Vấn Đề Đạo Đức
Trong Công Trình Nghiên Cứu Tế Bào Phôi

(Key Ethical issues in Embryonic Stem Cell Research)
Đông Yên - Master, Computer Science
Theo tài liệu của Dr. Maurice Rickard
*** WARNING:: This article may be used, and only used, for educational and/or non-commercial purposes provided it is used as is , i.e., with proper citation and without modifications whatsoever.

Mục Lục

1. Tổng Quát
2. Vấn Đề Đạo Đức Cơ Bản
3. Lợi Ích của Công Tác Nghiên Cứu Tế Bào Phôi - Thẩm Định những Lợi Ích
4. So Sánh Mặt Lợi và Mặt Hại của những Giải Pháp thay Thế cho Công Tác Nghiên Cứu Tế Bào Phôi – Nghiên Cứu Tế Bào Trưởng Thành
5. Những trứng thừa từ quá trình thụ thai nhân tạo tất yếu sẽ chết hay tự hủy
6. Xem xét lợi/hại
· Bình thản trước việc hủy hoại sự sống
· Phụ hoạ vào những áp bức xã hội
7. Giá trị của phôi (Embryo)
8. Phôi có tư cách pháp nhân như là người
9. Phôi có tư cách pháp nhân như người tiềm tàng (potential Persons)
10. Phôi có tư cách pháp nhân như những sáng tạo thiêng liêng (Divine Creations)
11. Phôi bị nhiểu hại do sự phá hủy chúng
12. Phôi co tư cách pháp nhân như mạng người với giá trị nội tại
13. Phôi có tư cách pháp nhân như những bộ phận cơ thể riêng rẻ
14. Phôi tạo ra vì mục đích ngiên cứu?

1. Tổng Quát

Công tác khám phá, cô lập, và cấy tế bào phôi (embryonic stem cells) được mô tả như nnững biến cố trọng đại nhất trong sinh y học (biomedicine) của thế kỹ. Mô tả đó dựa vào tính duy nhất về sinh học của chính các tế bào nầy - khả năng tự tái tạo vô hạn định trong khi vẫn giữ được khả năng phân hoá thành những bất cứ dạng mô nào. Ngoài ra, việc cấy tế bào phôi mang tiềm năng rất lớn trong việc phát triển những loại thuốc phục hồi mới nhằm chửa trị những chứng bệnh làm suy nhược hay tữ vong được coi là vô phương cứu chửa nếu không có phương pháp mới nầy.

Điều mỉa mai là việc phát minh những tế bào mầm với tiềm năng lớn lao nhằm cải thiện và kéo dài sự sống của chúng ta lại đưa đến những câu hỏi gắt gao và nan giải về giá trị của chính sự sống. Tách những tế bào mầm có nghĩa là hủy hoại những phôi (embryos) chứa chúng. Nói cách khác, việc làm đó dẩn tới sự tiêu diệt một mạng sống trong thới kỳ phôi thai. Vấ đề giá trị cuộc sống hiện lên ở đây với câu hỏi có lẽ là gắt gao nhất và mảnh liệt nhất: Liệu những ngưới đang sống có nên được cải thiện bằng cách hy sinh một mạng sống tiềm tàng đang trong thới kỳ phôi thai hay không?

Hiển nhiên, khó mà có được một câu trả lời thuận thảo nhất về mặt đạo đức. Và cũng khó biết ngay nên dựa vào tiêu chuẩn nào để đánh giá các câu trả lời. Thực vậy, không ai đồng ý với ai về những khái niệm và ngôn từ thích hợp để xác định các câu hỏi trọng tâm. Tuy nhiên, điều rõ ràng là chúng ta sẽ phạm phải sai lầm cẩu thả nếu không chịu đề cập những câu hỏi nầy một cách nghiêm chỉnh theo tầm vóc về chiều sâu, phức tạp, và quan trọng của chúng.

Nội dung bài nầy trình bày ngắn gọn những vấn đề đạo đức then chốt liên quan đến Đạo Luật 2002 Về Nghiên Cứu Tế Bào Phôi (Research involving Embryos Bill 2002) và Đạo Luật 2002 Cấm Sao Chép Sinh Học Con Người (Prohibition of Human Cloning Bill 2002). Hầu hết các cuộc tranh luận xưa nay tập trung vào những vấn đề đạo đức liên quan đến sự hủy hoại các phôi (Đạo Luật thứ nhất), và việc sao chép sinh học con người (Đạo Luật thứ nhì). Bài viết nậy chĩ giới hạn vào vấn đề thứ nhất, vì nhiều vấn đề đạo đức nổi bật về sao chép sinh học đều liên quan đến công tác nghiên cứu tế bào phôi. Những câu hỏi chính được nêu ra:

· Cơ bản việc công tác nghiên cứu tế bào phôi có vấn đề đạo đức gì?
· Điểm quan trọng là gì nếu phải phê phán giá trị của những hậu qủa của công trình nghiên cứu nói trên?
· Giá trị của phôi lấy từ người gồm những gì?
· Có gì khác biệt về mặt đạo đức giửa việc hủy hoại các phôi và việc để chúng tự chết vì đáo hạn?
· Có gì tệ hại hơn về mặc đạo đức trong việc dùng phôi tạo ra để nghiên cứu so sánh với việc dùng những phôi thặng dư từ quá trình thụ thai nhân tạo (Assisted Reproductive Technology - ART)?

Mục đích của bài nầy là làm rỏ hơn một số khác biệt về đạo đức và khái niệm liên quan đến những câu hỏi trên, và nêu rỏ cấu trúc cơ bản của các quan điểm và chủ đề lý luận đã được triển khai bỡi các triết gia, đạo đức gia sinh học, và các nhà thần học chung quanh các câu hỏi đó.

2. Vấn Đề Đạo Đức Cơ Bản

Khả năng của công tác nghiên cứu tế bào phôi đặc ra vấn đề đạo đức vì tạo ra căng thẳng giửa hai nguyên tắc đạo đức căn bản: Một bên là yêu cầu ngăn ngừa hay giảm thiểu sự đau khổ; bên kia là yêu cầu tôn trọng giá trị mạng sống con người. Như đã nêu ở trên, việc tách và cấy những tế bào phôi có khả năng lớn lao mang lại những lợi ích đáng kể trong việc giảm thiểu những điều kiện bệnh hoạn. Như thế là thỏa mản đầy đủ nguyên tắc thứ nhất. Ngược lại tách tế bào phôi vi phạm nguyên tắc thứ nhì vì đưa đến hủy diệt mạng sống tiềm tàng. Do đó, hai nguyên tắc không thể được đảm bảo cùng một lúc trong công tác nghiên cứu tế bào phôi. Câu hỏi được đặc ra là nguyên tắc nào chiếm ưu tiên trong trường hợp mâu thuẩn nầy? Chúng ta nên coi trọng nguyên tắc thứ nhất, và cho phép hủy hoại phôi để nghiên cứu vì những lợi ích đáng kể của nó? Hay chúng ta nên tôn trọng nguyên tắc thứ nhì, và cấm hủy hoại phôi để nghiên cứu vì nó vi phạm việc tôn trọng giá trị của phôi bào được xem là giai đoạn sơ khai trong tiến trính phát triển thành người?

Nghe có vẻ đơn giản nhưng trả lời vấn đề nầy đòi hỏi sự tính toán đạo đức - thẩm định giá trị tích cực của công tác nghiên cứu tế bào trên quan điểm đạo đức, so với giá trị tiêu cực của việc hủy hoại phôi bào. Tính toán bằng cách nào đi nữa thì điều trọng yếu vẫn là phải có được một ý tưởng rõ ràng về quả cân đạo đức ở mỗi bên của phương trình. Việc tính toán nầy sẽ bao gồm:
· Triển khai một bức họa khách quan và chính xác về giá trị thực của những lợi ích của công trình nghiên cứu tế bào phôi, và
· Vạch rỏ giá trị của phôi bào gồm có những gì, và nếu hủy hoại chúng thì có gì là sai trái.

Phần còn lại của bài nầy điểm qua một số những lập luận đạo đức và những xem xét triết học liên quan đến vấn đề nầy.

3. Lợi Ích của Công Tác Nghiên Cứu Tế Bào Phôi

Thẩm định những hệ quả hữu ích của công tác nghiên cứu tế bào phôi không đơn giản. Có những phức tạp trong việc thẩm định tiềm năng thực tế của những lợi ích. Làm thế nào so sánh kỹ thuật nghiên cứu nầy với những kỹ thuật khác với những phân lượng lợi và hại khác nhau? Làm sao vạch ra hết những hậu quả có thể có mà nhiều khi không ai để ý đến?

Thẩm Định những Lợi Ích

Hầu hết mọi chú ý đều dồn vào tiềm năng của việc nghiên cứu và cấy tế bào phôi với mục đích y khoa, đặc biệt là phương pháp cấy gene phi sinh sản (somatic gene) để chửa bệnh rối loạn về di truyền (genetic disorders), và chế tạo mô và cơ quan dùng để ghép. Những kết quả nầy một khi được thực hiện đương nhiên sẽ rất quý giá. Tuy nhiên, nên nhớ rằng hiện nay những lợi ích nầy chĩ là tiềm tàng. Muốn đánh giá đúng công tác nghiên cứu tế bào phải thẩm định khả năng áp dụng được những thành quả của nó. Trong các vấn đề khoa học, và đặc biệt trong những lảnh vực mới phát triển và tương đối chưa đồ hình hoá được (như nghiên cứu tế bào phôi chẳng hạn), đôi khi khó xác định được những khả năng trên với niềm tự tin hoàn toàn. Những phát minh khoa học và tiến bộ tự bản chất của chúng là không tiên đoán được một cách dễ dàng. Cả tiến bộ và trở lực của tiến bộ đều có thể xảy ra một cách bất ngờ. Khi cân nhắc và đánh giá những hệ quả cuả công tác nghiên cứu tế bào phôi, chúng ta nên ghi nhớ là không ai có thể chắc chắn những lợi ích tiềm tàng có thực đến mức nào.

4. So Sánh Mặt Lợi và Mặt Hại của những Giải Pháp thay Thế cho Công Tác Nghiên Cứu Tế Bào Phôi


Nghiên Cứu Tế Bào Trưởng Thành (Adult Stem Cell Research)

Việc nghiên cứu tế bào phôi là đúng hay sai một phần tùy vào những phương pháp thay thế (alternatives) và tùy vào độ quân bình giửa mặt lợi và mặt hại của chúng. Có một chương trình nghiên cứu khác sữ dụng tế bào trưởng thành có trong tủy xương (bone marrow), nảo, ruột, và các mô khác. Một số những tế bào nầy có khả năng phân hoá thành một số hạn chế những loại tế bào khác nhau như tế bào máu, cơ bắp, và thần kinh (multipotent – đa năng hạn chế), nhưng chúng không được xem như đa năng tuyệt đối (pluripotent) – nghĩa là có thể phân hóa thành bất cứ loại tế bào nào như tế bào phôi có thể làm. Sự hạn chế nầy có nghĩa là tế mầm trưởng thành có những lợi ích tiềm tàng hạn chế hơn trong y khoa phục hồi và trị liệu di truyền, ít nhất theo sự hiểu biết hiện nay của chúng ta và kỹ thuật sinh học hiện có. (Nhưng nói thế thôi, chứ cũng nên nhớ rằng với khoa học khó mà tiên đoán được, kể cả khả năng làm cho những tế bào trưởng thành phân hoá thành nhiều loại mô hơn nữa.)

Tuy nhiên, việc sữ dụng những tế bào trưởng thành vào mục đích sinh y học tránh được một số những phương thức gây ra tranh cải về mặt đạo đức và sinh y học dính dáng tới việc sữ dụng tế bào phôi. Từ đầu, trích tế bào trưởng thành không hủy hoại phôi bào. Các mô được nuôi từ những tế bào trưởng thành, về mặt miễn nhiểm, sẽ hội nhập với cơ thể của người có mô đó. Điều đó có nghĩa là những mô có thể được cấy vào người mà không sợ bị đẩy trở ra. Những mô tạo ra từ những tế bào phôi sữ dụng cho mục tiêu trị liệu phục hồi khó co khả năng hội nhập với cơ thể bệnh nhân vì tính miễn nhiểm. Những đặc tính miễn nhiểm của mô được định đoạt bỡi những đặc tính của phôi gốc, xuất xứ của các tế bào mầm được tách ra.

Ngoài việc sữ dụng thuốc khống chế hệ thống miễn nhiểm như hiên nay (khả năng có phản ứnh phụ), hai giải pháp khác nhằm giải quyết giới hạn về miễn nhiểm đang được đề nghị.

· Giải pháp thứ nhất đề nghị thiết lập một ngân hàng mô với số lượng đủ lớn những loại tế bào phôi khác nhau để tạo ra mô có đặc tính miễn nhiểm thích hợp cho nhiều bệnh nhân khác nhau. Tuy nhiên, Wayne Hall cho biết giải pháp đó sẽ đói hỏi một số lượng khổng lồ những tồ hợp tế bào phôi khác nhau (số lượng là vấn đề tranh cải). Một ngân hàng tế bào phôi như thế về mặt kỹ thuật sẽ khó khăn và tốn kém. Công chúng không chắc sẽ tán đồng con số những tế bào phôi được đói hỏi để thiết lập một ngân hàng mô.
· Giải pháp thứ nhì cho giới hạn miễn nhiểm là bằng kỹ thuật được gọi là sao chép sinh học trị liệu (Therapeutic cloning). Theo kỹ thuật nầy, nhân (nucleus) của noản bào (oocyte) được lấy đi và thay thế bằng nhân của một tế bào lấy từ cơ thể của chính bệnh nhân điều trị. Khi nhận được tín hiệu thích hợp qua một dòng điện, trứng mới sẽ phát triển thành phôi. Từ phôi nầy sẽ tách ra những tế bào mầm đồng tính miễn nhiểm (immunocompatible) dự kiến sẽ sữ dụng cho việc ghép tế bào để trị liệu. Phôi nầy, nếu để phát triển đến cùng, sẽ là bản sao sinh học (embryonic clone) của chính bệnh nhân, với tất cả yếu tố di truyền của chính bệnh nhân đó. Cho đến nay, chĩ có một hoặc hai công trình sao chép sinh học được báo cáo là có thành công phần nào.

Kỹ thuật sao chép sinh học đã gặp phải một số phản đối liên quan đến đạo đức chung quanh vấn đề sản tạo một phôi, và hơn nữa, sản tạo phôi đó để rồi hủy diệt sau khi sữ dụng xong. Những phản đồi và lập luận nầy thường dựa vào quan điểm tư cách pháp nhân của phôi bào trên phương diện đạo đức. Những quan điểm nầy sẽ được trình bày sau.

Tính đa năng của những tế bào phôi trong việc sản sinh những mô đồng tính miễn nhiểm có những lợi ích nào đi nữa thì những lợi ích đó chĩ có cơ may có được bằng cái giá phải trả khi phải thực hiện những kỹ thuật mang nhiều tranh cải về mặt đạo đức như sao chép sinh học và sữ dụng (rồi phá hủy) một số lớn phôi bào nhằm tích tụ đủ số lượng tổ hợp tế bào cho các ngân hàng mô. Điểm đáng chú ý là, nếu Đạo Luật 2002 về Cấm Sao chép sinh Học nơi Người được thông qua trong hình thức hiện tại của nó, và bất cừ hình thức sao chép sinh học nào trên con người, kể cả sao chép vì mục đích trị liệu, bị nghiêm cấm thì sẽ có ít cơ may hơn khuyếch trương những lợi ích tiềm tàng của công tác nghiên cứu tế bào phôi và tế bào phôi tựu trung sẽ bớt đi những lợi thế so với tế bào trưởng thành.

5. Những trứng thừa từ quá trình thụ thai nhân tạo tất yếu sẽ chết hay tự hủy
(Surplus iVF – Surplus in-vitro fertilization)

Đạo Luật 2002 liên quan đến các công trình nghiên cứu có sữ dụng phôi bào chĩ cho phép sữ dụng những phôi thừa từ việc thụ thai nhân tạo (excess ART embryos – Assisted Reproductive Technology) có trước ngày 5 tháng 4, 2002 vào mục đích nghiên cứu có giấy phép. Thực tế mà nói thì những phôi nầy sớm muộn gì cũng sẽ đáo hạn hoặc chết. Nói cách khác, chúng vẫn sẽ bị hủy diệt, nhưng do hậu qủa tất yếu của tiến trình tự nhiên. Trước thực tế đó, có vẽ như việc hủy hoại những phôi thừa hay giữ chúng lại cho đến khi đáo hạn và trở thành vô giá trị cũng chẳng có gì khác nhau cho dù việc nghiên cứu tế bào phôi có được cho phép hay không cũng vậy.

Nhưng cảm nghĩ đó có phần nông cạn. Một số triết gia cho rằng có sự khác biệt vế mặt đạo đức giửa chủ động và không chủ động (actions and omissions), giửa chủ tâm giết một cái và tiêu cực làm ngơ không can thiệp để ngăn chận cái chết đó vì những nguyên nhân khác, nếu có. Cho dù hậu quả là một trong mỗi trường hợp, vãn có thể lập luận rằng có một cái gì đó tồi tệ hơn, hay tội lỗi hơn về mặt đạo đức, nếu chính mìnhchủ động đem lại cái chết. Có những quan điểm khác nhau về thực chất của sự khác biệt trên phương diện đạo đức giửa chủ động giết và cứ để cho chết; và có người cho rằng không có sự khác biệt nào đáng kể. Trong chiều hướng nào đi nữa, vẫn không rõ sự phân biệt chủ động - không chủ động có phản ảnh rõ rệt 100% trong bối cảnh công trình nghiên cứu tế bào phôi đang bàn cải. Phá hủy những phôi bào thừa trong quà trình nghiên cứu dứt khoát là một hành vi chủ động. Nhưng có người sẽ lập luận rằng đem những phôi bào thừa ra khỏi phòng lạnh, nơi giữ chúng khỏi bị đáo hạn, cũng là một hành vi chủ động vậy. Những người nầy cho rằng hành động trên không giống như việc làm ngơ không can thiệp vào tiến trình thoái hóa tự nhiên; hành động đó không khác nào khởi động tiến trình thoái hóa. Nếu điều nầy đúng thì cảm nghĩ nói trên sẽ đúng. Việc hủy hoại những phôi thừa hay giữ chúng lại cho đến khi đáo hạn và trở thành vô giá trị cũng chẳng có gì khác nhau cho dù việc nghiên cứu tế bào phôi có được cho phép hay không cũng vậy.

Một số người sẽ cho rằng sự bàn cẳi trên đưa đến một hệ luận quan trọng. Nếu cà hai phương thức (hủy hoại phôi trong nghiên cứu và cứ để chúng chết tự nhiên) cùng phạm phải một mức độ tác hại hay phản giá trị hay sai phạm đạo đức như nhau, nhưng công trình ngiên cứu tế bào phôi mang đến nhiều lợi ích hơn phương thức kia thì chấp nhận nghiên cứu tế bào phôi là hợp lý. Và thực tế, một số người có thể coi điều nầy như một điều kiện đủ để hổ trợ công trình ngiên cứu phôi bào xét trên bình diện đạo đức. (Dĩ nhiên, vấn đề nầy sẽ xoay chiều nếu phương thức kia (để cho phôi đáo hạn) thay đổi – giả dụ, nếu những phôi bào được sản tạo ra chĩ nhằm mục đích nghiên cứu, không phải có sẳn, và sản sinh ra để rồi tiêu hủy sau đó.)

6. Xem xét lợi/hại

Những tranh cải xưa nay tập trung vào những mặt lợi và mặt hại trên phương diện sinh học và y học của công trình nghiên cứu tế bào phôi. Tuy nhiên, có những hệ quả khác không thuộc y học và thường bị xem thường nhưng không kém phần quan trọng cần được xem xét đến. Nếu phải đơn cử một số hệ quả hàng đầu trong số những hệ quả nêu trên thì đó là hệ quả xã hội.

· Bình thản trước việc hủy hoại sự sống (De-sensitization to Destruction of Human Life) Một số người cho rằng nếu cho phép việc hủy hoại phôi bào trở thành một hiện tượng bình thường như các hiện tượng bình thưòng khác sẽ làm cho các định chế khoa học, các cơ quan lập pháp, và xã hội nói chung bình thản trước việc húy hoại sự sống nói chung. Theo quan điểm nầy, gia tăng mức khoan dung của xã hội đối với việc hùy hoại phôi bào có thễ sẽ giúp xã hội dễ đồng thuận với những phương thức gây tranh cải gắt gao hơn giúp chấm dứt sự sống như tự nguyện phá thai ở giai đoạn cuối, ngưng diều trị các trẻ em bị tàn tật ngiêm trọng chẳng hạn. Lập luận “đổ dốc” (slippery slope) đồi với những hậu quả tiềm tàng nầy căn cứ trên giả định thực dụng (empirical assumptions) của những thái độ xã hội về nhân quả, và cần được thẩm định dựa trên giá trị khách quan khả thể cuả chúng.
· Phụ hoạ vào những áp bức xã hội (Contributions to Social Oppression)

Một quan điểm mạnh nhưng ít ỏi lại nhấn mạnh đến hệ quả của kỹ thuật sinh học đối với những quan hệ rộng lớn hơn cuả xã hội. Quan điểm nầy cho rằng “việc nghiên cứu nên được đánh giá không những dựa trên hậu qủa của nó trên đối tượng thí nghiệm mà còn phải dựa trên mối tương quan của nó với những biểu mẫu hiện có về áp bức và khống chế xã hội (existing patterns of oppression and domination in society)”. Có nhiều bài viết về những hệ quả của kỹ thuật mới về thụ thai nhân tạo như iVF – in-vitro Fertilization (Thụ thai bên ngoài cơ thể) đối với quyền lợi của phụ nữ. Những bài viết nầy đặc biệt cho thấy những kỹ thuật thụ thai nhân tạo nầy có thể phụ họa vào những áp bức xã hội như thế nào. Trong trường hợp nghiên cứu tế bào phôi, có lúc người ta cho rằng những phụ nữ cống hiến trứng hay phôi để nghiên cứu có thể bị bóc lột, vì các chuyên viên nghiên cứu đa số gồm đàn ông có thể thủ đắc việc làm đó nhằm mục đích nghiên cứu và lợi ích thương mại. Do đó, phụ nữ có nguy cơ bị tha hoá (alienated) qua tiến trình thụ thai nhân tạo. Hơn nữa, người ta cho rằng những bộ phận trong cơ thể của phụ nữ có nguy cơ bị thương mại hoá (commodified), và việc cống hiến mang tính cách vị tha của họ có nguy cơ bị mất hết ý nghỉa nếu những nhà nghiên cứu hạ nguồn sữ dụng những tế bào lấy ra từ những trứng va phôi do họ cống hiến vào mục đích thương mại.

7. Giá trị của phôi (Embryo)

Vế còn lại của phương trình được thẩm định thế nào? Hủy hoại phôi bào, nếu sai, thì sai ở điểm nào? Nếu có gì sai trái thì sai trái đó có đủ để triệt tiêu những lợi ích của việc nghiên cứu tế bào phôi không, và do đó khẳng định việc nghiên cứu nầy là trái phép về mặt đạo đức? Những lập luận chính chung quanh đúng và sai của việc hùy hoại phôi bào dựa vào một quan điểm nào đó đối với tư cách pháp nhân về đạo đức (moral status) của phôi bào - phôi bào phải được xem và đối xữ thế nào trên quan điểm đạo đức, với lý do là nó được nhận định là có một số đặc tính đạo đức quan trọng.

Tương đối mà nói thì không có gì đáng tranh cải khi mô tả phôi bào như mạng sống con người (trong giai đoạn phôi thai). Tuy nhiên, nếu mô tả phôi bào như là người, hay người tiềm tàng lại là chuyện khác. Những mô tả như thế nặng tính chất đạo đức vì mang theo những hàm ý cái gì có thể làm và cái gì không thể làm đối với phôi bào trên phương diện đạo đức. Ý nghĩa những hàm ý tiềm ẩn đó là gì, chúng có phải là nhửng hàm ý trung thực hay không còn tùy vào bản chất và giá trị khách quan khả thể của những lập luận tương ứng đi kèm theo mỗi quan điểm về tư cách pháp nhân về đạo đức của phôi bào. Có nhiều quan điểm khác nhau về tư cách pháp nhân nầy. Những quan điểm hàng đầu cho rằng phôi bào có tư cách pháp nhân của

· Người (persons), hay
· Người tiềm tàng (potential persons), hay
· Sáng tạo thiêng liêng (divine creations), hay
· Đối tượng của sự hủy hoại đạo đức (subjects of moral “harm”), hay
· Sự bắt đầu của sự sống con người (beginning of human life), với một giá trị nội tại (intrinsic value), hay
· Vật thể hữu cơ không có tư cách pháp nhân đạo đức nào hơn các bộ phận khác trong cơ thể.

Những luận cứ nầy sẽ được lần lược trình bày, đặc biệt tập trung vào (i) Đâu là những đặc tính đạo đức nội tại mà mỗi quan điểm gán cho phôi bào, (ii) Cái được gọi là đặc tính hay tư cách pháp nhân đạo đức đó được nêu ra để hàm ngụ điều gì liên quan đến cách thế hành xữ đối với phôi bào trên phương diện đạo đức (moral treatment).

8. Phôi có tư cách pháp nhân như là người (Embryos have Status as Human Beings or Persons)

Có người cho rằng, bất chấp sự khác nhau giửa con người đã hình thành toàn vẹn (personhood) và phôi bào, phôi bào vẫn phải được xem như là người. Một trong những lập luận có tính thuyết phục nhất trong quan điểm nầy dựa vào mệnh đề cho rằng trong tiến trình sinh hoá vật lý (physical growth continuum) từ phôi bào sang con người hình thành không có một điểm qui chiếu khách quan nào được xem như là đường ranh phân định đáng kể vế mặt đạo đức (morally significant dividing line). Do đó, nếu những sinh vật trong giai đoạn hình thành toàn vẹn là người thì không có lý do khách quan nào để nghĩ rằng trong giai đoạn phôi thai và giai đoạn hình thành toàn vẹn những sinh vật đó không nên được xem là một. Theo quan điểm nầy, ai muốn chứnh minh ngược lại cần phải chỉ rõ điểm phân ranh giửa phôi và người nằm ở đâu.

Quan điểm nầy tiếp tục cho rằng các nền dân chủ tự do hiện đại có một nhận định sâu sắc và quảng bá là con người xứng đáng được tôn trọng theo những cung cách nào đó. Tất cả mọi người, vì tư cách là người, có những quyền cơ bản ngăn cấm kẻ khác không được can dự vào những quyền làm người căn bàn của mình dưới hình thức nào đó, nhất là quyền bảo tồn sự sống và vẹn toàn thân thể. Nếu phôi bào có tư cách pháp nhân là người thì chúng cũng có quyền không bị nhiểu hại và giết chết. Hay nói một cách khác, về mặt đạo đức, chúng ta sẽ bị ràng buộc một cách mảnh liệt không được nhiểu hại và giết chết phôi bào.

Hầu hết các nhà đạo đức, triết gia, và bình luận gia đồng ý là con người có một tư cách pháp nhân đáng được tôn trọng đặc biệt về mặt đạo đức, cần được bào vệ và cung kính. Tuy nhiên, nhiều người không đồng ý là phôi bào nên được coi là người theo một nghĩa nghiêm chỉnh. Mặc dù không thể xác định một đường phân ranh rõ ràng chính xác trong tiến trình sinh hoá, vẫn có thể vạch ra rằng, bất luận sự chuyển tiếp nằm ở đâu, phôi bào không có những đặc tính tâm lý, sinh lý, cảm xúc, và tri thức mà chúng ta thường dùng như những yếu tính nhằm định nghĩa tư cách pháp nhân con người. Phôi bào, và nhất là những túi phôi trước khi cấy sữ dụng trong công tác nghiên cứu, chẳng hạn, không có tri giác, cá tính, khả năng suy luận, hay khả năng hoạch định những phương châm hành động và khả năng lựa chọn những phương châm đó.

9. Phôi có tư cách pháp nhân như người tiềm tàng (potential Persons)

Một số nhà đạo đức trả lời sự chống đối nói trên đối với việc coi phôi bào như là người. Đồng ý là phôi bào hiện không có những đặc tính của người hình thành toàn vẹn, nhưng chúng sẽ có nếu được phép phát triển và hoàn thành tiềm năng của chúng. Họ cho rằng, vì phôi bào là người tiềm tàng, chúng cần được hưởng sự tôn trọng đạo đức và cung kính như người hình thành toàn vẹn hưởng.

Quan điểm nầy có thêm động lực khi lập luận rằng chúng ta vẫn đối xữ con người là người (với sự tôn trọng đạo đức) khi họ hômn mê giây lác hay ngủ. Trong tình trạng bất lực nầy, con người không có tri thức, không thễ suy luận, và không thể hoạch định những phương châm hành động và khả năng lựa chọn những phương châm đó - những yếu tình gắn liền với tư cách pháp nhân là người. Nhưng chúng ta vẫ thấy sai trái về mặt đạo đức nếu giết họ hay vi phạm những quyền cơ bản của họ. Sở dĩ cúng ta không làm như thế vì, cho dù họ không thể thể hiện được những yếu tính làm người trong hiện trạng, họ sẽ thể hiện được điều đó khi họ tỉnh lại hay thức dậy. Với phối bào cũng vậy, sự kiện chúng sẽ thể hiện được những yếu tính làm người khi được phát triển toàn vẹn nên được quan tâm để chỉnh đố thái độ của chúng ta đối với phôi bào.

Lập luận nầy đã đưa đến ba loại nhận định dưới đây:

Khả năng những phôi dùng thụ thai nhân tạo đạt được thành công rất thấp. Thai hư trong những phôi non chiếm tỷ lệ cao (có đến 73% nơi những phôi chưa cấy). Nếu sát xuất thống kê là phản ảnh của tiềm năng thì có tương đối ít tiềm năng một phôi trở thành một người.

Tiềm năng phụ thuộc bối cảnh, và nếu chỉ nói đến tiềm năng một cách đơn thuần thì vô nghĩa. Sát xuất thành công của phôi dùng thụ thai nhân tạo tùy thuộc nặng nề vào hành động và can dự của con người cũng như các điều kiện sinh học khác. Nhiều yếu tố bên ngoài chi phối sự thành bại của tiến trình đồi với cả thụ thai thiên tạo và nhân tạo. Do đó, không rõ là người ta muốn nói gì khi nói đến tiềm năng nội tại của một phôi trở thành một người. Tiềm năng nội tại đó dựa trên yếu tố môi trường nào để do lường?

Một số người sẽ cho rằng không rõ tại sao một đối tượng mới chĩ được xem là có thể trở thành một người lại nên được xem như thực sự là người. Những người nầy cho rằng lập luận về trường hợp một người bị tạm thời hôn mê nói trên không đứng vửng. Sở dĩ chúng ta đối xữ người bị hôn mê với sự tôn trọng đày đủ vì chúng ta biết rằng trước khi hôn mê người đó đã có những đặc tính của một con người, và chúng ta cũng biết là người đó sẽ có chúng trở lại sau khi tỉnh lại. Sự hoài nghi nầy không phải đưa ra để gợi ý rằng tiềm năng trở thành người của phôi bào chẳng là cái gì cả trên phương diện đạo đức. Điểm chính chĩ để nói rằng tiềm năng đó không thể kể ra để sánh bì với những quyền hạn và sự tôn trọng mà con người hình thành toàn vẹn được hưởng.

Trước khi chấm dứtnhững quan điểm nầy về tư cách pháp nhân đạo đức của phôi bào như là người hay người tiềm tàng, có một điểm quan trọng cần lưu ý. Ngay cả nếu phôi bào được chứng minh là có tư càch pháp nhân đó cùng sự tôn trọng về mặt đạo đức, cung kính và bảo vệ dành cho người đi nữa thì vẫn có thể nói rằng điều đó vẫn chưa nhất thiết có nghĩa là phôi bào không nên bị cố ý phá hủy bất cứ trường hợp nào. Nhiều vấn đề tùy thuộc vào nhận thức triết học của mỗi người về quyền hạn và nghĩa vụ đạo đức gắn liền với tư cách pháp nhân của người hình thành (personhood). Có người lý luận rằng quyền con người không bị giết và nghĩa vụ đạo đức không giết người làtuyệt đối và bất khả xâm phạm, và phải được tôn trọng triệt để, không cần biết hậu quả là gì. Những người khác lại cho rằng nghĩa vụ không giết người, dù là một nghĩa vụ rất ư lớn lao, cũng không phải là một nghĩa vụ tuyệt đối không bao giờ có thể bị phủ nhận. Có những trường hợp phải chấm dứt mạng sống một người để tránh những hiểm hoạ lớn. Ví dụ giết Hitler và cứu 6 triệu người Do Thái, hay dứt giây trợ sống (life-support) để chấm dứt sự đau đớn cùng cực của một bệnh nhân. Do đó, sột số người quan tâm đến tầm quan trọng của hậu quả có thể cho rằng ngay cả nếu phôi bào có đầy đủ những quyền con người đi nữa thì đó cũng chưa phải là một nghĩa vụ tuyệt đối không được phá hủy phôi bào không càn biết hậu quả là gì. Nhiều người có thể chấp nhận phá thai trong trường hợp người mang thai có nguy cơ tữ vong nếu không làm như thế. Sự kiện trên biện hộ cho sư thắng thế của khuynh hướng hậu quả trong chiều hướng tư duy đạo đức thông thường nơi mọi người.

10. Phôi có tư cách pháp nhân như những sáng tạo thiêng liêng (Divine Creations)

Đôi khi một số quan điểm, nhất là những quan điễm duy thần, mặc nhìên xem phôi bào có tầm quan trọng về mặt đạo đức vì chúng là những sáng tạo thiêng liêng, khởi điểm sự sống của con người. Nói cách khác, phôi bào không phải của ta thì ta không có quyền phá hủy (hay sản tạo). Nhiều nhận định chung quanh quan điểm nầy. Đối với những người không có vũ trụ quan hữu thần, điểm nổi bật là câu hỏi liên quan đến thực thể của một đấng thiêng liêng hay sáng tạo. Không rõ liệu sẽ có một phương thức công nhiên nào có thể gaì quyết câu hỏi nầy. Một số người cũng có thể cho rằng quan điểm nầy, ít nhất trong hình thức đơn sơ của nó, có thể quá quyết liệt, vì nó chủ trương chống lại việc hủy hoại phôi bào trong kỹ thuật thụ thai nhân tạo chằng hạn. Một số người có thể nói thêm rằng điểm nổi bật là kiến thức hạn chế của chúng ta về bản chất của đấng thiêng liêng cũng có khuynh hướng hạn chế luôn cả sự hiểu biết của chúng ta về phạm trù hàm chứa trong tư cách pháp nhân của đấng thiêng liêng đó liên quan đế những nghĩa vụ đạo đức của chúng ta.

11. Phôi bị nhiểu hại do sự phá hủy chúng (Bất luận tư cách pháp nhân về mặt đạo đức là gí)

Thông thường một trong những lý do cổ truyền bảo bệ sự sống là vì mất sự sống gây ra nhiều dạng tổn hại - đối với người gây ra, những người thân của ngưởi chết, xã hội nói chung , và quan trọng nhất là người chết. Một số người cho rằng hủy hoại sự sống từ phôi thai là một nhiểu hại. Philip Devine, chẳng hạn, lý luận rằng,

“… mất sự sống …là một tổn hại có thể gây ra cho bất kỳ sinh vật nào; cây cối và thú vật. Những chủ thể người (human organisms) ở mọi giai đoạn phát riển, kể cả giai đoạn phôi thai, đều có thể bị mất sự sống.”

Tuy nhiên, một số người khác lại lý luận rằng phội bào không thể bị nhiểu hại theo nghĩa mà chúng ta thường hiểu ý tưởng đó. Triết gia pháp chế va xã hội nổi tiếng người Mỹ, Joel Feinberg, chẳng hạn, phân tích quan niệm về tổn hại (harm) theo nghĩa “cản trở, đẩy lùi, hay đánh bại một quyền lợi” (thwarting, setting back, or defeating of an interest). Theo Feinberg, một chủ thể chĩ được xác định là có một quyền lợi (interest) khi nào chủ thể đó có niềm tin, ham muốn, ước vọng, định hướng, và mục tiêu (beliefs, desires, expectations, aims, and purposes). Ông nói tiếp, đó là những gì bị cản trở trong việc cản trờ một quyền lợi. Theo quan điểm nầy, cây cối và môi trường tự chúng không bị nhiểu hại về mặt đạo đức khi bị phá hủy. Feinberg đồng ý là những quyền lợi tương lai hay tiềm tàng có thể gán cho một phôi bào đang phát triển, nhưng những quyền lợi chĩ có hiệu lực nếu - và khi nào – chúng trở thành hiện thực, không phải tiềm tàng. Một lý thuyết gia khác cũng đơn cử một ví dụ:

“Giả thử khi Bác sỹ Frankenstein vói lấy cần điếu khiển để ráp các bộ phận lại thành người thật trên bàn thí nghiệm thì một người nào đó đập nát bộ máy vì quá sợ cuộc thí nghiệm. Hành vi đó, dù chúng ta nghĩ về nó thế nào đi nữa, cũng không được coi là hảm hại hay không công bình đối với giàn máy, hay đối với quyền lợi của nó.”

Điểm trọng yếu của quan điểm nầy là, vì phôi bào không phải là những chủ thể của quyền lợi, chúng không thể là chủ thể của những quyền lợi căn bản nhằm bảo vệ quyền lợi.

12. Phôi có tư cách pháp nhân như mạng người với giá trị nội tại

Ngay cả nếu quan điễm trên đây của Feinberg là chấp nhận được đi nữa thì một số người cho rằng vẫn có cái gỉ xấu chung quanh việc đánh mất sự sống do sự hủy hoại phôi bào. Trong một cố gắng đi sâu vào trọng tâm của quan điểm cố cựu nầy, Ronald Dworkin, một triết gia danh tiếng về pháp chế và chính trị ngưới Mỹ gốc Anh (prominent Anglo-American legal and political philosopher), đề nghị chúng ta nên xem xét giá trị sự sống theo một phưuơng thức đặc biệt. Dworkin cho rằng chúng ta có thể quan niệm sự sống từ hai quan điểm hay chiều hướng tương hợp (compatible points of view or directions). Chúng ta thường suy nghĩ về sự sống từ bên trong căn cứ trên giá trị của chính sự sống đó đối với chủ thể. Qua tham chiếu các quyền hạn và tự do, chúng ta bảo vệ sự sống và quyền lợi của một người, không phải vì đó là những giá trị trên quan điểm vê vũ trụ, nhưng vì đó là giá trị đói với chủ thể cá biệt. Nhưng khi nhìn nhận rằng sự sống có giá trị đối với chủ thể, chúng ta cũng nhìn nhận rằng sự sống có thể có giá trị trên một quan điểm khách quan và phi chủ thể hơn (more objective and impersonal point of view). Nếu một tác phẩm nghệ thuật độc sáng và huy hoàng có giá trị nội tại (intrinsic value), một giá trị giúp nó xứng đáng được hưởng sự tôn kính và bảo vệ, thì, theo Dworkin, sự sống đơn thuần của người (single human life) cũng vậy, nghĩa là cần được tôn trọng. Dworkin hùng hồn định nghĩa giá trị nội tại của sự sống con người như sau.

“(sự sống đơn thuần của người có giá trị) … không cần biết trong hình thức hay hình thể nào, vì sự đầu tư sáng tạo phức tạp (complex creative investment) của nó, và vì sự bàng hoàng của chúng ta trước những tiến trình thiêng liêng và biến hoá sản tạo những sự sống mới từ sự sống cũ, trước những tiến trình quốc gia, cộng đồng và ngôn ngữ nhờ đó nhân loại hấp thụ và tiếp tục hàng trăm thế hệ văn hoá, tập tục và giá trị, và, sau cùng, khi sự sống tinh thần bắt đầu và phát triển, trước tiến trình sáng tạo nội tâm con người và tư duy nhờ đó con người tự tạo và tự tái tạo mình, một tiến trình tất yếu và bí ần trong đó mỗi chúng ta đều tham dự, và vì vậy đó là căn nguyên quyền năng nhất của sự đồng cảm mà chúng ta có đối với kẻ khác, những người cùng bàng hoàng như chúng ta trước thử thách đáng sợ.”

Theo Dworkin, suy nghĩ về giá trị sự sống theo cung cách phi chủ thể và hướng ngoại nhiều hơn giúp nhận định được những gì quan yếu về mặt đạo đức bị mất khi mất sự sống. Vì sự nhận định nầy không căn cứ trên những tổn hại đạo đức giả định đối với chủ thể, như chủ thể của những quyền lợi con người, nên đó là một nhận thức có thể áp dụng cho trường hợp sự sống con người trong giai đoạn phôi thai, nghỉa là phôi bào.

Tuy nhiên, có một điểm quan yếu trong quan điểm của Dworkin. Giá trị nội tại của sự sống có những mức độ tùy thuộc vào giai đoạn sống nào của nó, và do đó, có những mức độ tôn trọng tương ứng cần được đảm bảo ở những giai đoạn đó. Dworkin cho rằng chúng ta có xu hướng đưa ra những phán đoán khác nhau về mức độ mất mác khi xảy ra mất sự sống ở những giai đoạn sống khác nhau. Chẳng hạn, nhiều người cho rằng sự sống chấm dứt tại cao điểm của những thành tựu và hi vọng thì lớn hơn là sự sống mất đi lúc về chiều, sau khi những thành tựu và hi vọng đã mản. Một số cũng có thể cho rằng sự sống chấm lúc sơ khai thì ít nghiêm trọng hơn là sau khi chủ thể đã bắt đầu tích cực dấn thân vào tiến trình xã hộ và con người như Dworkin vừa nói ở trên. Ví dụ, chúng ta xem cái chết đột ngột của một em bé là một mất mác nghiêm trọng hơn là việc sẩy thai non tháng, hay việc cấy tế bào phôi bất thành. Những phán đoán khác nhau về mức độ mất mác trong việc mất sự sống phản ảnh mức độ khác nhau của giá trị nội tại mà chúng ta gắn cho sự sống ở những giai đoạn đó.

Hàm ý quan trọng trong lập luận của Dworkin là, cho dù phôi bào, như người, xứng đáng được tôn trọng và bảo vệ, mức độ tôn trọng và bảo vệ không thể nào lớn bằng mức độ dành cho sự sống ở các giai đoạn sau. Do đó, một số người có thể cho rằng có thê có những trường hợp sự mất mác giới hạn trong việc hủy hoại phôi bào bị xem nhẹ về mặt đạo đức đối trước những lợi ích khả thể nếu việc sự hủy hoại đó được cho phép.

13. Phôi có tư cách pháp nhân như những bộ phận cơ thể riêng rẻ

Một số người cho rằng phôi chĩ là những phần (mere body parts) của cơ thể những người khác cho đến khi chúng đạt đến một giai đoạn phát triển tự trị và độc lập (autonomous or independently developmental stage) nào đó (và sẽ có câu hỏi khi nào thì giai đọan đó xảy ra) . Do đó, phôi bào hoàn toàn khôngcó tư cách pháp nhân độc lập vế mặt đạo đức, mà chĩ có những đặc tính mà chúng mang theo từ chủ thể gốc. Sự tôn trọng duy nhất dành cho phôi bào là sự tôn trọng lẽ ra dành cho chủ thể đó. Quan điểm phi tư cách pháp nhân nầy được đưa ra trên cơ sở là không có một luận chứng nào có giá trị nhằm khẳng định tư cách pháp nhân độc lập của phôi bào.

14. Phôi tạo ra vì mục đích ngiên cứu?

Có đúng là sự thể sẽ tệ hại hơn nếu dùng phôi tạo ra vì mục đích nghiên cứu thay vì dùng những phôi thừa từ thụ thai nhân tạo? Nói cách khác, sản tạo ra phôi vì mục đích nghiên cứu tự nó có gì sai trái hơn là những sai trái trong việc hủy hoại phôi như một phần của tiến trình nghiên cứu?

Một số người cho rằng tạo ra phôi vì mục đích nghiên cứu tức là tạo ra chúng chĩ như là một phương tiện phục vụ cứu cánh của người khác (không cần biết cứu cánh đó có đáng tán dương hay không). Nếu phôi có những tư cách pháp nhân đạo đuá như người thì việc làm nầy sẽ không khác nào một khinh suất về mặt đạo đức. Phôi bị thương mại hóa. Ngược lai, khi phôi được tạo ra nhằm thụ thai nhân tạo, mỗi phôi đếu có cơ may đồng đều được đưa vào tữ cung, cho dù chung cuộc không phải tất cả chúng đều được cần đến. Chúng vẫn được tạo ra một cách “lễ độ” – để sữ dụng phù hợp với những cứu cánh hay mục tiêu nội tại và thiên tạo của chúng, không phải của kẻ khác.

Tuy nhiên, một số người khác sẽ trả lời rằng lập luận đó dựa trên quan điểm về tư cách pháp nhân đạo đức của phôi, một quan điểm cần được thiết lập đày đủ. Ngoài ra, nếu dùng phôi vì cứu cánh của người khác là sai thì lập trường đó cũng sẽ chống luôn việc cống hiến phôi cho các công trình nghiên cứu.

Một lập luận khác đã được đưa ra nhưng không dưạ trên tư cách pháp nhân đạo đức của phôi mà dựa trên một khái niệm tương tự như tư cách pháp nhân được Dworkin trình bày bên trên. Ngay cả nếu phôi không không phải là những chủ thể các quyền hạn thì phôi cũng có giá trị đáng kể vì chúng là sự bắt đàu của sự sống tiềm tàng. Do đó, phôi có thể có chức năng như những biểu tượng quyền năng và tạo cơ hội cho một cộng đồng chứng minh hay thể hiện quan tâm của mình đối với sự sống con ngưòi nói chung bằng cách lên án việc tạo phôi vì mục đích nghiên cứu chẳng hạn.

Theo triết gia John A. Robertson, “Khi chủ trương như vậy, con người tự xem mình là triệt để bảo vê mạng sống con người .” Tuy nhiên, cũng theo Robertson, chính sự tôn trọng tiêu biểu đó cũng có thể thể hiện qua việc cho phép phôi bào được tạo ra để cho sự sống của kẻ khác có thể được kéo dài hay tránh được sự chết.

Đông Yên