Đôi nét về Canon D major của J. Pachelbel
Tổng Quát
Sự tích bản Canon D Major trở thành phổ biến quả thực ly kỳ. Cùng với bản Gigue, Canon D Major được soạn cho lễ thành hôn của Johann Christoph Bach năm 1694 – Bach là một trong những sinh viên của Pachebel. Bản nhạc sống sót trong một bản thảo, và lần đầu tiên được xuất bản riêng rẽ vào năm 1919, và lần đầu tiên được Arthur Fiedler thu âm vào năm 1940. Bản nhạc trở nên nổi tiếng nhờ một công trình thu âm do Jean-François Pailliard thực hiện vào năm 1968 và được Hiệp Hội Musical Heritage Society phát hành rộng rãi ở Hoa Kỳ. Vào năm 1970, một đài phát thanh ở San Francisco đã phát đi bản nhạc và thu hút được sự chú ý rất rộng rãi. Một số ban nhạc đã xử dụng nó làm nền tảng cho các ca khúc của họ. Công bình mà nói, thành công lớn nhất đến vào năm 1980, khi Robert Redford xử dụng bản nhạc làm nhạc đệm cho bộ phim Ordinary People. Từ đó, Canon D Major đã trở thành bất hủ.
Những Đặc Trưng
- Giai điệu đơn giản (Melodic Simplicity): Bản nhạc xây dựng trên một giai điệu giản dị nhưng mỹ thuật và dễ nhận. Những dòng nhạc trữ tình của tác phẩm vọng lên từ nhiều người nghe, khiến nó tạo được một tác động tình cảm sâu rộng.
- Cấu trúc hài hòa (Harmonic Structure): Bản nhạc xây dựng trên một diễn tiến hợp âm lặp đi lặp lại, tác động trên vô số phối âm xuyên qua nhiều thể loại khác nhau. Diễn tiến nầy tạo được một cảm thức thăng bằng và quen thuộc.
- Cấu trúc đối điểm (Contrapuntal Texture): Kỹ thuật đối âm (canon) tạo được một cấu trúc phong phú nhờ nhiều giọng tiếp nối nhau, mô phỏng nhau. Cách xây lớp nầy đưa thêm chiều sâu và độ phức tạp vào âm nhạc.
- Tác động văn hóa (Cultural impact): Qua nhiều năm, bản nhạc nầy đã trở thành một nhu yếu phẩm cho các lễ thành hôn, lễ mãn khóa, và các lễ hội khác, vốn gợi lên cảm thức hạnh phúc và hoài niệm. Giá trị phổ quát của nó đã dẫn đến nhiều biên soạn và phóng tác khác nhau xuyên qua nhiều thể loại âm nhạc khác nhau.
- Bối cảnh lịch sử (Historical Context): Vì được biên soạn vào cuối thế kỷ 17, nhạc phẩm nầy phản ảnh thể nhạc Baroque mang sắc thái trang hoàng (ornamentation) và giai điệu diễn tả (expressive melodies). Sự phục hưng của nó trong thế kỷ 20, nhất là trong thể nhạc tân cổ điển, đã củng cố chỗ đứng của nó trong âm nhạc đương thời.
- Đa dạng (Versatility): Bản nhạc có thể trình diên bằng nhiều hợp tấu khác nhau, từ bộ tứ đàn dây (quartets) đến đại hòa tấu (full orchestras), và đã được biên soạn cho nhiều nhạc cụ khác nhau, khiến nó được truy cập bởi nhiều nhạc sỹ và thính giả khác nhau.
- Đỉnh Sóng