Ư nghĩa cuộc sống
(Phần tiếng Anh: Trang 149)
The Search for Meaning
- Dennis Ford
Chương 4
Khoa Học và Ư Nghĩa
Con
đường đi qua Aristote
Con đường từ tinh thần
triết học đến tinh thần khoa học đă đi qua Aristote. Aristote đă đưa Platon
"xuống đất" và, khi làm như thế, đă
thiết lập một căn bản, trên đó Kepler,
Galileo, và Descartes, cùng những người khác sẽ xây
dựng lâu đài của tinh thần hiện
đại. Tinh thần khoa học mà Aristote giúp tạo nên - cũng
như tinh thần hậu hiện đại theo sau đó - tượng trưng cho
một đoạn giao với những thần thoại và triết học
trước đó, chủ yếu là v́ nó bác bỏ những
cơ sở siêu h́nh vốn làm nền tảng cho thần
thoại và triết học.
Trong khi thần thoại nh́n cuộc sống hằng
ngày như một phục hoạt của những câu
chuyện thiêng liêng, và triết học siêu vượt đời
sống hằng ngày bằng cách nhờ đến lănh
địa của những Biểu Mẫu (Forms), khoa
học vẫn cương quyết và dứt khoát đứng
lại trong thế giới nầy.
Khi chỉ một ḷng đứng lại trong thế
giới nầy, tinh thần khoa học căn bản thay đổi những hoài băo của chúng ta liên quan đến những
ǵ tạo nên một cuộc sống ư nghĩa và làm thế
nào để đạt được nó.
Những đóng góp của Aristote cho tinh thần khoa học là vô
kể, nhưng trong mục đích của chúng ta, những
đóng góp đó có thể rút lại thành bốn.
Thứ nhất, Aristote phân biệt những
đặt tính nhất đẳng (primary quality) với
những đặc tính nhị đẳng (secondary quality). Phạm trù của thực thể
(substance) là nhất đẳng và độc lập, trong
khi phạm trù khác, phạm trù nhị đẳng, là
thuộc hệ (derivative). Ví dụ, phạm trù nhất
đẳng, hay phạm trù thực thể, của một
con ngựa là "thực thể ngựa (horseness)" trong
khi những phạm trù nhị đẳng của
đặc tính (trắng), đặc tính (cao), và bổ
ngữ đối chiếu (nhanh hơn) là thuộc hệ. Một con ngựa có thể
trắng hay nâu, cao hay thấp, nhanh hay chậm, và vẫn là
ngựa, nhưng "thực thể ngựa" th́
nhất đẳng và không thể thay đổi mà
không thay đổi chủng loại của động
vật. Sự phân biệt
căn bản giữa những đặc tính nhất đẳng
và nhị đẳng đôi khi có thể trở nên căn bản cho sự phân biệt hiện đại quen thuộc giữa khách quan và
chủ quan - khách quan là nhất đẳng và như thế
thực thể hơn.
Thứ nh́, Aristote nhận thấy rằng
mọi thực thể gồm có vật chất và Biểu
Mẫu. Vật chất là
khả thể, thực thể hiện hữu (substance of
being) trung gian được minh họa hay thành h́nh nhờ Biểu Mẫu. Biểu Mẫu, vốn cố
hữu trong bản chất, và không hiện hữu riêng rẻ
với phần hiện thân vật lư của nó, cung
ứng cơ cấu khả tri cho khối vật chất
lư ra là vô h́nh. Như thế,
để xử dụng một ví dụ đương
thời, "vật chất" của những nguyên
tử carbon có thể
trở nên hoặc là than ch́ (graphite) hoặc một kim
cương tùy theo h́nh thể nó có, y như DNA xác
định cơ cấu tăng trưởng của các
tế bào, quyết định tế bào nầy sẽ trở thành một ngón tay,
trong khi tế bào kia sẽ trở thành một bàn chân.
Sự phân biệt giữa vạt chất
và Biểu Mẫu cung ứng nền tảng cho sự
phân biệt của Aristote giữa tiềm
năng (potential) và thực trạng (actuality). Vật chất di chuyển từ
tiềm năng bất định đến thực tế xác định dựa theo thông tin rơ
rệt trong Biểu Mẫu nội tại. Biểu Mẫu ra lệnh và khởi động sự phát triển
của tiềm năng trong một thực thể sao cho nó
hiện thực
hóa yếu tính cố hữu của nó. Như thế, để
đưa ra một ví dụ cổ điển, Biểu Mẫu của cây
sồi là tiềm ẩn trong quả đầu (acorn). "Vật chất" và
tiềm năng của quả
đầu trở nên một cây sồi thay v́ cây sơn thù
du (dogwood) v́ nó sở hữu Biểu Mẫu của cây sồi và
được Biểu Mẫu nầy phát họa. Tương tự, Aristote
thường lư luận rằng Biểu Mẫu và mục
tiêu của một đứa trẻ là trở nên một
người lớn, y như Biểu Mẫu và mục tiêu
của một phôi (embryo) là trở thành một đứa bé. Theo
truyền thống, người ta chống
đối việc ngừa thai là v́ tin rằng chúng ta
không nên cản trở hay quấy nhiểu mục đích,
cứu cánh, và Biểu Mẫu của giao
cấu, tức là sinh sản. Đối với Aristote, Biểu
Mẫu nằm trong thiên
nhiên. Xin nhớ rằng
đối với Platon, những Biểu Mẫu hiện
hữu trong một lănh địa riêng biệt phi giác
quan. Một cái ghế là
một "cái ghế" bởi v́ nó mô phỏng cái
ghế lư tưởng, mặc dù không hoàn chỉnh. Biểu Mẫu của cái ghế
hiện hữu độc lập với bất kỳ cái
ghế đặc thù nào và, hơn thế, về mặt
siêu h́nh, nó thực hơn bất kỳ một phiên bản
đặc thù nào. Tất
cả các ghế đều như nhau, v́ tất cả ghế
đề tham gia vào Biểu Mẫu của yếu tính
ghế (chairness). Ngược
lại, Aristote cho rằng những thực tại cá
thể chia xẻ những đặc tính chung, mà tinh
thần có thể lănh hội được, nhưng
những đặc tính chung hay phổ quát nầy không
phải là những thực thể độc lập
với những hiện thân đặc thù của chúng. Những đặc tinh chung
của ghế, như có bốn chân, chẳng hạn, là có
thể phân biệt về mặt khái niệm với
bất kỳ một cái ghế đặc thù nào, nhưng
về mặt siêu h́nh, chúng khong độc lập hay siêu
đẳng hơn những ghế đặc thù. Thẩm Mỹ (Beauty) không phải
là một lư tưởng siêu việt, trong đó ṭa nhà
đẹp và bức tranh đẹp tham gia vào, mà là một
nét chung và tổng quát hóa mà ṭa nhà đẹp và bức tranh
đẹp chia xẻ. Khi xác định vị trí những
phạm trù phổ quát như ghế và cái đẹp trong những
đặc tính chung mà chúng ta
t́m thấy theo diễn dịch trong bao nhiêu phiên bản
đặc thù, Aristote đă quay đầu của Platon
lại. Những Biểu
Mẫu siêu việt của Platon trở thành một cơ
cấu nội tại hay cận kề trong thế giới
nầy. V́ những Biểu
Mẫu bấy giờ được xác định trong thế
giới nầy, thay v́ trong một thế giới siêu
việt, thế giới nầy trở nên quan trọng
hơn. Nhà triết sử Richard Tarnas tóm lượt rơ ràng mối liên
quan giữa những đặc thù và phổ quát như
sau: "Khi thay thế những
Lư Tưởng của Platon với những phổ quát,
những đặc tính chung mà tinh thần có thể lănh
hội được trong thế giới thực
nghiệm nhưng không hiện hữu một cách
độc lập với thế giới đó, Aristote đă đảo ngược siêu
h́nh học của Platon.
Đối với Platon, đặc thù ít thực hơn,
v́ là một thuộc hệ của phổ quát; đối
với Aristote, phổ quát th́ ít thực hơn, v́ là một
thuộc hệ của của đặc thù. Những phổ quát cần
thiết cho kiến thức, nhưng chúng không hiện hữu
như những thực thể tự tại trong một
lănh địa siêu việt."
Bề ngoài và thực tại
Có
những xu hướng bắt chước Aristote - phân
biệt những đặc tính nhất đẳng và
nhị đẳng, thực thể và Biểu Mâu, sự di
chuyển từ tiềm năng sang thực tế, và thay
thế những Biểu Mẫu siêu việt với
những Biểu Mẫu cố hữu trong thiên nhiên. Nhưng khuynh hướng đó
được phục hồi và cải tiến với
sự phát triển của khoa học cổ điển
từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19.
Những
khoa học gia thời kỳ đầu du nhập những
phân biệt của Aristote băng cách định nghĩa
những phạm trù hay đặc tính nhất đẳng
như là trừu tượng, có thể đo lường
được, khách quan, và mang tính cách tóan học (kích
thước, h́nh dáng, số lượng, trọng
lượng, chuyển động), tát cả cố
hữu trong vật thể
"ngoài kia" trong khi những đặc tính
nhị đẳng là những đặc tính mà giác quan
cảm nhận hay tinh thần lắp ráp lại, vốn
nằm trong chủ thể con người (như màu
sắc, h́nh dáng, mùi vị, xúc giác, vị giác và ư thức). Theo nhận định của
sử gia về khoa học E. A. Buntt, Galieo và Kepler thực
hiện một "phân biệt rơ ràng giữa một bên là
thế giới tuyệt đối, khách quan, bát di bất
dịch, và toán học, và một bên là thế giới
tương đối, dao dộng, và cảm nhận
được bằng giác quan.
Thế giới thứ nhất là lănh địa
của kiến thức, thiêng liêng và thuộc về con
người; thế giới thứ nh́ là lănh địa
của tư kiến và ảo tưởng." Những đặc tính về
lượng, có thể đo lường được
về trọng lượng, vận tốc, và kích
thước của một con ngựa là nhất
đẳng, màu sắc và mùi là nhị đẳng và chỉ
phản ảnh một sở thích chủ quan. Nếu tôi đánh cá ngựa ở Kentucky Derby, tôi phải
biết con ngựa chạy nhanh thế nào theo tính toán,
chứ không phải màu sắc của nó. Vận tốc
của con ngựa là một "sự kiện" đo
lường được, không phải là một vần
đề tư kiến.
Theo
cách tŕnh bày cổ điển của Copernic,vấn
đề của những đặc tính nhị
đẳng và giác quan thường là: chúng không thể tin cậy
được. Theo giác quan
của chúng ta, trái đất có vẻ đứng yên
một chỗ và mặt trời mọc và lặn. Theo giác
quan của chúng ta, mặt trăng ở chân trời trông
lớn hơn so với khi khi
nó chiếu sáng ngay trên đầu.
Theo giác quan của chúng ta, cái bàn mà tôi ngồi đánh
chữ có vẻ là thể rắn, nhưng khoa học
bảo tôi rằng, nếu tôi có thể thu nhỏ xuống
kích thước của một nguyên tử tôi sẽ thấy
phần lớn không gian là
trống, v́ tỉ lệ của vật chất với
không gian bằng tỉ lệ của một quả bóng chày
với một sân vận
động. Nếu từ
ngoài lạnh đi vào pḥng th́ chúng ta thấy nóng; nếu
từ một chỗ nóng hơn đi vào cũng căn pḥng
đó th́ chúng ta thấy pḥng lạnh. Sự di chuyển của
những thiên thể theo giác quan
của chúng ta hoàn toàn không liên quan đến sự rơi
của quả táo. Như thế “tri thức” nào đến
với chúng ta qua giác quan cũng có thể chứng minh
được là đặc thù, mâu thuẩn, và không đáng
tin cậy.
Làm
sao chúng ta đạt được tri thức chắn chắn
hơn? Thông qua một quá tŕnh
trừu tượng hóa, nghĩa là, phân chia ra, đặc
tính nhất đẳng khỏi những đặt tính
nhị đẳng. Chỉ những
đặc tính có thể đo lường được,
khách quan mới được xem là nhất đẳng,
trong khi những đặc tính có thể tri giác
được phải bị bỏ qua v́ chủ quan và
nhất thời. Hay nói cách khác, những đặc tính
nhất đẳng và căn bản hơn là vật
chất và cho thấy chiều đo lường, trong khi
những những đặc tính nhị đẳng th́ không vật chất và không
thể đo lường được. Hơn nữa, như tên gọi,
những đặc tính nhị đẳng bị lệ thuộc
vào những đặc tính nhất đẳng và không
hiện hữu riêng biệt được. Tóm lại,
đối với tinh thần khoa học, "cái quan
yếu là vật chất."
Vật chất vật lư chứa một cấu trúc
cố hữu hay một ḥa điệu có thể
được mô tả bằng bảng chữ cái của
những nguyên tắc toán học và cơ học hay
những định luật; chúng ta có được tri
thức nhờ tuần tự khám phá và đối chiếu
kỹ lưởng hơn những tư tương
của chúng ta với trật tự cơ bản nầy,
nếu nó là vô h́nh và trừu tượng. Tương tự như tinh
thần triết học, trật tự nầy
được lănh hội bởi tri thức, không phải
quan giác quan lừa dối.
Sự phân biệt giữa bề ngoài và thực
tại không phải là mới. Điều mới là
định nghĩa (tức giản lượt?) thực
tại vào những đặc tính nhất đẳng có thể mô tả được
bằng những từ toán học và cơ học. Thực vậy, Kepler thường
đi xa hơn và cho rằng, không chỉ có một cấu
trúc toán học hay ḥa hợp cố hữu trong thiên nhiên, mà
trật tự như thế là "nguyên nhân" của
những sự kiện được quan sát, tương
tự như một Biểu Mẫu nội tại khiến
quả đầu trở thành cây sồi.
Ngoài
việc phân biệt những đặc tính nhất
đẳng và nhị đẳng, những giải thích khoa
học bao gồm một yếu tố quan trọng khác:
thuyết nguyên tử (atomism),
hay niềm tin cho rằng vạt chất bao gồm
những nguyên tử bất khả phân vô cùng nhỏ. Thuyết nguyên tử giả
định rằng những ǵ nhỏ và phân tử (molecular) - kể cả những
tư tưởng đơn giản - th́ căn bản
hơn là những ǵ lớn và hợp tử (molar).
Những nguyên tử hay cấu tố (building blocks)
của vũ trụ bao gồm những vật thể
giống nhau, bất luận chúng xảy ra tên mặt
đất hay trong những thiên thể, trong thiên nhiên hay
trong nhân loại. Nếu được lấy ra từ
nguồn gốc của chúng, H2O giống nhau bất luận nó xảy ra trên biển,
trên Sao Hỏa, hay trong một giọt nước mắt
trên má của một người.
Khi chấp nhận quan điểm cho rằng
những hiện tượng có thể được phân
tích và giải thích qua sự phối hợp và va chạm
của một số giới hạn của những nguyên
tử căn bản (fundamental
atoms) hay yếu tố, Galileo
và những người kế tiếp của ông phục
hồi lại những phương diện của
triết học Hy Lạp và cung ứng những nền
tảng cho loại cảm quan đă trở thành trực
quan (common sense).
Nhân quả và tri thức
Thuyết
nguyên tử và tính ưu việt của những
phương diện vật chất, khách quan của thiên
nhiên đă đóng góp một hiểu biết mới,
hiện đại về nhân quả và ư nghĩa. Yếu
tố cuối cùng đóng góp cho tri thức mới đó là
một cải tiến liên quan đến sự phân
biệt giữa tiềm năng và thực tại.
Xin
nhớ rằng, đối với tinh thần thần
thoại, hiểu biết và tri thức có nghĩa là có
thể nh́n thấy, định danh, và tham gia vào một
mối tương quan giưa những biến cố và
những tự truyện thần thoại. Tương tự, đối
với tinh thần triết học, những điều
trên có nghĩa là nh́n thấy và thiết lập
được một tương quan giữa những
biến cố và những tư tưởng Platon, hay
những Biểu Mẫu siêu việt. Ngược lại, đối
với Aristote, "biết" là hiểu được những nguyên nhân của sự
việc xảy ra. Tri
thức diễn dịch những nguyên nhân hay
được giản lượt vào những nguyên nhân
đó. Tri thức không có
nghĩa là thiết lập một tương quan với
những tự truyện, ư thức hệ, hay những
Biểu Mẫu, mà giải thích sự di chuyển từ
tiềm năng đến thực tại.
Theo
Aristote, có bốn phạm trù về nguyên nhân: (1) Duy bản
chất - formal; (2) vật
chất - material (3) hữu
hiệu - efficient; (4) tối hậu - final. Bốn phạm trù nầy lần
lượt trả lời những câu hỏi (1) Đó là
cái ǵ? (2) Nó làm bằng thứ
ǵ? (3) Ai
hoặc cái ǵ tạo ra nó? (4) Tại sao nó hiện hữu,
hay mục đích để làm ǵ?
Như thế, trong trường hợp một
bức tượng, chẳng hạn, nguyên nhân bản
chất, là Biểu mẫu, hay cái mà chúng
ta có thể gọi là "tư tưởng" của
bức tượng, hay mục đích sáng tạo ra nó. Nguyên nhân vật chất là đá hoa;
nguyên nhân hữu hiệu là nhà
điêu khắc ; và nguyên nhân tối hậu là trang trí, một
đài kỷ niệm hay vinh danh Thượng
Đế. Tương tự,
nguyên nhân bản chất của một cái
nhà là thiết kế do kiến trúc sư
tạo ra, những nguyên nhân vật chất là gạch, và
hồ, những nguyên nhân hữu hiệu là
những lớp gạch và những thợ mộc, và nguyên nhân tối hậu là cung
cấp nhà ở. Mặc dù
đồ h́nh bốn mặt
nầy là đồ h́nh dễ hiểu nhất khi áp
dụng cho những vật thể do con
người tạo ra, Aristote cũng áp dụng nó cho
những vật thể trong thiên nhiên, như hoa và cây. Như thế, nguyên nhân bản chất của một cây đang
lớn là Biểu Mẫu của cây táo mà nó
giả định phải trở nên, những nguyên nhan
vật chất là gỗ, lá, vả rể, nguyên nhân hữu
hiệu là thiên nhuên hay Thượng Đế, và nguyên nhân
tối hậu là cung ứng trái cây cho nhân loại hay có
thể để tượng trưng cho cái cây trong
Vườn Địa Đàn.
Mặc dù tất cả những vật
chất như thế đều có bốn nguyên nhân, chúng di
chuyển tử tiềm năng sang thực tế v́ nguyên nhân tối
hậu, cứu cánh, hay telos
của chúng. Câu hỏi về nguyên nhân tối
hậu chỉ có thể được trả lời
dựa trên mục đích và ứng dụng. Nếu không có telos hay mục đích cung ứng
nhà ở, cái nhà sẽ không được xây; nếu không có ư muốn vinh danh Thượng
Đế hay trang trí một công trường, th́ bức
tượng sẽ không thể tạo ra. Huston Smith cho thấy "cảm
giác nầy dễ chịu thế nào về nhân quả, ư
niệm cho rằng sự vật di chuyển v́ bị lôi cuốn về cái ǵ
vượt khỏi chúng, và sẽ thỏa măn chúng
đến độ chúng tự tái chế cho giống
nó. Đối với Aristote,
toàn thể vũ trụ như thế được sinh
động hóa. Mọi vật
đạt đến t́nh trạng tốt hơn của
ḿnh trong nỗ lực mang về cho ḿnh những giá trị."
Quan niệm truyền thống về thiên nhiên như thế gọi là vạn vật hữu
linh. Nó "dự phóng một
vũ trụ trong đó tinh thần
không ngừng làm việc, lôi kéo và kích động những
sinh vật đến những cứu
cánh được chỉ
định từ đầu... do
đó sự giải thích thực sự của tất
cả những hiện tượng là siêu h́nh." Tri thức cao nhất, Sophia (trí khôn), - được phân biệt
với kinh nghiệm (entpeh-ia) hay tài nghệ (tekhue) - là biết nguyên nhân và
cứu cánh của sự vật.
Biết một vật nào đó không phải là
biết đó là cái ǵ nhưng biết nó để làm ǵ, hay cứu cánh của nó là
ǵ. Ở Tây Phương, quan
tâm về cứu cánh được tăng cường
bởi những khái niệm Ky Tô Giáo về cứu cánh mạt thế của lịch
sử (eschatological end to history). Mục
đích của lịch sử được t́m thấy
trong sự chấm dứt của lịch sử, y hệt
như mục đích của cuộc sống cá nhân
được t́m thấy trong Ngày Phán Xét. Vốn là những thừa
tự của cả Aristote và Cơ Đốc Giáo, chúng ta
như thế dễ dàng rơi vào kết luận cho
rằng một cuộc sống là vô nghĩa nếu nó không
có mục đích hay cứu cánh ư nghĩa. Ư nghĩa luôn
luôn nh́n về một một cứu cánh có giá trị và lệ thược vào cứu cánh
đó.
Kế đó, cuộc sống là vô nghĩa
nếu chúng ta không thể trả lời câu hỏi:
Để làm ǵ?
Hoàn toàn tương phản với Aristote,
tinh thần khoa học chối bỏ những
nguyên nhân tối hậu và do đo chối bỏ mục
đích trong vũ trụ. Thay
v́ t́m nguyên nhân hay giải thích một sự vật nào
đó trong cứu cánh của nó, tinh thần khoa học
hiểu nhân quả theo một chuỗi biến cố
xảy ra trước một hệ quả. Tinh thần khoa học như
thế lật ngược đầu Aristote. Thay v́ nh́n về phía nguyên nhân
tối hậu hay cứu cánh tối hậu, khoa học nh́n ngược lại những nguồn
gốc của một chuỗi nhưng biến cố
với nguyên nhân và hậu quả.
Nhiệm vụ hiểu và giải thích như thế
trở thành một quá tŕnh phân
tích biến cố vào một chuỗi những
biến cố đơn giản hơn, nguyên tử mà
những liên hệ nhân quả được chi phối bởi những định luật thiên nhiến phổ
quát không thay đổi. Do
đó nguyên nhân của một đóa hoa không phải có
mục đích vinh danh Thượng Đế hay mang lại vẻ đẹp cho nhân loại mà là một
chuỗi những biến cố sinh học và hóa học chấm
dứt ở cái cây trổ hoa.
Thượng Đế, giờ không c̣n là một
nguyên nhân tối hậu, bị đẩy lùi xuống thành
nguyên nhân tiên khởi thần thánh, người chế
tạo đồng hồ vĩ đại, nếu bây
giờ vắng mặt, đă tạo ra then máy thiên nhiên
tự biết duy tŕ. Khoa
học cổ điển nh́n vào chuỗi biến cố
vật chất từ đó một sự vật nào đó
đă đến, thay v́ nh́n vào những biến cố mà nó
đang đi đến. Khi làm như thế, cùng một lúc nó di chuyển từ
siêu h́nh đến hữu h́nh, từ triết học đến triết học thiên nhiên,
từ cứu cánh đến nguồn gốc. Tinh thần khoa học quan tâm t́m
hiểu sự vật tác động hay xảy ra như
thế nào thay v́ nguyên nhân nào hay cứu cánh nào chúng làm như
thế.
Khi phân biệt một
chuỗi biến cố theo nhân quả, tinh thần
khoa học chỉ nh́n độc nhất vào những
đặc tính nhất đẳng
của một thực thể, kể cả những
đặc tính vật chất, nguyên tử về trọng lượng, kích thước, và chuyển động, cái có thể được
đo lường và mô tả một cách toán học. Đây là những đặc
tính phổ quát, khách quan, trái ngược với
những đặc tính chủ quan, nhị
đẳng. Chúng ta có thể
không đồng ư về chiếc xe nào
tốt hơn, chiếc
Volkswagen xanh lá cây hay chiếc Corvette màu xanh
đậm, nhưng chúng ta không thể không đồng ư
về chiếc nào
chạy nhanh hơn theo kết quả đo lường.
Tiến tŕnh nhân
quả diễn tiến bằng cách phân tích từ cái
đơn giản qua cái phức tạp và từ cái
trước đến cái sau. Chuỗi đó là một chuỗi đích thực
chứ không phải tùy tiện, nghĩa là việc nầy
theo sau việc khác
theo những
định luật thiên nhiên không thể vi phạm, một chiều,
tất định, phổ quát, và không thay đổi. Nếu không có chiều đo
lường th́ không có nguyên nhân hay biến cố phi vật lư nào
được cho phép, chuỗi biến cố cũng không
thể bị vi phạm hay phủ quyết bởi
những can dự, thần thánh hay h́nh thức nào khác. Không ǵ đáng ngạc nhiên, trong
khi Aristote dùng
ẩn
dụ sinh học để
tŕnh bày những khái niệm của ông về sự tăng
trưởng và chuyển động về những
cứu cánh, tinh thần khoa học nh́n thế giới
theo những đồng hố và máy móc. Thực vậy, theo nhà phê b́nh xă hội Bryan Appleyard,
đồng hồ là một biểu
tượng đặc biệt thích hợp cho quan sát khoa học, v́
vị trí của nó trong những nơi công cộng
"nhấn mạnh rằng thời gian bây giờ có một quyền vô ngă, một
hiện hữu bên kia chúng ta nhưng văn là một hiện
hữu mà chúng ta bây giờ có thể kiểm soát qua kiến
thức của chúng ta.
Thời gian chủ quan - cảm quan riêng tư của
chúng ta vể thời lượng - mặc nhiên bị xem
thường và từ đó sinh ra sự tuân thủ
hiện đại của chúng ta với thời gian khách
quan có thể đo lường được."
Từ
giải thích đến kỹ thuật
Nếu tinh thần khoa học dừng
lại ở điểm thay thế những khái niệm
của nó vào những khái niệm của Aristote hay Platon, th́
nó ch́ mới thành công trong việc phục hồi những
triết lư cổ điển hơn như thuyết nguyên
tử và sự phân biệt giữa những đặc tính
nhất đẳng và nhị đẳng. Chủ thuyết thần học
về siêu thực tại (transubstantiation), chung qui, phân biệt giữa cơ
thể tinh thần thực sự của Christ và bánh ḿ vật chất và rượu vang Thánh thể. Sự canh tân quan yếu của
tinh thần khoa học là sự khẳng định rằng chúng ta không thể đơn
thuần suy luận con đường của chúng ta đi
đến chân lư, nhưng chân lư cũng đ̣i hỏi
một tiến tŕnh quan sát cẩn thận qua diễn
dịch, thực nghiệm và chứng minh công khai.
Khoa học tŕnh bày một di chuyển từ
khách quan sang phân loại (taxonomy),
và từ tiên đoán sang kiểm soát. Trước hết, khoa học
được xây dựng trên sự đồng thuận
giữa những quan điểm chủ quan. V́ xuất hiện như thế
xuyên qua một thời đại chiến tranh tôn giáo
bất tận, đó là một
trong những thỉnh cầu của nó. Tuy nhiên, thứ nh́, khoa học là tiên liệu. Phân loại, như phân loại
đá và những chủng
loại sinh học, chẳng hạn, theo một nghĩa nào
đó, là một khóa học, hay, có lẽ chính xác hơn, là một tiền khoa học, nhưng nó
không đ̣i hỏi sự tôn kính mà chúng ta dành cho những
khoa học tiên đoán. Thành quả lớn của Galileo và Newton là họ có thể
chinh xác và công nhiên tiên liệu được sự vận hành của những hành tinh và
đạn đạo của một viên đạn và có
thể làm thế theo một cách mà mọi người có thể thấy. Lư
thuyết khoa học, bất luận hấp đăn
đến đâu về mặt trí thức, vẫn không hoàn
chỉnh cho đến khi nó bao gồm được
một thí nghiệm cho
thấy nó đúng hay sai.
Nếu một lư thuyết không thể được
thí nghiệm để kiểm chứng giá
trị của nó, đó không phải là một lư thuyết khoa học.
Những kết quả của
cuộc thí nghiệm, và khả năng lặp lại thí
nghiệm, đương nhiên đưa đến sự
đồng thuận. Tuy nhiên, hơn
cả tiên đoán là khoa học nào cũng có thể kiểm
soát một chuỗi biến cố thông qua thực
nghiệm và kỹ thuật. Quan
sát và tiên đoán thời tiết ngày mai là một chuyện;
gom mây với halogen để
làm cho trời mưa là chuyện ḥan toàn khác. Quan sát và tiên đoán tiến tŕnh của một căn bệnh là một chuyện nhưng chích ngừa sổt tê liệt và trồng trái là chuyện ḥan toàn khác. Appleyard kết luận, "Sự hữu hiệu
hiển nhiên và to lớn là ưu điểm lớn của
khoa học. Bất chấp chúng ta có nghĩ ǵ khác về nó,
chúng ta phải chấp nhận rằng khoa học là hữu hiệu. Penicillin chửa bệnh, máy
bay bay, mùa màng phát triển mạnh hơn v́ có phân bón, và v.v."
Sau đây là hai nhận định về
tinh thần khoa học trước khi chúng ta đi xa
hơn. thứ nhất, tinh
thần khoa học là thuyết nhất thần (monotheistic).
Sự hữu hiệu và năng lực của nó hạ
bệ và đưa ra lề những triết học thay
thế và những khác biệt địa phương hay
văn hóa, vốn bị bác bỏ như là nhị
đẳng và chủ quan, Bất luận chúng ta có nghĩ ǵ
hay tin ǵ, tất cả chúng ta đều muốn penicillin khi con
cái chúng ta lâm
bệnh.
Thứ hai, đễ thực hiện một
"nhảy vọt niềm tin" từ hữu hiệu
khoa học sang chân lư của nó.
Khoa học trở nên duy khoa
học bất kỳ khi nào điều nầy xảy
ra. Không có ǵ đáng
ngạc nhiên khi sự hữu hiệu khoa học đưa
đến một niềm tin sâu xa vào những nguyên tắc
theo đó khoa học thành công: khách quan, nhân quả vật chất, đo lường, phân tách, và bác
bỏ những đặc tính nhị đẳng. Appleyard nhận định, "Chỉ có một
khoa học và, theo thời gian, tất cả những
văn hóa cúi đầu trước quyền năng
tuyệt đối của nó
và việc nó từ chối không chịu sống chung. Kết luận hữu lư duy
nhất có vẻ là, v́ một lư do nào đó, khoa học là
Biểu Mẫu duy nhất của tri thức con
người đích thực cho phép chúng ta truy cập vào
một thế giới 'thực' mà thôi."
Tinh
thần khoa học phát triển và những hậu quả
của nó
Lần đầu tiên được áp
dụng để giải thích những di chuyển của
các hành tinh, nguyên tắc chỉ đạo của tinh thần khoa học - nguyên tắc nhân quả có
thể được giản lượt vào những
nguyên tử trung tính, không có sự sống và những
lực di chuyển chúng - được áp ứng cho càng lúc
càng nhiều bộ môn nghiên cứu hơn trong ba thế
kỷ tiêp theo. Theo kết luận
trứ danh của nhà sử học Carl Becker, triết học mới nầy
đă "mê hoặc" thế kỷ 18. Phương pháp giải thích
hiện tượng từ dưới lên, nghĩa là,
như kết quả của một chuỗi nhân quả của những biến cố thay v́ dựa
vào một cứu cánh thần học, phương pháp
đó được tuần tự áp dụng cho
sự chuyển động của những vật thể, những nguồn gốc của đá
và khoáng sản, sinh học, và cuối cùng là nhân loại. Triết gia thế kỷ 17,
Benedict Spinoza, đi trước mọi người, đă
tuyên bố rằng ngay cả những hành
động của con người cũng có thể
được giản lượt vào
một chuỗi những nguyên nhân vật lư, thay v́ những
cứu cánh hay lư do thần học.
Ông tuyên bố, "Đa số các nhà văn viết
về cảm xúc và hành vi con người dường
như đề cập đến những vấn
đề bên ngoài thiên nhiên thay về những hiện
tượng thiên nhiên tuân theo những định luật
tổng quát của thiên nhiên.
Họ có vẻ quan niệm con người như bị
giới hạn trong thiên nhiên như một vương
quốc bên trong một vương quốc; v́ họ tin rằng con người khuấ
động trật tự thiên nhiên thay v́ tuân theo nó. Tôi sẽ xem hành động và ư
muốn của con người theo cùng một cách như tôi
quan tâm với những đường thẳng, mặt
phẳng, và những h́nh khối."
Những khuôn mặt lớn của
thời kỳ hiện đại cùng có
chung đặc điểm là giải thích hiện
tượng bầng cách lần theo đến những
tiền thân vật lư của chúng.
Hay nói cách khác, mỗi người họ đề nh́n thấy và giải thích vũ trụ như một then máy
lớn. Huston Smith tom
lượt rơ ràng lịch sử như sau: "Đối với Newton, các
tinh tú trở thành những máy móc.
Đối với Descartes, thú vật là những máy móc.
Với Hobbes, xă hội là một máy móc. Với LaMettrie, cơ thể con
người là một máy móc.
Với Pavlov và Skinner, hành vi con người
là máy móc."
Darwin và những người thừa kế của ông
lần theo tiến hóa của nhân loại để đến những h́nh thức
sống đơn giản hơn và sơ khai và cuối cùng đi đến những thành tố
hóa học của chúng. Khi làm
như thế, sự sống của con người mất đi tính duy nhất của nó. Marx
giản lượt lịch sử nhân loại và
thuyết duy tâm (kể cả tôn giáo) vào những
lực kinh tế vô ngă. Chúng
tôi nghĩ rằng chúng ta hành động độc lập
và theo lư trí, nhưng những nhà sáng lập xă hội
học như Ludwig Gumplowicz (1838-1909) nói với chúng ta
rằng giả định con người biết suy
nghĩ là một sai lầm, v́ không phải con người
suy nghĩ mà những cộng đồng xă hội của
họ suy nghĩ. Tín
ngưởng và những tài liệu tôn kính được lột
hết chất thần học (demythologized), nghĩa là,
được "giải thích riêng biệt" bằng
cách truy nguyên những nguồn gốc của chúng
để đi đến những yếu tối lịch
sử, tâm lư, hay xă hội học
căn bản hơn. Freud
đi xa hơn và nói rằng bên dưới ư
thức chúng ta bị chi phối bởi những lực không phải lư trí. Cuối
cùng, chính tinh thần bị giản lượt vào những phản ứng hóa học và chất trung ḥa
của một vật lư học
hoàn toàn
vật chất.
Đương nhiên, với ư thức, tinh thần khoa
học cũng phân hủy ư
chí, giá trị đạo đức, ư hướng, ư
thức hệ, chính trị, linh hồn, và những cứu
cánh ư nghĩa, v́ mỗi thứ đó sau đó
được giản lượt vào những nguyên nhân cơ học, lănh đạm. Trên viễn tượng đó,
tinh thần con người và khả năng
của nó về cái đẹp và t́nh yêu là một thành
tựu tiến hóa. Không có câu hỏi tại sao; chỉ
có cúi đầu; không có
cứu cánh, chỉ có nguồn gốc và phương
tiện; không có lư trí, chỉ có nguyên nhân.
Và kết quả của thuyết giản
lượt nầy? Một
mỉa mai lớn và một chân lư cũ, được
diển tả theo một cách mới.
Mỉa mai lớn là nhân loại càng có
được khả năng tiên đoán và kiểm soát
thiên nhiên bao nhiêu, càng hiểu được những nguyên
nhân của nó và tách rời khỏi những tất yếu
của nó bao nhiêu th́ nhân loại càng bị ch́m đắm
trong thiên nhiên bấy nhiêu và trở thành một yếu
tố quyết định cho những lực
cơ học vô nghĩa của nó. Nhân loại hoàn thành khả năng
chửa bệnh và du hành lên mặt trăng, nhưng,
đồng thời, nhân loại lại bị giản
lượt vào một "vật thể" bị chi
phối bởi những lực (vạt lư, hóa học, và
điện cơ) những lực mà con người t́m cách
kiểm soát. Vào lúc chiến thắng, nhân loại, và tất
cả những lư tưởng
mà con người yêu quí, bị xuống cấp thành một
đặc tính nhị đẳng. Richard
Tarnas nhận
xét, "Chúng ta có vẻ nhận được hai thông
điệp từ hoàn cảnh hiện hữu của chúng
ta; một mặt, hăy nỗ lực, hăy
đi t́m ư nghĩa và thỏa măn tinh thần, nhưng mặt khác, hăy biết
rằng vũ trụ, mà chúng ta được cấu
tạo nên, là hoàn toàn lănh đạm với sự đi t́m
đó, ví nó vốn không có linh hồn và hệ quả
của nó là triệt tiêu. Chúng
ta cùng một lúc bị khích động và bị nghiền
nát. Trong khi vũ trụ th́ phi
nhân một cách phi lư, không thể giải thích
được th́ chúng ta lại không phải thế."
Và chân lư lớn là ǵ? Chân lư là: sự vật không như
nguời ta thấy chúng. Tinh thần khoa học tŕnh bày trực giác của Platon cho rằng những cái
bề ngoài và thực thể có thể phân biệt
được theo một cách khác hoàn toàn.
Sử gia về khoa học E. A. Burtt nói rất chí
lư: thế giới mà con
người đă nghĩ rằng ḿnh sống trong đó -
một thế giới phong phú
màu sắc và âm thanh, hương thơm, thú vui, t́nh yêu và vẻ đẹp, đâu đâu cũng vang vọng ḥa điệu cứu cánh và
những lư tưởng sáng tạo - thế giới đó giờ
đây chỉ được nhét vào những góc bé nhỏ
li ti trong các khối óc của
những sinh vật hữu cơ được phân tán
đó đây. Thế giới
thực sự quan trọng bên ngoài là một thế giớ
đanh đá, lạnh lùng, không màu sắc, và câm điếc;
một thế giới của lượng, một thế
giới của những chuyển động có thể tính
bằng toán học theo điều ḥa cơ học. Thế giới của phẩm
như con người trực tiếp cảm nhận
trở nên chỉ như một hệ
quả quái đản và tầm thường của
guồng máy vô hạn đó. Trong Newton, siêu h́nh học của
Descartes...cuối cùng đánh đổ thuyết của
Aristote và trở nên thế giới
quan chiếm ngự của thời kỳ hiện
đại.
Tiến
bộ
Tinh thần khoa học giả định
rằng có mọt thế giới thực, khách quan không
lệ thuộc tinh thần "ngoài kia", và thế giới đó có thể hiểu
được. Khoa học là
một phương pháp luận giải phóng chúng ta khỏi
những đặc tính nhị đẳng và những xuyên
tạc chủ quan như cảm xúc, tôn giáo, ư thức hệ chính trị, và tập quán
địa phương. Khi
xuất hiện như thế trong một thời đại của những chiến tranh tôn giáo và chính trị liên miên, khung điều hành trung
lập, vô tư của khoa học và đ̣i hỏi của
nó phải tạo ra một thực tế cụ thể mà con người có
thể sờ mó và cân đo được
đối với họ đă được hoan nghênh v́ khả năng của nó vượt qua
tất cả những biên giới
chính trị, ư thức hệ, văn hóa, và tôn giáo. "Sự
kiện" trở nên tiêu đề tối hậu, kính
cẩn chỉ định tri thức đích
thực, phân biệt với niềm tin hay
tư kiến. Trong một ṭa án, những nhân chứng có thể nói lúc thế nầy
lúc thế khác về một trường hợp hay
đặc tính hay tổng thể tâm lư của bị cáo,
nhưng câu hỏi có tội hay vô tội được quyết định
nếu thông tin DNA cho thấy mối liên quan giữa nạn
nhân và can phạm. "Sự
kiện" khoa học kết thúc tranh căi.
Làm
thế nào chúng ta biết khoa học là thực? Như đa thấy, chúng ta
biết v́ khoa học hiệu ứng! Chân lư được định
nghĩa không phải dựa vào mối tương quan
với thần thoại hay Biểu Mẫu, hay, thay v́
thế, dựa theo sự nhất quán nội bộ bên trong một
văn mạch đặc biệt hay "tṛ chơi -
game", nhưng chỉ dựa theo những kết quả
của nó mà thôi. Những phương pháp khoa học -
kết quả thực nghiệm chứng minh tiên đoán và
kiểm soát - đă thay đổi thế giới, loại
bỏ một số bệnh, giúp nông nghiệp sản
xuất nhiều hơn, và cho chúng ta khả năng truyền
thông tức khắc toàn cầu. Những tranh căi liệu
người ta có nên đi theo Phật hay Chúa, những giá
trị của Shakespeare hay Picasso, và mức độ công lư
khả thể trong các quốc gia tư bản và xă hội
chủ nghĩa; những tranh căi như thế là bất
tận và không có kết luận.
Ngược
lại, việc loại bỏ bệnh đậu mùa và
khả năng bay xuyên đại dương là không thể
chối căi được. Ít
ai ngạc nhiên khi thấy rằng h́nh như, với
nhiều người, khoa học là hệ thống tư
tưởng duy nhất có thể sản sinh
được chân lư đích thực và vĩnh cửu. Vật lư gia Gerald Holton cho rằng "Lịch sử khoa
học là lịch sử duy nhất có thể minh họa
tiến bộ của nhân loại.
Thực vậy, tiến bộ không có ư nghĩa dứt
khoát và không thể tra vấn trong những bộ môn nào khác
hơn là bộ môn khoa học."
Khoa
học có khả năng không những hiểu mà c̣n chứng
minh cải tiến được những điều
kiện tốt hơn; khả năng đó cung ứng
một căn bản cho ư niệm về tiến bộ. Ư
niệm về tiến bộ dự phóng một tự
truyện trong đó nhân loại đă tiến
từ
những nguồn gốc sơ khai, bây giờ đang
tiến nhanh qua khoa học và khai sáng chính trị, và sẽ
tiếp tục tiến trong tương lai có thể tiên
liệu được. Chúng
ta từng sống trong hang động; bây giờ chúng ta
sống trong những căn nhà có máy điều ḥa. Chúng ta từng ăn trái và rể;
bây giờ chúng ta ăn sau tươi và trái cây nhập
cảng trên toàn cầu. Chúng ta
từng truyền thông bằng giấy da trao tay; bay giờ
chúng ta truyền thông bằng email, thư tín lập tức
(instant messaging), và điện thoại tay.
Tiêu
đề về tiến bộ của nhân loại có
một số hệ luận (corollaries). Thứ nhất, tiến bộ
tương quan với quá tŕnh tích lũy chậm của
kiến thức liên tục xây dựng trên chính nó. Thứ hai, sự thu thập
kiến thức và tiến bộ có được đi
theo cấp số cộng và một chiều. Một khi biết được
một điều ǵ, một khi nhân loại khám phá ra
những "sự kiện" cố hữu trong cơ
cấu của thên nhiên, kiến thức đó là
thường hằng và không thể đảo ngược
được. Vị thần không thể bỏ lại
vào lọ được. Thứ ba, và rất quan trọng,
sự thu thập kiến thức chỉ có con người
mới có qua trực giác và tài nghệ. Thông qua khoa học, nhân loại
không c̣n phải thụ động chờ đợi
sự can thiệp của thần thánh hay cảm hứng.
Trong
khi vị linh mục thuyết phục mọi
người cam chịu số phận của ḿnh, hay
hiểu nó một cach khác đi, th́ khoa học gia đi theo
một phương pháp nhằm khắc phục thân
phận. Niềm tin vào
đấng thiêng liêng được thay thế bởi
niềm tin vào khả năng của nhân loại có thể
thay đổi sự vật cho tốt hơn. Cầu
nguyện được thay thế bằng chủng ngừa,
ghép bộ phận, và sát trùng. Khi bị đặt trong
một thế giới sụp đổ và không hoàn
chỉnh, cuộc sống của chúng ta được
dần dần cứu văn và thỏa măn qua sự phát
triển của trí thức nhân loại. Nếu khoa học nói với chúng
ta rằng chúng ta sống trong một thế giới trung
lập, lănh đạm, ư thức hệ về tiến
bộ du nhập lại cứu cánh bằng cách nói rằng
chúng ta đang đi trên một hành tŕnh của khám phá và
cải thiện để đến một
cứu
cánh tốt hơn. Các khoa
học gia cảm thấy như họ đang thực
hiện những khám phá, không chỉ thay đổi
những viễn tượng hay lập trường
của họ. Động tác
nhỏ nhất của khoa học gia, giam ḿnh trong pḥng thí
nghiệm tăm tối, cũng có ư nghĩa, v́ nó đóng góp
và tham gia vào tiến tŕnh tiến bộ của nhân
loại. Ít ai ngạc nhiên khi
thấy rằng tiến bộ, với những "phép
lạ" khoa học do con người tạo ra, đă
được mô tả bởi nhà phê b́nh xă hội Christopher Lasch như là "tín
ngưởng hiệu ứng của nền văn minh
của chúng ta."
Tín
ngưởng trong quyền năng cứu văn của khoa
học và sự tiến bộ có thể chứng minh
được của nhân loại có hai hệ quả tương
quan với nhau. Thứ
nhất, nghị lực, năng lực, và hiệu ứng
của khoa học đă thành công trong việc thuyên
chuyển những quan tâm và tụ điểm của các
nỗ lực từ thế giới thần thoại hay
triết học sang thế giới nầy. Càng lúc càng tăng, sự thỏa măn
của con người được định nghĩa
duy nhất trên phương diện thế tục, nghĩa
là, vật chất. Để trả lời câu hỏi về
Thượng Đế, bất tử, ư nghĩa, mục
đích, hay những vấn đề siêu h́nh khác, khoa
học ban đầu nói rằng những câu hỏi nầy
thuộc bên kia vật lư và lư trí con người. Do đó, thiên nhiên và tôn giáo tạo
nên hai vũ trụ riêng biệt, nói một cách ẩn
dụ, một cuốn sách về thiên nhiên và một
cuốc sách về Thượng Đế, có thể t́m
hiểu được, một do khoa học và một do tín
ngưởng. Đó không
phải là khoa học chưa biết ǵ về các vấn
đề tín ngưởng; khoa học không thể biết. Khoa học chỉ đề cập
những vấn đề phù hợp với những
phương pháp của nó mà thôi.
Vật lư không thể quyết đoán về siêu h́nh và
ngược lại.
Sự
thỏa hiệp song lập giữa khoa học và tôn giáo tỏ
ra không đứng vững và yểu mệnh. V́ những ngưồn
gốc siêu h́nh của các câu trả lời của triết
học không c̣n được ai tin, chính những câu
trả lời đó cũng vậy. Đây là hệ quả thứ nh́
của niềm tin vào khoa học.
Dần dần sự khoan dung ban đầu
đối với những h́nh thức trước kia
của tri thức, kể cả trí
khôn
thần thoại và triết học, đă trở thành lănh
đạm, rồi sự lănh đạm nầy lại
nhường chỗ cho nhận thức cho rằng
những h́nh thức đó là không thích hợp. Đây là hệ quả thứ nh́
của việc đặt niềm tin vào khoa học. Theo nhận định chính xác
của Appleyard, "Khoa học bắt đầu bằng
cách nói rằng nó chỉ có thể trả lời loại
câu hỏi nầy và chấm
dứt bằng cách tuyên bố rằng đây [những điều mà chúng tôi đă mô
tả như những câu hỏi thế nào (how)] là những câu hỏi duy nhất có thể
được trả lời."
Làm sao có thể khác hơn được? Như chúng ta đă thấy, qua
định nghĩa, khoa học đề cập những
đặc tính nhất đẳng và cố ư thay thế
mục đích và những xuyên tạc của những
đặc tính chủ quan, nhị đẳng bằng nhân
quả, được hiểu như một chuỗi
những biến cố vật chất. Hơn nữa, như chúng ta cũng
đă thấy, những câu hỏi có thể được
giải quyết và kiểm chứng công khai theo một cách
mà những câu hỏi siêu h́nh không thể làm
được. Ngoài những vấn để khác,
thuyết duy nghiệm muốn đưa ra bằng
chứng mà những người khác có thể nh́n thấy và
đồng ư. Bằng
chứng trong trường hợp nầy có nghĩa là
tất cả những hiện tượng, kể cả
những tư tưởng và tin tưởng, đều có
thể giải thích được dựa theo vật
chất và một chuỗi nhân quả. Do đó, những câu hỏi
như "Tại sao những người tốt lại
đau khổ?" hay "Có Thượng Đế hay
không?" là những câu hỏi bị đặt ra bên
lề, dành để an ủi cá nhân hay được nh́n
một cách tiêu cực như những lời nói dối an
ủi. Cuối cùng, khoa học - hay chính xác hơn,
thuyết duy khoa học - là một tín ngưởng chỉ
có một thần, không thể chấp nhận sống
chung, tuyên bố như nó từng tuyên bố rằng đó
không những là một hướng tŕnh đi đến
chân lư, mà là hướng tŕnh duy
nhất. Khi trẻ con
bị bệnh, tất cả chúng ta cần penicillin hơn là một giải thích thần
học. Điều mà chúng ta
muốn là một nguyên nhân, chứ không phải một lư
trí.
Chúng ta phải sống thế
nào?
Cuối
cùng, chúng ta phải sống thế nào trong thế giới
mà
khoa
học cho thấy? Nghĩa là,
chúng ta phải sống thế nào trong một vũ trụ
thờ ơ, không mục đích của những nguyên nhân
vật chất hoạt động theo những
định luật máy móc của thiên nhiên, và hoàn toàn xa
lạ với những giá trị và hoài băo của con
người? Làm thế nào
chúng ta thực hiện được những lựa
chọn khi lựa chọn bị giản lượt vào
những nguyên nhân sinh học (Darwin), kinh tế - xă hội (Marx),
hay tâm lư (Freud)? Một cách là
tin và hành động hướng về sự tiến
bộ nhân loại, vật chất, như chúng ta đă ghi
nhận. Cái Nguyên Nhân tối hậu hay Biểu Mẫu và ư
hướng thiêng liêng đă bị chối bỏ bởi vũ
trụ không mục đích do
khoa học phơi bày được đưa vào trở
lại như ư hướng nhân loại. Ư hướng nhân loại trở
nên Biểu Mẫu mà một vật chất vô sinh, vô tư
phải thích nghi theo. Vật
chất di chuyển từ tiềm năng sang thực
tế dựa theo Biểu Mẫu của ư hướng nhân
loại, y hệt như quả đầu trở thành một
cây theo Biểu Mẫu cây sồi. Không ai có thể chối
căi rằng một nguyên nhân quí phái như chửa bệnh
ung thư đưa được mục đích vào
cuộc sống của khoa học gia nghiên cứu. Tuy nhiên, bên kia tiến bộ khoa
học đề nghị rằng chúng ta sống trung
thực nhất khi chúng ta sống phù hợp với thực
tế, theo những sự kiện và định luật
thiên nhiên như khoa học đă trưng bày. Tự do trong một thế
giới như vậy là nh́n nhận sự tất yếu.
Hai
ví dụ ngắn về phương thức chúng ta ḥa
giải với thực tế.
Freud nổi tiếng là đúng khi ông giải thích
bệnh thần kinh như trầm uất t́nh dục. Nghĩa là, con người có
những khích động t́nh dục; nếu bị đè
nén - vào thời của ông, là do những qui luật dạo
đức triều Victoria - những khích động
nầy gây bệnh thần kinh.
Giải pháp cho bệnh thần kinh là sống phù
hợp với thực tế, nghĩa là, tự do bày
tỏ những khích động t́nh dục vật chất vốn
chung cho tất cả mọi động vật.
Điều đúng và lành mạnh được
định nghĩa dưa theo hành vi khách quan của con
người thay v́ những tiêu chuẩn và cấm đoán chủ
quan, đạo đức hay tôn giáo gây tranh căi. Những luật lệ là vật
chất và thống kê thay v́ siêu h́nh.
Những
cấm đoán cổ truyền đối với
đồng tính luyến ái hay bất trung hay ngay cả
những thủ tục kế toán đáng nghi ngờ tan
biến khi thấy những thống kê đưa ra con
số những trường hợp đồng tính
luyến ái, ngoại hôn. Nếu
những trường hợp đó đủ nhiều th́
chúng trở thành qui luật. Tương
tự, những suy loại lấy từ thiên nhiên, như
sự tồn tại của kẻ ưu tú, trở nên
căn bản của chính sáh xă hội và kinh tế. Tóm lại, cái thực sự
xảy ra quyết định cho cái phải xảy ra. Các
đạo đức gia hàn lâm, nhất là David Hume - có
thể lập luận khác, nhưng những vị thành niên
đă bày tỏ một xuyên tạc khoa học từ
nhiều năm khi họ biện minh những hành
động của họ bằng cách nói, "Mọi
người khác đều làm như thế."
Phong
trào bảo vệ môi sinh, mà Appleyard mô tả như một
“bán tôn giáo”, là ví dụ thứ nh́ về cách tự ḥa
giải chúng ta với thực tế. Đối với phong trào môi sinh và những
người tranh đấu bảo vệ sinh thái, chúng ta
sống trong một hệ sinh thái khép kín, một con tàu không
gian mệnh danh là Trái Đất được thể
hiện rơ ràng nhất dưới mắt chúng ta do những
bức h́nh của trái đất chụp từ mặt
trăng. V́ đó là một hệ sinh thái khép kín, những
can thiệp vào một phần của hệ thống có
những hậu quả trên những phần khác. Kết quả, những thành
tựu bề ngoài của khoa học và kỹ thuật
được nhận định như là ảo
tưởng và khó đứng vững. Chúng ta chinh phục
không gian bằng cách phát minh ra máy nổ và thắp sáng nhà
của chúng ta bằng cách đốt than, và trong quá tŕnh
đó chúng ta tạo ra những hơi nhà kiếng (greenhouse
gases) nâng cao nhiệt độ trái đất. Chúng ta gia tăng đáng kể
nông sản thông qua việc xử dụng những chất
sát trùng và phân bón chỉ để khám phá ra rằng chính
những hóa chất nầy là nguyên nhân gây ung thư. Thiên nhiên là một hệ thống
tự động, phức tạp, và được quân
b́nh một cách tế nhị.
Những nỗ lực của con người
để kiểm soát hay chế ngự nó tạo nên
một sự nổi loạn chống lại Mẹ Thiên
Nhiên và dứt khoát chung qui làm rối loạn cái tổ duy
nhất của chúng ta. Chính bên
trong hệ thống khép kín nầy sự
ḥa
giải của chúng ta với thực tại trở nên
một mệnh lệnh thiết yếu, “tôn giáo”. Appleyard mô tả mối
tương quan giữa phong trào bảo vệ môi sinh và
một h́nh thức của ư nghĩa tôn giáo như sau:
Đối
với người của phong trào môi sinh, một ngày của
họ có thể cũng tràn đầy ư niệm tôn giáo
như một ngày của một đạo sỹ. Ông ta có thể lựa chọn
thực phẩm để tránh những hóa chất, sản
phẩm nhà máy, và nguồn gốc tai hại. Ông có thể gạt bỏ
việc đóng gói cầu kỳ, phục chế có ư
thức những bao ny lông, và đi bộ hay đi xe
đạp thay v́ đi xe hơi.
Ông có thể chiêu mộ tín đồ, vận
động và biểu t́nh…
…Đối
với người của phong trào môi sinh, thế giới bị
phủ đầy những điềm gỡ; nó được phong phú hóa
với ư nghĩa như trong nhản quan của một
vị thánh. Trên hết, đó
là một thế giới, một khối thống nhất,
ngược hẳn với một đống dữ
kiện phân tán, kho hiểu gồm những sự kiện
do khoa học hay nghệ nhân hiện đại cung ứng.
…Đối
với người của phong trào môi sinh, sự lụa
chọn giữa giấy và nhựa là một vấn
đề đạo đức, mang đầy ư
nghĩa, Sự hấp dẫn
của phong trào môi sinh là: Trong
một vũ trụ trung lập không có giá trị cố
hữu hay cứu cánh, phong trào đó cung ứng những giá
trị và ư nghĩa phổ quát. Cứu cánh là sự tồn
tại của con người. Đây là một mục
đich mà tất cả chúng ta đều đồng ư. Cùng với niềm tin vào tiến
bộ, phong trào môi sinh có lẽ là niềm tin rất rơ vào
một tinh thần khoa học. Bất luận căn
bản văn hóa, xă hội, hay kinh tế của chúng ta là
ǵ, tất cả chúng ta đều có liên quan trong sự
tồn tại của hành tinh duy nhất cưu mang chúng ta. Và cũng như những niềm
tin khác, trách nhiệm của chúng ta là hạ thấp những
cái tôi ngạo nghễ và tuân thủ quyền uy của chân
và thiện, trong trường hợp nầy là thực
tế khách quan, phổ quát của thiên nhiên và những
mệnh lệnh của nó như được khoa học
phơi bày mỗi lúc một nhiều. Chúng ta hoàn thành chân lư
trong phạm vi mà những tư tưởng của chúng ta
tương ứng chặt chẽ hơn, không phải
với những câu
chuyện
thần thoại hay Biêu Mẫu của triết học, mà
với hoàn cảnh thực tế.
Mỉa mai và hồ đồ thay, với khoa học,
chúng ta t́m cách kiểm soát để tuân thủ. Thực tế định
nghĩa những ǵ chúng ta phải làm. Sự kiện thắng những
ham muốn chủ quan, riêng tư, cung ứng một
hướng dẫn quyền uy cho những hành động
của chúng ta, và thông tri sự liên kết của chúng ta
với một cộng đồng nhân loại phổ
biến.
Tinh
thần khoa học càng lúc càng bị chỉ trích. thuyết hậu hiện
đại (postmodernism), như tên gọi cho thấy, là
một nỗ lực di chuyển sang bên kia thuyết
hiện đại và những giả định khoa
học của nó. Tuy nhiên, nói
là thế, thuyết hậu hiện đại phần lớn
bị giới hạn vào một nhóm nhỏ những khoa
học gia, sử gia, và triết gia. Đa số khoa học gia và
kỹ sư, cũng như đa số nói chung, vẫn duy
tŕ niềm tin hiện đại căn bản cho rằng
một thế giới khách quan hiện hữu "ngoài
kia", và cách tốt nhất để khám phá thế giới
đó là bằng những phương pháp luận của
khoa học. Trong số bốn
tinh thần mà chúng ta đang xem xét - thần thoại,
triết học, khoa học, và hậu hiện đại -
tinh thần khoa học là một tinh thần mà hầu
hết những người có học đang sống ngày
nay chấp nhận và xử dụng. Những đặc trưng
bổ sung của tinh thần đó sẽ được
tŕnh bày trong phần bàn luận ở chương kế
tiếp về tinh thần hậu hiện đại
đang mới trổi dậy. Tuy nhiên, trước khi
đi xa hơn, chúng ta cần đặt ra với tinh
thần khoa học những câu hỏi mà chúng ta
trước đây đă hỏi với tinh thần
thần thoại và triết học: (1) Chúng ta biết ǵ?
(2) Làm thế nào chúng ta biết? (3) Tinh thân khoa học xem
nhẹ điều già và chú trọng điều ǵ? (4) Tinh thần có ǵ để nói liên
quan đến câu hỏi về ư nghĩa?
BỐN CAU HỎI
Chúng ta biết ǵ?
Điều
căn bản nhất mà chúng ta biết với tinh thần
khoa học là: Chúng ta có thể thay đổi những hoàn
cảnh của chúng ta.
Khi
đáp ứng với sự bất măn và ham muốn vật
chất, tinh thần khoa học t́m cách, không những
hiểu, mà c̣n kiểm soát, hay chính xác hơn, hiểu như
một công cụ kiểm soát. Tri thức đối
với tinh thần thần thoại có nghĩa là nh́n
hiện tại trong ánh sáng của những câu chuyện và
lễ nghi thần thoại; đối với tinh thần
triết học, đó có nghĩa là nh́n một hoàn cảnh
theo những lư tưởng phổ biến hơn và
trừu tượng hơn hay những Biểu Mẫu. Với Aristote, tri thức cao
nhất có nghĩa là lănh hội cứu cánh hay mục
đích. Ngược lại, tri thức đối với
tinh thần khoa họ có nghĩa là khám phá những thực
tại vật chất đơn giản hơn và có
trước trong thời gian và chuỗi những bước
gây ra một biến cố phải xảy ra. Hay nói cách
khác, tinh thần khoa học hỏi thế nào (how)
chứ không phải tại sao
(why). Đối với tinh
thần khoa học, biết cái ǵ tức là biết
những nguyên nhân của nó, chứ không phải mục
đích, lư do, hay cứu cánh của nó? Cũng như thần
thoại và những Biểu Mẫu Platon, những
định luật thiên nhiên do khoa học khám phá ra có
thể phổ quát và phi thời gian, nhưng không như
đối với tinh thần thần thoại và triết
học, đối với tinh thần khoa học, giá
trị của những định luật đó không nội
tại mà là khí cụ (instrumental). Tri thức luôn luôn
phục vụ cho thay đổi và kiểm soát. Hay
để đổi cách nói của Marx, mục đích
của tri thức không phải là để hiểu thế
giới mà để thay đổi nó.
Khi
đi t́m chân lư thực dụng, tinh thàn khoa học biết
rằng vũ trụ được bao gồm những
đặc tính nhất đẳng và nhị
đẳng. Một mặt,
những đặc tính trừu tượng, nhất đẳng
về kích thước, h́nh thể, số lượng,
trọng lượng, và chuyển động là khách quan, vô
ngă, vật chất, và phổ quát. Đây là những
đặc tính thể hiện một trật tự cố
hữu máy móc và nhân quả được diễn ta
tốt nhất với ngôn ngữ nhất quán và mô tả
của toán học. Mặt khác, có những đặc tính
thứ hệ nhị đẳng về thị giác, vị
giác, xúc giác, và khứu giác, và những hiện tượng
cảm xúc của con người, những giá trị, và
tư tưởng. Tinh thần
khoa học biết rằng lănh địa của những
đặc tính
nhị
đẳng là chủ quan và "ít thực hơn", v́
chúng được gây ra và giải thích bởi lănh
địa vật chất và thực tế căn bản
hơn của những đặc tính nhất
đẳng. Những Biểu
Mẫu nhân loại của tinh thần triết học - t́nh
yêu, đạo hạnh, công lư, vẻ đẹp,
Thượng Đế v.v. - được "giải
thích xa ra" , cũng như tinh thần thần thoại, bằng cách truy nguyên chúng về
những sự kiện căn bản hơn về chính
trị, xă hội, tâm lư, và tựu trung vật chất
của chúng. Nếu những
ngẫu nhiên của cuộc sống có thể siêu
vượt nhờ vào những thần thoại và tư
tưởng phổ quát và phi thời gian hơn, th́ khoa
học t́m kiếm một siêu việt tương tự
bằng cách khám phá những định luật thiên nhiên
phổ quát và phi thời gian ẩn giấu trong những
biến cố thay đổi và những cảm xúc của
đời sống hằng ngày.
Làm thế nào chúng ta biết?
chúng ta biết qua một tiến
tŕnh trừu tượng hóa và bằng cách phân biệt
những đặc tính nhất đẳng với
những đặc tính thuộc hệ và do đó nhị
đẳng. Âm nhạc
được trừu tượng hóa và giản
lượt vào những ḥa âm toán học; cường
độ chủ quan của cuộc chạy buổi sáng
của tôi được chuyển dịch thành những
định số khách quan được trưng ra trên
đồng hồ đo tim của tôi. Hơn nữa, chúng ta biết v́
tri thức của chúng ta có thể được kiểm
chứng qua thực nghiệm, và cuối cùng v́ tri thức
đó hiệu ứng. Trong khi
chân lư phần lớn là một h́nh thức của
tương ứng đối với tinh thần thần
học và triết học, đối với tinh thần
hiện đại, nó dứt khoát là thực dụng và khí
cụ. Tri thức trừu
tượng của khoa học và toán học
được kiểm chứng trong thế giới cảm
giác hằng ngày của chúng ta.
Chúng ta biết v́, qua quan sát, đo lường cẩn
thận, và qua những lư thuyết, chúng ta có thể
chứng minh với những thí nghiệm được
kiểm soát, có thể lặp đi lặp lại mà chúng ta
có thể tiên liệu và kiểm soát những hoàn cảnh vật
chất của chúng ta. Chúng ta biết
v́ uy quyền của tri thức nằm trên sự
đồng thuận xuyên chủ quan (intrasubjective agreement)
của những sự kiện và những kết quả
thực dụng. Việc tranh căi liên quan đến
những giá trị của Shakespeare
hay quyền phá thai có thể bất tận, nhưng không ai
có thể phủ nhận chân lư, sự kiện, theo đó
máy bay bay và chủng ngừa đă loại bỏ bệnh
đậu mùa.
Tinh
thần khoa học chú trọng cái ǵ và không chú trọng cái
ǵ?
Đương
nhiên, theo quan điển của tinh thần hiện
đại, tinh thần khoa học không bỏ qua cái ǵ
cả. Khoa học trung
thực mô tả thế giới, trong tổng thể, và
phủ nhận giá trị của những phương án
tri thức khác. Tuy nhiên, đối
với những ai từng chịu ảnh hưởng
của tinh thần thần thoại hay triết học,
khoa học bỏ qua và không thể trả lời những
câu hỏi liên quan về giá trị, mục đích, ư
nghĩa và phẩm chất cuộc sống. Khoa học bỏ qua câu hỏi tại sao (why) để chọn câu hỏi thế nào (how), và bỏ qua vấn đề
mục đích để chọn vấn đề nhân
quả. Làm sao có thể khác
hơn được trong một thế giới
đơn thuần là thế? Nhưng sau khi nói thế,
liệu câu hỏi tại sao
có thể bị gạt bỏ hay xem thường mà khong gây
ra hậu quả nào?
Những
giá trị khoa học là chuyên ṛng khí cụ (instrumental). Nghĩa là, tri thức, từng là
một cứu cánh trong chính nó, trở thành chỉ c̣n là
một phương tiện của năng lực (power).
Nhưng năng lực cho mục đích ǵ? Sự bất
lực của khoa học không thể phân xử những mục
đích hay cứu cánh được phơi bày trong
những mâu thuẩn đương thời. Nếu việc bảo tồn
sự sống tự nó là cứu cánh, khoa học có thể để
một bệnh nhân già hay sắp chết trên một trên
một máy hô hấp và xử dụng những phương
tiện hữu hiệu để cứu mạng. Mặt khác, nếu cứu cánh là
chỉ bảo tồn chuyên biệt một cuộc sống
đáng sống th́ khoa học sẽ cung ứng
phương tiện cho một bệnh nhân chết đúng
qui cách. Tương tự, khoa học có thể nói với
chúng ta làm thế nào để chế tạo một
hỏa tiển lên mặt trăng hay một hệ
thống chuyên chở nhanh, nhưng nó không thể nói với
chúng ta nên dùng tài nguyên quốc gia để tài trợ cho
dự án nào. Khoa học có thể
dùng thăm ḍ để nói rơ với chúng ta rằng dự
án lên mặt trăng th́ giá trị hơn so với một
hệ thống chuyên chở nhanh, nhưng không thể chỉ
định con người phải đánh giá cái nào
nhất. Hay nói cách khác, khoa
học không thể trả lời những câu hỏi khăng
khăng, ấu trĩ mà Tolstoy đă hỏi: tại sao và để làm ǵ?
Đương
nhiên, câu hỏi tối hậu tại
sao là "Tại sao chúng ta ở đây?" Phải chăng sự sống,
sự sống của tôi và sự sống trên trái
đất, có một mục đích hay ư nghĩa? Sự
khác biệt giữa giàu và
nghèo, giữa đẹp và xấu, có một ư nghĩa ǵ
không? Có một mục đích nào phía sau chăng? Chúng ta có
thể trách cứ Aristote và Ky Tô giáo đă liên kết ư
nghĩa với mục đích và một cứu cánh tối
hậu; hay chúng ta có thể trách cứ khoa học đă làm
cho cuộc đời có vẻ vô nghĩa bằng cách
chối bỏ những cứu cánh đó như chỉ là
chủ quan và siêu h́nh.
Cuối
cùng, khoa học không thể thực hiện được
những phân biệt về phẩm. Sự chú trọng của nó trên
những đặc tính nhất đẳng đưa
đến sự xem thường tương ứng đối
với những đặc tính nhị đẳng, chủ
quan vốn thêm màu sắc và cảm xúc vào cuộc
sống. Với khoa học,
thế giới bị lột trần những phẩm
chất nhân loại: không có hơn hay kém, không yêu hay ghét,
đẹp hay xấu, cứu rỗi hay trừng
phạt. Vũ trụ
đơn thuần như thế đó: trung lập,
thờ ơ, và không có một giá trị cố hữu hay
mục đích hay linh hồn.
Hậu quả, không có ǵ là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm, hay cấm đoán. Hơn hay kém được thay
thế bằng nhiều hơn hay ít hơn. Trong một
thế giới hoàn toàn thế tục, chúng ta
được phép làm bất cứ điều ǵ có
thể làm được và có toàn quyền. Đối với câu hỏi,
"Cái ǵ tốt hơn, một khu rừng già đẹp
đẽ hay những công ăn việc làm được
tạo ra để phá rừng đó?" Khoa học không biết nói ǵ. Hôn nhân có nên nhất thiết định
được nghĩa là giữa nam và nữ? Khoa học có thể nói rơ với
chúng ta rằng nhiều người là đồng tính,
nhưng nó không thể nói rằng những hội đoàn
không đồng tính th́ tốt hơn là những hội
đoàn của những người đồng tính. Bạn không thích thân thể
của bạn? Khoa học có
thể cho bạn những bộ ngực lớn hơn hay
một cái bụng nhỏ hơn, nhưng nó không thể nói
với bạn sống tự nhiên là tốt hơn hay không
tốt hơn. Hơn và kém,
tốt và xấu nằm bên
ngoài ngữ vựng mô tả của toán học. Tiêu chuẩn là một tóm
lượt thống kê, không phải là một mệnh
lệnh.
Khoa học và ư nghĩa
Trước
hết, tinh thần khoa học nói rằng sự vô nghĩa
(meaninglessness) là trung lập trong diển tả. Vũ
trụ không có ư nghĩa, phương hướng, cứu
cánh, hay mục đích nội tại. Thế th́ sao? Đó chính là những sự
kiện; đó chính là cách thức của sự vật. Hăy thỏa hiệp với nó.
Xử dụng từ vô nghĩa với những ngụ ư
tiêu cực, kinh qua vô nghĩa với một mất mát hay
ăn năn là hoài vọng những thế giới chủ
quan, nghĩa là ảo tưởng được tạo ra
bởi tinh thần thần thoại và triết học,
kể cả những nguyên nhân tối hậu của
Aristote như những cứu cánh.
Mệnh lệnh của tinh thần khoa học là
phải thỏa hiệp với thực tế. Trong thế giới trưởng
thành, chúng ta cần gạt bỏ những ngông cuồng
ấu trĩ và sống không cần nhờ đến, hay
biện minh bằng, những thần thánh siêu việt, phi
vật chất, những ư thức hệ, giá trị, và
mục đích. Vong Thân và Phi Lư có nghĩa là một sự
thất bại trong việc thỏa hiệp với
thực tế.
Nếu
chúng ta t́m được ư nghĩa, nó sẽ trổi lên duy
nhất trong thế giới nầy
mà thôi, theo một trong ba cách. Cách thứ nhất mà nó có thể
trổi lên là thông qua sự dấn thân và tuân thủ với những theo
đuổi vật chất và
thực tế, không có ǵ khác. Trong tinh thần nầy, xin
nhớ lại sự dấn thân của khoa học vào
tiến bộ và phong trào môi sinh. Khi đồng hóa và tham
gtia vào tiên bộ hay phong trào môi sinh, chúng ta trở nên
một phần của một cái ǵ phổ quát hơn và
rộng lớn hơn là những cái tôi của chúng ta theo
một nghĩa tương tự như chúng ta tham gia vào
một tôn giáo. Trên một b́nh
diện cá nhân hơn, tiến bộ và dấn thân vào
thế giới nầy có thể được xem như
vào một căn nhà rộng lớn hơn hay một
chiếc xe mạnh hơn.
Vươn ḿnh lên cùng xă hội, thăng tiến
nghề nghiệp, và đưa con vào những trường
tốt tức là cung ứng những Biểu Mẫu
của chính chúng vê hướng nghiệp và ư nghĩa.
Tinh
thần khoa học - và cuộc sống kỹ nghệ
hiện đại mà nó hỗ trợ - cũng gây nên
một phản ứng chống đối. Trào lưu lăng
mạn chấp nhận thế giới do khoa học
để lại bằng cách thỏa hiệp với
thực tế, có điều là, trong trường hợp
nầy, thế giới mà họ t́m cách thỏa hiệp là
một quan niệm lăng mạn hóa về thiên nhiên. Thiên nhiên trở nên một nơi
ẩn trú và ư nghĩa nhằm phản ứng lại bối
cảnh phi nhân bản, thờ ơ, biểu tượng
của kỹ nghệ hóa. Phong
trao nầy được tóm lượt một cách
đẹp đẽ trong tựa đề cuốn sách
của M. H. Abrams,
Natural Super-naturalism. Trong tác
phẩm cổ điển đó về lịch sử
văn học và trí thức, Abrams cho rằng thi ca lăng
mạn t́m nguồn an ủi trong Tha Nhân, khi Tha Nhân đó
được diễn tả trong thế giới “thiêng
liêng một cách tự nhiên" được t́m thấy
trong thiên nhiên. Nếu tinh
thần khoa học đă hạ bệ được h́nh
tượng địa phương hóa và nhân cách hóa của
Chúa Trời, Moses, và Jesus, th́ một thần linh phổ quát
có thể được tri giác trong thiên nhiên.
Cách thứ hai mà tinh
thần khoa học t́m được ư nghĩa trong thế
giới nầy là bằng cách giải những tṛ chơi
(puzzles). Như chúng ta đă thấy, khi loại bỏ
những cứu cánh và khả thể của siêu việt,
tinh thần khoa học chú trọng những lạc thú
sẽ t́m được trong thế giới nầy. Bao lâu, và chỉ bao lâu, câu hỏi
về ư nghĩa bị dập tắt và gạt bỏ, tinh
thần khoa
học t́m
được lạc thú nội tại trong khi giải những
tṛ chơi của thên nhiên tương tự như cách mà
lạc thú có thể t́m được khi giải tṛ
chơi Sudoku hay chơi cờ. Trong
những trường hợp đó, tinh thần khoa học
không mong hoàn thành những cứu cánh thực dụng; nó
chỉ quan tâm đến thách thức giải
được tṛ chơi lập tức.