Phỏng theo The
Search for Meaning – Dennis Ford
-
Trịnh Minh Huy
** Xin lưu ư: chữ
“tôi/Tôi”
trong tài liệu nầy ám chỉ Dennis Ford.
Chương Ba: Triết Học và Ư Nghĩa
Trong đối thoại Meno của Platon, Socrate yêu cầu định nghĩa về đạo đức (virtue). Phát biểu thay cho các nhà ngụy biện, Meno tự tin trả lời bằng cách nói thứ nhất đối với một người đàn ông - đạo đức là nên biết cai trị quốc gia v́ lợi ích của đồng bào của ḿnh và phương hại cho kẻ thù – và thứ hai đối với một người đàn bà – là chăm lo việc nhà và vâng lời chồng. Và sau đó, nghe qua rất giống một vật lư gia tương đối, ông nói tiếp rằng “Mọi thời đại, mọi điều kiện sống, trẻ hay già, đàn ông hay đàn bà, nô lệ hay tự do, đều có một đạo đức, v́ đạo đức tương quan với những hành động và tuổi tác của mỗi người trong tất cả những ǵ chúng ta làm.” Socrate chế giễu câu trả lời của Meno. Ông đáp lại một cách châm biếm, “Diễm phúc cho tôi quá, Meno. Khi tôi hỏi ông về một đạo đức ông lại tŕnh bày cho tôi cả một lố.”
Tiếp đó là một đối thoại nhằm khám phá ra khái niệm chung giữa nhiều loại đạo đức khác nhau. Cái ǵ cho phép người ta áp dụng từ ngữ đạo đức cho những hành động của cả người chủ lẫn người nô lệ, cho cả người già và thiếu nữ? Trong cái sẽ thành một chiến lược quen thuộc, Socrate vượt lên những bề ngoài – những đặc thù sáng ngời (bright particulars) của đầu óc anh hùng hay thần thoại – để khám phá khái niệm định nghĩa hay nguyên tắc, hay cuối cùng là Biểu Mẫu Đạo Đức tự tại của Platon (Platonic Form of Virtue per se), một phạm trù có thể được áp dụng phổ quát cho tất cả những hành động đạo đức, bất luận chúng xảy ra khi nào và ở đâu. Một câu chuyện dân gian của Homer có thể chứa cả ngàn tự truyện cho thấy những người đạo hạnh hành động thế nào trong những hoàn cảnh khác nhau, và chúng ta có thể, chẳng hạn, thán phục Mẹ Teresa và Martin Luther King Jr. như nhau. Nhưng, phía sau những khác biệt bề ngoài giữa người đàn bà Ân độ và nhà cách mạng xă hội Hoa Kỳ, họ có điểm ǵ chung khiến chúng ta thán phục?
Trong Republic, Platon nói rằng con người say mê những sắc thái, màu sắc, và h́nh thể - của một phụ nữ, một hoàng hôn, hay một ṭa nhà, có lẽ - nhưng họ không có “khả năng tư duy để chiêm ngưởng và say đắm trong bản chất của chính cái Thẩm Mỹ (Beauty).” Platon so sánh sự khác nhau giữa hiện tượng của cái đẹp và cái đẹp (the beautiful àn Beauty), bề ngoài và tự tại như sau:
Bây giờ nếu một người tin vào sự hiện hữu của những sự vật đẹp, nhưng không tin vào sự hiệu hữu của chính cái đẹp… th́ chẳng phải người đó đang sống trong mộng? Thử xem xét: Chẳng phải mơ – dù đang ngủ hay thức –là tưởng cái giả là cái thực?...Thử so sánh người đó với người tin rằng có cái ǵ đó như là chính Thẩm Mỹ và có thể phân biệt yếu tính đó cũng như những sự vật mang một phần bản chất của nó, không bao giờ lẫn lộn cái nầy với cái kia – phải chăng người đó là một kẻ mơ mộng hay đang sống trong một trạng thái tĩnh?
Đó là một câu hỏi lư thuyết, đương nhiên, v́ câu trả lời tức khắc là: người đó rất tĩnh. Người có thể chiêm ngưởng chính Thẩm Mỹ và phân biệt được yếu tính của nó phía sau bề ngoài là rất siêu đẳng.
Cũng như Socrate và đồ đệ Platon của ông, sử gia Hy lạp Thucydides cũng nh́n bên kia những bề ngoài. Trong khi họ t́m ra sự thống nhất phía sau bao nhiêu mô h́nh đạo đức khác nhau, ông lại phân biệt những lực phổ biến và một khung hướng dẫn bên ngoài hiện tượng tùy tiện của những biến cố lịch sử. Dưới mắt ông, những trận đánh và xung đột của Chiến Tranh Peloponnesie trở nên có tính cách minh họa cho những lực cố hữu trong những xung
đột
chính trị sẽ tái diễn, trong khi bản chất con
người vẫn là một, trong những thời
đại và nơi chốn khác.
Ông viết, trong chiến tranh, “Con người thay
đổi trong cách xử dụng mối liên hệ b́nh
thường giữa lời nói và việc làm: táo bạo rồ dại
được xem là can đảm trung thành, thận
trọng chần chừ bị xem là sợ sệt, ôn ḥa
bị xem là hèn nhát, và thông minh bị xem là phù
phiếm…Một người bạo động luôn luôn được
tin tưởng, đối
phương của y bị xem là nghi can.” Không như một số
người từng nói, lịch sử không đơn
thuần là một “chuyện nhảm theo sau một
chuyện nhảm”, nó cũng
chẳng phải do những cảm hứng của các
thần linh bốc đồng.
Ngược lại, lịch sử thể hiện
một biểu mẫu có thể phân biệt
được, một trật tự mà chỉ có tinh
thần – phân biệt với giác quan – mới có thể lănh
hội được. Lănh hội được cái
trật tự khả tri nầy bên trong những biến
cố lư ra tùy tiện của
lịch sử là một h́nh thức tri thức đích
thực và hữu ích. Với
chúng ta, tư tưởng cho rằng lịch sử
chứa đựng những bài học dường như
phổ cập, không cần phải đề cập.
Nhưng khi được đối chiếu với
bối cảnh thần thoại từ đó nó nổi lên,
cách Thucydides nh́n vượt trên những bề ngoài quả
là cách mạng.
Học
giả về cổ điển học Eric Havelock
đối chiếu đầu óc huyền thoại với
đầu óc triết học xuất chúng của Socrate,
Platon, và Thucydides như sau:
Một
cách đơn giản, một kinh nghiệm tự
truyện nói: “Thần băo
tố phóng ḍng sông vào bức tường và cuốn bức
tường đi.” Một phiên bản trừu
tượng sắp xếp lại điều nầy để nói “Ḍng sông có một
lực như thế như thế…và bức tường có một trọng
lượng (hay trọng khối hay quán tính) như thế
như thế; trọng lượng và lực khi được
tính toán và đối chiếu đưa đến kết
quả là bức tường phải bị cuốn đi
trước sức ép đè lên nó.”
Nhưng kết quả đặc thù nầy bây
giờ tùy thuộc trên những khái niệm về lực
và trọng lượng, những khái niệm đơn
thuần “hiện ra như thế” và trở thành những
vế của những phương tŕnh hiện “ra như
thế”. Trong thuyết Platon, những khái niệm nầy
thường trở nên những “Biểu Mẫu (Forms)”
của lực và trọng lực, và sự tham gia của
chúng vào nhau trở nên một định luật chi
phối sự liên hệ của áp suất với quán tính…
Hay
một trường hợp nữa, Agamemnon rất tức
giận khi bị Calchas thách thức phải từ bỏ
con gái của thầy tế; tuy nhiên ông nói: “v́ tất
cả những thứ đó ta sẽ trả nàng lại nếu sự thể tốt
hơn. Ta muốn thấy dân
tộc ta được trọn vẹn thay v́ tiêu vong. Chỉ
có điều là ngươi hăy chuẩn bị một
phần thưởng danh dự ngay tức khắc v́
sợ rằng ta là người Argives duy nhất bị
khinh bỉ, điều đó không thể chấp nhận
được. Tất cả các ngươi cứ thử
xem làm sao phần thưởng của ta có thể ra
khỏi tay ta.” Chuỗi động tác và biến cố
được tưởng tượng một cách sắc bén và riêng biệt nầy –
“Tôi sẽ trả nàng lại – dân tộc không tiêu vong –
nhưng chuẩn bị cho tôi một thay thế - Tôi là Vua –
Tôi là kẻ duy nhất mất phần thưởng” – những động tác và biến
cố nầy có thể sắp xếp lại nhằm
diễn ta hay minh họa nguyên tắc đạo đức
hay định luật xă hội: “Lợi ích của quân
đội là trên hết và điều nầy bắt
buộc tôi phải trả cô gái.
Tuy nhiên, tư thế của tôi cũng trên hết; do
đó công lư đ̣i hỏi tôi phải nhận một thay
thế.” Ở đây lợi ích của quân đội,
tư thế của Agamemnon, và “công lư” của yêu cầu
của ông được đúc trong một ngôn ngữ
giả định một tiêu chuẩn tổng quát nào
đó về lợi ích, phép
tắc, và công lư, theo đó lợi ích đặc thù và phép
tắc đặc thù của hoàn cảnh hiện tại co thể
được thẩm định. Những tiêu chuẩn phải
được diễn tả trong định luật lư
tưởng “hiện hữu như thế đó”.
Những đặc tính
của tinh thần triết học
Những
ví dụ ngắn gọn nầy cung ứng những mấu
chốt để xác định những đặc tính
của tinh thần triết học.
Thứ
nhất, đặc điển then chốt của tinh
thần triết học là bất măn. Điểm nầy cực kỳ
quan trọng. Như Richard
Tarnas
nhận định trong cuộc thăm ḍ phổ thông
của ông về tư duy Tây Phương, “Người Hy
lạp có lẽ là những người đầu tiên
đă nh́n thấy thế giới như một câu hỏi
cần được trả lời.” Trái với
đầu óc thần thoại có trước đó, vốn
vô tư đi theo câu chuyện nầy đến câu
chuyện khác, chúng ta thấy Socrate phản đối Meno định
nghĩa đạo đức lúc thế nầy lúc thế
khác, tùy theo hoàn cảnh, giới tính, và tư thế của
từng người. Socrate
đ̣i hỏi một định nghĩa duy nhất về
Đạo đức và không hài ḷng với quá nhiều
định nghĩa mà ông nhận trong trả lời. Tinh
thần triết học không hài ḷng với sự thiếu
nhất quán và ngẫu nhiên tuyệt đối hàm ngụ
trong cách nói “Khi ở La Mă, làm giống như người La
Mă làm.” Socrate không theo thuyết
hiện sinh; thuyết của ông là một triết lư
về Hiện Hữu đúng hơn là một thực
tại luôn luôn thay đổi.
Tinh thấn triết học không hài ḷng với vô
trật tự và những bề ngoài thay đổi.
Hơn
nữa, tinh thần triết học cũng không hài ḷng
với tính thất thường và thiếu tiên liệu
của đầu óc thần thoại. Nó đi t́m một trật tự
ổn định, phổ biến phía sau lớp kính
vạn hoa của những bề mặt. Một thần băo đẩy con
thuyền của chúng ta lúc thế nầy lúc thế kia; các
thần chiến tranh lúc theo phe nầy lúc theo phe kia.Đáp
lại, đầu óc thần thoại phần lớn là
thụ động và ngoan ngoản.
Abraham không tra vấn việc Thượng Đế
yêu cầu ông hi sinh con trai Isaac của ông. Nếu chúng ta đến bến
trể một ngày thoe ư muốn của Chúa th́ cứ làm
thế. Ngược lại,
tinh thần triết học muốn một trật tư
hay cơ cấu ổn định giúp những ai nhận
ra nó hành động một cách nhất quán và tiên liệu
được. Nếu biết
được những nguyên tắc của lực và
thời tiết, chúng ta có thể liên tục lều lái con
thuyền của chúng ta đến bến một cách tích
cực; nếu biết những đ̣i hỏi của công
th́ chúng ta thách thức tư lợi của chúng ta và cung
ứng một tiêu chuẩn trừu tượng, nhờ
đó để phán xét
những hành động của chính chúng ta và người
khác, kể cả những thần linh. Về mặt chính trị,
đây là qui tắc của
định luật tương phản với qui tắc
của người hay thần linh thất thường, bất
hảo. Đầu óc thần
thoại vâng theo những mệnh lệnh linh thiêng;
đầu óc triết học xem ngay cả những thần
linh theo một tiêu chuẩn trừu tượng của công
lư. Nếu không có ǵ khác, nó t́m
một giải thích dựa trên một cái ǵ cao siêu hơn là
uy quyền trừu tượng, bất khả tiên
liện.
Sự
bất măn đốivới hiện tượng có vẻ
tùy tiện của cuộc sống có thể vượt qua
nhờ vào biện chứng và một quá tŕnh trừu
tượng hóa. Một
đặt điểm thứ hai của tinh thần
triết học là nó trừu tượng. “Trừu tượng (abstract)” có
mốt số ư nghĩa trong văn mạch nầy, và ư
nghĩa thứ nhất là theo nghĩa đen. Socrate đ̣i hỏi Meno xem xét
những đạo đức của một người
đàn ông và của một người đàn bà và “rút ra
(abstract)” yếu tính của Đạo Đức tự
tại. Làm như thế, Đạo Đức
được tách ra khỏi một giới tính
đặt biệt, không gian, và thời gian. Khái niệm trừu tượng
nầy của Đạo Đức áp dụng cho tất
biểu mẫu đạo đức và, mỉa mai thay,
không được nhận
thức đầy đủ trong bất kỳ một
biểu mẫu nào đặc thù.
Tương tự, muốn khám phá Thẩm Mỹ, tôi
cần phải phân biệt cái đẹp chung cho bức
họa trên tường của tôi, âm nhạc mà tôi đang
nghe, và những bức h́nh của Ansel Adams. Triết học trừu
tượng hóa từ những h́nh thù đặc thù, màu
sắc, và vị trí trong đó hoặc đạo
đức hay vẻ đẹp được nhập
thể để cho thấy Biểu Mẫu phổ
biến, thường hằng, và phi thời gian
được tất cả các sự vật đạo
đức và thẩm mỹ chia xẻ.
Trừu tượng có một nghĩa khác. Những sự
vật trừu tượng, hoàn toàn trái ngược
với đầu óc thần thoại, là phi giác quan. Những sự vật trừu
tượng được lănh hội bởi sức
mạnh tinh thần đúng hơn là bởi những giác
quan. Tôi có thể lắng nghe
một ca khúc hay hay ngắm một hoàng hôn đẹp,
nhưng tôi không thể trực tiếp nh́n hay nghe Thẩm
Mỹ tự tại. Tôi có
thể theo dơi những tự truyện về một
cuộc chiến tranh, và giác quan của tôi có thể bị
tác động
bởi
những cảnh trí và âm thanh của trận đánh – dù
đó là Chiến Tranh Peloponnesie, Nội Chiến Hoa Kỳ,
hay Chiến Tranh Việt Nam – nhưng tôi không thể
“thấy” cái nguyên tắc phổ quát của chiến tranh
cho rằng “Chân Lư là thương vong đầu tiên” theo cách
tôi thấy cụ thể tia chớp của ánh sáng và nghe
tiếng vang dội của quả đại bác. Một mặt, thần thoại
tŕnh bày cho chúng ta những biểu mẫu phải
được diễn xuất cụ thể trong không gian
và thời gian trong những hoàn cảnh đặc thù – tuy
nhiên với điều kiện là cùng biểu trưng
một lúc. Thần thoại không chứa đựng
một trả lời hay nguyên tắc có thể tách rời,
tri giác, hay truyền tải khỏi
chính thần thoại.
Thần thoại là cả câu hỏi và trả lời
được hiện thân đầy đủ. Trong giai đoạn thần
thoại của ngôn ngữ, chúng ta nhớ rằng tất
cả những từ ngữ đều cụ thể và
không có những trừu tượng bằng lời
thực sự. Ngược
lại, tinh thần triết học tŕnh bày với chúng ta
những khái niệm phi giác quan chỉ có thể
được lănh hội bằng tri thức. Bạn không thể chỉ rơ và nh́n
thấy Thẩm Mỹ theo cách như chỉ rơ và nh́n
thấy một đóa hoa vàng.
Đạo Đức hay Thẩm Mỹ tự tại
phải được lấy ra từ những hiện
thân giác quan đặc thù.Triết học giản
lượt giác quan tính của những tự truyện vào
những ư nghĩa chủ đề, ẩn dụ, hay
yếu tính của chúng. Trong
sự tương phản giữa tinh thần huyền
thọai và Platon, Havelock phân biệt sự khác nhau giữa
hai “giai cấp nhân loại: những người thích quan
điểm (philodoxoi) và những người thích những
ǵ có tính trí thức (philosophot).”
Hay, theo lối diễn tả của tôi, chúng ta có hai
tinh thần: huyền thoại và triết học. Tarnas nói rơ: “Viễn tượng
Platon như thế đ̣i hỏi chúng ta đi qua lănh
vực đặc thù đến lănh vực phổ
biến, và vượt qua bề ngoài để đến
yếu tính…Platon hướng dẫn sự chú ư của
triết gia ra khỏi hiện tượng bề ngoài và
cụ thể, khỏi lối nh́n sự vật theo giá
trị ngoài mặt, và chỉ ra những ǵ sâu xa hơn và
bên trong hơn, sao cho người ta có thể thức
tĩnh với một tŕnh độ thâm sâu hơn của
thực tại.”
Điều
quan trọng cần ghi nhớ là những trừu
tượng nào không được tri thức lănh hội
trong văn mạch nầy th́ không phải là những
tổng quát hóa được con người tạo ra
từ những loại đặc thù. Đối với Socrate, Platon và
những người thừa kế siêu h́nh học của
ông, Thẩm Mỹ không phải là một phạm trù
tiện lợi do con người tạo ra mà chúng ta
đạt được do loại suy bằng cách
cộng chung lại và b́nh quân hóa những đặc tính
đẹp của hoa, ḥa âm, và hội họa. Ngược lại, Thẩm
Mỹ – như tất cả những Biểu Mẫu – có
một đặc tính hiện hữu và một độ
thực tại siêu đẳng về mặt siêu h́nh hơn
thế giới cụ thể.
Những Biểu Mẫu vĩnh cửu của Platon
siêu vượt thế giới chuyển tiếp nầy
của những bề ngoài thay đổi. Hơn nữa, sự vật đặc
thù là những ǵ có được
thông qua Biểu Mẫu hay Tư Tưởng cụ
thể báo tin cho nó. Một
sự vật đẹp v́ nó tham gia và diễn tả Biểu
Mẫu vĩnh cửu và phổ biến của Thẩm
Mỹ.
Những
Biểu Mẫu của Platon – nghĩa là, những trừu
tượng thống nhất được lănh hội
bởi tri thức – là phi thời gian, phổ biến và
không thay đổi. Như thế, chúng không giống bất
kỳ kinh nghiệm nào mà chúng ta có về thế giới
giác quan , vật chất của những bề ngoài. Trong thế giới của
những đặc thù, không có cái ǵ là thường hằng
hay phi thời gian hay phổ biến. Ngược lại, yếu tính
của Đạo Đức là một, không cần biết
hoàn cảnh là ǵ; Thẩm
Mỹ hiện hữu bất luận nó được t́m
thấy trong một hoàng hôn hay một ṭa nhà, bất
luận nó xảy ra trong cổ Hy Lạp hay hôm qua. Hơn nữa, những Biểu
Mẫu hiện hữu dù chúng có hay không có những hiện
thân đặc thù. Đóa hoa
đẹp có thể tàn, nhưng Biểu Mẫu của Thẩm
Mỹ không thay đổi.
Chúng ta sống trong những thời đại
xấu, nhưng Đạo Đức vẫn tồn
tại, cho dù chúng ta không thể t́m được nó hay
đă kinh qua nó trong cuộc sống của chúng ta.
Trạng thái phổ biến, tự trị của những Biểu Mẫu có nghĩa là cây thủy tiên vàng với cuống màu xanh lá cây rực rỡ trên bàn của tôi “che phủ” yếu tính của Thẩm Mỹ mà nó ẩn thân hay hiện thân – và thứ yếu về cả hai mặt siêu h́nh và tri thức so với yếu tính nầy. Cái hoa màu đỏ hay vàng, nở rồi tàn, chỉ là sự mô phỏng không hoàn chỉnh của Biểu Mẫu của Thẩm Mỹ tự tại, như nhận xét của James Edwards, “chỉ là sự phản ảnh mờ nhạt của nó, xuyên tạc bởi tính vật chất ương ngạnh của môi trường trong đó sự phản ảnh xảy ra.” Đối với tinh thần triết học, từ “is (hiện hữu)” – hiện hữu trong thế giới – không thể lầm lẫn với từ “ought (phải)” – những ǵ hiện hữu trong Tư Tưởng, thế giới trừu tượng, Biểu Mẫu. Ở đây chúng ta có sự diễn đạt của thuyết nhị nguyên trong thuyết Platon giữa những bề ngoài đa nguyên và Thực Tại duy nhất; giữa những tri giác qua giác quan thường mâu thuẩn và Chân Lư lư trí; giữa vật chất và tinh thần; giữa cái trở nên và cái hiện có.
Tinh thần triết học có một đặc tính khác. Những Biểu Mẫu đi liền với nó là vô ngă. Như toán học, Biểu Mẫu tạo nên một vũ trụ tiên nghiệm được ẩn giấu bên trong những bề ngoài vừa bất biến (v́ hoàn hảo) vừa như nhau hay phổ biến đối với tất cả ai có khả năng lănh hội được nó.
Trừu tượng 2 +2 = 4 đúng dù nó ám chỉ những con mèo hay những qua bóng hay những đồng xu, cho dù tôi là đàn ông hay đàn bà, giáu hay nghèo, giận dữ hay vui vẻ, ở Paris hay Atlanta. Hơn nữa, nếu có người nói 2 + 2 = 5, chúng ta nói rằng người đó thiếu hiểu biết. Mẫu toán học, giống như Biểu Mẫu Đạo Đức, cung ứng một tiêu chuẩn vô ngă, khách quan nhờ đó chúng ta phán đoán thực hư của một phát biểu. Tinh thần huyền thoại không tra vấn một câu nói hay hành động đúng hay sai. Nó hỏi: “Bạn tin tuởng những thần linh nào hay những câu chuyện nào?” Để trả lời câu hỏi “Tôi phải làm ǵ?” Trước tiên tôi phải trả lời câu hỏi “Tôi tự thấy ḿnh là một phần của câu chuyện hay những câu chuyện nào?” Ngược lại, tinh thần triết học hỏi: “Bạn biết ǵ? Bạn đă lănh hội đúng cái yếu tính hay nguyên tắc của hành động hay mục đích vốn bị che giấu trong vô số cuộc sống của nhân loại hay những hành động rơ ràng mâu thuẩn của chính bạn? Hành động của bạn có phù hợp với đinh luật phổ biến hay với bản chất con người?” Tinh
thần huyền thoại hi sinh ư chí để vâng theo các thần linh hay những câu chuyện thần thoại. Tinh thần triết học hi sinh ảo tưởng và sự cám dỗ bề ngoài, những đặc thù sáng ngời lấp lánh, để biết và thích nghi với một Chân Lư trừu tượng, phi giác quan.
Sau cùng, sự phân biệt giữa bề ngoài và yếu tính thống nhất của các Biểu Mẫu cung ứng một căn bản để phân biệt lập trường với kiến thức. V́ tất cả kiến thức thần thoại hay thi ca đều là cụ thể, đặc thù, và bị điều kiện hóa về mặt thời gian, kiến thức không thể có nếu được hiểu như một nguyên tắc hay yếu tính có thể trừu tượng hóa, phát biểu như một biểu đề, và áp dụng cho những hoàn cảnh khác nhau. Lập trường là kết nhập và dấn thân với lănh vực của những bề ngoài thay đổi; đó là dừng lại có ư thức của bất tín mà chúng ta thường có khi theo dơi những cảnh trí và âm thanh của một bộ phim. Mặt khác, kiến thức là lănh hội chủ đề, ư nghĩa, hay yếu tính của bộ phim nằm bên dưới bề mặt của những đặc thù sáng ngời. Đó là những ǵ chúng ta nói khi có ai hỏi chúng ta bộ phim nói ǵ. Biết tức là biết điểm qui chiếu của một cái ǵ, giống như lănh hội ư nghĩa của một ẩn dụ. Một khi chúng ta lănh hội được chủ đề trừu tượng hay Biểu Mẫu, đương nhiên, những đặc thù sáng ngời trở nên kém quan trọng. Sự lănh hội nầy tất yếu được hoàn tất bởi tri thức, v́ những Biểu Mẫu không thể được lănh hội hay tri thức bởi giác quan thú vật. Trong khi lập trường có nghĩa là kết nhập với lănh vực của những bề ngoài, kiến thức có nghĩa là tri thức và hănh hội một cách trí thức lănh vực của Biểu Mẫu. Thú vật có thể tri giác và đáp ứng những mệnh lệnh của giác quan, nhưng chỉ có con người mới có thể tri thức và đáp ứng những mệnh lệnh của những Biểu Mẫu.
Tóm lại, tinh thần triết học t́m cách lănh hội qua trừu tượng và biện chứng những yếu tính vô ngă, vĩnh cửu, phổ biến, phi giác quan hay những Biểu Mẫu lư ra bị che giấu trong những bề ngoài. Triết học là nhiếp ảnh đen trắng, trái ngược với nhiếp ảnh màu giác quan của huyền thoại. Đối với các nhà siêu h́nh học, những yếu tín nầy tạo nên một tŕnh độ cao hơn của thực tại và không độc đoán và do con người tạo nên. Tinh thần triết học đi t́m kiến thức của những yếu tính nầy ngược với lập trường liên quan đến lănh vực của những đặc thù cụ thể.
Các học giả liên tục nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang sống trong một thời đại hậu hiện đại; chúng ta nên thêm rằng chúng ta cũng sống trong một thời đại hậu thần thoại và hậu triết học. Sống trong một hậu-thời-đại trên thực tế có nghĩa chúng ta c̣n bị mâu thuẩn giữa một thời đại hay tinh thần và một thời đại khác. Mỉa mai thay, bất chấp sự phê phán của ông về tinh thần huyền thoại, Platon xử dung huyền thoại thơ mộng về hành động để diễn tả sự di chuyển từ lập trường đến kiến thức. Tương tự, chúng ta, những công dân của thời đại hậu Platon, bị mâu thuẩn về những cám dỗi của tinh thần triết học.
Thời đại của chúng ta không phải là một thời đại trong đó nhiều câu chuyện được đặt để trong lănh vực của lư tưởng hay những chân lư trừu tượng. Và điểm nầy có hai lư do, tôi thiết nghĩ thế. Thứ nhất, chúng ta hoài nghi có hay không có sự thật, can đảm hay sự hi sinh có ư nghĩa, nhất là khi chúng được khích động bởi những chính trị gia tự tư tự lợi hay những nhà lănh đạo tập đoàn. Toàn bộ lănh vực của những Biểu Mẫu Platon h́nh như rơ ràng không có thực chất. Tối đa, những lư tưởng phô trương chỉ là những phạm trù có chủ đích, hữu danh vô thực mà chúng ta tạo ra và sau đó gạt bỏ khi chúng không c̣n hữu dụng. Chúng ta được huấn luyện để chỉ tin những ǵ chúng ta có thể nh́n thấy hay nghe thấy và, như chúng ta đă học, chúng ta không thể lănh hội những Biểu Mẫu bằng giác quan của chúng ta. Tối đa, những Biểu Mẫu chỉ giống như những
qui ước thuận tiện hay những tên gọi độc đoán mà chúng ta phát minh ra. Thứ hai, v́ chúng ta là những thừa kế của một truyền thống lăng mạn, có một cái ǵ trong chúng ta muốn nổi loạn với tính vô ngă của những Biểu Mẫu. Một cái ǵ có thể vừa hư vừa thực và hoàn toàn vô nghĩa. Chúng ta thường thích nghĩ rằng sự thật của chúng ta, vốn không thể tách rời khỏi không gian, thời gian, và giới tính, th́ quan trọng hơn Chân Lư phổ biến. Tự do và cá nhân tính, mỉa mai thay chính chúng lại là những khái niệm trừu tượng, lại quan trọng hơn là tuân thủ một tiêu chuẩn vô ngă, phi dân chủ của Chân Lư khách quan. Sống trong một thời đại Platon như chúng ta, những trừu tượng không thể gợi hứng hay thôi thúc sự đồng thuận v́ chúng có vẻ rơ rệt như “ngoài tầm tay” của thực tại, hay, tệ hơn nữa, có vẻ như những dối gạt của một giai cấp áp bức.
Nhưng sau khi nói thế, một ví dụ ngược lại liên quan đến cách thức chân lư trừu tượng đă gợi hứng và tác động trong lịch sử cận đại cho thấy cả sự mâu thuẩn của chúng ta lẫn sự cám dỗ liên tục của tinh thần triết học. “Chúng ta xem những sự thật nầy là đương nhiên, theo đó tất cả mọi người được sinh ra b́nh đẳng, họ được Đấng Tạo Hóa ban cho một số quyền bất khả xâm phạm, trong số những quyền nầy có Sự Sống, tự do và theo đuổi Hạnh Phúc.” Chúng ta sẽ đi về đâu nếu không có Biểu Mẫu Platon về nhân quyền được diễn tả trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập? Nếu chúng ta nh́n chung quanh, nhân loại có vẻ khác biệt nhau vô cùng. Họ khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, giới tính, phong tục, trí thông minh, tín ngưởng, và tư thế kinh tế - bảng liệt kê dài vô tận. Tôi, một người Mỹ của thế kỷ hai mươi mốt đang ngồi tại một máy vi tính ở Atlanta, Georgia, tôi có điểm nào giống với một nông dân mưu sinh trên cao nguyên của Bolivia? Bất chấp những khác biệt nầy, tinh thần triết học khẳng định rằng tất cả nhân loại chủ yếu là một và được đấng tạo hóa của họ ban cho một số quyền bất khả xâm phạm. Tất cả những khác biệt của chúng ta che giấu một cái ǵ đó mà chúng ta có chung với nhau.
Người nông dân Bolivia cũng có nhiều quyền liên quan đến sự sống, tự do, và theo đuổi hạnh phúc như tôi. B́nh đẳng là một Biểu Mẫu trừu tượng tương phản với tất cả những ǵ chúng ta biết; chúng ta không bao giờ thấy b́nh đẳng hay công lư trên đời nầy. Chúng ta chỉ có thể thấy B́nh Đẳng và Công Lư với con mắt của tinh thần của chúng ta. Tuy nhiên, những khái niệm về B́nh Đẳng và Công Lư tiếp tục cám dỗ và gợi hứng những hành động của chúng ta và khơi dậy những phong trào xă hội. Một khi được lănh hội bởi trí thức, B́nh Đẳng và Công Lư không c̣n là những từ ngữ độc đoán mà chúng ta tự đặt ra và có thể bị bỏ rơi nếu chúng trở nên không thuận tiện. Ngược lại, chúng có nghĩa là những Biểu Mẫu cố hữu trong bản chất của sự vật và chân lư của chúng là đương nhiên và thúc ép không thể chối căi. “Chúng ta xem những chân lư nầy như là đương nhiên, nghĩa là tất cả mọi người được sinh ra b́nh đẳng…”
Sức mạnh lôi cuốn của những khái niệm như B́nh Đẳng và Công Lư là ví dụ duy nhất cho thấy làm thế nào tinh thần triết học vẫn c̣n là một ảnh hưởng mănh liệt, có lẽ không ai ngờ. Thực vậy, lối suy nghĩ triết học trừu tượng – điều mà những người khác gọi là tư duy siêu h́nh – hiện đang nhận chịu một cuộc nổi loạn quần chúng. Chúng ta là hậu Platon và như thế bị xung đột: Một mặt, thuyết duy tâm đă chết; mặt khác sự cám dỗ của những Biểu Mẫu vẫn c̣n lôi cuốn chúng ta.
Tri thức trở thành một đối
tượng
Bên kia trừu tượng, và những đặc tính đa dạng của nó, tinh thần triết học là then chốt v́ đó là tinh thần đầu tiên biến tri thức trở thành một đối tượng. Khi nói như thế tôi muốn nói ǵ? Tôi muốn nói ǵ khi nói rằng tri thức là một đối tượng, và tại sao điều nầy lại quan trọng?
Xin nhớ rằng khi mô
tả tinh thần huyền thoại, tôi đă trả
lời câu hỏi tri thức luận “Chúng ta biết như
thế nào?” bằng cách nói rằng chúng ta biết nhờ
ngoan ngoản đồng hóa với một hệ những
biểu mẫu cụ thể thuộc giác quan hay, ít ư
thức hơn, những cấu trúc tự truyện. Trong văn mạch nầy,
chẳng hạn, tôi đă cho thấy rằng những
phụ nữ trẻ đến tuổi trưởng thành
trong cuộc cách mạng t́nh dục của thập niên 1970
đă học cách hành động bằng cách bắt
chước Mary Richards của chương tŕnh The Mary Tyler Moore Show. Tương
tự, tôi đă cho rằng chúng ta ngoan ngoản chấp
nhận những ǵ tôi gọi là những huyền thoại
vô h́nh khi chúng ta xây dựng kinh nghiệm của chúng ta qua
lăng kính của tiến hóa hay thuyết Marxist. Các anh hùng
và các câu chuyện được xưng tụng và trở
thành huyền thoại mang tính cách chức năng trong
một nền văn hóa chính v́ chúng phục vụ như
những biểu mẫu để bắt chước.
Tuy nhiên, vấn đề của bắt chước và đồng hóa là: một anh hùng có thể hành động sai ở vài điểm trong một tự truyện và đúng ở vài điểm khác. Tôi có đơn thuần bắt chước và đồng hóa với một chuỗi hành động hay tính khí khi chúng đến và đi, y hệt như người theo thuyết đa thần giáo tùy thuộc lúc vào thần linh nầy lúc vào thần linh khác? Phần tự truyện nào tôi bắt chước và phần nào tôi bỏ qua? Jesus không cưới vợ, không có một việc làm b́nh thường, hay không theo một kế hoạch 401k. Chúng ta có nên bắt chước như thế hay không? Và c̣n về giới tính? Làm sao một phụ nữ đồng hóa hoàn toàn với người đàn ông Jesus, và bắt chước sao được khi bà ta có con? Hơn nữa, điều ǵ sẽ xảy ra khi những nhân vật nêu gương những hành động khác nhau? Chúng ta có bắt chước chủ trương đấu tranh chính trị của Martin Luther King Jr. hay ḷng trắc ẩn trực tiếp, chủ yếu phi chính trị của Mẹ Teresa?
Chúng ta biết với tinh thần huyền thoại qua bắt chước và đồng hóa, nhưng khi nào chúng ta tự hỏi những hành động của chúng ta có nhất quán, tốt, xấu, hay hữu ích hay không, chúng ta tự tách rời khỏi những hành động của chúng ta. Chúng ta quay ngược lại những hành động của chúng ta và phá vỡ những huấn lệnh vô thức, mang tính chất bản năng
của văn hóa của chúng ta. Chúng ta không c̣n thưởng thức buổi tiệc nữa; chúng ta đứng nh́n buổi tiệc. Thay v́ bắt chước Jesus và đặt niềm tin nơi ngài, chúng ta bắt đầu suy nghĩ về Jusus, và ngài trở thành một đối tượng của ḷng tin, một đối tượng với những đặc tính và hành động mà chúng ta có thể xem xét và so sánh với những đặc tính và hành động khác. Chúng ta có thể thưởng thức cái bề ngoài và những đặc thù sáng ngời của một hoa hồng xinh xắn màu vàng hay chúng ta có thể suy nghĩ về một hoa hồng, nó lớn ra sao và nó thế nào so với những hoa hồng khác, hay, trừu tượng hơn, cái ǵ làm hoa hồng nầy đẹp và vẻ đẹp nầy tham dự thế nào và phản ảnh thế nào Thẩm Mỹ nói chung? Tôi có thể hành động theo bản năng và cho một người vô gia cư một đồng để đáp lại lời xin của người nầy tại một góc đường hay tôi có thể suy nghĩ về người vô gia cư và thắc mắc biết đâu người nầy sẽ dùng một đồng để mua ma túy, hay suy nghĩ t́nh trạng vô gia cư phơi bày ra sao sự thất bại của mạng lưới an sinh xă hội. Tinh thần triết học, thông qua biện chứng pháp, phá vỡ sự đồng hóa được dấn thân đầy đủ của tinh thần huyền thoại, tinh thần bẳn năng văn hóa, bằng cách phơi bày những mâu thuẩn của những bề ngoài. Trong quá tŕnh, nó tách rời người nhận thức với đối tượng được nhận thức, chủ thể khỏi đối tượng, sư mô phỏng và hành động không suy nghĩ khỏi sự trầm tư và tư duy. Chúng ta không c̣n trở thành nhân vật của chúng ta theo nghi lễ thông qua đồng hóa; chúng ta suy nghĩ về nhân vật của chúng ta.
Một lần nữa, Havelock cung ứng một đoạn văn quan yếu để tóm lượt những ǵ xảy ra khi sự đồng hóa vô thức, đặc trưng của tinh thần huyền thoại, bị gián đoạn:
Để hoàn thành loại kinh nghiệm văn hóa đó,
loại mà sau Platon đă trở nên khả thể, rồi
b́nh thường, cái tôi Hy Lạp phải ngưng
đồng hóa với một loạt những hoàn cảnh tự
truyện sống động đa h́nh; phải ngưng tái
diễn toàn bộ hệ xúc cảm, thách thức, t́nh yêu,
thù ghét, sợ hăi, thất vọng, và vui thú, trong đó
những đặc tính của sử thi có dính
dáng. Nó phải ngưng phân thân ḿnh ra thành vô số
những chuỗi tính khí. Nó
phải ly khai ra và bằng một nỗ lực của ư
chí quyết liệt phải đi đến một
điểm ở đó nó có thể nói “Tôi là tôi…I am I…”
Thủ đắc linh hồn
Khi tri thức trở nên một đối tượng, khi chúng ta ngưng sống theo bản năng và bắt đầu suy nghĩ về những hành động của chúng ta, hay về những ǵ tạo nên yếu tính của đạo đức, thẩm mỹ, hay công lư, câu hỏi trở nên, “Cái ǵ hay ai là chủ thể? Ai hay cái ǵ đột nhiên đứng riêng ra để nh́n vào đối tượng của tri thức?” Chủ thể và đối tượng là một thế lưởng cực; khi đối tượng nổi lên, th́ chủ thể cũng nổi lên, một “cái tôi” đang suy nghĩ về đối tượng. Trong phần trích dẫn từ Havelock đă kết thúc phần trên, xin lưu ư nhóm từ “I am I” nổi lên vững vàng và nhất quán thế nào từ những chuỗi vô tận những tính khí đặc thù hơn của tinh thần huyền thoại.
Từ “I”, nổi lên với sự đối tượng hóa của tri thức, có thể được nh́n từ một viễn tượng khác, và không đơn thuần như một nhu cầu luận lư cho đối tượng đối đỉnh của nó. Tôi là một người cha, một người con, và một người chồng; tôi chơi quần vợt, đi làm, và đi bộ; có lần đă đi xe đạp và bỏ báo và sống không cần biết lái xe hay đọc báo hay xử dụng máy vi tính. Nhưng tôi là ai? Cái ǵ c̣n lại nguyên vẹn xuyên suốt cuộc đời tôi và những vai tṛ khác nhau mà tôi đóng? Tinh thần triết học hỏi, cái ǵ, là “yếu tính” của cuộc sống của tôi và danh tánh của tôi? Đây là những câu hỏi mà tinh thần huyền thoại không thể nêu lên. Bất luận khi nào chúng ta được khuyên nên đi và khám phá chúng ta là ai, được nhắc nhở con người có nhân phẩm mặc dù nghèo khó, hay được khuyên nên t́m nghề nghiệp thực sự của chúng ta, lúc đó chúng ta nghe giọng nói đương nhiên âm thầm nhưng tha thiết của tinh thần triết học.
Cái ǵ không thay đổi xuyên suốt cuộc đời và những hoàn
cảnh thay đổi của tôi thường được liên kết với linh hồn. Linh hồn nổi lên trong tinh thần triết học khi những câu hỏi về Đạo Đức và Thẩm Mỹ được hỏi về tôi, khi “Tôi” cũng trở thành một đối tượng của tư duy tự giác. Bên kia những cái hoa màu đỏ, vàng, và tím, có cái Biểu Mẫu của hoa. Bên kia những khác biệt bên ngoài giữa đạo đức của một phụ nữ và đạo đức của một người đàn ông, có cái Biểu Mẫu của Đạo Đức tự tại. Bên khia những khác biệt và những mâu thuẩn bên ngoài giữa nhiều vai tṛ và hành động khác nhau của tôi, có cái Biểu Mẫu thống nhất của linh hồn tôi. Linh hồn nổi lên khi một cái “tôi” được tách rời ra khỏi – trừu tượng hóa – khỏi những hành động của tôi, khi “tôi” siêu vượt sự dấn thân và đồng hóa trọn vẹn của tôi với những ǵ mà tôi đang làm lúc đó và thỉnh thoảng tự hỏi một hành động hay vai tṛ liên hệ với nhau như thế nào, và trên nguyên tắc đi đôi với nhau thế nào. Khi tập trung trên chính tôi, tinh thần Platon đi t́m một yếu tính, một Linh Hồn, bên dưới những bề ngoài thoáng qua của cuộc sống hằng ngày. Theo ngôn từ b́nh dân, tinh thần Platon nhấn mạnh rằng tôi điều hợp hành động của tôi lại với nhau thành một thể nhất quán. Không ngạc nhiên, như một trừu tượng chỉ có thể được lănh hội bằng tri thức, linh hồn chia xẻ những thuộc tính của những Biểu Mẫu khác được xem xét bên trên. Điều quan trọng hơn hết, linh hồn là phi vật chất. Do đó không có ǵ đáng ngạc nhiên khi liên kết linh hồn với ma quỉ, mặc dù đó là một sai lầm. Tương tự như với những Biểu Mẫu khác, tôi không thể nh́n thấy hay sờ mó hay cảm thấy linh hồn của tôi, giống như tôi không thể nh́n thấy hay sờ mó hay cảm thấy Thẩm Mỹ. Tôi chỉ có thể hiểu được linh hồn với tri thức của tôi. Một thành tựu chỉ có con người mới có, tri giác về linh hồn - giống như tri giác về những Biểu Mẫu khác – không được liên kết thích đáng với kinh nghiệm thần thoại. Cũng như Thẩm Mỹ, linh hồn của tôi có thể được phản ảnh hay được diễn tả không đầy đủ trong những vật thể vật chất, y như Thẩm Mỹ được phản ảnh trong cây hoa thủy tiên trên bàn của tôi. Cây hoa thủy tiên có thể tàn héo, nhưng Thẩm Mỹ vẫn c̣n. Khi tôi chết, linh hồn tôi (hay đúng hơn, sư tham gia của tôi vào Linh Hồn) sẽ bất diệt như thế. Cái tôi cá nhân tạm bợ của tôi là thứ yếu đối với cái Linh Hồn vĩnh cửu, phổ biến, đối với nó tôi chỉ là một diễn tả xanh xao và không hoàn tất. Thẩm mỹ của một đóa hoa càng trở nên thực khi nó càng tiếp cận và tham gia vào cái Biểu Mẫu của Thẩm Mỹ, vốn có trước và thực hơn là cái đẹp. Tương tự, tôi trở thành thực hơn nếu tôi phỏng đoán một cách đầy đủ và tham gia vào Linh Hồn. Linh Hồn có trước và thực hơn cái tôi của tôi. Khi siêu vượt lịch sử đặc thù của tôi và tịnh tâm, tôi nhận ra ḿnh là thành viên của một cộng đồng phổ biến của các linh hồn. Chương 7, nói về tâm lư nguyên mẫu, và chương 8, nói về siêu h́nh, khai triển những chủ đề nầy sâu hơn.
Bốn câu hỏi
Nếu sự lănh hội về linh hồn của tinh thần triết học bắt đầu nghe giống như những phương diện của Cơ Đốc Giáo ở đây, th́ hăy nhớ nhận xét của Nietzsche cho rằng Cơ Đốc Giáo đă trở thành “thuyết Platon cho con người”. Sự ngự trị của tinh thần Platon là một sự ngự trị lâu dài, kéo dài cho đến thế kỷ mười bảy. Trước khi quay sang tinh thần khoa học – nối tiếp tinh thần Platon – chúng ta một lần nữa hăy hỏi bốn câu hỏi hướng dẫn: chúng ta biết ǵ? Làm sao chúng ta biết?
Tinh thần Platon nhấn mạnh hay bỏ qua những câu hỏi nào hay những phương diện nào của kinh nghiệm? và, cuối cùng, Tinh thần Platon nói ǵ về câu hỏi về ư nghĩa?
Chúng ta biết ǵ?
Trước tiên, chúng biết rằng chúng ta bất măn với sự bất nhất, mâu thuẩn, và đa nguyên, với những bề ngoài thay đổi và tạm bợ thay v́ hiện hữu phi thời gian và bất biến. Tinh thần triết học biết rằng cuộc sống lôi kéo chúng ta theo những hướng khác nhau; những ràng buộc với việc
làm và gia đ́nh thường mâu thuẩn với nhau, rằng chúng ta phải già, và những mệnh lệnh đạo đức cấm giết chóc và đi lính lôi kéo chúng ta về những hướng khác nhau. Một nơi nào đó trong chúng ta có một nhu cầu thống nhất, một yếu tính bất biến, thường hằng, định hướng, hay tiêu chuẩn t́m được sự diễn tả trong sự bất măn đối với thuyết Platon. Thuyết hiện sinh và thực dụng có những giới hạn của chúng.
Giải pháp cho sự bất măn do thuyết Platon gây ra là lănh hội hay hiểu biết Chân Lư, phân biệt với lập trường đơn thuần. Chân Lư là bất biến, hoàn chỉnh, và siêu văn mạch, trong khi lập trường có thể được định danh nhờ khuynh hướng thay đổi, dù thay đổi đó xảy ra trong thời gian hay từ văn hóa nầy đến văn hóa khác. Chân Lư là khách quan, đúng hơn là chủ quan về mặt cá thể hay văn hóa. Ngược với những cảm xúc thay đổi lôi kéo chúng ta lúc thế nầy lúc thế khsc, Chân Lư là lư trí và trí thức. Chân Lư là định luật mà mọi người, mọi nơi phải tuân theo, bất luận những cảm tính cá nhân hay hoàn cảnh của chúng. Trong khi tinh thần huyền thoại biết và được hướng dẫn bởi những câu chuyện độc đoán, tinh thần triết học biết những Biểu Mẫu độc đoán hay Lư Tưởng. Khi chúng ta nói về thuyết duy tâm, nghĩa là con người được thúc đẩy bởi quan niệm lư tưởng của họ về công lư xă hội, chẳng hạn, chúng ta nhận thức ra rằng thuyết duy tâm có thể hoạt động một cách huyền thoại. Nghĩa là, những ǵ chúng ta biết có thể thúc đẩy chúng ta siêu vượt được sự dấn thân có tính cách vị kỷ hay vô thức của chúng ta đối với quốc gia, chủng tộc, hay thời gian để vươn lên một cái tốt cao hơn. Khi bị thúc dục làm điều đúng hay công chính, chúng ta có thể trừu tượng hóa chúng ta để tham gia vào cộng đồng phổ biến của những người theo thuyết duy tâm. Chưa bao giờ có xă hội công b́nh, nhưng con người từ Hoa Kỳ, Anh Quốc, Ấn Độ, và Nam Phi có thể cùng đến với nhau để nỗ lực thực hiện nó. Những trừu tượng, khái niệm của một xă hội lư tưởng hay công b́nh, mang hi vọng cho một thế giới vượt lên trên những ǵ mà chúng ta hay bất kỳ ai khác đă thực sự nh́n thấy.
Làm sao chúng ta biết?
Tinh thần triết học biết thông qua biện chứng pháp và tư duy khái niệm. Trong khi tinh thần biết nhờ đồng hóa với những đặc tính và hành động của những câu chuyện – nghĩa là, bằng cách tuân theo những biểu mẫu của chúng – tinh thần triết học cố t́nh thoát ly ra khỏi tri thức và khách quan hóa tri thức. Tinh thần nầy biết nhờ một quá tŕnh “đi lùi lại” để hỏi xem đạo đức của một người đàn ông có giống như đạo đức của một người đàn bà, hay cái hay của một ḥa âm giống thế nào vơi cái đẹp của một bông hoa. Tinh thần Platon trừu tượng hóa người đa thê Mormon khỏi bản năng văn hóa vô tư của y theo đó y phải có nhiều vợ để hỏi giả định đó so sánh thế nào với những giả định của những người láng giềng đơn thê của y, và ngược lại.
Trong cả hai trường hợp, thuyết Platon khẳng đinh rằng thuyết hoài nghi và trầm tư là những con đường đáng tin cậy dẫn tới tri thức hơn là niềm tin, đồng hóa, và dấn thân. Câu khẩu hiệu “Hăy tra vấn thẩm quyến” của thập niên1960 bắt nguồn từ thời Platon.
Sự phân biệt giữa tư duy triết học và thần thoại được thực hiện tốt đẹp bằng cách thay đổi nghĩa của từ “biết – to know”. Trong tinh thần huyền thoại, tri thức mang theo âm hưởng kinh thánh của tri thức thể xác, trọn vẹn dấn thân, giống như khi nói rằng Lot “biết” vợ của y. Ngược lại, tinh thần triết học định nghĩa tri thức như là mối tương quan giữa những h́nh ảnh tinh thần của chúng ta và những đối tượng riêng biệt. Chúng ta có thể hỏi kiến thức triết học là thực hay giả theo một cách mà chúng ta không thể dùng để hỏi kiến thức của Lot về vợ của y thực hay giả. Tự giác vừa là phần thưởng vừa là cái giá mà chúng ta trả v́ bỏ rơi tinh thần huyền thoại.
Điều quan trọng cần nhớ là tinh thần triết học biết theo một
quá tŕnh bắt đầu trong kinh nghiệm thông thường. Không giống như tinh thần huyền thoại, nó không bắt đầu trong một lễ vật hay thần chú, hay một pho truyện thiêng liêng hay hành động. Tinh thần huyền thoại biết nhờ đồng hóa với những câu chuyện; nếu những câu chuyện không hiện hữu hay bị bỏ quên, tri thức không thể có. Ngược lại, tinh thần triết học đ̣i hỏi không phải những câu chuyện mà là phản suy trên những ǵ con người thực sự làm và nói trong một cách vừa bộc lộ những sự khác nhau và không nhất quán trong hành động của con người vừa cho thấy cái Biểu Mẫu chung bên dưới những bề ngoài. Trong Dialogues của Platon, Socrate điều tra bản chất của Đạo Đức bằng cách đối chiếu rộng răi đạo đức với những bậc số toán học, màu sắc, sức khỏe, và sức mạnh. Bắt đầu với kinh nghiệm thông thường, tinh thần triết học khởi đi – qua một tiến tŕnh trừu tượng hóa – để di chuyển từ đa dạng của những bề ngoài đến một “bản chất chung” áp dụng cho tất cả những trường hợp của đạo đức. Bản chất chung nầy, điểm nầy sẽ được nhắc lại, được tri giác bằng tri thức thay v́ bằng giác quan thú vật. Không chỉ là một lănh vực kiến thức, triết học là một kỹ thuật bắt đầu trong bất măn, hoài nghi, và những bất nhất của kinh nghiệm thông thường để hoàn thành một sự lănh hội trí thức liên quan đến một Chân Lư duy nhất. Chúng ta biết một cách triết học bằng cách nh́n với con mắt của tinh thần, thay v́ với con mắt của giác quan.
Tinh thần triết
học nhấn mạnh cái ǵ và xem nhẹ cái ǵ?
Thứ nhất, tư duy triết học nhấn mạnh rằng thế giới không phải như người ta thấy. Như thế, đó là một chủ thuyết đối với những ai bất măn hay bị tha hóa khỏi thế giới nầy. Không phải tất cả đều thế. Nhiều người, có lẽ hầu hết, đều bằng ḷng với những bề ngoài và không t́m thấy lư do để ly gián khỏi những bản năng do văn hóa cung ứng. Nhưng đối với những người bất măn, triết học nói rằng thế giới chung qui không có thực. Ẩn giấu phía sau hay bên dưới thế giới nầy có một thế giới khác. Tolstoy phát biểu cảm nghĩ của nhiều người khi ông phân biệt cuộc đời của ông dưới con mắt của những người khác – cuộc đời của một nhà văn và người cha thành công – với cuộc sống “thực” của ông bên kia hay bên dưới những bề ngoài. Tinh thần triết học như thế là chối bỏ thế giới, khổ hạnh, và biện chứng; ngoài những bề ngoài và bản chất tạm bợ của thế giới nầy, có lănh địa của những Biểu Mẫu không thay đổi và vĩnh cửu. Socrate (cũng như tất cả những người tử đạo) có thể b́nh thản chấp nhận cái chết v́ triết học đă dạy ông rằng thế giới nầy của những bề ngoài, kể cả bề ngoài của cái chết, chung qui là không thực. Ít nhất trong biểu hiện siêu h́nh của nó, triết học nhấn mạnh tính siêu đẳng của thế giới ẩn giấu đối với thế giới của những bề mặt sáng ngời.
Ngoài việc nhấn
mạnh thế giới ẩn giấu, vô h́nh bên kia
những bề ngoài, tinh thần triết lư nhấn
mạnh những trừu tượng bên trên cái cụ
thể và đặc thù.
Sự nhấn mạnh nầy phản ảnh cuộc tranh luận then chốt
trong Republic giữa những
nhà thơ và những triết gia.
Một triết gia sẽ nói qua trừu tượng
liên quan đến hạnh phúc và cuộc đời
hạnh phúc, trong khi nhà thơ sẽ nói một cách cụ
thể bằng cách cho thấy hạnh phúc của một
người nào đó mới yêu, thấy con của ḿnh
đi được xe đạp lần đầu tiên,
hay hoàn thành một chỉ tiêu bán hàng trong năm. Những thần thoại là tùy vùng hay địa phương,
trong khi những trừu tượng triết học th́
không. Một lần nữa,
triết gia muốn biết hạnh phúc tự tại là ǵ
– ư niệm trừu tượng thống nhất và mô
tả những ǵ chung cho tất cả những
trường hợp hạnh phúc – trong khi nhà thơ muốn
minh họa hạnh phúc trong tất cả những dáng
dấp và hoàn cảnh khác nhau của nó. Đối với nhà
thơ, nghĩa là, tin thần huyền thoại, hạnh
phúc - như một trừu
tượng, khác với dấn thân - không hiện hữu. Chỉ có hạnh phúc cụ
thể nầy, trong cơ hội đặc biệt
nầy, đối với người đặc thù
nầy, cho dù cái phổ
biến cụ thể đó đă và sẽ luôn luôn tái
diễn một cách huyền thoại. Ngược lại, đối
với triết gia, nhiều
trường hợp hạnh phúc là nhị đẳng đối với Biểu Mẫu Hạnh Phúc mà tất cả những trường hợp đặc thù của hạnh phúc cùng chia xẻ nhau. Chính cái mà chúng chia xẻ nhau đó mới quan trọng đối với tinh thần Platon, chứ không phải những khác biệt của chúng. Nếu không có một khái niệm sơ đẳng hay phạm trù trừu tượng của “hạnh phúc” chúng ta sẽ không thể phân biệt “sung sướng” với “đau khổ” một cách ư thức.
Tinh thần triết
học và ư nghĩa
Ư nghĩa trên hết là một câu hỏi về tinh thần triết học. Đó là một câu hỏi trừu tượng mà chúng ta hỏi về những kinh nghiệm cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đă thấy tinh thần triết học cố gắng ra sao để thống nhất và mang lại sự nhất quán cho tính đa dạng của những bề ngoài, bất luận những bề ngoài đó mô tả đạo đức, vẻ đẹp hay công lư. Nó vượt qua bên kia những bề mặt sáng ngời, đặc tính của tinh thần huyền thoại. Tinh thần triết học đến khi tinh thần nầy tự giác quay sang chính cuộc sống của một người; nghĩa là, khi một người trở nên một đối tượng cho một chủ thể độc lập đứng quan sát hay “tôi”. Như thế, v́ bị giấu kín bên kia nhiều vai tṛ mà tôi có thể đóng trong đời sống như một đứa trẻ, một đứa con, một anh em, một người cha, người chồng và một ông cụ, một tay chơi quần vợt và một nhân viên, v.v., một cái “tôi” luôn hiện hữu mà tất cả các vai tṛ cùng chia xẻ. Tinh thần triết học là tinh thần tra vấn: Những bề ngoài khác nhau nầy có ǵ chung? Chúng có liên kết với nhau không? Danh tánh thường hằng là ǵ bên dưới những bề ngoài thay đổi?
Tương tự, tinh thần triết học, không như huyền thoại, không bằng ḷng chuyện lúc th́ thời điểm nầy hay kinh nghiệm nầy có vẻ có ư nghĩa và lúc th́ thời điểm khác hay kinh nghiệm khác. Ngược lại, tinh thần triết học muốn biết làm thế nào tất cả những kinh nghiệm về ư nghĩa hay vô nghĩa liên kết với nhau. Câu hỏi “Cuộc sống, trong tổng thể, nghĩa là ǵ, biệt lập với tính đa dạng của những thời điểm ư nghịa và vô ư nghĩa?” là một câu hỏi triết học. Giống như Socrate muốn Meno đừng cho ông một lố những ư nghĩa về Đạo đức, chúng ta muốn biết cuộc sống trong tổng thể có ư nghĩa hay không. Nó có tích lũy không; cuộc sống của tôi có một ư nghĩa thường hằng xuyên suốt và vượt qua bên kia nó không? Nhân loại dường như có một khao khát khôn nguôi muốn liên kết với một cái ǵ – một lănh vực, linh hồn, hay cộng đồng – phổ biến và phi thời gian hơn là những cuộc sống mà chúng ta kinh qua, vốn đầy rẫy với sinh, tử, mâu thuẩn giáo phái.
Thông thường nhiều văn hóa sơ khai không có một lời nào về tôn giáo. Các dân tộc cổ xưa có thể có những câu chuyện lưu truyền một cách thần thoại tác động trên hành động và thế giới quan của họ; họ có thể lặp lại những nghi lể từng mùa và hiến dâng những hi sinh ở những nơi mà họ xem là thiêng liêng; và họ có thể tạo ra những h́nh ảnh của những thần linh của họ.
Nhưng v́ trọn
vẹn đấn thân trong những tập tục của
ḿnh, họ không thể hỏi câu hỏi trừu
tượng, triết học: những hành động khác
nhau nầy liên quan với nhau ra sao? Cái ǵ ràng buộc tất
cả những hành động nầy lại với
nhau? Điều mà chúng ta
muốn nói liên quan đến khái niệm trừu
tượng về “tôn giáo” là một câu hỏi mà họ
không thể hỏi.
Tương tự, không ai hỏi về t́nh yêu khi
họ đang trọn vẹn dấn thân trong t́nh yêu,
giống như không ai hỏi về cứu cánh hay ư
nghĩa của một trận bóng rổ khi đội bóng
ưa chuộng của chúng ta ghi bàn thắng vào cú ném
cuối cùng. Ư nghĩa không
phải là một vấn đề cho đến khi câu
hỏi được nêu lên bởi một tinh thần
triết học muốn phân biệt cái ǵ là phổ biến
và phi thời gian trong tất cả những thời
điểm ư nghĩa hay không ư
nghĩa. Trước khi nêu lên
câu hỏi, chúng ta đi từ thời điểm nầy
đến thời điểm khác, được ngoan
ngoản hướng dẫn và dấn thân bởi những
bản năng sinh học và văn hóa của chúng ta. Đáp lại sự bất măn và
thất vọng, hành động ly khai và biến những
thời điểm sống như những đối
tượng tạo nên câu hỏi về ư nghĩa. Không có triết học, câu hỏi về ư nghĩa không thể được nêu lên. Ư nghĩa là một khái niệm chỉ có thể được lănh hội bởi tri thức. Nó không có cảm xúc, nùi vị hay màu sắc.
Tôi đă nói trước
đây rằng tinh thần triết học khẳng
định rằng thuyết hoài nghi và nghi ngờ là những con đường
đáng tin cậy cho chân lư hơn là niềm tịn và
dấn thân. Nhưng nói thế
th́ những hậu quả của tra vấn là vô cùng
lớn. Khi bước
ngược lại để nêu lên câu hỏi về ư
nghĩa, tinh thần triết học – không ǵ đáng
ngạc nhiên – sẽ không t́m được câu trả
lời trong thế giới tạm bợ nầy của
những bề ngoài. Triết
gia không phải là một nhà thơ cũng không phải là
một người theo thuyết hiện sinh. Đúng hơn, nếu phải có
một câu trả lời th́ câu trả lời sẽ
được t́m thấy trong lănh vực của những
khái niệm và Biểu Mẫu.
Ư nghĩa tức là “tham chiếu bên kia của chính
ḿnh”, hay, theo cách nói của Camus, đ̣i hỏi một “kêu
gọi” từ bên ngoài. Nhóm từ ocean liner có ư nghĩa nhờ vào sự tham chiếu
đến một con tàu nổi như Queen Elizabeth 2. Tương tự, cuộc
sống của chúng ta có ư nghĩa bao lâu nó tương
ứng từng điểm một với một lănh
vực cao hơn hay thực hơn và tham gia váo đó.
Cái chết của một người lính được xem là có ư nghĩa v́ đó là một thể hiện của ḷng ái quốc ; hành động tôi mang rác đi đổ và lái xe đưa con tôi đi xem các trận đá bóng là có ư nghĩa v́ chúng cho thấy một khái niệm về một người cha tốt và một người chồng tốt. Ư nghĩa như thế là ẩn dụ đúng hơn là biểu tượng. Tịnh thần triết học, giống như tinh thần hậu thần thoại, chia xẻ với tinh thần huyền thoại đặc tính của hành động nh́n bên kia hiện tượng hiện có để hướng đến một cái ǵ bên ngoài kinh nghiệm của chúng ta. Tinh thần huyền thoại t́m ư nghĩa bằng cách đồng hóa với những câu chuyện thiêng liêng và những nhân vật (một trong những nhân vật đó là tín đồ của Jesus hay Buddha, chẳng hạn), trong khi tinh thần Platon định vị ư nghĩa bằng cách t́m những liên kết với những khái niệm phi thời gian, trừu tượng, những Biểu Mẫu và Lư Tưởng. Trong mỗi
trường hợp, ư nghĩa không thể có nếu
không có tiếng gọi, một “bước nhảy vọt
của niềm tin” hay một “trực giác thần
thoại” liên kết cuộc sống của tôi với
một cái ǵ bên ngoài và thực hơn là những bề ngoài
của cuộc sống hằng ngày. Như chúng ta sẽ thấy,
thần thoại và triết học được tách
rời khỏi khoa học và trào lưu hậu hiện
đại bằng cách chối bỏ những cầu
cứu đến những lănh vực siêu nhiên, cao hơn
về mặt siêu h́nh. Nhưng
tôi tiên đoán.
Khi nào th́ Ư nghĩa thất bại?
Một cách khác để thấy tinh thần triết học hiểu ư nghĩa như thế nào là nh́n vào những ǵ xảy ra khi ư nghĩa thất bại. Nói khi nào ư nghĩa thất bại bên trong tinh thần triết học tức là tiên đoán tinh thần khoa học sẽ tiếp theo sau. Một cách điển h́nh, ư nghĩa thất bại đối với tinh thần triết học v́ ba lư do, hai trong số những lư do nầy đă được đề cập qua.
Tính vô nghĩa xảy ra khi (1) lănh vực của những Biểu Mẫu hay Lư Tưởng dường như không thực và rơ ràng thiếu thực chất; (2) lănh vực của những Biểu Mẫu trở nên quá tri thức, trừu tượng, vô ngă, và chối bỏ thân xác không thể thỏa măn những nhu cầu về giác quan và danh tánh cá nhân; hay (3) những câu hỏi mà tinh thần triết học được tạo ra để nêu lên và trả lời bị bỏ qua v́ những câu hỏi khác mà những tinh thần khác được trang bị tốt hơn để giải quyết.
Thứ nhất, sự
thất bại của ư nghĩa – tức là sự vô
nghĩa – xảy ra khi chúng ta không c̣n tin vào đối
tượng tri thức của chúng ta; nghĩa là, khi lănh
vực của những Biểu Mẫu không c̣n tỏ ra
thực. Thường thường, một hậu quả
của thuyết đa nguyên cực đoan, thuyết duy
danh là chủ thuyết cho rằng những khái niệm là
những phạm trù tiện lợi, do con người
tạo ra, không có một thực thể hay tư thế siêu
h́nh riêng rẽ, cao hơn lănh vực của những bề
ngoài. Thực vậy,
đối với người theo thuyết duy danh, tất
cả những khái niệm của chúng ta được
nhận thức một cách diễn dịch thông qua một
tiến tŕnh đi từ những đặc thù sang
những
tổng quát trừu tượng. Như thế, một cái ghế không hiện hữu như một Biểu Mẫu tự tại phổ biến nhưng là một khái niệm mà chúng ta triển khai theo diễn dịch nhờ thấy những chiếc ghế khác tại cái bàn nhà bếp của tôi, trong pḥng khách của tôi, tại bàn làm việc của tôi, và trên hành lang của tôi. Tương tự, đạo đức là một khái niệm tiện lợi nêu bật những nét chung giữa nhiều động tác đặc thù của đạo đức nhưng, một lần nữa, nó không hiện hữu độc lập với bao nhiêu trường hợp kia. Tư cách làm cha hay ḷng ái quốc không phải là những lư tưởng mà tôi có thể cầu cứu để làm cho đời tôi có ư nghĩa; chúng chỉ là những phương tiện để đồng hóa những biểu mẫu của các hành động đặc thù. Đạo Đức muốn nói ǵ, và làm thế nào Biểu Mẫu phổ biến, khách quan của nó có thể đứng vững khi một văn hóa cho phép ăn thịt ḅ trong khi văn hóa khác ăn chay, khi một văn hóa cho phép đa thê và văn hóa khác chỉ cho phép đơn thê? Xin nhớ rằng vô nghĩa xảy ra với tinh thần huyền thoại khi những thần thoại không c̣n có vẻ thực; tương tự, vô nghĩa xảy ra với tinh thần triết học khi những khái niệm và lư tưởng mà chúng ta cầu cứu chỉ c̣n như những tên gọi trống rỗng chứ không phải là những thành viên của một lănh vực tự chủ của những Biểu Mẫu. Về mặt thần học, đương nhiên, cái chết của những Biểu Mẫu đă tiên đoán cái chết của Thượng Đế.
Thứ hai, vô nghĩa
xảy ra với thinh thần triết học khi chúng ta
nổi loạn đối với thuyết duy thức
(intellectualism), thuyết khổ hạnh, và vô ngă. Những khái niệm trừu
tượng và những lư tưởng mà tinh thần
triết học hi vọng không thể được lănh hội
bởi những giác quan của chúng ta. Ngược lại, chúng chỉ
có thể được lănh hội bởi tri thức. Tinh thần triết học là
một tinh thần khổ hạnh v́ nó chối bỏ
thế giới giác quan của những bề ngoài và coi
trọng lănh vực ẩn giấu của những Biểu
Mẫu. Bất luận những
khái niệm và những lư tưởng đôi khi có thúc ép
đến cỡ nào, chúng
vẫn không thỏa măn nhu cầu của chúng ta về
thị giác, thính giác và xúc giác. Chúng ta là những triết
gia, nhưng chúng ra cũng
là những nhà thơ với thân thể động vật cần được thỏa măn. Tương tự, tinh thần triết học cũng thất bại khi chúng ta nổi loạn chống lại thuyết vô ngă. Bất luận một khái niệm về đạo đức hay công lư hay ngay cả một chiếc ghế có thể thực một cách khách quan đến cỡ nào, nó vẫn thiếu một sức lôi cuốn mănh liệt cho đến khi nó được biến cải để có một liên quan với tôi, với những ham muốn của tôi, và với những ǵ tôi đang làm. Thế giới chứa đựng vô số những chân lư hiển nhiên – độ cao của Núi Everest là 29035 feet , chẳng hạn – nhưng chúng không có ư nghĩa ǵ cả cho đến khi chúng t́m được một liên quan bên trong những quan tâm của tôi. V́ liên quan của tôi th́ luôn luôn tạm bợ và đặc thù, trong khi những Biểu Mẫu th́ không, sự liên kết của chúng ta với tinh thần triết học luôn luôn mong manh và dễ vỡ. Một sự nổi loạn chống lại thuyết vô ngă, khổ hạnh, và thuyết duy thức khắt khe của tinh thần triết học là đặc trung của phong trào lăng mạn trổi lên để đáp ứng tinh thần hậu Platon của thuyết hiện đại.
Thứ ba, và cuối cùng,
tinh thần Platon thất bại khi có những câu hỏi khó
trả lời. Đây đúng
hơn không phải là sự thất bại về ư
nghĩa mà là một thất bại của câu hỏi
về ư nghĩa. Đại
để, tương tự như tinh thần huyền
thoại, tinh thần triết
học giải quyết những câu hỏi về cứu
cánh (“Tại sao?”), danh tánh (“tôi là ai?”, “Đạo
Đức là ǵ?”), hay phương hướng (“Tôi phải
làm ǵ?”) Đây là những câu
hỏi biểu mẫu về ư nghĩa. Một người nào đó
chết trong một tai nạn và, chúng ta hỏi, “Tại
sao?” Tôi đóng nhiều vai tṛ trong cuộc đời
của tôi như chồng, con, cha, nhưng tôi là ai?
Đối diện với một quyết định
phải đóng góp cho Đảng Cộng Ḥa hay gia nhập
một cộng đồng định hướng ở
Montana, tôi tự hỏi tôi nên làm ǵ và đi t́m hướng
dẫn trong ví dụ của Jesus hay những định
luật trừu tượng của Mười
Điều Răn. Đây là
những câu hỏi quan trọng mà tinh thần huyền
thoại và tinh thần triết học được trang
bị để trả lời theo nhiều cách khác nhau,
thông thường bằng cách tham khảo một câu
chuyện hay lư tưởng bên ngoài để cầu
cứu. Điều
quan trọng cần lưu ư là những câu hỏi về ư nghĩa có khuynh hướng liên quan đến những biến cố và thực thể mà chúng ta không thể thay đổi. Chúng ta đi t́m ư nghĩa của đạo đức, nhưng chúng ta không cố thay đổi bản chất của đạo đức. Tương tự, chúng ta có thể giải thích ư nghĩa của một biến cố bằng cách quan sát nó tương ứng thế nào với một câu chuyện thần thoại hay lư tưởng, nhưng chúng ta không cố thay đổi biến cố hay ngăn chặn nó tái diễn. Chúng ta có thể hiểu và t́m ra ư nghĩa trong cái chết, nhưng chúng ta không thể thay đổi nó. Ngược lại, tinh thần hiện đại mà chúng ta sắp sửa đề cập mang đặc điểm của một hệ câu hỏi cực kỳ khác nhau. Ngay cả với một câu hỏi căn bản như ư nghĩa của cái chết, tinh thần hiện đại không hỏi “Tại sao?” hay “Đẻ làm ǵ?” những chỉ hỏi “Thế nào?” Khi làm thế, tinh thần đó thay thế sự cầu cứu đến một huyền thoại hay Biểu Mẫu ngoại lai, siêu việt bằng nhân quả; thay thế siêu h́nh bằng vật lư. Câu hỏi thế nào giải quyết câu hỏi về ư nghĩa hay vô nghĩa bằng cách gạt bỏ hẳn câu hỏi. Nhưng nói thể là chỉ mới nói một nửa câu chuyện. Trong khi tinh thần hiện đại có vẻ gạt bỏ cuộc đi t́m ư nghĩa như đặc tính của tinh thần huyền thoại và tinh thần triết học, nó vẫn cung ứng một hệ trả lời của riêng nó cho câu hỏi về ư nghĩa. Câu hỏi về ư nghĩa và vô nghĩa diễn tiến và t́m được giải thích mới ra sao trong tinh thần hiện đại hay khoa học là đề tài của chương tiếp theo.