ozymandias lại là một bài thơ ôn hòa so với nhiều tác phẩm khác của ông. Câu hỏi chính trong bài thơ nầy là những gì đã xảy ra cho những vua chúa độc tài và những lãnh chúa toàn trị nói chung trên thế giới. Nhưng Shelley không chỉ làm thơ để nói rằng không có gì vĩnh cửu. Thơ ông còn hàm ngụ một niền hy vọng nào đó.
Bài thơ mô tả một cuộc gặp gỡ với một lữ hành đã từng đến một nơi mà những nền văn minh cổ đã có lần mọc lên ở đó. Tựa đề bài thơ nói ngay với chúng ta rằng người lữ hành đang nói về Ai Cập. Người lữ hành trong thơ kể lại một câu chuyện về một pho tượng cổ đã vỡ thành nhiều mảnh trong lòng sa mạc. Mặc dù pho tượng đã vỡ, người ta vẫn có thể hình dung khuôn mặt của một người. Mặt pho tượng nhìn xuống, trang nghiêm và oai vệ, như một lãnh chúa. Người điêu khắc rất tài tình trong việc diễn tả được cá tính của lãnh chúa.
Trên tấm biển nhỏ gần mặt của pho tượng, người lữ hành đọc được một dòng chữ khắc trong đó Hoàng Đế Ozymandias nói với bất kỳ ai đi qua, đại để như, "Hãy nhìn chung quanh đi và ngươi sẽ thấy ta lẫm liệt đến mức nào!" Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy sự lẫm liệt đó chung quanh pho tượng khổng lồ đổ vỡ của ông cả; chỉ có sa mạc hoang vu. Câu chuyện kết thúc ở đó.
Quả nhiên, sự huênh hoang của bạo chúa đã bị bác bỏ một cách mỉa mai; những công trình của Ozymandias đã sụp đổ và biến mất, nền văn minh của ông đã tiêu tan, tất cả đều trở về với cát bụi do sức tán phá vô ngả, không phân biệt của lịch sử. Pho tượng đổ ngày nay chỉ còn là một lăng tẩm dành cho sự ngạo mạn của một người, và là một khẳng định hùng hồn về sự vô nghĩa của con người đối trước sức cuốn trôi của thời gian. Ozymandias trước hết và trên hết là một ẩn dụ cho bản chất phù du của quyền lực chính trị, và, theo nghĩa đó, bài thơ nầy là sonnet chính trị xuất sắc nhất của Shelley, thay thế sự công phẫn đặc biệt của những thơ như “England in 1819” bằng ẩn dụ vô ngả của pho tượng. Nhưng Ozymandias không chỉ là biểu tượng của quyền lực chính trị - pho tượng có thể là một ẩn dụ cho lòng kiêu căng và ngạo nghễ của con người, dưới mọi thể hiện. Điều đáng nói là tất cả những gì còn lại của Ozymandias là một công trình nghệ thuật và một nhóm chữ khắc trên pho tượng. Cũng như Shakespeare từng làm với những bài sonnets của ông, Shelley cho thấy rằng nghệ thuật và ngôn ngữ tồn tại lâu hơn những di sản khác của quyền lực.
Ozymandias, một lần nữa ở đây, trước hết và trên hết là một ẩn dụ cho bản chất phù du của quyền lực chính trị. Mặc dù vào thời đại của Shelley, chưa có những pho tượng như của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, hay Hồ Chí Minh, nội dung của bài thơ nầy cũng chính là thông điệp vô tình gởi đến các giới lãnh đạo Cộng Sản. Ngày nay, và từ thế kỷ nay, chủ nghĩa Tân Phát-xít của tập đoàn Do Thái quốc tế không cần đến những pho tượng "hoành tráng" và đồ sộ như của Cộng Sản mà vẫn cai trị được thế giới: họ thao túng và lũng đoạn lịch sử từ trong bóng tối và qua ủy nhiệm trên tay, một bên, những chế độc chính trị mệnh danh là tự do dân chủ Tây Phương và Hoa Kỳ, một bên, những chế độ Cộng Sản (Liên Xô trước kia và Trung Quốc ngày nay). Chỉ có những công cụ tép riêu như Henry Kissinger mới chường mặt ra làm gạch nối giữa hai thế giới thần quyền và thế quyền. Tuy nhiên, mặc dù họ không có những pho tượng để lịch sử đánh đổ, tham vọng bá chủ thế giới và chủ nghĩa Tân Phát-xít của họ là có thực và cũng sẽ chịu chung số phận của Đế Quốc Ai Cập, chủ nghĩa Phát-xít cũ, và chủ nghĩa Cộng Sản: đó cũng chỉ là những sản phẩm bất toan bất túc của con người bất toàn bất túc chịu chung quy luật đào thải của thiên nhiên, thời gian, và lịch sử. Bao lâu nữa chủ nghĩa Tân Phát-xit nầy mới có thể mở rộng biên thùy của Isarel ra toàn cõi trái đất? Sau đó sẽ là gì: Tận Thế?
Đương nhiên, chính nghệ thuật kể chuyện bằng thơ xuất sắc của Shelley chứ không phải tựa đề của chính câu chuyện khiến cho bài thơ đáng nhớ như thế. Cách dàn dựng bài sonnet như một câu chuyện mà người lữ hành đến từ một vùng đất cổ xưa kể cho nhân vật trong bài thơ đã giúp cho Shelley đưa thêm một trình độ tối tăm vào vị thế của Ozymandias đối với độc giả. Thay vì nhìn pho tượng với chính mắt mình, chẳng hạn, thì chúng ta nghe nói về nó từ một người đã nghe về nó từ một người khác nữa đã nhìn thấy nó. Như thế, vì vua cổ có vẻ bớt uy lực hơn; sự gián cách của thể văn kể truyện được xử dụng để triệt giảm quyền lực của vì vua đối với chúng ta một cách hoàn chỉnh như sự trôi qua của thời gian. Nghệ thuật mô tả của Shelley về pho tượng có tác dụng từng bước tái dựng khuôn mặt của "vua của các vì vua": trước tiên chúng ta chỉ nhìn thấy một khuôn mặt rách nát, sau đó là chính khuôn mặt với đôi môi nhíu lại và nhích mép ra lệnh đầy khinh bỉ; thế rồi chúng ta được giới thiệu khuôn mặt của điêu khắc gia, đồng thời có thể tưởng tượng một người sống thực đang khắc pho tượng cho một vì vua cũng sống thực mà nét mặt còn mang theo biểu hiện của những tham vọng ngày nay có thể suy diễn được. Độc giả cũng đối diện với những quần thần của vì vua qua những cử chỉ được tác giả hình dung và thuật lại. Hình tượng của nhà vua như thế là hoàn chỉnh và chúng ta được giới thiệu sự khoác lác phi thường và tự hào của vì vua. Đến đây, bài thơ bỗng nhiên triệt hạ hình tượng của vua, và chèn những thế kỷ tàn phá vào giữa bức tranh đó và chúng ta. - Đông Yên