NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỮ GIẢ ĐỊNH CỦA
LOÀI NGƯỜI (HOMO SAPIENS)
Phần II
Đông Yên - Master, Computer Science
(Phỏng theo
Wikipedia và một số tài liệu Sinh Học & Nhân Chủng Học khác)
Theo lịch trình
tiến hóa, con người hiện đại (modern humans – hay homo sapiens) biểu
tượng cho một chủng loại (genus) tiến hóa xa nhất so với các chủng loại
khác được tóm lược trong sơ đồ đính kèm.
Nói chung tất cả mọi chủng loại được ước tính đã xuất hiện trước đây khoảng 2 triệu rưởi năm. Tất cả các chủng loại khác ngoài Homo
sapiens đều bị tuyệt chủng. Chủng
loại Homo Neanderthalensis, thường đuợc coi là một họ hàng của
loài người sống sót lâu nhất, đã biến dạng 24 ngàn năm trước đây. Tuy nhiên, một khám phá gần đây cho thấy một
chủng loại khác là Homo floresiensis có thể đã tồn tại lâu hơn cho mãi
đến 12 ngàn năm gần đây.
Một số nhà động vật học cho rằng hai giống chimpanzees (tinh
tinh - thường được xếp trong chủng loại Pan), và gorrilas (khỉ độc - xếp
trong chủng loại Gorilla) nên được xếp chung với chủng loại người dựa
trên những tương đồng về di truyền.
Phần lớn các khoa học gia cho rằng chimpanzees và gorillas có quá nhiều
dị biệt về cấu trúc cơ thể (anatomical differences) giửa chúng với nhau và giửa
chúng với người nên không thể xem là cùng chủng loại với người. Căn cứ trên những tương đồng về hình thái
(morphological similarities), chủng loại người (Homo) có liên hệ rất gần
với những chủng loại người khác đã tuyệt chủng (Homini), nhất là chủng
loại Kenyanthropus, Paranthropus, và Australopithecus. Cho đến năm 2007, chưa có một định danh nào
được chấp nhận một cách thống nhất và phổ cập liên quan đến nguồn gốc của loài
người.
Người (Human beings, humans hay man) là những động vật linh
trưởng đi trên hai chân (bipedal primates) thuộc họ Hominidae (xem lược
đồ bên trên). Dữ kiện DNA cho thấy loài
người phát xuất từ Phi Châu khoảng 200,000 năm trước đây. Người có bộ óc phát triển cao, có khả năng
suy luận trừu tượng, ngôn ngữ, nội suy, giải quyết vấn đề, và cảm tính. Phối hợp với tư thế đứng thẳng của cơ thể
giúp cho tay chân tự do thao tác mọi vật, khả năng trí tuệ nầy đã cho phép con
người sữ dụng những dụng cụ đắc lực hơn các chủng loại khác. Loài người được phân tán đi khắp toàn cầu,
trên mọi lục địa, trừ hai miền địa cực.
Dân số trên thế giới vượt quá 6.7 tỷ, tính đến tháng 7/2008. Đấy mới chĩ
là một thứ loại (subspecies) còn tồn tại của chủng loại Homo sapiens,
tức Homo sapiens sapiens. Cho
đến năm 2008, loài người được Hiệp Hội Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên
(International Union for Conservation of Nature) liệt kê như là một chủng loại
ít lo bị tuyệt chủng nhất.
Cũng như hầu hết các động vật linh trưởng cao cấp khác, con
người từ bản chất có tính xã hội. Con
người đặc biệt có năng khiếu sữ dụng những hệ thống truyền thông để tự biểu
hiện, trao đổi ý kiến, và tổ chức. Con người tạo ra những cơ chế xã hội phức
tạp gồm nhiều nhóm hợp tác và cạnh tranh với nhau, từ gia đình đến quốc
gia. Đối tác xã hội giửa con người đã
thiết lập nên vô số những truyền thống, tập tục, đạo lý, giá trị, qui luật xã
hội, và luật pháp. Cùng với ước muốn tự
biểu hiện, tất cả những yếu tố trên gộp lại tạo thành nền tảng của xã hội. Con người đặc biệt yêu chuộng vẻ đẹp và thẩm
mỹ, từ đó, cộng với ước muốn tự biểu hiện, đã đưa đến những cải thiện văn hoá
như nghệ thuật, văn chương và âm nhạc.
Điểm nổi bật của con người là ý muốn tìm hiểu và tạo ảnh hưởng
lên thế giới chung quanh, tìm cách giải thích và phân tích những hiện tượng
thiên nhiên qua triết học, nghệ thuật, khoa học, thần học, và tôn giáo. Tính hiếu kỳ thiên nhiên đó đã giúp phát triển
những dụng cụ và năng khiếu cao cấp.
Con người là chủng loại duy nhất biết tạo ra lửa, nấu thức ăn, may quần
áo để mặc. Họ cũng phân tích và triển
khai nhiều kỹ thuật khác. Qua giáo dục
con người truyền đạt những năng khiếu và kiến thức của mình cho các thế hệ sau.
1.
Lịch sữ
·
Nguồn gốc
·
Giai đoạn chuyển tiếp đến thời kỳ văn minh
2.
Môi trường sống và dân số
3.
Sinh vật học
·
Sinh lý học và Di truyền học
·
Chu kỳ sống
·
Chế độ ăn uống
·
Ý thức và tư duy
·
Động lực và cảm tính
·
Tình dục và tình yêu
·
Ngôn ngữ
·
Tâm linh và tôn giáo
·
Triết học và nội suy
·
Nghệ thuật, âm nhạc, và văn
chương
·
Chủng tộc và sắc tộc
·
Xã hội, chính phủ, và chính
trị
·
Chiến tranh
·
Thương mại và kinh tế học
6.
Tham khảo
Bộ óc con người là trung tâm của hệ thống thần kinh trung
ương, và hoạt động như một trung khu điều khiển của hệ thống thần kinh phụ
cận. Bộ óc điều khiển những động tác
“hạ đẳng (lower)”, hay tự động vô thức như hô hấp và tiêu hoá, cùng những động
tác ý thức cao cấp như suy tư, lý luận, và trừu tượng. Các diển trình tâm thức nầy (cognitive
processes) tạo thành tinh thần (mind), và được nghiên cứu trong bộ môn Tâm Lý
Học cùng với những hiệu ứng hành vi (behavioral consequences) của chúng.
Nhờ
khả năng có được những động tác cao đẳng nầy mà bộ óc con người được tin là thông minh hơn các chủng loại
khác mà chúng ta từng biết đến. Trong
khi nhiều động vật có khả năng kiến tạo những cấu trúc và sữ dụng những dụng cụ
thô sơ - hồi hết d bản năng và bắt chước – thì kỹ thuật con người phức tạp hơn
nhiều, và thường xuyên tiến hoá va cải thiện theo thời gian. Ngay cả những cấu trúc và dụng cụ xa xưa
nhất của con người cũng tiến xa hơn những cấu trúc và dụng cụ của những động
vật khác.
Mặc dù tiến xa hơn nhiều
chủng loại khác về khà năng tinh thần, hình thức sơ khaicủa phần lớn những khả
năng nầy đều thấy có nơi những chủng
loại khác. Nhân chủng học hiện đại có
khuynh hướng xác nhận giả thuyết của Darwin cho rằng “dù lớn cách mấy đi nữa,
sự khác nhau về tinh thần giửa con người và những động vật cao cấp cũng chĩ có
tính cách cường độ, chứ không phải bản chất.”
Ý thức và tư duy
(Consciousness and thought)
Khả năng suy tư trừu tượng là vô song trong thế giới động
vật. Con người là một trong sáu chủng
loại đã thắng cuộc trắc nghiệm nhìn kiếng (mirror test), nhằm xác định một động
vật có thể nhận biết hình ảnh của chính mình hay không. Năm chủng loại kia gồm có tinh tinh
(chimpanzees), đười ươi (ourangutans), cá heo mủi chai (bottlenose dolphins),
voi Châu Á, và chim ác là Châu Âu (European magpies). Có giả thuyết cho rằng bồ câu cũng thắng cuộc trắc nghiệm
nầy. Vào tháng 10/2006, ba con voi
trong sở thú Bronx ở cực bắc thành phố New York cũng đã thắng trắc nghiệm nầy. Phần lớn trẻ con đều thắng trắc nghiệm nầy
lúc 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, việc sữ
dụng trắc nghiệm nầy như một trắc nghiệm thực thụ tri giác vẫn còn đang tranh
cải, và đây chẳng qua là một tranh cải về cường độ đúng hơn là bản chất. Khỉ đã được huấn luyện để áp dụng các nguyên
tắc trừu tượng trongnhững nhiệm vụ phải làm.
Bộ óc
con người nhìn thế giới bên ngoài qua những gìác quan, và mỗi cá nhân bị ảnh
hưởng tất nhiều bỡi những kinh nghiệm của mình, do đó có những quan điểm chủ
quan về hiện hữu và thời gian. Con
người được nói rầt nhiều là có được ý thức (consciousness), tự giác
(self-awareness), và có một tinh thần (mind), một hợp tố gần tương ứng với
những tiến trình tư duy. Những tiến
trình nầy được nói là có những đặc tính như tự giác (self-awareness), cảm tính
(sentience), trí ngôn (sapience), và khả năng nhận định những liên hệ giửa mình
và hoàn cảnh. Tinh thần hình dung và
tiếp nhận thế giới bên ngoài đến mức độ
nào là một vấn đề tranh luận, kể cả những định nghĩa và khả lý (validity) của những
từ nói trên. Triết gia về tri thức học
người Mỹ, Daniel Dennett, chẳng hạn, cho rằng chả có cái trung tâm gì có thể mô
tả được mệnh danh là “tinh thần ” cả; đấy chẳng qua chĩ là một tập hợp những
nguồn giác quan nhập và xuất (sensory inputs and outputs): những dạng “nhu liệu
(software)” vận hành song song với nhau.
Tâm lý gia người Mỹ B.F. Skinner cho rằng tinh thần là một lối giải
thích hư cấu (explainatory fiction) nhằm đánh lạc hướng sự chú ý đến những động
lực của hành vi phát xuất từ môi trường (environmental causes of behavior), và
những gì thường được xem như tiến trình tinh thần (mental processes) đúng hơn
có thể quan niệm như những hình thức che đậy của ứng xử bằng lời (covert verbal
behavior).
Nghiên
cứu của con người chú trọng nhiều hơn những khía cạnh vật lý của bộ óc - và
trên bình diện lớn hơn của hệ thống thần kinh - trong bộ môn thần kinh học, chú
trọng hơn những khía cạnh ứng xử trong tâm lý học, và có khi cả trong tâm thần
học (psychiatry) - chuyên trị những bệnh về tâm thần và rối loạn ứng xử (mental
illness and behavioral disorders). Tâm
lý không nhất thiết liên quan đến bộ óc và thần kinh hệ, và có thể định nghĩa
theo ngôn từ của những lý thuyết về hiện tượng học hay chuyển hóa tin học
(phenomenological or information processing theories) của tinh thần. Tuy nhiên, sự nghiên cứu những chức năng của
óc ngày càng trở thành một phần của tâm lý học cả lý thuyết lẩn thực hành, đặc
biệt trong các lỉnh vực như trí khôn nhân tạo (artificial intelligence), tâm lý
thần kinh (neuropsychology), và khoa học
tri thức thần kinh (cognitive neuroscience) .
Bản
chất của tư duy là tiêu đề trọng tâm của tâm lý học và những bộ môn liên
hệ. Tâm lý học tri thức (cognitive
psychology) nghiên cứu tri thức, những
tiến trình tinh thần bên dưới hành vi.
Bộ môn nầy sữ dụng quá trình chuyển hóa thông tin (information
processing) như một khuôn mẫu để tìm hiểu tâm lý. Tri giác, học hỏi, giải quyết vấn đề, ký ức, chú ý, ngôn ngữ, và
cảm tính, tất cả đều là những lảnh vực được nghiên cứu. Tâm lý học tri thức có liên quan đến một
trường phái triết học có tên là Tri thức thực nghiệm (cognitivism). Những người theo trường phái nầy đề xướng
một mô hình chuyển hóa thông tin của chức năng tâm lý, dựa trên khoa học thực
nghiệm (positivism) và tâm lý học thực nghiệm (experimental psychology). Những kỹ thuật và và mô hình của tâm lý học
tri thức được áp dutng rộng rải và tạo ra một nền tảng cho các lý thuyết tâm lý
trong nhiều lảnh vực cả về nghiên cứu và thực dụng. Quan tâm rộng rải đến sự phát triển tinh thần con người trong
suốt cuộc sống, khoa Tâm lý phát triển (Developmental psychology) cố tìm hiểu
con người làm thế nào để tri giác, hiểu biết, và hành động trong thế giới mình
sống và tìm hiểu những tiến trình đó thay đổi thế nào khi con người già
đi. Công trình nghiên cứu nầy có thể
tập trung trên sự phát triển trí thức, tri thức, thần kinh, xã hội, hay đạo
đức.
Một số triết gia phân chia ý thức thành ý thức hiện tượng (phenominal consciousness) - tức là kinh ngiệm (experience) – và ý thức chuyển hóa (access consciousness) - tức tiến trình chuyển hóa đối tượng kinh nghiệm. Ý thức hiện tượng là tình trạng tỉnh trí trong đó đối tượng nói được, “Tôi đang tỉnh táo (I am conscious).” Ý thức chuyển hóa tứ ý thức được một sự việc trong tương quan cuả nó với những khái niệm trừu tượng, thí dụ như khi chúng ta nói, “Tôi ý thức được những từ nầy (I am conscious of these words).” Ý thức chuyển hoá có nhiều hình thức như lưu tâm (awareness), lưu tâm về chính mình (self-awareness), ý thức (conscience), ý thức toàn nguồn (stream of consciousness), Hiện tượng luận của Husserl (Husserl’s Phenomenology*), và ý hướng (intentionality). Trong lịch sữ hiện đại, đối với một số người, quan niệm về ý thức hiện tượng có liên hệ chặt chẽ với quan niệm Thuần trực cảm (Qualia**). Tâm lý xã hội (social psychology) gắn liền xã hội học với tâm lý học trong việc nghiên cứu chung về bản chất và nguyên nhân của đối tác xã hội nơi con người, nhấn mạnh trên cách thức con người suy nghĩ về nhau và liên hệ với nhau. Hành vi và tiến trình tâm lý, nơi người và các động vật khác, có thể được mô tả qua tri thức động vật (animal cognition), hành vi động vật (ethology), tâm lý học tiến hoá (evolutionary psychology), và cả tâm lý học đối chiều (comparative psychology) nữa. Sinh thái học nhân loại (human ecology) là một bộ môn ở đại học nhằm tìm hiểu cách thức con người và xã hội con người đối tác với cả mội trường thiên nhiên và môi trường xã hội của mình ra sao.
* Phenomenology (Hiện tượng
luận) là một trường phái triết học sáng lập vào những năm đầu thế kỹ 20 bỡi
Edmund Husserl và một nhóm môn đệ tại Đại học Göttingen, Munich ở Đức. Sau đó, những chủ đề Hiện tượng luận được
triển khai bỡi các triết gia người Pháp, Mỹ, và các nơi khác, thường theo những
hướng xa lệch với nội dung tác phẩm của Husserl. “Phenomenoly”do hai từ Hy lạp “phainomenon” (trông hình như), và
“logos” (nghiên cứu). Theo quan niệm
của Husserl, Hiện tượng luận chủ yếu xác lập những cơ cấu của tri thức và những
hiện tượng có thể quan sát qua những hoạt động của tri thức, những đối tượng
của phản ảnh và phân tích có hệ thống (objects of systematic reflection and analysis). Phản ảnh đó phải được thực hiện từ quan điểm
được biến cải cao độ của chủ thể một (highly modified “first person’s
viewpoint”), nghiên cứu những hiện
tượng không phải hiện ra cho tri thức “của tôi”, mà cho bất kỳ một tri thức
nào. Husserl tin rằng Hiện tượng luận do đó có thể cung cấp một cơ sở vững chắc
cho tất cả hiểu biết về con người, và có thể xây dựng triết học như là một khoa
học chính xác (rigorous science). Những quan niệm Hiện tượng luận của Huserl
từng được phê bình và phát triển bỡi không
những chính ông mà cả môn sinh và cũng là phụ tá của ông là Martin
Heidegger, những Triết gia Hiện sinh (Existentialists) như Maurice Merlo Ponty,
Jean Paul Sartre, và các triết gia khác như Paul Ricoeur, Emmanuel Levinas, và
Dietrich Von Hildebrand.
** Qualia (tạm dịch là
Thuần trực cảm) là một từ ít nghe thấy trong triết học dùng để chỉ một hiện
tượng tâm lý không quen thuộc đối với chúng ta: cách thức sự vật được chúng ta
mơ hồ tri giác qua trực cảm. Cách thức
đó có thể được định nghĩa như là phẩm chất (qualities) hay cảm quan
(sensations), như màu đỏ hay đau đớn, được xem xét độc lập đối với những hệ quả
của chúng trên hành vi của chủ thể và độc lập đối với những hoàn cảnh vật lý
dẩn đến chúng. Theo ngôn từ triết học,
“qualia” là những thuộc tính (properties) của những kinh nghiệm giác quan
(sensory experiences). Sự quan
trọng của thuyết nầy trong triết học về
tinh thần phần lớn là vì nó thường được xem như đã đặt ra một vấn đề căn bản
cho thuyết duy vật lý (physicalism).
Tuy nhiên, có nhiều tranh cải; và sự tranh cải chủ yếu xoay quanh vấn đề
định nghĩa của từ ngữ, vì nhiều triết gia không đồng ý với nhau về một số thuộc tính. Theo định nghĩa hẹp, có bốn thuộc tính, đó là:
(1)
Bất khả thông (ineffable), nghĩa là những thuộc tính nầy
không thể truyển thông (communicated), hay nhận thức (apprehended) qua phương
thưc nào hơn là kinh nghiệm trực tiếp (direct experience).
(2)
Nội tại (intrinsic), nghĩa là chúng là những thuộc tính
bất tương quan (non-relational), không thay đổi theo tương quan của kinh ngiệm đối với các sự kiện khác.
(3)
Tư hữu (private), nghĩa là tuyệt đối không thể có những
so sánh giửa người với người (interpersonal comparisons).
(4)
Trực cảm trong tri thức (directly and immediately
apprehensible in consciousness), nghĩa là cảm nhận một thuần trực cảm tức là
biết rằng mình đang cảm nhận nó và biết tất cả những gì cần biết về thuần trực
cảm đó.
Động lực và cảm tính (Motivation and emotion)
Động lực là sức mạnh lôi cuốn (driving force) của ham muốn nằm đàng sau những hành động ý thức của con người. Động lực được căn cứ trên cảm tính - đặc biệt trong việc tìm kiếm thỏa mản (kinh nghiệm cảm tính tích cực – positive emotional experiences), và tránh xung đột (avoidance of conflict). Tích cực hay tiêu cực được định nghĩa theo trạng thái nảo của chủ thể, và có thể bị ảnh hưởng của những luật lệ xã hội: chủ thể có thể bị thúc đẩy gây thương tổn cho chính mình hay bạo động vì nảo bộ bị đặt trong tình trạng phải tạo ra một đáp ứng tích cực trước những hành động nầy. Động lực quan trọng vì nó dính líu trong việc thực hiện tất cả những phản ứng có ý thức. Trong lảnh vực tâm lý, tránh xung đột và xuẩn động (conflict avoidance and libido) được xem như những động lực chủ yếu. Trong lảnh vực kinh tế, động lực thường được xem như bắt nguồn từ những kích thích tài chánh, đạo đức, hay bức bách. Tôn giáo thường tạo ra những ảnh hưởng linh thiêng hay tâm linh (divine or demonic influences).
Hạnh phúc (happines), hay trạng thái được sung sướng, là một tình trạng cảm xúc của con người. Định nghĩa hạnh phúc là một đề tài phổ biến của triết học. Một số người có thể định nghĩa hạnh phúc như tình trạng tốt nhất mà con người có thể có - một tình trạng sức khỏe thể xác và tinh thần. Những người khác lại định nghĩa hạnh phúc như tình trạng sống không bị dằn vặt bỡi những thiếu thốn và đau khổ (freedom from want and distress), nhận thức được mặt tốt của trật tự thế giới mình đang sống, sự đảm bảo vị trí của mình trong thế giới hay xã hội.
Cảm tính (emotion) có một ảnh hưởng đáng kể, hay có thể nói là kiểm soát hành vi con người, mặc dù trong lịch sữ nhiều triết gia và nhiều nền văn hóa vì những lý do khác nhau đã can ngăn không nên để ảnh hưởng nầy thao túng không hạn chế. Có những cảm xúc dể chịu như tình yêu, thán phục, hay vui sướng, trái với những cảm xúc khó chịu như thù ghét, ganh tỵ, hay buồn rầu. Thường có phân biệt giửa những cảm xúc tinh tế hơn (refined emtions), tức những cảm xúc có được qua đối tác với xã hội hay đấu tranh sinh tồn, được xem là bẩm sinh. Sự tìm hiểu cảm tính con người độc lập đối với những hiện tượng thần kinh học rật đáng được chú ý, đặc biệt trong những nền văn hoá xem xét cảm tính biệt lập với trạng thái sinh lý. Theo một vài lý thuyết về y học văn hóa (cultural medical theories) cảm xúc được xem là đồng nghĩa với một vài hình thức sức khỏe cơ thể, đến mức không còn có thể nghĩ ra được sự khác biệt giửa chúng. Trường phái Khắc kỹ (Stoics) tin rằng cảm tính quá đáng có hại, trong khi một số giáo sĩ Đạo Hồi theo phái Sufi *** (đặc biệt là nhà thơ vừa là nhà thiên văn học Omar Khayyám) cảm thấy cảm xúc tột độ (extreme emotion) có thể đua đến sự toàn hảo về nhận thức (conceptual perfection), thường được diển dịch như là hiện tượng nhập định (ecstasy).
Theo tư duy khoa học hiện đại, mô số cảm tính tinh tế được coi là một biểu tính thần kinh phức tạp (complex neural trait) bẩm sinh nơi nhiều loại động vật có vú trong rừng hay nuôi ở nhà. Những cảm tính nầy thường phát triển như phản ứng trước những bộ máy sinh tồn cao cấp hơn (superior survival mechanisms) và là một đối tác thông minh giửa chúng với nhau và giửa chúng với môi trường sống. Do đó, không phải trường hợp nào cảm tính tinh tế cũng biệt lập và riêng rẻ đối với chức năng thần kinh như từng quan niệm. Vì vậy, khi con người hành động trong cộng đồng văn minh, người ta ghi nhận rằng cảm tính quá khích nếu không được kèm chế có thể đưa đến rối loạn xã hội và tội ác.
*** Sufism thường được hiểu như là chiều nội tâm thần bí của Đạo Hồi (inner,
mystical dimension of islam). Người
theo truyền thống nầy được gọi là Sufi, mặc dù một số tín đồ muốn dành từ nầy
cho những ai đã đạt đến mục tiêu của truyền thống Sufi. Những học giả Sufi cổ điển định nghĩa thuyết
Sufi như là “một khoa học nhằm phục hồi quả tim và hướng nó về Thượng Đế, không
hướng về một cái gì khác.” Nói cách
khác, theo giáo sĩ Sufi nỗi tiếng Ahmad ibn Ajiba, đó là “một khoa học giúp con
người tìm đến sự hiện diện của Đấng Thiêng liêng, tẩy rửa nội tâm mình khỏi sự
nhơ bẩn, và làm đẹp nó với những biểu tính đáng ca ngợi”
Tình dục và tình yêu
(Sexuality and love)
Tình dục con người, ngoài việc đảm bảo sinh sản, có những
chức năng xã hội quan trọng: tình dục tạo nên sự mật thiết cơ thể (physical
intimacy), những gắn bó và đẳng cấp giửa các cá nhân (bonds and hierarchies);
có thể được hướng đến siêu việc tinh thần (spiritual transcendence – theo một
số truyền thống), và, theo trường phái Hưởng lạc (hedonistic), có thể đưa đến
sự hưởng thụ do thỏa mản dục tính. Dục
vọng (sexual desire or libido) được mô tả như là một yêu cầu của thể xác,
thường đi liền với những cảm xúc mạnh như tình yêu, cực lạc, và ghen tương
(love, ecstasy, and jealousy). Sự quan
trọng lớn nhất của tình dục nơi loài người có thể quan sát được qua một số nét
vật lý, như hiện tượng rụng trứng thầm kín (hidden ovulation), bìu đái và bộ
phận sinh dục đàn ông, không có xương dương vật như một số các động vật có vú
khác, những đặc tính tình dục nhị đẳng thường hằng (permanent secondary sexual
characteristics*), sự thành hình những quan hệ đôi cặp (pair bonds) do lôi cuốn
tình dục như một căn bản xã hội phổ biến và khả năng tình dục nơi phái nữ ngoài
thời kỳ rụng trứng. Những thích nghi
nầy cho thấy rằng sự sự quan trọng của tình dục nơi người có thể sánh bằng với
sự quan trọng về tình dục nơi một loài giả nhơn (bonobo), và cho thấy hành vi
tình dục phức tạp nơi người có một lịch sữ tiến hóa lâu dài.
Cũng
như những cố gắng tự minh họa khác, con người cho rằng chính sự thông minh cao
và xã hội phức tạp của họ đã sản sinh những hành vi tình dục phức tạp nhất
trong giới động vật, kể cả những hành vi không trực tiếp liên quan đến sinh
sản.
Sư lựa chọn tình dục nơi người thường thực hiện dựa theo những định chế văn hóa thay đổi rộng lớn. Những hạn chế đôi khi được quyết định bỡi tín ngưởng và tập tục xã hội. Nhà nghiên cứu tiên phong Sigmund Freud tin rằng con người bẩm sinh là đồi bại bất định hướng (polymorphously perverse), nghĩa là cái gì cũng có thể là nguồn khoái lạc đối với con người. Theo Freud, con người trải qua năm giai đoạn phát triển tâm lý tình dục (psychosexual development) – và có thể dừng hẵn lại ở một giai đoạn nào đó vì nhiều đột biến cảm xúc (traumas) khác nhau xảy ra trong quá trình. Quan niệm phát triển tâm lý tình dục cho rằng từ khi sinh ra con người đã có những ham muốn tình dục theo bản năng (instinctual sexual appetites - libido) phát triển theo nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn chịu ảnh hưởng của một khu vực kích dục riêng (erogenous zone) hay là khởi nguồn của động năng tình dục (libidinal drive) trong giai đoạn đó. Freud tin rằng nếu trong bất cứ giai đoạn nào đứa trẻ bị dằn vặt bỡi động năng nầy thì những chủ đề liên quan đến giai đoạn nầy sẽ kéo dài sang tuổi thành niên và trở thành bệnh tâm thần (neurosis).
* Những đặc tính tình dục nhị đẳng
(Secondary sexual characteristics) là những biểu tính (traits) giúp phân
biệt hai giới tính (sexes) của một chủng loại, nhưng biểu tính đó không phải là
những thành phần trực tiếp của hệ thống sinh sản. Chúng được tin là hệ quả của lựa chọn tình dục dựa trên những
biểu tính nào tạo được cho chủ thể ưu thế đối với đối phương trong cuộc chinh
phục đối tượng, và tranh phân thắng bại.
Những biểu tính nầy khác với những biểu tính tình dục nhất đẳng, tức
những cơ quan sinh dục.
Những đặc tính tình dục nhị đẳng được
biết đến nhiều gồm có bờm sư tữ, lông dài của công, nanh của sư tữ biển, mào của
chim, và màu sặc sở của côn trùng . Nơi
người, bộ phận đễ thấy nhất là ngực vú phái nữ và râu rìa râu mép phái
nam.
Văn hóa
được định nghĩa ở đây như là một tập hợp những đặc tính rõ rệt về vật chất,
tinh thần, trí thức, cảm xúc của một đoàn thể xã hộI, bao gồm nghệ thuật, văn
chương, thể thao, đờI sống, những hệ thống giá trị, truyền thống, tập tục, và
tín ngưởng. MốI tương quan giửa sinh
học, hành vi, và văn hóa con ngườI thường rất mật thiết, khó có thể phân chia
thành những đề tài riêng biệt theo lảnh vực nầy hay lảnh vực nọ. Do đó, sự sắp xếp các đề tài chủ yếu dựa
trên quy ước. Văn hóa gồm có giá trị,
luật lệ xã hội, và những sản phẩm do con người tạo ra hay có liên quan đến con
người (artifacts*). Những giá trị của
một nền văn hóa xác định những gì được cho là quan trọng và hợp đạo lý. Những giá trị nầy liên đới chặt chẽ với
những tập quán (norms) - những khuôn mẫu gỉa định các thành viên phải tuân thủ,
ràn buộc bỡi truyền thống. Những di tích nhân chủng
(artifacts), hay văn hóa vật chất (material culture) là những
thực thể bắt nguồn từ những giá trị, tập quán của một văn hóa, và sự thế giới quan của.
Quan điểm nhân
chủng học chính nguồn (mainstream anthropology) về văn hoá mặc nhiên cho thấy rằng đa số nhân loại phản ứng
mạnh khi được nhắc lại rằng trong bản chất con người vừa có một con thú vừa có
một khía cạnh tinh thần (there is an animal as well as a spiritual aspect to
human nature).
* Artifacts (Di tích nhân chủng) Theo khảo cổ học, “artifact” hay “artefact”
là bất cứ một vật gì do một văn hóa của con người tạo ra hay biến cải (made or
modified by a human culture), và thường là vật mà một công trình khảo cổ nào đó
khám phá sau đó. Ví dụ những dụng cụ
bằng đá như đầu mủi tên (arrowheads), sành sứ, những vật kim loại như nút hay
súng, và những đồ trang sức như nữ trang và quần áo. Những ví dụ khác gồm có xương có mang dấu tích biến cải của con
người, đá chẻ trên lò sưởi hay cây lá dùng làm thực phẩm. Nghiên cứu những di tích nầy là một phần quan
trọng của khảo cổ học, mặc dù nức độ chúng tượng trưng cho các nhóm xã hội tạo
ra chúng là một đề tài tranh cải giửa các lý thuyết gia khảo cổ. Nếu chĩ chuyên
chú vào di tích không thôi thì có thể giúp đưa ánh sáng vào chính di tích đó qua
một thâm cứu nhưng có thể sẽ bỏ qua những yếu tố ngoại vi có khả năng cung cấp ánh
sáng xa tầm hơn lên xã hội đã sản sinh ra nó.
Những bảo tàng viện cổ truyền thường bị phê bình vì quan niệm cục bộ
nầy, chĩ biết trưng bày di tích mà không cung ứng thông tin về mục đích của
chúng và về những người đã sản tạo ra chúng.
5.1 Ngôn ngữ (Language)
Khả
năng mà con nguời có để truyền đạt những quan niệm, tư tưởng và khái niệm qua
lời nói và chữ viết được tìm thấy ở những chủng loại mà con người từng biết
đến. Không giống như những hệ thống
phát âm của những động vật linh trưởng tương cận, ngôn ngữ con người mở rộng
hơn nhiều, và thay đổi rộng rải theo hoàn cảnh. Ngôn ngữ con người có đặc tính
hoán cảnh (quality of displacement), biết sữ dụng từ để mô tả sự vật và biến cố
không xảy ra đồng thời và tại chổ, nhưng tại một nơi khác và vào một thời điểm
khác. Do đó, những hệ thống dử kiện
(data networks) rất quan trọng trong việc phát triển liên tục của ngôn
ngữ. Khả năng của ngôn ngữ là một yếu
tố phân định của nhân loại, có thể có trước khi chủng loại người tân tiến được
tách biệt với cac chủng loại khác qua quá trình phân chủng do tiến hóa
(phylogenetic* separation of the modern population). Ngôn ngữ là trọng tâm của
truyền thông giửa con người và trọng tâm trong ý thức phân định quốc gia, văn
hóa, và sắc tộc. Sự phát minh những hệ
thống chữ viết ít nhất 5000 năm trước đã giúp bảo tồn ngôn ngữ trên vật thể, và
là một bước chủ yếu trong tiến triển văn hóa.
Ngôn ngữ được gắn liền với tập tục và tôn giáo. Ngôn ngữ học mô tả cấu trúc của ngôn ngữ và
quan hệ giữa các ngôn ngữ với nhau. Hiện
có khoảng 6000 ngôn ngữ khác nhau đang được sữ dụng, kể cả ngôn ngữ dấu hiệu
(sign language), và hàng ngàn ngôn ngữ được coi như đả biến dạng.
* Phylogenetics
là khoa học nghiên cứu về quan hệ tiến hóa (evolutionary relatedness) giửa các
nhóm sinh vật, theo đó tiến hóa được xem như một tiến trình phân hóa khiến các
chủng loại cải dạng qua thời gian và có thể phân chủng (speciate) thành nhiều
hệ riêng rẻ, lai giống với nhau, hay tuyệt chủng.
5.2 Thần linh và tôn giáo (Spirituality and
religion)
Tôn
giáo hay còn gọi là tín ngưởng thường được định nghĩa như là một hệ thống của
niềm tin nơi đấng siêu phàm (supernatural), thánh thiện và thiêng liêng (sacred
and divine), và như là những giáo điều luân lý (moral codes), nghi lễ, giá trị,
định chế và tập tục gắn liền với niềm tin đó.
Trong quá trình phát triển, tôn giáo mang theo nhiều hình thức, thay đổi
theo văn hóa và viễn tượng cá nhân (individual perspective). Một số những câu hỏi và đề mục chính được
quan tâm gồm có sự sống sau khi chết (thường lien quan đến niềm tin vào “kiếp
sau - afterlife”), nguồn gốc của sự sống (origin of life) – nguyên nhân tạo nên
những huyền thoại sáng thế (creation myths) - bản chất của vũ trụ (religious
cosmology – vũ trụ quan tôn giáo) và số phận tối hậu của nó, đạo đức và phi đạo
đúc. Đối với các tôn giáo, điểm qui
chiếu chung để trả lời các câu hỏi trên là những đấng thiêng liêng siêu việt
(transcendent divine beings) như các vị thần (deities) hay một đấng Thượng Đế,
mặc dù không phải tất cả các tôn giáo đều là duy thần - nhiều tôn giáo chủ
trương vô thần hay mơ hồ trong vấn đề nầy, nhất là những tôn giáo Phương
Tây. Thần linh, tín ngưởng, hay những
vấn đề gì lien quan đến linh hồn hay thần linh là một rong những phương thế mà
con người sữ dụng để cố gắng trả lời những câu hỏi căn bản về vị trí con người
trong vũ trụ, ý nghĩa cuộc sống, và phương thức lý tưởng để sống cuộc đời
mình. Mặc dù những đề tài nầy cũng được
đề cập đến trong triết học, và khoa học theo một tầm mức nào đó, tôn giáo khác
biệt ở chổ nó chuyên tâm vào những quan niệm thần bí hay siêu phàm như luân hồi
và Thượng Đế (karma or God).
Mặc dù
đa số nhân loại có những tín ngưởng khác nhau, một số khác lại không theo tín
ngưởng nào, nghỉa là họ không có hoặc bát bỏ niềm tin vào đấng siêu phàm hay
thần linh. Hơn nữa, mặc dù hầu hết các
tôn giáo rõ ràng khác hẵn với khoa học, trên cả hai phương diện triết lý và
luận lý, hai bên thường lhông được xem như tương khắc với nhau. Phần đông nhân loại chủ trương những quan
điểm tổng hợp giữa khao học và tôn giáo.
Mặc khác, sự phân biệt giửa triết học và tôn giáo đôi khi ít rõ rệt hơn,
và cả hai liên kết vơói nhau trong những bộ mộn như triết học tôn giáo và thần
học (philosophy of religion and theology).
Thành phần khác trong nhân loại không theo tôn giáo nào và được gọi là
vô thần (atheists), hoài nghi khoa học (scientific skeptics), trung dung
(agnostics*), hay đơn giản hơn là vô tôn giáo (non-religious).
* Agnosticism (Tiếng Hy lạp, ‘a’ =
không; và gnosis=hiểu biết - tức là không biết) là quan niêm triết học cho rằng
giá trị chân lý (truth value) của một số chủ thuyết - đặc biệt là siêu
hình của thần học, hậu kiếp (afterlife) hay hiện hữu của thần linh (existence
of deities), ma quỷ (ghosts), hay ngay cả thực thể tối hậu (ultimate reality) –
là không biết được hay cố hữu không thể chứng minh hay phản chứng được. Chủ thuyết nầy thường được xem như là quan
điểm trung dung giửa hữu thần và vô thần.
5.3 Triết học và nội suy (philosophy and self-reflection)
Triết học là một
bộ môn nghiên cứu nhằm tìm hiểu, phân tích, và phát triển tư tưởng trên một
trình độ tổng quát, trừu tượng, hay căn bản.
Bộ môn nầy cố gằng tìm hiểu tổng quát những giá trị và thực tế bằng
những phương thức chủ yếu là suy
luận. Những bộ môn triết học chính là
luận lý (logic), siêu hình (ontology or metaphysics*), tri thức học
(epistemology**), và giá trị học (axiology***). Triết học áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, và thường được sữ
dụng để ám chỉ một thế giới quan (worldview), một viễn tượng của một vấn đề,
hay những lập trường của một triết gia hay trường phái triết học.
Nhân
bản học (Humanism) là trường phái triết
học nhằm định nghĩa một chủ thuyết xã hội-chính trị (socio-political doctrine)
trong phạm vi không phải bị giới hạn bỡi những văn hóa phát triển từng địa
phương nhưng trải rộng ra toàn thể nhân loại với những chủ đề chung cho tất cả
loài người. Vì tín ngưởng của một cộng
đồng thường thể hiện như một chủ thuyết về tôn giáo với một quá trình mang tính
hệ phái và cá biệt, thuyết nhân bản thế tục (Secular Humanism) được phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu của một triết lý chung vượt lên biên giới văn hóa của các
giáo điều đạo đức địa phuơng và của các tôn giáo. Nhiều nhà nhân bản học có tín ngưởng, nhưng xem nhân bản học đơn
thuần như một lối diển tả trưởng thành của một chân lý chung hiện diện trong
hầu hết các tôn giáo. Các nhà nhân bản
học quả quyết có một chân lý khách quan và thừa nhận rằng tri thức của con
người về chân lý đó là bất toàn túc (imperfect). Điểm cơ bản của các thuyết nhân bản là con người là chủ yếu và có
thể tự giải quyết những vấn đề của mình, và cho rằng khoa học, tự do ngôn luận,
tư duy luận lý, dân chủ, và tự do trong nghệ thuật là những mục tiêu giá trị
cho tất cả mọi nguời. Nhân bản học chủ
yếu tùy thuộc vào lý trí và luận lý mà không cần xem xét đến siêu việt.
** Epistemology - Tri thức học (tiếng Hy lạp
‘episteme’ = tri thức (knowledge) và logos = khoa học) là lý thuyết về sự hiểu
biết, một ngành của triết học liên quan đến bản chất và phạm vi của nhận
thức. Đề tài tranh luận chính là phân
tích bản chất của tri thức và tương quan của nó với những khái niệm như chân lý
(truth), niềm tin (belief), và biện minh (justification) - tức là lý do tại sao
chủ thể có niềm tin nào đó, giải thích tại sao niềm tin đó là thật, hay giải
thích làm sao mà chủ thể đó biết những gì mình biết. Tri thức học cũng bàn đến
những phương pháp sản tạo tri thức, cũng như sự hoài nghi đối với những lý
thuyết tri thức khác nhau. Nói cách
khác, tri thức học chủ yếu giải quyết những câu hỏi như “Tri thức là gi – What
is knowledge?”, “Tri thức có được bằn cách nào?”, “Con người biết được những gì?”, và “Làm sao chúng ta biết những
gì chúng ta biết – How do we know what we know?”
*** Axiology (Giá trị học) là bộ môn
nghiên cứu về phẩm chất của giá trị (quality of value) - tức thuộc tính
(property) của sự kiện vật lý hay trừu tượng biểu tượng tầm mức quan trọng của
chúng. Bộ môn nầy thường bao gồm đạo
đức học va thẩm mỹ học (ethics and aesthetics). Một lảnh vực thường được theo đưổi nghiên cứu là giá trị học thực
nghiệm (formal axiology), tức là cố
gắng đề ra những nguyên tắc về giá trị bằng phuơng pháp toán học. Từ “axiology”đôi khi được dùng để chỉ giá
trị kinh tế (economic value).
5.4 Nghệ thuật, Âm nhạc, và Văn chương
Nghệ thuật hiện hữu gần như cùng thời kỳ với nhân loại, từ tiền sữ đến hiện kim. Nghệ thuật là một trong những khía cạnh bật thường của hành vi con người và là yếu tố đặc trưng phân biệt con người với các chủng loại khác. Như một hình thức biểu lộ văn hóa của con người, nghệ thuật có thể được định nghĩa là sự theo đuổi thực thể đa dạng và sữ dụng tự truyện khai phóng và khám phá (narratives of liberation and exploration) để san bằng những giới tuyến (boundaries) của thực thể đa dạng đó. Đặc tính nầy có thể áp dụng cho những tác phẩm hay nghệ thuật diển xuất, hiện tại hay đã qua, và danh thơm của chúng nối dài đến những ai đả sáng tác, tìm thấy, trưng bày hay sở hữu chúng. Theo định nghĩa hiện đại, nghệ thuật được hiểu một cách phổ biến là quá trình hay kết quả thực hiện những công trình gắn liền với động lực sáng tạo của con người, từ khái niệm đến thực hiện. Nghệ thuật được phân biệt vớI các sinh hoạt khác ở chổ phần lớn nó không bị thúc đẩy bỡi nhu cầu vật chất, sinh lý, hay thuần túy giải trí.
Âm nhạc là một hiện tượng trực giác tự nhiên căn cứ trên ba cơ cấu tổ chức riêng biệt nhưng liên quan với nhau: nhịp điệu, hòa âm, và giai điệu (rhythm, harmony, and melody). Nghe nhạc có lẽ là hình thức giải trí phổ thông nhất của con người, trong khi học hỏi vả tìm hiểu âm nhạc là những bộ môn phổ biến. Có nhiều thể loại âm nhạc và nhiều dạng âm nhạc sắc tộc (ethnic musics).
Van chương, tác phẩm được viết ra – và cũng có thể là bằng lời thôi - đặc biệt là những tác phẩm có tính cách sáng tạo, gồm có văn xuôi, thơ và kịch, cả hư cấu và có thực. Văn chương gồm những loại như thiên sữ thi (epic), thần thoại (legend), huyền thoại (myth), ballad, và dân gian.
5.5 Chủng
tộc và sắc tộc (Race and Ethnicity)
Con người thường tự phân loại mình theo sắc tộc hay chủng tộc, mặc dù giá trị khách quan (validity) của hình đồ gene (gene expression) vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ vì người ta chưa có thể tin được rằng những chủng tộc loài người có thể được xem như những phạm trù riêng biệt (distinct categories) như giống (gender) hay chỉ số thông minh (intelligence quotient). Những phạm trù chủng tộc con người được căn cứ cả trên dòng họ (ancestry) và biểu tính vật lý (visible traits), đặc biệt là màu da và nét mặt. Những phạm trù nầy cũng có thể mang theo một số thông tin liên quan đến những biểu tính sinh học phi vật lý, như khả năng mắc những tật bệnh đặc biệt như chứng thiếu máu tế bào hình liềm (sicle-cell anemia). Những chứng cứ di truyền học và khảo cổ học hiện có cho thấy có thể chấp nhận giả thuyết nguồn gốc sau nầy của loài người tiên tiến là một (recent single origin) và phát xuất từ Đông Phi Châu. Những nghiên cứu di truyền học hiện nay chứng minh rằng loài người trên lục địa Phi Châu là đa dạng nhất về mặt di truyền (most genetically diverse). Tuy nhiên, so với các động vật khác, diển trình gene (gene sequences) nơi con người đặc biệt đồng nhất trong cấu trúc, thành phần hay bản chất (homogeneous). Người ta đã chứng minh đi chứng minh lại nhiều lần rằng phần lớn những thay đổi di truyền đều xảy ra bên trong các nhóm chủng tộc (within ‘racial groups’); chĩ có từ 5 đến 15% trong tổng số thay đổi là xảy ra giửa nhóm nầy và nhóm khác. Tuy nhiên, đạy hãy còn là một đề tài tranh luận gay gắt. Những nhóm sắc tộc (ethnic groups), trái lại thường được phân định theo những lien hệ ngôn ngữ, văn hóa, dòng giống, quốc gia, và địa lý. Tự định vị mình (self-identification) với một nhóm sắc tộc dựa vào liên hệ bà con và họ tộc. Chủng tộc và sắc tộc có thể dẩn đến phân biệt đối xử và ảnh hưởng tâm lý xã hội về chủng tộc (social identity*), tạo ra kỳ thị chủng tộc và các phong trào đấu tranh của các nhóm thiểu số bị áp bức (identity politics**).
* Social identity là một lý thuyết đề xướng bỡi Henri Tajfel và John
Turner nhắm tìm hiểu căn bản tâm lý của hiện tượng kỳ thị chủng tộc. Căn bản nầy gồm có 4 yếu tố:
(1)
Phân loại (Categorization):
chúng ta thường đặt kẻ khác hay chính chúng ta thành từng loại.
(2)
Định vị (identification): Chúng
ta cũng xác lập với một nhóm nào đó nhằm nâng cao tự vị (self-esteem) của chúng
ta.
(3)
So sánh (Comparison): Chúng ta
so sánh nhóm của mình với các nhóm khác, và có một thiên vị thuận lợi cho nhóm
của mình.
(4)
Phân biệt tâm lý (Psychological distintiveness): Chúng ta muốn danh tánh của chúng ta vừa
khác biệt vừa ưu việt hơn so với các nhóm khác.
** Identity politics là một phong trào chính trị
nhằm thăng tiến quyền lợi các thành viên của một nhóm xã hội bị áp bức dựa trên
một danh tánh xã hội bị đặt ra bên lề (marginalized identity) – như chủng tộc,
sắc tộc, tín ngưởng, giới tính, luyến ái tính (sexual orientation), và dị tật
thần kinh (neurological wiring). Từ
‘identity politics’ được sữ dụng chủ yếu trong giới chính trị Hoa Kỳ từ những
năm 1970.
5.6 Xã
hội , chính phủ, và chính trị (Society, government, and politics)
Xã hội (society) là một hệ thống những tổ chức và định chế phát xuất từ đối tác giửa mọi người. Quốc gia (state) là một cộng đồng chính trị có tổ chức có lảnh thổ nhất định, có cơ cấu chính phủ và chủ quyền đối nội cũng như đối ngoại. Được các quốc gia khác thừa nhận độc lập và tham gia vào các hiệp ước quốc tế thường là yếu tố quan trọng trong việc lập quốc. “Quốc gia” cũng được định nghĩa theo những điều kiện nội xứ (domestic conditions). Nói rõ hơn theo quan điểm của Max Weber, “quốc gia là một cộng đồng con người đả thành công trong việc tuyên bố độc quyền sữ dụng chính đáng sức mạnh vật lý trong một lảnh thổ.”
Chính phủ (government) có thể được định nghĩa như là phương thức chính trị nhằm thiết lập và đề áp luật pháp (create and enforce laws), điển hình qua một guồng máy công quyền (bureaucratic hierarchy). Chính trị (politics) là những tiến trình (processes) nhằm thực hiện những quyết định bên trong các nhóm xã hội. Măc dù từ nầy thường được áp dụng cho hành vi bên trong chính phủ, nó cũng được nhận tháy trong tất cả đối tác xã hội, kể cả các công ty, đại học, và tôn giáo. Có nhiều hệ thống chính trị khác nhau, cũng như có nhiều cách hiểu chúng, và nhiểu định nghĩa trùng lặp với nhau. Hình thức chính phủ phổ biến nhất trên thế giới là chế độ cộng hòa (republic). Tuy nhiên, những biểu mẫu khác gồm có quân chủ (monarchy), cộng sản (communist state), độc tài quân phiệt (military dictatorship) và thần quyền (theocracy). Tất cả những đề mục trên có một liên quan chặt chẽ với kinh tế.
5.7 Chiến tranh (War)
Chiến tranh là một tình trạng xung đột mở rộng giửa cac quốc gia, các tổ chức, hay những nhóm người tương đối lớn, với đạc trưng là sữ dụng bạo động tàn sát giửa cac chiến binh và trên thường dân. Người ta ứơc tính trong thế ky 20 có khoảng 167 triệu đến 188 triệu người chết vì chiến tranh. Một nhận định thông thường về chiến tranh là một loạt những chiến dịch quân sự giửa ít nhất hai quốc gia thù nghịch dính dấp tới một tranh chấp về chủ quyền, lảnh thổ, tài nguyên, tôn giáo hay các lý do khác. Chiến tranh giửa những lực lượng trong nước được gọi là nội chiến (civil war).
Có nhiều chiến thuật tiến bộ nhanh chóng xuyên suốt lịch sữ chiến tranh, từ chiến tranh quy ước (conventional war) đến chiến tranh bất cân đối, chiến tranh toàn diện và chiến tranh không quy ước. Chiến thuật gồm có đánh xáp lá cà (hand-to-hand combat), sữ dụng vũ khí tầm xa (ranged weapons), và chiến tranh diệt chủng (ethnic cleansing). Tình báo quân sự thường đóng một vai trò quan trọng quyết định thành bại. Tuyên truyền, thường bao gồm thông tin, xuyên tạc, và thông tin giả, đóng một vai trò trọng yếu trong việc duy trì đoàn kết trong quân ngủ và/hoặc gây chia rẻ trong hàng ngủ địch. Trong chiến tranh hiện đại, binh sĩ và chiến xa được sữ dụng để kiểm soát trận địa, tàu chiến kiểm soát mặt biển, và không quân kiểm soát bầu trời. Những mặt trận nầy cũng có sự trùng lặp với sự hiện diện của thủy quân lục chiến, nhảy dù, hàng không mẫu hạm, và hỏa tiển địa không, chẳng hạn. Vệ tinh trên quỷ đạo thấp đã biến ngoại từng không gian thành một yếu tố chiến tranh, mặc dù chưa có chiến tranh nào thực sự xảy ra ngoài không gian.
5.8 Thương mại và kinh tế học (Trade and economics)
Thương mại (Trade) là trao đổi tự nguyện hàng hóa, dịch vụ, và là một hình thức kinh tế. Môi trường giao thương được gọi là thị trường (market). Hình thức sơ khai của thương mại là trực hoán (barter), tức trao đổi hàng hóa và dịch vụ trực tiếp không dùng tiền. Những thương gia hiện đại thường trao đổi vơới nhau qua trung gian tiền tệ. do đó, mua dó thể tách rời với bán. Sự phát minh của tiền tệ (sau nầy trở thành tín phiếu, tiền giấy và tiền tệ phi vật lý – non-physical money) đã đơn giản hóa và thăng tiến giao thương đáng kể. Nhờ phân công xã hội, phần lớn tập trung vào một khu vực sản xuất hay dịch vụ hạn hẹp, dùng lao động để đổi lấy sản phẩm. giao thương thực hiện giửa các vùng vì những vùng khác nhau có lơị điểm tuyệt đối hay tương đối trong việc sản xuất một số mặt hàng trao đổi, hay vì diện tích của những vùng rộng lớn thuận lợi cho việc sản xuất đại trà.
Kinh tế học (Economics) là môt khoa học xã hội nhằm nghiên cứu sản xuất, phân phối, giao thương và tiêu thụ hành hóa và dịch vụ. Kinh tế học chú trọng đến những biến số có thể đo lường được, và thường được chia ra thành hai ngành chính: kinh tế tiểu vi (microeconomics), nghiên cứu về những đơn vị cá thể như gia đình và các cơ sở kinh doanh, và kinh tế đại trà (macroeconomics), nghiên cứu kinh tế toàn diện, tức xem xét cung cầu tổng thể về tiền tệ, tư bản, và hàng hóa. Những khía cạnh đáng chú ý trong kinh tế là bố trí tài nguyên (resource allocation), sản xuất, phân phối, giao thương, và cạnh tranh. Càng ngày luận lý kinh tế càng được áp dụng cho bất kỳ vấn đế gì có dính dáng tới sự lựa chọn trong tình trạng khan hiếm (choice under scarcity) hay tới việc xác định giá trị kinh tế. Kinh tế chính nguồn (mainstream economics) quan tâm đến giá cả phản ánh cung cầu như thế nào, và từ đó sữ dụng những công thức nhằm tiên liệu những hậu quả của các quyết định.
Đông Yên