Phỏng theo The
Search for Meaning – Dennis Ford
Trịnh Minh Huy
** Xin lưu ư: chữ
“tôi
- Tôi” trong tài liệu nầy ám chỉ Dennis Ford.
Chương Một: Nhầp
Đề
Điều bí mật nhất
không phải là chúng ta bị ném một cách tùy tiện
giữa cơi bao la của trái đất và thiên hà của các
tinh tú, nhưng trong nhà tù nầy chúng ta có thể vẽ lên
những h́nh ảnh của chúng ta đủ sống
động đề phủ nhận sự hư vô
của chúng ta.
Maurice
Friedman
To Deny Our Nothingness: Contemporary
Inages of Man
Tại Sao?
Câu hỏi “Tại sao” là bản lề cho câu hỏi về ư nghĩa. Trước khi hỏi tại sao, chúng ta mặc nhiên xem thế giới là đương nhiên. Chúng ta đi làm, sinh con cái, ăn thịt, có lẽ đi lễ nhà thờ những ngày Chủ nhật, nhưng chúng ta làm tất cả những việc nầy một cách tự động và không cần suy nghĩ. Chúng ta đơn thuần chấp nhận những tập tục văn hóa và của cộng đồng mà không để ư hay thắc mắc; theo một nghĩa nào đó, chúng ta sống và hành động một cách máy móc.
Ngườc lại, hỏi tại sao tức là báo hiệu một điểm mốc, ở đó chúng ta đi ngược lại một cách ư thức từ những ǵ chúng ta đang làm để t́m ra một lư do hay biện minh. Với câu hỏi đơn thuần, ấu trĩ nầy, đặc tính hồn nhiên trong cuộc sống của chúng ta bỗng nhiên mất đi những nền móng, và chúng ta bị phơi bày trước sự đe dọa của vô nghĩa. Tại sao những người tốt lại đau khổ? Tại sao tôi chọn việc đi làm thay vào buổi sáng thay v́ dạo chơi trên bải biển?
Tại sạo tôi là một tín đồ Thiên Chúa thay v́ Phật giáo hay Hồi giáo?
Tại sao vui thích với những công việc hằng ngày bất chấp viễn tượng một cái chết sẽ đến với tôi và những người thân yêu của tôi? Vô nghĩa tượng trưng cho sự bất lực không trả lời một cách thuyết phục những câu hỏi liên quan hoặc đến những niềm tin hoặc đến những hành động của chúng ta. Không trả lời được cho những câu hỏi tại sao th́ chúng ta vẫn tiếp tục hiện hữu, nhưng chúng ta sẽ không thể phát triển được.
Bàng hoàng và Ngưng
trệ
Với tài ba của một tiểu thuyết gia, Leo Tolstoy mô tả nhữug hậu quả suy thoái mà ông đă lănh nhận một khi bắt đầu hỏi Tại sao? và Để làm ǵ? Gần năm mươi tuổi, giàu có và khỏe mạnh, Tolstoy cho biết thỉnh thoảng có những lúc “bàng hoàng” và “ngưng trệ” khi những câu hỏi nầy đưa cuộc sống của ông đến chỗ ngưng trệ và ông không biết phải làm ǵ cũng như sống ra sao. Cuộc đời, vốn từng làm ông say, giờ bỗng nhiên tĩnh lại, phẳng lỳ và vô nghĩa. Những lời nói của tiểu thuyết gia mang sức mạnh lớn hơn bất kỳ một thuật ngữ nào:
Trước tiên tôi nghĩ rằng những điều nầy là những câu hỏi vô nghĩa và không liên quan ǵ cả…
Nó xảy đến với tôi như nó xảy đến với bất kỳ ai từng mắc một chứng bệnh nội thương. Ban đầu có những triệu chứng không đáng kể của một bệnh, nên bệnh nhân làm ngơ; kế đó, những triệu chứng nầy tái phát mỗi ngày càng thường xuyên hơn, cho đến lúc chúng tạo thành một chứng bệnh triền miên…
…Những câu hỏi có vẻ như những câu hỏi điên rồ, đơn giản, trẻ con. Nhưng ngay khi tôi ra tay và cố giải quyết chúng th́ tôi tức khắc nhận thấy rằng, trước tiên, chúng không phải là những câu hỏi trẻ con và điên rồ nhưng là những câu hỏi sinh tử và sâu xa nhất trong đời sống, và sau đó, cho dù tôi có suy tư đến đâu đi nữa về chúng cũng không có cách ǵ giải quyết chúng được…
Nếu có một bà tiên đến và đề nghị thỏa mản mọi điều ước của tôi th́ có lẽ tôi sẽ không biết ước điều ǵ. Nếu trong những lúc say, tôi thực sự không có những ước vọng đúng nghĩa mà chỉ có những thói quen của những ước vọng cũ th́ trong lúc tĩnh tôi biết tất cả đó đều là một ảo tưởng, nghĩa là tôi không ước muốn ǵ cả. Thậm chí tôi không muốn khám phá sự thật nữa bởi v́ tôi phải ước đoán đó là cái ǵ. Sự thật là: cuộc sống vô nghĩa…
…Và ở đó tôi là một người may mắn, kéo một sợi dây thừng ra khỏi pḥng của tôi, nơi tôi chỉ có một minh khi cởi quần áo, như thế tôi sẽ không tự treo cổ từ cây đà nối liền hai căn pḥng. Và tôi bỏ đi săn bằng súng để tránh chuyện tự sát.
…Nếu không hôm nay th́ ngày mai bệnh tật và chết chóc cũng sẽ đến (thực vậy, chúng đang đi đến) với mọi người, với tôi, và có cái ǵ c̣n lại ngoại trừ mùi hôi thối và gịi bọ? Những công tŕnh của tôi, bất luận đó là cái ǵ, sớm muộn ǵ cũng sẽ bị bỏ quên, và chính tôi sẽ không c̣n nữa. Thế tại sao làm làm ǵ? Sao có người không thể thấy được điều nầy và cứ sống? Đó là điều lạ lùng! Chỉ có thể sống bao lâu cuộc sống làm chúng ta say; một khi tĩnh lại, chúng ta không thể không thấy rằng tất cả đó chỉ là ảo mộng, một ảo mộng ngu xuẩn! Và cũng chẳng có ǵ thích thú hoặc hay ho ǵ về chuyện đó cả ; đó chỉ là tàn nhẫn và ngu xuẩn…
Cái ảo mộng trước kia về hạnh phúc cuộc đời vốn che dấu tôi khỏi thấy sự hăi hùng của con rồng bây giờ không lừa gạt tôi được nữa. Cho dù có trăm ngàn lần tự nhủ rằng tôi không thể hiểu được ư nghĩa cuộc sống, rằng tôi nên sống và đừng suy nghĩ về điều đó, th́ tôi vẫn không thể làm được bởi v́ tôi đă làm thế từ quá lâu rồi…
Tôi tự nói, Gia đ́nh tôi…Nhưng gia đ́nh tôi, vợ con tôi, cũng là người. Họ cũng chịu chung một hoàn cảnh như tôi: họ hoặc phải sống với lừa dối, hoặc đối diện với sự thật. Tại sao họ phải sống? Tại sao tôi phải yêu thương họ? Tại sao phải lo cho họ, nuôi dưởng họ, chăm sóc họ? Để họ có thể ch́m vào tuyệt vọng đang cấu xé tôi, hay quay họ lại với ngu xuẩn? Nếu tôi yêu thương họ, th́ tôi không thể che dấu sự thật đối với họ…
…Nếu đơn thuần chỉ nghĩ rằng cuộc sống là vô nghĩa th́ tôi đă có thể yên tâm chấp nhận nó; tôi có thể nh́n nhận rằng đó là định mệnh của tôi. Nhưng tôi không thể bằng ḷng với suy nghĩ đó. Nếu tôi là một người sống trong một khu rừng mà chẳng biết lối ra, th́ tôi đă có thể tiếp tục sống; nhưng tôi giống như một người lạc vào một khu rừng và hăi sợ trước sự kiện ḿnh bị lạc, giống như một người hoảng chạy lung tung, mong sao t́m được lối ra và biết rằng mỗi bước đều dẫn hắn đến hỗn loạn hơn; tuy nhiên hắn không thể không chạy lung tung.
Tôi thường nghĩ rằng trên h́nh của cuốn Confession của Tolstoy – trên đó có một số nội dung được trích lại ở đây – nên ghi một cảnh cáo: Không nên để trẻ con đọc. Sách báo khiêu dâm và đồi trụy không nghĩa lư ǵ so với những lời mô tả nỗi thất vọng; đọc tác phẩm của ông chính là đi vào đối cực của những cảm thức hạnh phúc nhất. Ai có thể đọc tác phẩm mà Tolstoy viết trong tĩnh trạng mà không bị ảnh hưởng, ngay cả đó là những trích đoạn ngắn thôi?
Năm nhận định liên quan đến tự truyện của Tolstoy sẽ là nội dung chính trong phần tŕnh bày của chúng tôi dưới đây. Thứ nhất, Tolstoy phân định rơ ràng giữa biểu hiện, kể cả những tập quán của những biểu hiện có trước kia của ông, cuộc sống đang say, và thực tại hay sự thực. Trước khi tra vấn bắt đầu, hạnh phúc cuộc sống là một ảo tưởng, một che dấu và dối gạt mắc phải bởi những những lối trả lời cổ điển liên quan đến thành công, danh vọng, và tiện nghi vật chất do nền văn hóa cung ứng. Trái ngược với t́nh trạng say đó, có một tri giác tĩnh táo cho rằng đời là vô nghĩa, tàn nhẫn, và ngu xuẩn. Tri giác nầy trở nên ma lực mà Tolstoy mô tả như một căn bệnh chết người trong đời ông.
Thứ hai, câu hỏi về ư nghĩa xuất hiện nơi Tolstoy khi ông đang ở trong những t́nh trạng lẽ ra là hạnh phúc. Ông là một nhà văn được kính trọng, thành công, một điển chủ, có sức khỏe tốt, và được gia đ́nh yêu quí. Tại sao và khi nào xảy ra câu hỏi “Tại sao”? Nói chung, nó xảy ra khi con người gặp phải những biến cố hay kinh nghiệm mà họ không lựa chọn hay mong muốn, hoặc khi bị bắt buộc phải tham gia vào những hoạt động mà họ không đánh giá cao. Một người làm việc v́ phải kiếm sống, thay v́ do lư tưởng được xem như là một hoạt động ư nghĩa. Bệnh hoạn, tuổi già, hay mất mát giáng xuống một người đàn bà như một cách vô hiệu hóa mọi lựa chọn chủ động và vô hiệu hóa tương lai của bà. Những thăng trầm xă hội – thất nghiệp, chiến tranh, chuyển dịch từ thôn quê đến thành thị - khiến con người thắc mắc về cuộc sống và những giá trị mà họ đă dựa vào đó để sống. Trái hẳn với những nguyên cớ trên, không có thông tin nào trong đời của Tolstoy bấy giờ giải thích tại sao dấy lên những câu hỏi nầy. Thực vậy, không có nguyên cớ có nghĩa là động lực khiến hỏi “Tại sao” có thể là bẩm sinh. Chúng ta nêu ra câu hỏi v́ chúng ta là người, và chúng ta không thể trọn vẹn là người khi nào chúng ta không nêu ra câu hỏi đó.
Thứ ba, một khi tĩnh lại, người ta không thể tự nhiên trở về t́nh trạng hồn nhiên hay say nữa. Như Tolstoy mô tả, những triệu chứng trở nên vừa nghiêm trọng vừa thường xuyên hơn. Ông không thể quay lại t́nh trạng không suy nghĩ về chân lư v́, như ông nói, ông đă làm thế quá lâu rồi. Cánh cửa chỉ xoay có một chiều thôi; sau khi rơi xuống rồi, Humpty Dumpty(1) không thể trở lại nguyên vẹn. Đương nhiên, người ta không thể chủ ư sống một cuộc sống được xem như một dối gạt hay ảo tưởng. Trong những trích đoạn được nêu ra bên trên, Tolstoy bác bỏ lựa chọn đưa gia đ́nh ông trở về t́nh trạng “ngu xuẩn” – nghĩa là trở về những tập quán cổ điển của cộng đồng của ḿnh – cho dù có thể làm được chuyện nầy. Nh́n thấy được sự thật vĩnh viễn biến người ta trở thành một “kẻ ngoại cuộc”, vong thân và bị đẩy một bước ra khỏi những qui ước xă hội.
Thứ tư, kinh nghiệm về tĩnh táo và chân lư là tiêu cực, ít nhất về phương diện cảm tính. Những biểu tượng và nghi lễ bảo vệ chúng ta không bị phơi bày với chân lư, kể cả chân lư cho rằng chúng ta và mọi người chúng ta yêu sẽ chết một ngày nào đó. Ernest Becker đưa ra lập luận nầy trong tác phẩm nhận giải thưởng Pulitzer, The Denial of Death. Bất luận khi nào những biểu tượng văn hóa thất bai, và chúng ta bị phơi bày với chân lư, lúc đó hoàn cảnh của chúng ta gần giống với sự điên rồ. Tolstoy mang cất dấu sợi dây thừng, từ bỏ săn bắn, và nói về sự “hăi hùng đối với con rồng”. Ông nói, chỉ có thể sống khi nào say mà thôi. Nhận thức cho rằng đời là vô nghĩa làm lũng đoạn mọi ước muốn và những lựa chọn dựa trên những ước muốn đó. Nếu một bà tiên cho ông một điều ước th́ ông có thể không biết ḿnh ước ǵ. Tolstoy như thế đă minh họa câu ngạn ngữ yếm thế, “Kẻ nào đi t́m chân lư đáng bị trừng phạt v́ đă t́m được nó.”
Thứ năm, Tolstoy không thể bằng ḷng với ư tưởng cho rằng cuộc sống là vô nghĩa. Ông linh cảm rằng có, có thể nói như vậy, có một Chân Lư phía sau chân lư. Bên kia chân lư của vô nghĩa được hiện ra khi văn hóa thất bại, có một Chân Lư sâu xa hơn.
Ông nói ông không phải là một cư dân trong rừng nhưng là một người bị lạc trong rừng với một mong ước t́m được lối ra. Tolstoy không giải thích nguồn gốc của mong ước đó – mặc dù trong trường hợp của ông, ông có nghĩ đến lời nói của Augustine, “Tim con c̣n dao động cho đến khi nào t́m được sự b́nh yên nơi Ngài” - nhưng rơ ràng ông không yên tâm với nỗi tuyệt vọng đang xói ṃn ông lẫn với sự ngu xuẩn trong cuộc đời trước kia của ông. Đơn thuần ông chỉ “mong” mà thôi, giống như một người bị lạc trong rừng đang kiếm đường ra. Không giống như những người đă từng tra vấn, ít nhất ông biết ḿnh đang đi lạc. Tolstoy bị bế tắt giữa một mặt là câu hỏi “Tại sao?” và, mặt khác là một mong ước một tŕnh độ Chân Lư khác bên kia tŕnh độ thứ nhất của ảo tưởng.
Trước khi Câu Hỏi được nêu ra
Các triết gia hiện sinh có một điểm đúng: cuộc sống có quá nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, đa số những lựa chọn nầy được thực hiện một cách vô thức hay dựa theo bản năng. Chẳng hạn, con mèo nhà Gypsy của chúng ta không bao giờ biết hỏi những câu hỏi gây hoang mang như nên tin cái ǵ và nên làm cái ǵ; nó đă hoàn chỉnh trong kiếp mèo của nó rồi. Theo bản năng, nó biết phải làm ǵ mà không cần suy nghĩ, hoài nghi hay xúc động, và hành động không do dự để hoàn thành danh tánh củ nó như một con mèo. Gypsy không bao giờ hoài nghi hay tự hỏi có nên ăn con chuột hay không, cũng không cảm thấy ân hận hay tội lỗi khi làm thế. Gypsy không bao giờ hỏi, “Tại sao?” v́ bản năng ngăn cản nó hỏi những câu hỏi như thế.
Trái ngược với trường hợp của Gypsy, chỉ có một phần trong những tin tưởng và hành động của chúng ta là thuộc về bản năng. Ăn khi chúng ta đói là bản năng, nhưng có nên ăn thịt hay ăn chay th́ không phải bản năng. Cố gắng bơi khi bị ch́m xuống nước là bản năng, nhưng nhảy trong một hồ bơi vào một ngày trời nóng tháng Bảy th́ không phải bản năng. Nhiều, có thể là đa số, những tin tưởng và hành động của tôi không phải là bản năng cũng chẳng có tính chất sinh học như trường hợp của Gypsy. Bên kia giới hạn của những bản năng súc vật mà tôi có chung với Gypsy, có vô số những câu hỏi nên làm ǵ và tin tưởng ǵ, từ những câu hỏi thời thượng nhất (nên ăn ǵ đây chiều nay) đến những câu trọng yếu nhất (tôi có tin Chúa không?). Trong lúc b́nh thường, và đối với đa số người, những câu hỏi nầy được trả lời theo những qui luật và huấn thị nằm trong những biểu thị , ư thức hệ, và tập tục văn hóa, tức những yếu tố tạo nên thế giới hằng ngày mà tôi xem là đương nhiên. Trong một ngày b́nh thường, tôi không dừng lại để suy nghĩ một cách ư thức liệu có nên uống một ly cà phê hay đọc tờ báo buổi sáng hay nên lái xe đi làm. Trong văn hóa Hoa Kỳ của thế kỷ hai mươi mốt, tất cả những điều đó là một phần của hiện cảnh được xem là đương nhiên. Bất kỳ lúc nào tôi cũng có thể bước ngược lại và hỏi liệu khi uống cà phê, tôi có góp phần phá hủy những khu rừng nhiệt đới hay không, và, như một hậu quả, tôi quyết định ưống nước. Tương tự, tôi có thể bước ngược lại và nghi ngờ tính trung thực của báo chí khi tường thuật các biến cố xảy ra hôm trước, và quả quyết những tờ báo đó là vô dụng, chỉ là những công cụ xuyên tạc của những ư đồ kinh tế hay chính trị và tư lợi. Nhưng đa số các buổi sáng, tôi không nêu lên những câu hỏi như thế; đa số các buổi sáng tôi phó mặc cho văn hóa định đoạt cho tôi. Tôi chỉ việc uống một ly cà phê trong lúc đọc báo buổi sáng. Tương tự, hầu như lúc nào cũng thế, tôi không tự hỏi ḿnh có tin Chúa hay tin vào kiếp sau hay không. Tôi để cho văn hóa định đoạt cho tôi, v́ nếu tôi phải thực hiện một lựa chọn liên quan đến mọi phương diện của đời sống của tôi – từ ăn uống đếc ăn mặc, đến tín ngưởng – tôi sẽ trở nên bất động. Văn hóa hoạt động như những h́nh thức bản năng chuyên biệt cho người. Tại điểm những bản năng súc vật thất bại, những ǵ được mệnh danh một cách quái đản là “siêu thực của văn hóa - surreality of culture” soán vị để hướng dẫn tin tưởng và hành động của chúng ta.
Lựa Chọn và Ư Nghĩa
Khi nghuexng biểu hiệu (symbols) và nghi thức văn hóa có hiệu lực, và tập thể xă hội chủ quản có sự chặt chẽ, văn hóa hoạt động một cách hữu hiệu như bản năng của con mèo Gypsy. Khi sống trong những ǵ được mô tả một cách sai lầm như những văn hóa sơ khai, con người hành động không suy nghĩ và không sai lầm gần tương tự như bản năng. Một trong những hậu quả là câu hỏi về ư nghĩa, song song với bao nhiêu câu hỏi khác, không được nêu lên. Nhưng tin tưởng và hành động của chúng ta không đ̣i hỏi biện minh hay giải thích, v́ chúng ta xem thế giới là đương nhiên. Bao lâu chúng ta c̣n ch́m trong văn hóa, chúng ta không bị thách thức phải bước một bước ngược lại hay ra ngoài cuộc sống hằng ngày để hỏi: “Tại sao?”
Tuy nhiên, khi mà những biểu tượng văn hóa trở nên yếu đi, những câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến làm ǵ và tin ǵ trở nên câm nín hay không nhất quán nữa. Những thảm kịch cá nhân hay xă hội – sinh con dị tật, Hỏa ngục (Holocaust), xung đột giữa hai nền văn hóa – có thể thách thức những câu trả lời do văn hóa cung ứng. Khi điều nầy xảy ra, những bản năng văn hóa bắc đầu thất bại và những câu hỏi “Tại sao” và “để làm ǵ” của Tolstoy trở nên khẩn thiết hơn, và những câu trả lời trở nên ít chắc chắn hơn.
Văn hóa mở ra những lănh vực lớn để lựa chọn và tin tưởng, ở đó những sở thích có tính chất tùy tiện và không cần biện minh hay lư giải: Toi thích kem va-ni; bạn thích sô cô la, Nhưng trong những lănh vực quyết định khác về mặt văn hóa, như ăn mặn ăn chay, phá thai, hay ngoại t́nh, vi phạm một tập tục văn hóa là điều cấm kỵ. Hỏi “Tại sao” hay “tại sao không” gian lận thuế lợi tức hay cho phép tự tử với giám sát của bác sỹ, những câu hỏi như thế là vượt ra ngoài những qui luật của nền văn hóa chủ quản.
Liệu hôn nhân đồng tính có nên được Giáo Hội cho phép hay nghi lễ xă hội chấp thuận không? Một thế kỷ trước, tôi nghĩ câu hỏi đó không bao giờ trở thành một câu hỏi. Phản ứng do định kiến văn hóa đối với vấn đề đồng tính luyến ái là ghê tởm và hất hủi. Tuy nhiên, ngày nay, những phản ứng bản năng như thế ít chắc chắn hơn. Chúng ta có thể có bạn hay đồng nghiệp ở trong t́nh trạng đồng tính, và chúng ta vẫn yêu thích và tôn trọng họ. Giáo hội Tân giáo chính thống từng thụ phong một giám mục đồng tính, trong lúc đó đức Giáo hoàng cảnh cáo các nhà lập pháp Hoa Kỳ rằng hợp thức hóa những hôn nhân đồng tính là “vô đạo đức một cách nghiêm trọng”. Chúng ta nên suy nghĩ thế nào về đồng tính luyến ái? Tôi nên ủng hộ việc thụ phong các linh mục đồng tính hay tôi nên phản đối? Tại sao? Văn hóa rơ ràng không c̣n cung ứng một đáp án mang tính chất bản năng, nhất quán nữa. Do đó, những hành động và tin tưởng của chúng ta ít chắc chắn hơn, và chúng ta có khuynh hướng đi t́m những câu trả lời hoặc bằng cách chỉ chủ tâm trên một phần của nền văn hóa cởi mở, đại chúng, hoặc bằng cách xem xét những giáo điều nơi các tín ngưởng khác như Tin Lành chẳng hạn.
Chúng ta sẽ bàn thảo sau những yêu tố khiến làm suy yếu những bản năng dựa trên văn hóa. Trước mắt, chỉ cần nói rằng bất cứ khi nào một nền văn hóa không thể cung ứng những câu trả lời nhất quán cho những câu hỏi phải tin cái ǵ và làm cái ǵ, th́ không có hành động hay tin tưởng nào tỏ ra có thể biện minh được cả. Câu hỏi “Tại sao?” không khuyến khích một trả lời thuyết phục. Do đó, tất cả những hành động và tin tưởng dường như độc đoán hay chủ quan. “Mọi vật đều tương đối,” như một số người từng nói. Đa nguyên và đa dạng là trên hết. Lựa chọn là một vấn đề sở thích hay tùy hứng cá nhân. Không có cái nào là tốt hơn hay xấu hơn; chỉ có sự khác biệt mà thôi. Hiện cảnh là bằng phẳng v́ không có những điểm cao và thấp. Không có sai lầm v́ không có một chân lư, hay, như một nhân vật trong bộ phim Solaris của Steven Soderbergh nói, “Không có những câu trả lời, chỉ có những sự lựa chọn.” Lựa chọn là những hành động phương tiện nhằm đạt được những cứu cánh ư nghĩa, nhưng khi những cứu cánh đó thiếu biện minh, sự lựa chọn trở nên độc đoán và vô nghĩa. Trong một thế giới không có ư nghĩa, sự lựa chọn là một cử chỉ phù phiếm. Vô nghĩa xảy ra khi những câu hỏi tại sao – một khi được nêu lên – vẫn không được trả lời.
Từ thế giới nầy, trong đó mỗi hành động và tin tưởng của chúng ta đều có ư nghĩa như nhau và vô nghĩa như nhau, chúng ta có thể nói hai điều. Thứ nhất, đây là thế giới tự do, nhưng trống rỗng, thế giới trong đó nhiều người trong chúng ta hiện sống và nhiều vấn đề đă được viết về nó. Đây là thế giới mà chúng ta thừa hưởng từ Nietzsche, những triết gia hiện sinh, và những hậu duệ của họ. Tôi sẽ mô tả những đặc tính cỉa thế giới nầy một cách chi tiết hơn ở phần sau. Thứ hai, kinh nghiệm sống trong một thế giới hoàn toàn phẳng đối với phần lớn chúng ta được chứng minh là có tính tàn phá về mặt t́nh cảm không thua ǵ đối với Tolstoy, giống như lây bệnh cúm, đúng hơn là giống như rơi vào t́nh yêu.
Điều mà nhà thần học Michael Novak mô tả như là “kinh nghiệm về vô nghĩa” không có tính cách trung lập; ngược lại nó có khuynh hướng khiến chúng ta dứt khoát mất hạnh phúc va đưa chúng ta đến biên thùy của mất trí. Novak nhận thấy rằng kinh nghiệm về vô nghĩa là đáng sợ, v́ nó biến mọi nỗ lực nói về cứu cánh , mục đích, và ư nghĩa trở thành giả tạo. Nếu hiện cảnh phẳng lỳ của văn hóa hậu hiện đại của chúng ta làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, nếu nói rằng sự lựa chọn nầy cũng tốt như sự lựa chọn khác hiển nhiên góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, và nếu chúng ta bằng ḷng với thế giới đó , th́ những nhu cầu nhân bản, tượng trung cung ứng bởi những bản năng nhị đẳng của văn hóa sẽ được thỏa mản và những hành động của chúng ta sẽ chắc chắn và không sai lầm. Nhưng đó không phải là xu thế đúng. Tolstoy mang dấu sợi dây thừng và ngưng đi săn bằng súng.
Tolstoy phóng đại:
Chiến Thắng Văn Hóa của Bất Xác
Con người không thể thấy những ǵ họ thấy – cuộc sống đó được xem là tầm thường khi được nh́n thấy giữa bối cảnh một vũ trụ lănh đạm vô tận hay là phù phiếm trước viễn ảnh cái chết – đó là điều “kỳ quái” theo Tolstoy. Người ta tự hỏi kinh nghiệm của Tolstoy rộng khắp cở nào trong thời điểm của ông hay trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Không có cách nào biết chắc câu trả lời cho câu hỏi ấy. Tuy nhiên, rơ ràng là ngày nay kinh nghiệm đó không phải có tính chất ngoại biên hay bất thường, ngược lại, nó có tính chất trọng tâm và rộng khắp.
Rất dễ dàng tổng kết lại những quan điểm xác quyết điều đó: các nhà triết học, tâm lư học, xă hội học, thần học, và nhà văn đều đồng ư rằng vấn đề ư nghĩa đă trở nên câu hỏi trọng tâm của thời đại chúng ta:
Bruno Bettelhiem: ”Our greatest need and most difficult achievement is to find meaning in our lives. (Nhu cầu lớn nhất và thành tựu khó khăn nhất của chúng ta là t́m ra ư nghĩa ttong dời sống của chúng ta.)”
Michael Novak: “The experience of nothingness is now the point from which nearly every reflective man begins his adult life. (Kinh nghiệm về vô nghĩa hiện là mốc điểm từ đó hầu như mọi con người biết suy tư đều bắt đầu cuộc sống trưởng thành của ḿnh.)”
Robert C. Soloman: “The
world is no longer ours. The old habits
keep us moving, robot-like through the paces of life, but we are not wholly
there. The ‘why’ has no anwer and that
is the singular fact that now defines our existence… I believe that it [the
absurd] is still the dominant philosophical conception of our time. It is not a
philosopher’s invention. It follows with
merciless logic from our most everday thinking. (Thế giới không c̣n
là của chúng ta nữa.
Những tập quán cứ giữ chúng ta đi
tới, giống như những người máy, theo
nhịp sống, nhưng chúng ta không hoàn toàn ở
đó. Câu hỏi ‘tại sao’
không có câu trả lời và là sự kiện hi hữu
hiện đang định nghĩa sự hiện hữu
của chúng ta… Tôi tin rằng sự phi lư vẫn là quan
niệm triết học khống chế của thời
đại chúng ta. Đó không
phải là một phát minh của các triết gia. Nó là hậu quả có luận lư
tàn nhẫn theo sau những suy tư thường nhật
nhất của chúng ta.)”
James E. Edwards: “Thus nihilism – the self-devaluation of our highest values – seems the secret logic of Wersten culture: the worm was in the bud all along. (Như thế hư vô – tự triệt tiêu những giá trị cao nhất của chúng ta – dường như là luận lư bí mật nhất của văn hóa Tây Phương: Con bọ luôn nằm ngay trong chồi. )”
Wilfred Cantwell Smith: “The intellectual problem of the modern world is how to be a relativist without being a nihilist. (Vấn đề trí thức của thế giới hiện đại là làm thế nào tuân thủ nguyên tắc tương đối mà không bị tác động của thuyết hư vô.)”
Viktor Frankl: “We have heard that man is a being in searcch of meaning. We have seen that today his search is unsatisfied and thus constitutes the pathology of our age. (Chúng ta đă nghe rằng con người là một sinh vật đi t́m ư nghĩa. Chúng ta đă thấy rằng ngày nay sự đi t́m của họ không được thỏa mản và do đó tạo thành bệnh lư của thời đại chúng ta.)”
Richard Tarnas: “Our psychological and spiritual predispositions are absurdly at variance with the world revealed by our scientific method. We seem to receive two messages from our existential situation: on the one hand, strive, give oneself to the quest for meaning and spiritual fulfillment; but, on the other hand, know that the universe, of whose substance we are derived, is entirely indifferent to that quest, soulless in character, and nullifying in its effects. We are at once aroused and curshed. For inexplicably, absurdly, the cosmos is unhuman, yet we are not. The situation si profoundly unintelligible. (Những định kiến tâm lư và tri thức của chúng ta mâu thuẩn một cách vô lư với thế giới được phương pháp khoa học cho thấy. Chúng ta h́nh như nhận hai thông điệp từ hoàn cảnh hiện hữu của chúng ta: một mặt, phấn đấu, ráo riết đi t́m ư nghĩa và thành tựu tinh thần; nhưng, mặt khác, biết rằng vũ trụ, ngưồn gốc vật lư của sự hiện hữu của chúng ta, lại hoàn toàn lănh đạm với sự đi t́m đó, một vũ trụ vốn không có linh hồn trong bản chất và hư vô hóa trong hệ quả. Chúng ta được sinh ra và bị nghiền nát cùng một lúc. Mặc dù vũ trụ là phi nhân bản một cách phi lư và khó hiểu, chúng ta lại không thế. Hoàn cảnh vô cùng bí hiểm.)”
Erich Fromn: “Once skepticism and rationalism were pregressive forces for the development of thought; now they have become rationalization for relativism and uncertainty. Doubt is the starting point of modern philosophy. (Có thời thuyết hoài nghi và duy lư từng là những động lực tiến bộ cho sự phát triển tư tưởng; ngày nay, chúng đă trở thành luận cứ cho thuyết tương đối và bất xác. Nghi ngờ là điểm xuất phát của triết học hiện đại.)”
Nhiều học giả định nghĩa vấn đề hay câu hỏi về ư nghĩa như có tính chất văn hóa – như sự hoàn toàn thất bại của văn hóa hay như sự mâu thuẩn giữa những ước muốn sâu xa nhất của chúng ta và một văn hóa khoa học vốn cho rằng vũ trụ là lănh đạm. Trong khi đó, nhà thần học Paul Tillich cho rằng câu hỏi về ư nghĩa, và sự lo âu về cuộc sống mà nó tạo nên, là một phương diện tất yếu của hoàn cảnh con người. Đó không phải là kết quả của lịch sử cá nhân hay văn hóa của một người, nhưng , theo ông, “đó thuộc về chính hiện hữu”. Đời sống của Tolstoy vốn tốt; ông thành công và có sức khỏe xuất sắc. Nhưng bất luận cuộc đời có giả định là tốt đến đâu đi nữa,vẫn có cái mà Tillich gọi là “nỗi lo âu siêu h́nh – ontological anxiety” đôi lúc xảy ra do ư thức tất yếu và đe dọa của hư vô, kể cả cái chết. Trong bản chất, lo âu luôn luôn là lo âu về sự triệt tiêu tối hậu, theo ông, chỉ cứu chữa được bằng cách được gọi là “can đảm mà sống – the courage to be”. Kinh nghiệm về hư vô, do đó, có thể ở ngay bên trong kinh nghiệm nhân loại, đồng thời là động cơ nền tảng của văn hóa.
Từ đây đi về đâu?
Nếu những câu hỏi “Tại sao?” và “Làm ǵ” t́m không t́m được một câu trả lời trong những bản năng sinh học của chúng ta lẫn trong những bản năng nhị đẳng của văn hóa hậu hiện đại, th́ chúng ta phải làm gi? Chúng ta đi đâu từ đây? Chúng ta làm ǵ khi chân ly bị phơi bày và chân lư cho thấy đời là vô nghĩa?
Khi mất đi những bản năng nhị đẳng do văn hóa cung ứng, không mấy ngạc nhiên khi nhiều người rơi vào trầm uất (depression). Tác động của trầm uất được theo dơi rất kỹ; theo một số ước tính, nó ảnh hưởng 7.9 đến 8.6 phần trăm những những người trưởng thành xuyên suốt đời họ. Trong khi trầm uất phát xuất từ những lư do sinh học và tâm lư phức tạp, ít nhất một số h́nh thức trầm uất được liên kết với tư tưởng cho rằng cuộc sống là vô nghĩa và không mục đích. Liệu trầm uất có đưa đến những cảm thức nầy hay không hay, ngược lại, liệu một suy tư vể vô nghĩa có đưa đến trầm uất hay không là một vấn đề cổ điển “con gà và quả trứng – the chicken or the egg(2)”. Bất luận cái nào đến trước, sự liên kết giữa trầm uất và vô nghĩa vẫn là một liên kết chặt chẽ.
Một số khả thể, chung qui là những khả thể phù phiếm, hiện hữu trên cả hai lănh vực cá nhân và xă hội, theo đó người ta có thể tạm thời phủ nhận vô nghĩa và chứng trầm uất đi đôi với nó. Nhà xă hội học tiên phong Émile Durkheim mô tả sự thất bai văn hóa như phản văn hóa (deculturation) , một t́nh trạng, theo ông, giản lượt những nạn nhân của nó xuống tŕnh độ thú vật gồm đánh nhau và thông dâm triền miên. Nếu tôi không t́m được phương hướng hay ư nghĩa trong văn hóa lẫn những nỗ lực có ư thức hơn để trả lời những câu hỏi tại sao, th́ tôi có thể t́m an ủi trong cơ thể, t́nh cảm, và kinh nghiệm thuần túy, trực tiếp của tôi. Trong viễn tượng của những chiến lược nầy, vô nghĩa không phải là vấn đề; suy tư có ư thức là vấn đề. Hăy tránh hay từ chối câu hỏi, hăy thú nhận rằng bạn không ǵ hơn là một con vật bản năng trong một vũ trụ thờ ơ, và bạn đă giải quyết vấn đề. Uống rượu, ma túy, trụy lạc, và ngoại t́nh - ở đó ư nghĩa tồn tại, nhưng chỉ trong khi c̣n dấn thân trong những hành động cực đoan và nguy hiểm – tất cả đều được xem như đồng nghĩa với những cố gắng sai lầm và cuối cùng tự hủy diệt với mục đích dập tắt câu hỏi về ư nghĩa bằng cách ch́m đắm vào hành vi bản năng. Đây là cách người leo núi Mark Jenkins mô tả chính xác kinh nghiệm và thú vui tự hoàn toàn đánh mất chính ḿnh trong cơ thể: “Vào lúc nầy, tôi chỉ c̣n biết có động tác. Thậm chí tôi không suy nghĩ; tôi chỉ biết leo. Tôi khép trí năo lại và mặc cho thân thể muốn làm già th́ làm: một con thú. Ngay chính tôi cũng không biết, tại một nơi nào đó trên đỉnh Sheila Face, tôi mở của chuồng …Cửa chuồng mở toang và con thú bước ra.”
Trên một b́nh diện xă hội, vào năm 1941, Erich Fromn đă viết về sự Trốn thoát tập thể của chúng ta ra khỏi tự do (Escape from Freedom). Tại sao cần phải trốn thoát? Trốn thoát khỏi cái ǵ? Fromn cho rằng một lịch sử dài của giải phóng – trước tiên khỏi thiên nhiên, chủng tộc và gia đ́nh, uy quyền của Giáo Hội và sau đó là nhà nước (thời Canh Tân và xuất hiện của các nền dân chủ, chẳng hạn) – lịch sử đó chấm dứt với thành tựu của tự do cá nhân. Nhưng sau khi đạt được mục tiêu yêu quí đó, câu hỏi trở nên, “không phải tự do khỏi cái ǵ mà tự do v́ cái ǵ?” Sau khi từng bước từ chối sự hướng dẫn và uy quyền của mặc khải, cộng đồng, truyền thống, và lư trí, tự do trở nên một gánh nặng, và chúng ta đối diện với hoàn cảnh phi lư là tự do chọn lựa bất cứ cái ǵ mà chúng ta muốn nhưng không có những lựa chọn nào đáng để thực hiện cả.
Fromn cho rằng, v́ không biết phải làm ǵ hay nên làm ǵ, nên chúng ta đại để đi t́m những mấu chốt bằng cách nh́n những ǵ mà người khác làm, hay tự ư từ bỏ gánh nặng tự do bằng cách quay trở về với uy quyền của kẻ khác, không cần biết đó là sư phụ tiên tiến nhất, nghệ sỹ nhạc pop nổi tiếng, hay nhà lănh đạo chính trị. Khuynh hướng theo thời và chủ nghĩa uy quyền do đó là những chiến lược tập thể nhằm trút bỏ nỗi lo âu gây ra do tự do tuyệt đối. Chúng ta t́nh nguyện đánh đổi lo âu và tự do bằng hành vi xuẩn động và những câu trả lời do người khác cung ứng. Tuân thủ theo những tập tục văn hóa được mô h́nh sẵn bởi những thành viên của gia đ́nh, bạn bè, va hội đoàn của chúng ta hay trung thành ngoan ngoản với những mục đích của những người lănh đạo của chúng ta hay của nhà nước giúp che chở chúng ta tránh được kinh nghiệm tiêu cực về vô nghĩa đang ngự trị trong tim của thời đại.
Trên phương diện triết học, ư thức hệ suy vong, hiện đại cho rằng nhân loại chỉ là một guồng mấy phức tạp gồm những phản ứng hóa học hay những sức mạnh xă hội và kinh nghiệm thường hằng của nó về vô nghĩa tự nó là sự tích lũy của một truyền thống hoài nghi lâu đời. Khái niệm về Phi Lư xuất hiện khi mong muốn của con người về ư nghĩa và mục đích xung đột với vũ trụ thờ ơ mà truyền thống hoài nghi họa phóng ra. Một mặt, tư tưởng hiện đại là một điều kiện tiên khởi sản sinh ra ư niệm hư không của hiện hữu, và như thế là một nguồn gốc của vấn đề. Mặt khác, tư tưởng hiện đại cũng c̣n là một giải pháp. Nếu người ta tin rằng vũ trụ thực sự là thờ ơ và không mục đính, th́ phi lư chỉ là sự nuối tiếc một thế giới không bao giờ có. Tư tưởng hiện đại cho rằng vũ trụ , và kế đó là nhân loại, là vô nghĩa, không có một giá trị nội tại hay cứ cánh, cả hai là nguyên nhân đồng thời là giải pháp cho vấn đề được đặc ra bởi kinh nghiệm về vô nghĩa. Sống trong vũ trụ hiện đại chi phối bởi thuyết nhân quả máy móc và thờ ơ có thể đ̣i hỏi sự lương thiện và can đảm, nhưng cuối cùng điều đó không phi lư, khi nào sự nuối tiếc về cứu cánh và ư nghĩa bị bỏ rơi. Tất cả những ǵ mà người ta có chỉ là thế giới nầy như nó hiện có, và nhiều người sẽ tuyên bố rằng thế là đủ rồi. Nếu giới hạn sít sao trong viễn tượng hiện đại th́ không có câu trả lời hay giải pháp cho câu hỏi Tại sao? của Tolstoy. Do đó, phương án tốt nhất của chúng ta là hưởng thụ và khai thác tối đa thế giới nầy theo khả năng của ḿnh. Hay, như nhà phê b́nh Lionel Trilling đă diễn tả một cách thơ mộng, “Nếu chúng ta ở trong một quả cầu lơ lững trên một hố thẳm th́ ít nhất chúng ta hăy biết quí quả cầu. Nếu màn đêm vây phủ chung quanh chúng ta, th́ ánh sáng nào mà chúng ta có được đều quí cả. Nếu không có sự sống nào được nh́n thấy trong khoảng không boa la, th́ phải biết quí những bạn đồng hành của chúng ta; như thế là chúng ta hiện hữu.”
Điểm Xuất Phát
Muốn đi nơi nào, chúng ta phải biết xuất phát từ đâu. Điểm xuất phát của tôi được phát họa nhờ bốn giả định, bốn giả định nầy một khi được gọp lại sẽ giải thích tại sao phương thế trả lời câu hỏi tại sao lại quan trọng.
Thứ nhất, những câu hỏi ấu trĩ mà Tolstoy hỏi vừa là căn bản vừa là tất yếu. Chúng căn bản v́ chúng ta là những sinh vật mâu thuẩn hay lưởng trạng, nửa thú, nửa biểu trưng, vượt ngoài thiên nhiên và những hành vi bản năng, một mặt, và mặt khác, lại là những sinh vật hiện thân chịu kiếp bệnh tật và chết chóc. V́ con người hơn súc vật, v́ chúng ta là nửa biểu trưng (half-symbolic), nếu muốn, nên những câu hỏi về ư nghĩa là không thể tránh khỏi. Chúng phải được trả lời và được trả lời, hoặc bằng văn hóa của chúng ta hoặc bằng những nỗ lực có ư thức của chúng ta. Không trả lời đầy đủ những câu hỏi nầy hay hoàn toàn không trả lời ǵ cả sẽ đưa đến những bệnh lư xă hội và cá nhân. Chúng ta không thể phủ nhận lâu được những bản chất lưởng thê của chúng ta. Những cá nhân và xă hội không thể phát triển nếu không có ư nghĩa và cứu cánh. Fromn nhấn mạnh sự khác biệt giữa người và thú vật như sau: “Con thú bằng ḷng nếu những nhu cầu sinh lư của nó – đói, khát, và t́nh dục – được thỏa măn. V́ con người cũng là thú, những nhu cầu nầy cũng khẩn thiết và phải được thỏa măn. Nhưng v́ con người là người, sự thỏa măn những nhu cầu bản năng nầy không đủ để làm cho họ hạnh phúc; thậm chí chúng không đủ để làm họ lành mạnh. ”
Không giống như những nhu cầu thiên nhiên hữu cơ, những nhu cầu biểu trưng hay chuyên biệt cho người không có những giới hạn cố hữu. Những nhu cầu biểu trưng không thể thỏa măn theo như cách thỏa măn cơn đói sau khi ăn bữa tiệc Thanksgiving. Robert Solomon hỏi liệu “Triết học, bộ môn mang đến cho chúng ta khái niệm về Phi Lư, có thể giúp chúng ta đi qua nó được không?” Có lẽ là không, có lẽ không phải triết học, mà là một loại giải pháp tư duy nào đó phải có nếu chúng ta phải thỏa măn những bản chất người của chúng ta – nghĩa là bản chất biểu trưng.
Thứ hai, sự kiện cả câu hỏi lẫn câu trả lời cho ư nghĩa đều biểu trưng giải thích tại sao tôi đi t́m hướng dẫn và an ủi của những người đồng hành qua tư duy của những người khác, thay v́ qua những hoạt động như xây một Gia Cư Nhân Loại hay t́nh nguyện làm từ thiện cho chương tŕnh Meals-on-Wheels. Tôi làm thế bởi v́, là một con người, ư nghĩa của hành động của tôi không phải nội tại trong chính những hành động, mà trong cách thức tôi hiểu những hành động và những động cơ mà tôi có để thực hiện chúng. Chiến lược – tức những câu hỏi tại sao hay để làm ǵ – chiếm ưu thế hơn những câu hỏi chiến thuật làm sao và bằng cách nào.
Câu chuyện ngụ ngôn ba người khênh một tảng đá để xây một nhà thờ thường được dùng để chứng minh tư tưởng của con người ảnh hưởng thế nào đến cách họ đầu tư ư nghĩa cho việc làm của họ. Người thứ nhất là một nô lệ, và đối với hắn, việc làm đó vô nghĩa, không ǵ hơn là lao công để tránh đ̣n roi. Người thứ hai là một công nhân. Ư nghĩa của việc làm của y là đồng lương mà y sẽ nhận cuối ngày để nuôi sống gia đ́nh. Cuối cùng, người thứ ba làm việc cho nhà thờ là một tín đồ hành hương. Ư nghĩa việc làm y là vinh danh Chúa với những hành động dâng hiến và tuân phục. Hành động vật lư của cả ba đề như nhau, nhưng ư nghĩa th́ hoàn toàn khác nhau trong mỗi trường hợp. Là người, ư nghĩa nằm “trong đầu của chúng ta”, theo một phương thức nào đó cho thấy rằng việc làm là cần thiết nhưng không đủ. Theo triết gia đồng thời là tiểu thuyết gia người Ái Nhĩ Lan, Murdoch, bài học của thuyết duy tâm là “những ǵ cụ thể chỉ có thể t́m được chân lư của nó bằng cách đi qua tư tưởng.”
Ư nghĩa nằm trong đầu của chúng ta có thể hoặc vô ư thức và mang tính chất văn hóa, hoặc cố t́nh và có ư thức. Mặc dù cường độ và phạm vi của những tin tưởng do ư thức chi phối đang c̣n trong ṿng tranh căi, những bản năng nhị đẳng của văn hóa rơ ràng co sức mạnh lớn hơn là những bản năng sinh học. Tinh thần chỉ huy thể xác. Thử chứng kiến những vụ đánh bom tự sát ở Trung Đông, những kế hoạch kiên ăn để bớt mập, chủ trương sống độc thân, những người leo núi cố trèo lên những đỉnh núi cao hiểm nghèo, hay hàng ngàn những ví dụ khác liên quan đến cách thức tinh thần vượt qua được những biên giới bản năng mà không thú vật nào, vốn chỉ hành động theo bản năng, sẽ vượt qua. Nền văn hóa trong đó chúng ta sống, cũng như cách thức chúng ta suy nghĩ một cách chủ đích hơn, cho thấy chúng ta cảm xúc và hành động ra sao. Thuyết giản lượt (Reductionism) nói rằng chúng ta bị chi phối bởi những lợi ích kinh tế hay giai cấp, bởi hóa học hữu cơ, hay những tàn dư vô thức từ quá khứ. Ngược lại, tôi đồng ư với những người khẳng định rằng văn hóa và suy tư có ư thức là những biến số độc lập và như thế không thể giản lượt vào những yếu tố sinh học hay xă hội được.
Thứ ba, sáng tạo và xử dụng những biểu hiệu – chúng ta nghĩ ǵ về thiên nhiên, những người đồng hành của chúng ta, và chính chúng ta - ảnh hưởng một cách triệt để những t́nh cảm và hành động của chúng ta. Bất luận nó có thể trừu tượng đến đâu, tư tửng có những hậu quả thực tế. Tư tưởng và t́nh cảm, cái đầu và trái tim, không triệt để mâu thuẩn. Như thế tôi đi theo cái một thời được tham chiếu như là một lư thuyết tri thức (“cognitive”) hay xây dựng (“constructionist”) về t́nh cảm. Ví dụ, tôi giận với Jim, và, bởi v́ tôi nổi giận, tôi đối xử y một cách khác; tôi bớt thân thiện hơn, bớt tha thứ hơn, và bớt cơ may đáp ứng y nếu y có yêu cầu tôi giúp chuyện ǵ. Chủ yếu, sự tức giận của tôi tùy thuộc vào một ma trận (matrix) của những tập tục xă hội, niềm tin và phê phán đoán văn hóa. Tôi giận v́ thấy Jim đă đối xử tôi không công b́nh (unfairly); sự giận đó được căn cứ trên cách thức nhận định chữ “công b́nh – fairness” là thế nào trong văn hóa của tôi. Tương tự, nếu tôi giận v́ y ngoại t́nh với vợ tôi th́ sự giận đó được tán đồng căn cứ trên sự hiểu biết mang tính chất văn hóa và biểu trưng liên quan đến sự trung thành vợ chồng. Nếu có một nền văn hóa trong đó sự trung thành vợ chồng không phải là một giá trị, hay nếu tôi khám phá ra rằng – ngược với những tin tưởng trước đây của tôi – Jim thực sự đă không ngoại t́nh với vợ tôi th́ sự giận của tôi sẽ biến mât. Tóm lại, sự thay đổi suy nghĩ của tôi có thể là bước đầu khiến tôi đối xử Jim là bạn như trước. Con mèo của tôi hành động theo bản năng, những không giận. Ngược lại, “suy nghĩ” về giận – khi nó được biện minh (giận có kéo theo những hành động nào đó thay v́ những hành động khác, nó liên quan thế nào với những t́nh cảm khác mà tôi có thể có đối với Jim, như t́nh bạn hay bà con) – khi đó giận có những hậu quả liên quan đến cách thức tôi cảm thấy về chính tôi, về Jim và liên quan đến phẩm chất t́nh cảm của vũ trụ. Kẻ nào “nghĩ” rằng vũ trụ là vô cảm và không mục đích kẻ đó sống trong một vũ trụ khác – không những về mặt tri thức mà cả t́nh cảm nữa – khác với người nghĩ rằng vũ trụ được hỗ trợ bởi ân sũng liên tục của Chúa. Hay như nhà văn nổi tiếng Wayne Dyer nói, “Khi bạn thay đổi cách nh́n sự vật lúc đó sự vật mà bạn nh́n cũng thay đổi theo.”
Cuối cùng, việc cố gắng t́m hiểu con người đầu tư ư nghĩa cho cuộc sống của họ ra sao được nhắc nhở bởi trực giác cho rằng, ít nhất đối với những ai trong chúng ta đang sống trong an toàn và giàu có tương đối, ư niệm vô nghĩa là một đe dọa lớn hơn sự cuồng tín, và niềm tin vào dấn thân là một thách thức lớn hơn là hoài nghi và ngờ vực (skepticism and doubt). Hoài nghi và ngờ vực - một thói quen lâu đời lúc nào cũng tra vấn quyền uy và hỏi tại sao – là một quyền bẩm sinh đối với Đạo Tin Lành/Phong Trào Khai Sáng ở thế kỷ mười tám. Trong khi đây từng là một công cụ giải phóng khỏi những tín ngưởng áp bức, nhiều người trong chúng ta hiện cần giải phóng khỏi t́nh trạng bất lực tín ngưởng. Thuyết hoài nghi tự nó là một diễn tả của những tin tưởng căn bản hơn, không tương khắc với những truyền thống tín ngưởng của các tôn giáo lớn. Một nghiên cứu về ư nghĩa cho thấy sự hoài nghi và ngờ vực đối với thuyết hoài nghi và ngờ vực. Đó có vẻ vượt quá một hoài nghi thông thường về cách trả lời câu hỏi tại sao để thấy chúng ta có thể học được ǵ từ những người đă đầu tư ư nghĩa cho cuộc sống của họ thông qua huyền thoài, triết học, và những phương thức khác mà tôi t́m hiểu trong cuốn sách nầy. Hoài nghi và ngờ vực triệt hạ cuồng tín, nhưng cuồng tín phát triển trên đất của vô nghĩa khi kẻ cuồng tín là người duy nhất đă t́m thấy một ư nghĩa xứng đáng để chết. V́ sợ cuồng tín nên chúng ta không dám nhận diện và đối đầu với điều ác. Martin Luther King Jr. thường nói về lư do tại sao trở lực lớn nhất đối với phong trào dân quyền không phải là những người kỳ thị chủng tộc mà là sự lănh đạm của những người vốn được xă hội coi là tốt. Những kẻ xấu tiếp tục tồn tại khi nào những người vốn được xă hội coi là tốt không trả lời câu hỏi tại sao một cách đủ cương quyết để họ hành động.
Viễn Tượng
Bất luận nguyên nhân là ǵ – kinh nghiệm cá nhân (Tolstoy), ư thức của con người về cái chết và ngờ vực (Tillich), hay v́ chúng ta sống tại điểm đến của một truyền thống triết học lâu đời và khuyết tật trong bản chất (Solomon và những người khác) – chúng ta tự thấy ḿnh đang ở trong một khu rừng tăm tối, trong một thời đại ở đó những câu hỏi tại sao và để làm ǵ không t́m được những câu trả lời có sẵn. Nhiều nội dung văn học, triết học, và thần học tượng trưng cho những nỗ lực nhằm tạo ra một lối thoát ra khỏi khu rừng. Tính đa dạng của những nỗ lực nầy gây ra hoang mang; có quá nhiều phương hướng khả thể, quá nhiều hường tŕnh giao nhau. Để giảm thiểu tính đa dạng và hoang mang đó, trong những chương tiếp theo, tôi sẽ triển khai một đồ h́nh liên quan đến những phương hướng căn bản và tái diễn trong đó chúng ta di chuyển.
Phần I của cuốn sách nầy bàn về những nguồn gốc cổ điển của ư nghĩa, và những phương diện của những nguồn gốc nầy sẽ trở nên quen thuộc. Mục tiêu của tôi muốn nhắc lại chúng ở đây không phải chủ yếu là lịch sử mà là triết học, nghĩa là, tôi không giả định rằng những nguồn ư nghĩa có tính chất tiến hóa, theo đó nguồn sau vô hiệu hóa nguồn trước; mỗi nguồn là một mẫu đích thực (genuine type) hay nguyên mẫu (archetype). Những lối suy nghĩ cổ điển và tái diễn liên quan đến câu hỏi về ư nghĩa có tính cách thần thoại (chương 2), triết lư (chương 3), khoa học (chương 4), và hậu hiện đại (chương 5). Trong khi rất thuận tiện nếu tŕnh bày những biểu mẫu nầy dựa theo quá tŕnh lịch sử của chúng, mỗi mẫu cũng được t́m thấy trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, đặc biệt nhất là giai đoạn của chúng ta. Hơn nữa, không có biểu mẫu suy tư nào là thuần túy. Đa số người, phần lớn trong lich sử, không chỉ cho thấy duy nhất có một lối tư duy, nếu không cùng thời kỳ th́ trong những thời kỳ nối tiếp nhau.
Khi phân tích thành bốn loại những phương thức con người đầu tư ư nghĩa cho cuộc sống của ḿnh, chúng ta có được một cấu trúc đơn giản hóa để so sánh những câu hỏi về ư nghĩa và mục đích có thể được giải quyết ra sao. Cuối cùng, phương án của tôi là đối chiếu; tuy nhiên, thay v́ đối chiếu Augustine với Albert Camus, thuyết hiện sinh (existentialism) với thuyết sức sồng (vitalism) , hay Phật Giáo với Cơ Đốc Giáo, tôi đối chiếu ư nghĩa được giải quyết thế nào bằng thần thoại thay v́ bằng triết học, hay bằng khoa học thay v́ bằng thuyết hậu hiện đại (postmodernism). Phương án đối chiếu quan trọng bởi v́ bản chất của câu hỏi , phương hướng đi t́m, và những ǵ chúng ta chấp nhận như là một câu trả lời chính đáng hay thỏa đáng thay đổi tùy theo cách suy nghĩ mà chúng ta xử dụng. Thật vậy, tôi hi vọng độc giả chung qui sẽ đánh giá cách thức giải quyết câu hỏi về ư nghĩa của tôi tai hại thế nào và sẽ đi theo một hướng nào đó thay v́ một hướng khác, như phải làm. Nếu chỉ nói rằng cuộc sống có hoặc không có ư nghĩa th́ chưa đủ. Mục tiêu không phải là đạt đến điểm đó trong cuộc truy t́m. Bên kia điểm đó, chúng ta tự hỏi, “Vâng, cuộc đời có ư nghĩa – hay không có – nhưng khi nhắc đến từ “ư nghĩa”chúng ta muốn nói ǵ? Cái ǵ khiến cuộc sống có ư nghĩa, và cuộc sống thiếu đi cái ǵ khi nó có vẻ vô nghĩa?” Điều mà triết gia chấp nhận như cấu tố của một cuộc sống ư nghĩa không giống như điều mà một người theo thuyết hậu hiện đại coi là có ư nghĩa. Người theo thuyết thực dụng (pragmatist) không hiểu ư nghĩa theo cùng cách với người theo thuyết duy nhiên (naturalist). Cũng như tất cả mọi tư duy phân tích, khai triển một đồ h́nh đối chiếu không chỉ là một kỹ thuật đơn giản hóa; nó c̣n là một kỹ thuật giúp giải phóng khỏi một nhản quan thiển cận cho rằng ư nghĩa chỉ có thể được t́m thấy theo một cách duy nhất.
Tương tự như những màu căn bản như cyan (một h́nh thức của xanh da trời nhưng nhạt hơn), magenta (một loại màu hồng), yellow (vàng), và black (đen), bốn nguồn ư nghĩa nguyên mẫu – thần thoại, triết học, khoa học, và hậu hiện đại – có thể và đă được phối hợp lại với nhau để tạo thành một đại hệ phức tạp và tinh tế hơn. Trong phần hai của cuốn sách, dựa trên những nguồn ư nghĩa đương thời, tôi nới rộng cuộc truy t́m đă được khởi xuất trong phần I sang những diễn đạt đương thời hơn trong thuyết thực dụng (chương 6), tâm lư nguyên mẫu (chương 7), siêu h́nh (chương 8), và thuyết duy nhiên (chương 9). Mặc dù mỗi chương của cuốn sách đều đứng độc lập một cách rộng răi, tôi khuyên nên đọc theo thứ tự những phương án trong phần I trước khi đọc những chương trong phần II, v́ những chương sau nầy đ̣i hỏi căn bản do phần trước cung ứng. Ví dụ, nếu hiểu được những Mẫu (Forms) của Aristote như mô tả trong chương 3 th́ mới hiểu được tâm lư học nguyên mẫu được mô tả trong chương 7, tương tự như những yếu tố khoa học và hậu hiện đại (chương 4 và chương 5) được diễn đạt trong thuyết thực dụng (chương 6) và thuyết duy nhiên (chương 9). Nếu “lịch sử không lặp đi lặp lại, th́ ít nhất nó cũng có vần điệu”, theo như câu nói nổi tiếng của Mark Twain; tương tự, những quan điểm cổ điển t́m thấy được chiều sâu và độ phức tạp mới trong những lư thuyết đương thời.
Ghi chú
(1) Humpty Dumpty là một
nhân vật trong một điệu hát ru em bằng tiếng
Anh. Nhân vật nầy được mô tả như một
quả trứng, ngồi trên một bức tường,
rơi xuống, và không thể nguyên vẹn trở lại
như trước.
Humpty
Dumpty sat on a wall,
Humpty Dumpty had a great fall.
All the king's horses and all the king's men
Couldn't put Humpty together again
(2) The chicken or the egg là thế
lưởng đối thường được tŕnh
bày như thế nầy: “Cái nào ra trước, con gà hay quả
trứng? Đối với
các triết gia cổ điển, câu hỏi liên quan đến
con gà trước hay quả trứng trước
đưa đến những câu hỏi sự sống và
vũ trụ nói chung bắt đầu như thế nào.”