Cùng với Sự Bùng Nổ của Trí Khôn Nhân Tạo

Con Người sẽ Trở Thành Bất Tử?

Lev Grossman – Time, Feb 10, 2011

(Tài liệu nầy được đăng tải trên Tuần Báo NGƯỜI VIỆT TÂY BẮC Số 2002 Thứ Sáu Ngày 18-2-2011)

Đông Yên Lương Tấn Lực

Raymond Kurzweil

Ngày 15/2/1965, một học sinh trung học rụt rè nhưng b́nh tỉnh tên Raymond Kurzweil xuất hiện như một người khách trong cuộc thi đố (game show) tên I’ve Lost a Secret.  Cậu ta được người điều khiển chương tŕnh Steve Allen giới thiệu, sau đó cậu vào ghế dương cầm để chơi một bản nhạc ngắn.  Đại ư là Kurzweil đang che dấu một sự kiện bất thường và những người tham gia thi đố – gồm một nghệ sĩ hài kịch và một cựu Hoa Hậu Mỹ Quốc – phải đoán sự kiện đó là ǵ.  Trên sân khấu, cô cựu hoa hậu chất vấn Kurzweil rất hay, nhưng diễn viên hài đă thắng cuộc:  bản nhạc  được sáng tác bằng máy vi tính.  Kurzweil nhận được $200.

Sau đó Kurzweil biểu diễn máy vi tính, máy mà cậu ta tự chế tạo – một món đồ to bằng cái bàn làm việc với những phiếm kêu to lách cách, nối kết vào một máy đánh chữ.  Những người tham gia thi đố không hứng thú mấy với cái máy đó; họ có ấn tượng mạnh đối với tuổi của  Kurzweil hơn bất kỳ những ǵ cậu ta thực sự làm. Họ lướt qua và sẵn sàng đi tiếp đến bà Chester Loney ở Rough and Ready, California; bí mật của bà nầy là bà đă từng làm cô giáo lớp một của Tổng Thống Lyndon Johnson. Nhưng Kurzweil sẽ dành phần c̣n lại của sự nghiệp của ḿnh để thực hiện mục tiêu được hàm ngụ trong cuộc biểu diễn.  Sáng tạo một công tŕnh nghệ thuật là một trong những  hoạt động mà chúng ta dành cho con người và chỉ cho con người mà thôi.  Đó là một động tác tự thể hiện; bạn không giả định có thể làm được như thế nếu bạn không có một cái tôi.  Sáng tạo là lănh vực độc tôn của con người; và sáng tạo đó đang bị soán đoạt bởi một máy vi tính do một cậu bé 17 tuổi chế tạo. Nh́n thấy sự sáng tạo tức là nh́n thấy đường phân ranh đang nhạt nḥa nhưng không thể văn hồi, đường phân ranh giữa trí khôn hữu cơ và trí khôn nhân tạo.  Đó là bí mật thực sự của Kurzweil, và vào thời 1965 không ai đoán ra được. Có lẽ chính cậu cũng không đoán ra luôn, hay chưa đoán ra.  Nhưng bây giờ, 46 năm sau, Kurzweil tin rằng chúng ta đang đến gần một thời điểm mà những máy vi tính sẽ trở nên thông minh, và không chỉ thông minh nhưng thông minh hơn cả con người.  Khi điều đó xảy ra, con người – thể  xác, linh hồn, văn minh – sẽ biến trạng hoàn toàn và không thể văn hồi.  Ôn tin rằng không những thời điểm nầy là tất yếu nhưng c̣n là sắp cận kề rồi.  Theo những tính toán của ông, văn minh nhân loại như chúng ta biết sẽ kết liểu khoảng 35 năm tới đây.  Những máy vi tính đang chạy nhanh hơn và mỗi ngày một nhanh hơn nữa.

Do đó nếu máy vi tính chạy nhanh hơn, nhanh một cách không thể tin nỗi, đương nhiên có thể đến một lúc chúng có thể làm được những ǵ mà trí khôn nhân loại có thể. Tất cả mă lực đó có thể đưa vào phục vụ nhằm mô phỏng bất kỳ cái ǵ mà  năo bộ chúng ta đang làm khi chúng tạo nên được ư thức – không chỉ thực hiện các phép tính rất nhanh hay sáng tác các nhạc phẩm dương cầm mà c̣n lái được xe, viết sách, đưa ra những quyết định đạo đức, đáng giá hội họa tân kỳ, sáng tạo những b́nh phẩm tinh tế tại các buổi tiệc.  Nếu bạn có thể đồng ư như thế, và Kurzweil cũng như nhiều người rất thông minh khác có thể đồng ư như thế th́ không c̣n ǵ để nghi ngờ nữa cả. Từ đó, không c̣n lư do để nghĩ rằng máy vi tính sẽ ngưng lớn mạnh hơn.  Chúng sẽ tiếp tục phát triên cho đến khi chúng thông minh hơn chúng ta rất xa.  Nhịp độ phát triển của chúng cũng sẽ tiếp tục gia tăng, v́ chúng sẽ dùng sự phát triển của chính chúng để thay thế sự phát triển được chế tạo do những con người suy nghĩ chậm chạp đă sản sinh ra chúng.  Cứ thử tưởng tượng một khoa học gia điện toán lại cũng chính là một máy vi tính siêu thông minh.  Nó sẽ  hoạt động nhanh một cách khó tin.  Nó có thể xử lư những số lượng dữ kiện khổng lồ một cách nhẹ nhàng nhanh chóng. Nó sẽ không nghỉ giải lao để chơi game Farmville.   Có lẽ thế. Không thể tiên liệu được sự hành xử của những trí khôn lớn hơn trí không con người nầy, những trí khôn mà một ngày nào đó chúng ta có thể chung sống trên hành tinh, v́ nếu làm được thế th́ bạn sẽ thông minh như họ.  Nhưng có nhiều lư thuyết liên quan đến vấn đề nầy.  Có thể chúng ta sẽ hội nhập với họ để trở thành những những sinh vật vi tính (cyborgs), xử dụng các máy vi tính để nới rộng khả năng trí tuệ của chúng ta giống như xe hơi và máy bay nới rộng khả năng vật lư của chúng ta. Có thể chúng ta sẽ kết nhập tri thức của chúng ta vào các máy vi tính và sống bên trong chúng như một thứ nhu liệu, vĩnh viễn, biết đâu được.  Có thể những máy vi tính sẽ chống lại con người và hủy diệt chúng ta.  Điểm tương đồng trong các lư thuyết đó là sự biến trạng (transformation) của những chủng loại của chúng ta thành một cái ǵ không c̣n có thể nhận diện ra được nữa đối với  con người của năm 2011.  Sự biến trạng nầy mang một tên:  Đơn Trạng (Singularity(*)).

(*) Theo định nghĩa vật lư thiên văn (Astorphysics), singularity là điểm có tỉ trọng vô hạn tại trung tâm của một hố đen (black hole), nơi những lực biến trạng (tidal forces) trở nên vô hạn và các định luật vật lư ngưng áp dụng. (Phụ chú của người chuyển ngữ)

 

Điều khó khăn để h́nh dung khi bạn nói về Đơn Trạng là dù nghe qua giống như khoa học giả tưởng, nó lại không phải là khoa học giả tưởng, cũng như dự báo thời tiết đâu phải là khoa học giả tưởng.  Đó  không phải là một ư tưởng cực đoan; đó là một giả thuyết nghiêm chỉnh  về tương lai của sự sống trên Trái Đất.  Có một phản xạ trí thức tự nhiên khiến thực quản của bạn đóng ngay lại khi bạn cố nuốt một ư tưởng có dính dáng đến những sinh vật vi tính (cyborgs), nhưng hăy khống chế bản năng đó nếu có thể được, v́ trong khi Đơn Trạng , ngoài mặt, có vẻ phi lư, đó lại là một ư tưởng cần được đánh giá b́nh tỉnh và thận trọng.

Con người đang bỏ ra nhiều tiền bạc để cố hiểu nó.  Đại Học ba năm tuổi mang tên Singularity University, được Trung Tâm NASA thành lập, cung ứng những lớp liên bộ môn (inter-disciplinary courses of studies) cho các sinh viên đă tốt nghiệp bốn năm và những viên chức điều hành.  Google là cơ sở đở đầu thành lập.  Larry Page, viên chức Đều hành (CEO) đồng thời  là đồng sáng lập viên đă thuyết tŕnh tại đây năm rồi.  Người ta chú tâm đến Đơn Trạng v́ âm hưởng tiêu cực của nó, tương tự như một màn kinh dị, nhưng họ nán lại xem v́  có một cái ǵ đó vượt xa ước đoán của họ.  Và đương nhiên, trong trường hợp nó có thật, nó sẽ là điều quan trọng nhất xảy ra cho nhân loại kể từ khi phát minh ra ngôn ngữ.  Đơn Trạng không phải một ư tưởng hoàn toàn mới lạ, chỉ hơi mới thôi.  Năm 1965, nhà toán học người Anh I.J. Good mô tả điều được gọi là một sự “bùng nổ của trí khôn (intelligence explosion)” như sau:

Hăy định nghĩa một máy siêu thông minh như một máy có thể vượt xa tất cả những hoạt động trí thức của bất kỳ người nào dù tài ba đến đâu đi nữa.  V́ thiết kế của máy móc thông thường là một trong những hoạt động nầy, một máy siêu thông minh có thể thiết kế những máy thậm chí c̣n thông minh hơn thế nữa; lúc đó dứt khoát sẽ có một sự “bùng nổ trí khôn”, và trí khôn của con người sẽ bị bỏ lại đàng sau xa.  Như thế máy siêu thông minh đầu tiên lại là phát minh cuối cùng mà con người cần phải chế tạo ra.

Từ singularity được vay mượn trong vật lư thiên văn (astrophysics): nó muốn nói một điểm  trong không-thời-gian (space-time) – chẳng hạn, bên trong một hố đen – tại đó những nguyên tắc vật lư thông thường không áp dụng được.  Trong thập niên 1980,  tiểu thuyết gia khoa học giả tưởng Vernor Vinge ghép từ nầy vào với phiên bản vê bùng nổ trí khôn của Good.  Tại một hội nghị của NASA năm 1993, Vinge thông báo rằng “trong ṿng ba mươi năm nữa, chúng ta sẽ có những phương tiện kỹ thuật để tạo ra trí khôn siêu nhân (super-human intelligence).  Không bao lâu sau đó, kỷ nguyên con người sẽ kết liểu.”

Vào thời đó, Kurzweil cũng đang suy nghĩ vể Đơn Trạng.  Ông ta bận rộn từ khi xuất hiện trên chương tŕnh thi đố I’ve Got a Secret.  Ông đă kiếm được nhiều tiền với tư cách là một kỹ sư và nhà phát minh; ông thành lập và sau đó bán đi công ty nhu liệu đầu tiên của ông trong khi ông hăy c̣n  theo học tại Đại Học MIT.  Ông tiếp tục chế tạo máy đọc chữ cho người mù và thực hiện những sáng chế trong các lănh vực kỹ thuật kể cả những máy phối âm (music synthesizer) và máy định giọng (speech recognition).  Ông có 39 bằng sáng chế và 19 bằng tiến sỹ danh dự.  Năm 1999, Tổng Thống Bill Clinton đă ân thưởng ông Huy chương National Medal of Technology.  Nhưng Kurzweil cũng theo đuổi nghề phụ là viết sách khoa học giả tưởng: Ông đă phổ biến những quan niệm của ông vể tương lai của nhân loại và chủng loại người máy từ 20 năm nay, tác phẩm gần đây nhất là “The Singularity Is Near – Đơn Trạng Đang Đến Gần”, tác phẩm bán chạy nhất khi ra mắt vào năm 2005. Một bộ phim tài liệu mang cùng tựa đề  ra mắt hồi tháng Giêng, với diễn viên chính là Kurzweil, Tony Robbins và Alan Dershowitz.  (Kurzweil thực sự là đề tài của hai bộ phim tài liệu hiện nay. Bộ thứ nh́, ít ảnh hưởng hơn nhưng có giá trị thông tin nhiều hơn, có tựa đề là “The Transcendent Man – Kẻ Siêu Nhân”).  Bill Gates đă gọi ông là “người tài ba nhất theo tôi biết trong lănh vực tiên đoán tương lai của trí khôn nhân tạo.” Trong đời sống thực tế, kẻ siêu nhân là một khuôn mặt b́nh thường có thể nhầm lẫn với người em trai c̣n đần độn hơn của Woody Allen.  Kurzweil lớn lên tại Queens, New York, và bạn vẫn có thể nhận ra điều nầy trong giọng nói của ông.  Bây giờ ông đă 62 tuổi, nói năng với sự trầm tỉnh  gần như thôi miên của một người đi diễn thuyết công cộng 60 lần mỗi năm. Với tư cách là quán quân hiển thị nhất về Đơn Trạng, ông đă nghe tất cả những câu hỏi và đối diện với sự ngờ vực rất nhiều lần trước kia. Ông tỏ ra vui vẻ về chuyện nầy.  Cung cách của ông gần như là từ tốn xin lỗi: tôi ước sao có thể đem đến cho bạn những tin tức ít kích động hơn về tương lai, nhưng tôi đă nh́n vào những con số, và đây là những ǵ những con số đó nói lên, do đó tôi có thể nói cái ǵ khác hơn được?  Quan tâm của Kurzweil về số phận sinh học vi tính (cyborganic) của nhân loại đă bắt đầu vào khoảng năm 1980 phần lớn như một vấn đề thực tiển.  Ông cần những phương pháp để đo lường và theo dơi nhịp độ của tiến bộ kỹ thuật.  Ngay cả những phát minh lớn cũng có thể thất bại nếu chúng đến trước thời gian của chúng, và ông muốn đoán chắc ông đă đưa ra phát minh của ông đúng thời điểm.  Ông nói, “Ngay cả vào thời gian đó, kỹ thuật cũng đang đi đủ nhanh để thế giới sẽ khác đi vào lúc tôi hoàn thành dự án. Cho nên đó không khác nào bắn vào mục tiêu đang di chuyển – bạn không thể nhắm vào mục tiêu được.  Đương nhiên ông biết về đinh luật Moore cho rằng số lượng những bóng bán dẫn (transitors) mà  bạn đặt trên một con microchip tăng gấp đôi mỗi hai năm.  Đó là một định luật căn bản đáng tin cậy một cách ngạc nhiên. Kurzweil cố gắng vẽ một đường biểu diễn hơi khác đi một chút: sự thay đổi qua thời gian trong hiệu năng vi tính, tính bằng MIPS (millions of instructions per secondbao nhiêu triệu lệnh mỗi giây), mà bạn có thể mua với giá $1,000.  Kết quả cho thấy những con số của Kurzweil trông rất giống định luật Moore.  Chúng tăng gấp đôi mỗi hai năm.  Khi được vẽ trên đồ thị, cả hai con số đều tạo thành những đường cong theo cấp số mũ (exponential curves), với trị số tăng theo  bội số của 2 thay v́ theo những trị gia tăng b́nh thường trên một đường thẳng.  Những đường cong tiến đều, ngay cả khi Kurzweil kéo dài những đường cong của ông lùi lại những thập niên của những kỹ thuật vi tính như relaysvacuum tubes thậm chí ngược đến năm 1900.  Sau đó Kurzweil đưa những con số lên nhiều hệ thống thẩm định kỹ thuật khác – như sự giảm giá thành của các  bóng bán dẫn, tăng tốc độ của các bộ điều hành vi mô (microprocessors), hạ giá đáng kể của bộ nhớ năng động (dynamic RAM). Ông cũng nh́n xa hơn vào những xu thế trong sinh học kỹ thuật (biotech) và xa hơn nữa – giảm giá thành trong dịch vụ xác định DNA và dịch vụ vô tuyến cũng như sự gia tăng những máy chủ trên Internet (Internet hosts) và những bằng sáng chế về kỹ thuật điện tử đơn tử (nanotechnology) .   Ông vẫn nhận thấy cùng một sự kiện: tăng tốc theo cấp số mũ. Ông nói, “Quả kỳ diệu khi thấy những hướng tŕnh nầy đều đặn đến thế - dù dày dù mỏng, dù chiến tranh hay ḥa  b́nh, dù thịnh hay suy.” Kurzweil gọi đó là định luật của những phục hồi tăng tốc (accelerating returns):  kỹ thuật tiến bộ theo cấp số mũ, không theo cáp số bậc một (linear).

Kế tiếp ông kéo dài đường biêu diễn vào tương lai, và sự phát triển mà ông tiên đoán quả thật là kỳ thú; nó tạo nên sự đối kháng tri thức trong đầu ông.  Theo Kurzweil, chúng ta không đủ tiến hóa để suy nghĩ theo chiều hướng phát triển cấp số mũ.  Đó là vấn đề trực giác.  Những then máy tiên đoán cố hữu của chúng ta thuộc bậc một. Khi cố tránh một con vật, chúng ta xử dụng lối tiên đoán bậc một để đoán con vật đi về đâu trong ṿng 20 phút và phải làm ǵ để tránh nó.  Tiến tŕnh đó được thực sự cấu trúc trong năo bộ của chúng ta.”  Đây là những ǵ mà các đường cong đă nói với ông.  Chúng ta sẽ thành công trong việc đảo ngược qui tŕnh (reverse-engineer) năo bộ của con người vào khoảng giữa thập niên 2020.  Vào cuối thập niên đó, những máy vi tính sẽ có khả năng thông minh như của con người.  Kurzweil xác định thời điểm của Đơn Trạng: năm 2045 – xin đừng bao giờ nói rằng ông ta cấp tiến quá. Ông ước đoán vào năm đó, dựa theo những gia tăng lớn lao trong hiệu năng vi tính và những sút giảm lớn lao trong giá thành tương ứng, số lượng trí  khôn nhân tạo được tạo ra sẽ khoảng một tỉ lần tổng số của tất cả trí khôn nhân loại hiện có ngày nay.  Đơn Trạng không chỉ là một khái niệm.  Nó lôi cuốn con người, và những con người đó cảm thấy bị ràng buộc lẫn nhau.  Gộp lại nhau, họ tạo ra một phong trào, một thứ-văn-hóa (subculture); Kurzweil gọi nó là một cộng đồng.  Một khi quyết định xem xét Đơn Trạng một cách nghiêm chỉnh, bạn sẽ thấy rằng bạn đă trở thành phần tử của một tập hợp nhỏ nhưng được phân bố toàn cầu và cực độ bao gồm những tư tưởng gia mệnh danh là những sinh vật Đơn Trạng (Singularitarians) tương tự như những tư tưởng gia có đầu óc thực sự. Không phải tất cả họ đều là những sinh vật Kurzweil, dứt khoát không.  Trong thuyết Đơn Trạng có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến định nghĩa của từ và liên quan đến thời gian và phương thức Đơn Trạng sẽ xảy ra hay không xảy ra.  Nhưng những người theo thuyết Đơn Trạng có chung một thế giới quan.  Họ suy nghĩ dựa trên thời gian sâu thẳm (deep time), họ tin vào sức mạnh của kỹ thuật để tác động lên lịch sử, họ ít quan tâm đến tư duy cổ truyền về mọi sự việc, và họ không thể tin rằng bạn cứ nhởn nha sống và xem TV như thể cuộc cách mạng trí khôn nhân tạo sẽ không đột phá và thay đổi triệt để toàn thế giới.  Họ không sợ  bị chế giễu; sự chán ghét thường t́nh nơi bạn đối với những ư tưởng bề ngoài có vẽ vô lư chính là một ví dụ của thiên kiến phi lư, và những người theo thuyết Đơn Trạng không chấp nhận phi lư.  Khi đi vào không gian tư duy của họ, bạn đi qua một dốc đứng trong thế giới quan, một hủy lực siêu h́nh phân chia những người theo thuyết Đơn Trạng với phần c̣n lại của nhân loại.  Bạn hăy mong đợi sự quấy nhiễu.

Ngoài Đại Học Singularity University, do Kurzweil sáng lập, c̣n có Viện Đơn Trạng về Trí Khôn Nhân Tạo (Singularity Institute for Artificial Intelligence), đặt cơ sở tại San Francisco.  Trong số các cố vấn của Viện, có Peter Thiel, một cựu CEO của PayPal và là một nhà đầu tư đầu tiên của Facebook.  Viện có tổ chức một hội nghị hàng năm mang tên Hộp Thưởng Đỉnh Đơn Trạng (Singularity Summit).  (Kurzweil cũng là đồng sáng lập viên của Viện.)  V́ tính chất liên bộ môn của thuyết Đơn Trạng nên nó lôi cuốn nhiều tầng lớp khác nhau. Trí khôn nhân tạo là chủ đề chính, nhưng các cuộc hội thảo cũng đề cập đến những tiến bộ nhảy vọt của di truyền học và điện tử đơn tử. Tại hội nghị 2010, diễn ra vào tháng Tám tại San Francisco, không chỉ có các khoa học gia vi tính mà c̣n có cả những nhà tâm lư học, thần kinh học, điện tử đơn tử học, sinh học phân tử, một chuyên viên về máy vi tính đeo trên người (wearable computers), một giáo sư về y khoa cấp cứu, một chuyên viên về tri giác nơi  loài chim két xám, và ảo thuật gia chuyên nghiệp James Randi.  Bầu không khí là một tổng hợp lạ lùng giữa hội thảo Davos  và hội thảo Đĩa Bay.  Những cổ động viên chủ trương xây các cộng đồng trên biển (seasteading) phân phát truyền đơn; đó là dự án c̣n trong ṿng lư thuyết nhằm thành lập những cộng đồng tự trị trên những vùng biển quốc tế. Một người máy sinh học (android) chuyện tṛ với những khách hội trong một góc.

Sau trí khôn nhân tạo, đề tài được đề cập đến nhiều nhất trong hội nghi 2010 là nối dài tuổi thọ (life extension).  Những biên giới sinh học mà đa số người nghĩ như là bất biến và không thể tránh được th́ những người theo thuyết Đơn Trạng chỉ thấy như những vấn đề gay go nhưng vẫn có thể giải quyết được.  Chết là một trong những vấn đề đó.  Già là một bệnh tật giống như bất kỳ bệnh tật nào khác, và bạn làm ǵ với những bệnh tật?  Bạn chửa trị chúng. Tương tự như nhiều quan niệm theo thuyết Đơn Trạng, điều đó trước tiên nghe có vẻ khôi hài, nhưng nếu xét cho kỹ th́ nó dường như ít có vẻ ǵ khôi hài cho lắm.  Đó không chỉ là lối suy nghĩ đầy mong ước; thực sự có khoa học trong đó.  Chẳng hạn, ai cũng biết rằng một nguyên nhân của suy thoái thể xác gắn liền với tuổi già có dính dáng đến chất tolemeres ở hai đầu nhiểm sắc tố.  Mỗi lần một tế bào phân chia, những tolemeres nầy thun ngắn lại, và một khi một tế bào hết những tolemeres nó không thể sinh sản được nữa và chết đi. Nhưng có một chất xúc tác hữu cơ gọi là telomerase làm đảo ngược qui tŕnh;  đó là một trong những lư do những tế bào ung thư sống rất lâu.  Như thế tại sao không chửa trị những tế bào b́nh thường không ung thư với telomerase?   Vào tháng 11, những nhà nghiên cứu tại Đại Học Y Khoa Harvard thông báo trong tập san Nature rằng họ đă làm đúng điều đó.  Họ đưa telomerase vào một nhóm chuột đang bị suy thoái v́ lăo hóa.  Chứng bệnh biến mất.  Những con chuột không những chỉ lành bệnh mà c̣n trẻ hơn ra.

Aubrey de Grey là một trong những nhà nghiên cứu danh tiếng về nối dài sự sống và là một thành viên lăo thành của hội nghị thượng đỉnh.  Vốn là một nhà sinh vật học người Anh có bằng tiến sỹ của Đại Học Cambridge và có bộ râu rất đáng sợ, de Grey điều hành một cơ sở mang tên là SENS, hay Strategies for Engineered Negligible Senescence.  Ông xem hiện tượng lăo hóa như một quá tŕnh tích lũy những hư hỏng; quá tŕnh nầy được chia ra làm 7 loại.  Ông hi vọng một ngày nào đây sẽ chửa trị mỗi loại bằng thuốc phục hồi (regenerative medicine).  Ông nói, “Con người đă bắt đầu nhận thấy tính lố bịch trong quan niệm cho rằng lăo hóa là điều không thể thay đổi được – như sự cạn kiệt nhiệt lượng của vũ trụ.  Đó quả là ấu trĩ.”  Cơ thể con người là một cái máy có một số chức năng, và nó tích lũy nhiều loại hư hỏng như là biến chứng của chức năng b́nh thường trong máy.  Do đó, trên nguyên tắc, hư hỏng đó có thể được sửa chữa định kỳ.  Đây là lư do tại sao chúng ta có những xe cũ kĩ.  Đó thực sự là một vấn đề chăm sóc.  Toàn bộ phương thuốc chỉ gồm có tiếp tục táy máy trên những ǵ trông có vẻ như không thể thay đổi được cho đến khi nghĩ ra được cách làm cho nó có thể thay đổi được.”

Kurzweil cũng nh́n vấn đề nối dài tuổi thọ một cách nghiêm chỉnh.  Bố của ông, người mà ông đă sống rất gần gũi, chết v́ bệnh tim vào năm 58 tuổi. Kurzweil thừa hưởng căn bệnh di truyền của bố; ông cũng bị tiêu đường loại 2 khi mới 35 tuổi.  Khi làm việc với Terry Grossman, một bác sỹ chuyên về tuổi thọ, Kurzweil đă xuất bản hai cuốn sách nói về phương án của chính ông nhằm tăng tuổi thọ; phương án nầy gồm có uống đến 200 viên thuốc bệnh và những thuốc bổ mỗi ngày.  Ông cho biết bệnh tiểu đường của ông  ơ bản đă chửa khỏi, và mặc dù 62 tuổi tính theo niên đại, ông ước tính tuổi sinh học của ông trẻ hơn khoảng 20 tuổi.

Nhưng mục tiêu của ông hơi khác với mục tiêu của Grey.  Đối với Kurzweil, điều quan trọng không phải là sống khỏe càng lâu càng tốt, mà sống được cho đến thời kỳ Đơn Trạng.  Đó là một cố gắng kéo dài.  Một khi những trí khôn nhân tạo siêu đẳng xuất hiện, được trang bị với kỹ thuật điện tử đơn tử tối tân, chúng sẽ thực sự  có khả khả đương đầu với những vấn đề hệ thống cực kư phức tạp gắn liền với tiến tŕnh lăo hóa nơi con người.  Hoặc lúc đó chúng ta sẽ có khả năng truyền tải tri thức của chúng ta vào những thiết bị như máy vi tính hay người máy. Kurzweil và nhiều lư thuyết gia Đơn Trạng  nghiên cứu đứng đắn đề xuất cho rằng nhiều người cón sống hiện nay sẽ trở nên bất tử về mặt chức năng.  Đó là một ư tưởng tỏ ra vừa cấp tiến vừa cổ điển cùng một lúc.  Trong bài thơ “Sailing to Byzantium”, W.B. Yeats mô tả phạm trù xương thịt của nhân loại như một linh hồn được trói chặt vào một con vật đang chết.  Thay v́ thế, tại sao không cởi trói nó và buộc nó vào một người máy?  Nhưng Kurzweil thấy rằng nối dài tuổi thọ tạo ra thậm chí c̣n nhều đối kháng hơn trong cử tọa so với những đường cong biểu diễn về sự phát triển theo cấp số mũ.  Ông nói, “Có người có thể chấp nhận chuyện máy vi tính thông minh hơn con người.  Nhưng ư tưởng liên quan đến việc thay đổi đáng kể tuổi thọ con người th́ h́nh như sẽ gây ra tranh căi gắt gao.  Con người đă đầu tư nhiều nỗ lực trong một số triết lư liên quan đến vấn đề sống chết.  Tôi muốn nói, đó là lư do chính chúng ta có tôn giáo.”  Đương nhiên, nhiều người nghĩ rằng Đơn Trạng là vô nghĩa – ngông cuồng, tư duy mơ ước, một phiên bản Silicon Valley của câu chuyện trong Kinh Thánh nói về Cực Lạc (Rapture), thêu dệt do một người kiếm sống bằng những tuyên bố gây phẩn nộ và khoát chúng với khoa học giả hiệu.  Hầu hết các nhà phê b́nh đứng đắn  đều tập trung trên câu hỏi liệu một máy vi tính có thẻ thực sự trở nên thông minh.

Toàn bộ bộ môn trí khôn nhân tạo, hay AI (artificial intelligence), tập trung vào câu hỏi nầy.  Nhưng AI hiện nay không tạo ra được loại trí khôn mà chúng ta liên hệ với người hay thậm chí với những máy vi tính biết nói trong phim ảnh – như HAL, C3PO, hay Data. Trí khôn nhân tạo thực sự có khuynh hướng chỉ có khả năng thống lănh một địa hạt rất chuyên biệt mà thôi, như diễn giải những lệnh truy tầm hay chơi cờ vua.  Chúng hoạt động bên trong một khung qui chiếu chuyên biệt tuyệt đối.  Chúng không biết đàm thoại tại các buổi tiệc.  Chúng thông minh, nhưng chỉ theo một định nghĩa vô cùng hạn hẹp của bạn. Loại trí khôn mà Kurzweil đề cập đến, mệnh danh là strong AI hay artificial general intelligence (trí khôn nhân tạo tổng quát), vẫn chưa có. Tại sao chưa?  Đương nhiên chúng ta c̣n đang trông nơi hiệu năng vi tính đang phát triển theo cấp số mũ kia.  Nhưng cũng có thể có những sự kiện đang diễn ra trong năo bộ của chúng ta; những sự kiện đó không thể sao lại (duplicated) bằng điện tử dù có đưa vào bao nhiêu lệnh trong một giây đi nữa.  Cấu trúc thần kinh hóa học (neurochemical) – vốn tạo ra những hổn loạn ảo tưởng mà chúng ta biết đến như ư thức nơi con người – quả quá ư phức tạp và mang bản chất quá định h́nh nên không thể sao chép theo kỹ thuật định số.  Nhà sinh vật học Dennis Bray là một trong một số ít người lên tiếng bất đồng trong Cuộc Họp Thượng Đỉnh về Đơn Trạng mùa hè vừa qua.  Trong một cuộc nói chuyện mang tên “What Cells Can Do that Robots Can’t – Những ǵ các tế bào có thể làm mà những người máy không thể”, ông lư  luận, “Mặc dù những thành tố sinh học hoạt động theo những cách tương tự như những thành tố trong các mạch điện tử, chúng được xếp đặt riêng  bằng một số trạng thái khác nhau mà chúng có thể thích chấp nhận.  Nhiều tiến tŕnh sinh hóa tạo ra những thay đổi hóa học nơi những phân tử protein; những phân tử nầy bị phân hóa hơn nữa do liên kết với những cấu trúc riêng biệt tại những vị trí nhất định của một tế bào. Hiện tượng bùng nổ tổng hợp (combinatorial explosion) tiếp theo của những trạng thái ban cho những hệ sinh vật một khả năng gần như vô hạn nhằm tồn trử những thông tin liên quan đến những điều  kiện quá khứ và hiện tại và một khả năng duy nhất chuẩn bị cho những biến cố tương lai.” Điều đó khiến cho những bit 1bit 0 mà máy vi tính xử dụng trông khá thô thiển.

Bên dưới những thách thức thực tế là vô số những thách thức triết học.  Giả thử chúng ta tạo ra một máy vi tính biết nói và hành động theo một cách không khác ǵ con người – nói cách khác, một máy vi tính có thể thắng được trắc nghiệm Turing (Turing test(*)).  (Nói một cách nôm na, một máy như thế  sẽ có thể thắng một cuộc thi mù – blind test(**).) Thế có nghĩa là máy vi tính là biết ri giác, như con người?  Hay nó chỉ cực kỳ tinh xảo nhưng chủ yếu vẫn là một máy tự động không có tác động bí ẩn của ư thức – một máy không có bóng ma trong đó?  Và làm sao chúng ta biết?

(*) Turing’s Test là một trắc nghiệm khả năng của máy chứng minh được trí khôn của ḿnh.  Cuộc trắc nghiệm diển ra như sau:  Một người trọng tài đối thoại b́nh thường với hai đấi thủ trong một tṛ chơi; đấi thủ A là máy và B là người; mỗi đấi thủ cố chứng tỏ ḿnh là người.  Các thành phần được sắp xếp trong những vị trí biệt lập.  Nếu trọng tài không thể phân định chắc chắn ai là người th́ máy được coi như thắng cuộc.  - (Phụ chú của người chuyển ngữ)

(**)Blind Test hay Blind Experiment là một thí nghiệm khoa học trong đó số người tham gia không được cho biết thông tin nào có thể đưa đến thiên kiến có ư thức hoặc vô thức về phần ḿnh khiến vô hiệu hóa kết quả. Ví dụ, khi yêu cầu khách hàng so sánh sở thích về những nhản hiệu khác nhau của cùng một mặt hàng, danh tánh (nhản hiệu) của mặt hàng nầy phải được dấu kín – nếu không thường thường khách hàng sẽ có khuynh hướng thích nhản hiệu mà họ quen dùng. - (Phụ chú của người chuyển ngữ)

Ngay cả nếu bạn tin chắc rằng Đơn Trạng là có thể xảy ra đi nữa, bạn vẫn c̣n phải đối phó với một rừng câu hỏi không thể trả lời được.  Nếu bạn có thể truyển tải (scan) ư thức của tôi vào một máy vi tính th́ liệu tôi c̣n là tôi nữa không? Đường lối ngoại giao và các chính sách kinh tế xă hội của Đơn Trạng là ǵ? Ai quyết định ai sẽ là bất tử? Ai vạch đường phân ranh giữa tri thức và không tri thức?  Và khi chúng ta tiến gần đến bất tử (immortality), toàn tri (omniscience) và toàn năng (omnipotence),  liệu đời sống của chúng ta sẽ vẫn c̣n ư nghĩa?  Bằng cách đánh đuổi cái chết, liệu chúng ta sẽ mất hết nhân lọai tính chủ yếu của chúng ta?  Kurzweil nh́n nhận sẽ có một mức độ rủi ro căn bản liên kết với Đơn Trạng không thể gạt bỏ được, đơn giản bởi v́ chúng ta không biết một trí khôn nhân tạo tinh xảo sẽ quyết định làm ǵ khi tự thấy ḿnh là một cư dân mới sản sinh ra trên hành tinh Trái Đất. Nó có thể không có ư định cạnh tranh với chúng ta để chiếm lấy tài nguyên.  Một trong những mục tiêu của Viện Đơn Trạng là không những chỉ bảo đảm rằng những trí khôn nhân tạo sẽ phát triển mà c̣n bảo đảm rằng trí khôn đó sẽ thân thiện với chúng ta.   Bạn không cần phải là một sinh vật vi tính siêu thông minh mới hiểu được rằng đưa một h́nh thức sống siêu đẳng vào môi trường sinh học là một sai lầm căn bản về tiến hóa Darwin.  Nếu Đơn Trạng đến, những câu hỏi nầy sẽ có câu trả lời cho dù bạn thích nó hay không thích nó, và Kurzweil nghĩ rằng gạt bỏ Đơn Trạng ra, gạt bỏ kỹ thuật không những không thể làm được  mà c̣n vô đạo đức  và có thể nguy hiểm nữa.  Ông nói, “Phải cần có một chế độ độc tài mới có thể thực hiện một sự chối bỏ như thế. Ư đồ đó không hiệu quả.  Nó sẽ chỉ chôn những kỹ thuật nầy xuống đất, nơi những khoa học gia có trách nhiệm mà chúng ta hi vọng sẽ chống trả sẽ không dễ dàng truy cập được những dụng cụ. ” Kurzweil là một nhà tranh biện rốc ráo và chứng tỏ ḷng kiên định gần như không phải của con người.  Ông thích điều đó.  Ông bám theo những người phê b́nh ông một cách không mệt mỏi đế có thể đối ứng với họ, từng điểm một, cẩn thận và chi tiết.

Chúng ta hăy xem xét câu hỏi liệu máy vi tính có thể sao chép được sự phức tạp sinh hóa của một năo bộ hữu cơ.  Kurzweil trả lời đầy đủ ở đây.  Ông không thấy sự khác biệt căn bản nào giửa da thịt và silicon khiến silicon không thể suy nghĩ.  Ông thách đố các nhà sinh học đưa ra một bộ thần kinh mà nhu liệu chạy trên máy vi tính không thể mô h́nh hóa hay ít ra mô phỏng về mặt hiệu năng và sức linh động.  Ông không chịu thua trước sự bí mật của năo bộ con người.  Ông nói, “Nói chung, điểm then chốt của sự bất đồng giữa tôi và những người phê b́nh chính là, họ sẽ nói, Ồ, Kurzweil đang đánh giá thấp sự phức tạp trong kỹ thuật đảo ngược qui tŕnh (reverse-engineering) của năo bộ con người hay sự phức tạp của sinh vật học.  Nhưng tôi không tin rằng tôi đang đánh giá thấp sự thách thức.  Tôi nghĩ họ đang đánh giá thấp hiệu năng của sự phát triển theo cấp số mũ.

Lập trường nầy không khiến cho Kurzweil trở thành một kẻ lạc loài, ít nhất đối với những lư thuyết gia Đơn Trạng.  Nhiều người đưa những tiên đoán cực đoan hơn thế.  Từ năm 2005, khoa học gia về thần kinh Henry Markram cho thí nghiệm một sáng kiến tại Viện Nghiên Cứu Năo Bộ Brain Mind Institute thuộc trường Bách Khoa ở Lausane, Thụy Sỹ.   Sáng kiến nầy mang tên là dự án Blue Brain, và đây là một cố gắng tạo ra một mô phỏng từng tế bào thần kinh một của năo bộ của loài động vật có vú, bằng cách xử dụng loại máy siêu vi tính Blue Gene của IBM.  Cho đến nay, toán của Markram đă thành công mô phỏng được một cột tân vỏ năo (neocortical column) từ năo một con chuột; cột nầy chứa khoảng 10,000 tế bào năo.  Markram nói rằng ông hi vọng sẽ có được một năo bộ nhân tạo hoàn chỉnh hoạt động trong ṿng 10 năm tới đây. (Nếu dự án đó thành công th́ c̣n phải giáo dục năo bộ, và không ai biết sẽ mất bao lâu.) 

Theo định nghĩa, tương lai bên kia Đơn Trạng không thể nhận biết bằng năo bộ động vật, hóa học, bậc một, nhưng Kurzweil  có nhiều lư thuyết về vấn đề nầy.  Ông nỗ lực suy nghĩ mỗi ngày một rộng lớn hơn; chúng ta có thể thấy ông chống chọi với những giới hạn của bộ máy hữu cơ đang lăo hóa.  Ông nói, “ Khi con người nh́n vào những hàm ngụ của sự phát triển cấp số mũ đang xảy ra, sự phát triển đó càng ngày càng khó chấp nhận.  Do đó bạn có thể gặp được những người thực sự chấp nhận, vâng, mọi sự đang tiến bộ theo cấp số mũ, nhưng họ có thể ngă ngựa tại một điểm nào đó v́ những hàm ngụ quá ư kỳ ảo.  Tôi đă cố tự thúc đẩy ḿnh để quan sát thực sự.”

Trong tương lai của Kurzweil, kỹ thuật sinh học và kỹ thuật điện tử đơn tử  cho chúng ta khả năng thao tác cơ thể của chúng ta và thế giới chung quanh chúng ta theo ư muốn, ở tŕnh độ phân tử.  Sự tiến bộ tăng tốc vượt mức, và mỗi giờ mang lại những thành quả bằng cả một thế kỷ.  Chúng ta qua mặt Darwin và tự đảm trách sự tiến hóa của chính chúng ta. Hệ gen (genome) của con người trở nên quá nhiều mă ngữ (code) cần phải kiểm tra bọ (bug-test) và tối ưu hóa và, nếu cần, phải được viết lại.  Kéo dài tuổi thọ vô hạn trở nên một thực tế; con người chỉ chết khi họ muốn thế.  Tử thần vĩnh viễn mất hết quyền năng của nó.  Kurzweil hi vọng phục hồi sự sống cho người bố đă chết.

Chúng ta có thể truyền tải tri thức của chúng ta  vào các máy vi tính và đi vào một hiện hữu tiềm năng hay hoán đổi thân thể của chúng ta với những người máy bất tử và chiếu sáng nơi biên thùy không gian như những thiên thần liên thiên hà.  Chỉ trong ṿng vài thế kỷ, trí khôn nhân loại sẽ đảo ngược qui tŕnh và thấu triệt mọi vật thể trong vũ trụ.  Kurzweil tin tưởng đây là định mệnh của chúng ta như một chủng loại.  Hoặc không phải là thế.  Khi những câu hỏi lớn được trả lời, nhiều hành động sẽ xảy ra nơi mà không ai có thể thấy được chúng, sâu bên trong những năo bộ silicon màu đen của các máy vi tính,; những máy nầy hoặc sẽ nở rộ từng bit một trong ư thức con người hoặc chỉ tiếp tục trong những đáo tŕnh (iterations) hiệu năng hơn và xuất sắc hơn của vô thức (nonsentience).   Nhưng đối với những câu hỏi thứ yếu, chúng đă được quyết định chung quanh chúng ta và qua mắt thường.  Càng đọc về Đơn Trạng bạn càng bắt đầu thấy nó lén nh́n bạn, bẽn lẽn, từ những phương hướng bất ngờ.  Năm năm trước chúng ta không có 600 triệu người tiến hành cuộc sống xă hội của họ qua một mạng điện tử duy nhất.  Ngày nay, chúng ta có Facebook. Năm năm trước  bạn không thấy con người đắn đo kỹ lưởng (double-check) những ǵ họ nói và nơi nào họ đi, ngay cả khi họ đang nói điều đó và đang đi ở đó, nhờ vào khoa học chế tạo bộ phận giả định số cầm tay nối vào mạng (network-enabled digital prosthetics).  Ngày nay, chúng ta có iPhones. Phải chăng đó là một bước khó tưởng tượng nỗi nếu lấy iPhones ra khỏi tay và đặt chúng vào trong sọ của chúng ta?

Đă có 30,000 người mắc bệnh Parkinson đă ghép những thần kinh thay thế (neural implants).  Google đang thử nghiệm những máy vi tính có thể lái xe được.  Có hơn 2,000 người máy đang chiến đấu ở Afghanistan bên cạnh những người lính.  Tháng nầy, 2/2011, một lần nữa một cuộc thi đố sẽ xuất hiện trong lịch sử trí khôn nhân tạo, nhưng lần nầy máy vi tính sẽ là khách: một máy siêu vi tính của IBM mang tên Watson sẽ thi đấu trên chương tŕnh truyền h́nh Jeopardy! Watson chạy trên 90 trung tâm dịch vụ (servers) và chiếm trọn một pḥng, và trong một cuộc thực tập vào tháng 1/2011, nó dẫn trước hai cựu vô địch, Ken Jennings và Brad Rutter.  Nó đă  trả lời đúng mọi câu hỏi, nhưng điều quan trọng hơn nhiều là nó không cần ai giúp để hiểu các câu hỏi (hay cụ thể hơn, là biết câu trả lời), được thực hiện bằng tiếng Anh thông thường.  Trong cuộc thi thực sự, ở mấy phút đầu Watson khởi động chậm chạp và bị các cựu vô địch dẫn trước.  Sau đó máy siêu vi tính nầy đă lấy lại phong độ một cách quyết liệt.  Cuối cùng ở trận chung kết, Watson đă thắng rất xa, đem về tổng cộng $77,147, so với $24,000 của Ken Jennings và $21,600 của Brad Rutter.

Một trăm năm tới đây, Kurzweil, de Grey, và những người khác sẽ có thể là câu trả lời của thế kỷ 22 cho các tiền bối sáng lập – có khác một điều là, không như các tiền bối sáng lập, họ sẽ vẫn c̣n sống để nhận lấy công trạng – hay những quan niệm của họ sẽ có thể trông lạc hậu buồn cười và cổ lỗ như Tomorrowland của Disney.  Không ǵ mau cũ bằng tương lai.  Nhưng ngay cả nếu họ hoàn toàn sai về tương lai, họ vẫn đúng vè hiện tại.  Họ đang có cái nh́n xa và nh́n vào bức tranh lớn.  Bạn có thể bác bỏ mọi điều khoản đặc thù trong hiến chương Đơn Trạng, nhưng bạn nên khâm phục Kurzweil đă nh́n tương lai một cách nghiêm chỉnh.  Thuyết Đơn Trạng đặt cơ sở trên quan niệm cho rằng thay đổi là có thực và nhân loại chịu trách nhiệm về số phận của chính ḿnh và lịch sử có thể không đơn giản như tiếp nối chuyện nầy sang chuyện khác. Kurzweil muốn chỉ ra rằng, so với một máy vi tính mà ông ta có 40 năm trước đây ở Đại Học MIT, máy điện thoại cầm tay trung b́nh của bạn có kích thước khoảng một triệu lần nhỏ hơn, gía thành một triệu thấp hơn,  và một ngàn lần mạnh hơn.  Thử tưởng tượng 40 sắp đến, thế giới sẽ ra sao?  Nếu thực sự muốn h́nh dung nó ra th́ bạn phải nghĩ rất, rất xa bên ngoài cái hộp.  Hay có thể bạn phải nghĩ xa hơn bên trong, xa hơn bất kỳ ai khác đă nghĩ.