NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỮ GIẢ ĐỊNH CỦA
LOÀI NGƯỜI (HOMO SAPIENS)
Phần I
Đông Yên - Master, Computer Science
(Phỏng theo
Wikipedia và một số tài liệu Sinh Học & Nhân Chủng Học khác)
Một số nhà động vật học cho rằng
hai giống chimpanzees (tinh tinh - thường được xếp trong chủng loại Pan),
và gorrilas (khỉ độc - xếp trong chủng loại Gorilla) nên được xếp chung
với chủng loại người dựa trên những tương đồng về di truyền. Phần lớn các khoa học gia cho rằng
chimpanzees và gorillas có quá nhiều dị biệt về cấu trúc cơ thể (anatomical
differences) giửa chúng với nhau và giửa chúng với người nên không thể xem là
cùng chủng loại với người. Căn cứ trên
những tương đồng về hình thái (morphological similarities), chủng loại người (Homo)
có liên hệ rất gần với những chủng loại người khác đã tuyệt chủng (Homini),
nhất là chủng loại Kenyanthropus, Paranthropus, và Australopithecus. Cho đến năm 2007, chưa có một định danh nào
được chấp nhận một cách thống nhất và phổ cập liên quan đến nguồn gốc của loài
người.
Người (Human beings, humans hay
man) là những động vật linh trưởng đi trên hai chân (bipedal primates) thuộc họ
Hominidae (xem lược đồ bên trên).
Dữ kiện DNA cho thấy loài người phát xuất từ Phi Châu khoảng 200,000 năm
trước đây. Người có bộ óc phát triển
cao, có khả năng suy luận trừu tượng, ngôn ngữ, nội suy, giải quyết vấn đề, và
cảm tính. Phối hợp với tư thế đứng
thẳng của cơ thể giúp cho tay chân tự do thao tác mọi vật, khả năng trí tuệ nầy
đã cho phép con người sữ dụng những dụng cụ đắc lực hơn các chủng loại
khác. Loài người được phân tán đi khắp
toàn cầu, trên mọi lục địa, trừ hai miền địa cực. Dân số trên thế giới vượt quá 6.7 tỷ, tính đến tháng 7/2008. Đấy
mới chĩ là một thứ loại (subspecies) còn tồn tại của chủng loại Homo sapiens,
tức Homo sapiens sapiens. Cho
đến năm 2008, loài người được Hiệp Hội Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên
(International Union for Conservation of Nature) liệt kê như là một chủng loại
ít lo bị tuyệt chủng nhất.
Cũng như hầu hết các động vật
linh trưởng cao cấp khác, con người từ bản chất có tính xã hội. Con người đặc biệt có năng khiếu sữ dụng
những hệ thống truyền thông để tự biểu hiện, trao đổi ý kiến, và tổ chức. Con người
tạo ra những cơ chế xã hội phức tạp gồm nhiều nhóm hợp tác và cạnh tranh với
nhau, từ gia đình đến quốc gia. Đối tác
xã hội giửa con người đã thiết lập nên vô số những truyền thống, tập tục, đạo
lý, giá trị, qui luật xã hội, và luật pháp.
Cùng với ước muốn tự biểu hiện, tất cả những yếu tố trên gộp lại tạo
thành nền tảng của xã hội. Con người
đặc biệt yêu chuộng vẻ đẹp và thẩm mỹ, từ đó, cộng với ước muốn tự biểu hiện,
đã đưa đến những cải thiện văn hoá như nghệ thuật, văn chương và âm nhạc.
Điểm nổi bật của con người là ý
muốn tìm hiểu và tạo ảnh hưởng lên thế giới chung quanh, tìm cách giải thích và
phân tích những hiện tượng thiên nhiên qua triết học, nghệ thuật, khoa học,
thần học, và tôn giáo. Tính hiếu kỳ
thiên nhiên đó đã giúp phát triển những dụng cụ và năng khiếu cao cấp. Con người là chủng loại duy nhất biết tạo ra
lửa, nấu thức ăn, may quần áo để mặc.
Họ cũng phân tích và triển khai nhiều kỹ thuật khác. Qua giáo dục con người truyền đạt những năng
khiếu và kiến thức của mình cho các thế hệ sau.
·
Nguồn gốc
·
Giai đoạn chuyển tiếp đến
thời kỳ văn minh
·
Sinh lý học và Di truyền
học
·
Chu kỳ sống
·
Chế độ ăn uống
1.1 Nguồn gốc
Qui
trình tiến hóa của loài ngườI chịu ảnh hưởng của những thay đổI quan trọng về
hình thái, phát triển, tâm lý, sinh lý, và cư xữ. Những thay đổI nầy xảy ra
từ lúc có sự ly gián (split) giửa tinh tinh (chimpanzees) và những lớp tiền
hiền của nhân loạI (humans). Sự thay
đổI lớn đầu tiên về hình thái (first major morphological change) là sự tiến hóa
do đòi hỏI thích nghi từ một động sống trên cây hay vừa trên cây vừa dướI đất
(arboreal or semi-arboreal) sang động vật đi trên hai chân, vớI tất cả những
khả năng thích nghi sẳn có như đầu gốI lồI, chân dài hơn tay, và sức mạnh phần
trên thân thể bị giảm bớt.
Sau
nầy, tổ tiên con ngườI phát triển một bộ óc lớn hơn nhiều – trung bình 1,400 cm3
nơi ngườI tân tiến (modern humans), hơn hai lần bộ óc của một tinh tinh
hay khỉ độc. Mẫu phát triển của bộ óc
ngườI sau khi sinh khác vớI mẫu phát triển của các loài khỉ không đuôi khác,
một yếu tố giúp kéo dài thời gian học hỏi xã hội và ngôn ngữ lúc vị thành niên. Các nhà nhân chủng sinh học (physical
anthropologists) cho rằng những khác biệt trong cấu trúc của óc người và óc khỉ
còn quan trọng hơn sự khác biệt về kích thước của những bộ óc đó.
Những
thay đổi có ý nghĩa khác về hình thái gồm có:
cường độ và tính chích xác trong khả năng nắm bắt; hệ thống xương hàm
nhỏ lại; răng nanh nhỏ lại; thanh quản và xương móng dưới đáy lưởi hạ thấp
xuống, nhờ vậy người nói được. Một thay
đổi quan trọng về sinh lý nơi con người là tiến hóa của hiện tượng động hớn
thầm kín, một hiện tượng có thể trùng hợp với sự tiến hoá của những thay đổi
quan trọng về cư xữ, như cặp bạn chẳng hạn.
Một thay đổi quan trọng khác về cư xữ là sự phát triển của văn hoá vật
chất, với những vật dụng nhân tạo mỗi ngày một trở nên phổ biến và đa dạng.
Sức
mạnh của đào thải thiên nhiên đã tiếp tục tác động trên nhân loại, bằng chứng
là một số khu vực của hệ gene (genome) biểu hiện sự đào thải theo định hướng
(directional selection) trong 15,000 năm nay.
Đào thải theo định hướng là một trong sáu hình thức đào thải thiên nhiên
được tóm lược như sau.
(1) Đào thải theo khả năng thích ứng (Fitness)
Đây
là chủ đề trung tâm của Thuyết Darwin. Tính thích ứng của một chủng loại được
đo lường trước tiên bằng số lượng con cái của mỗi cá thể. Nhưng lớp con cái nầy phải tồn tại để sản
sinh tiếp những thế hệ nối tiếp. Do đó, tính thích ứng là một giá trị xuyên thế
hệ, nghỉa là căn cứ trên khả năng tồn tại và sản sinh nhiều hậu duệ ưu việt so
với các đồng chủng khác. Tính thích
ứng của một cá thể được định nghĩa theo
số lượng con cái và khả năng truyền tải gene di truyền xuống thế hệ kế
tiếp.
(2) Đào thải theo bình quân (Stabilizing selection)
Đào
thải theo bình quân chú trọng trên biến số trung bình, hay những biểu tính đại
chúng. Loài chó chạy trên tuyết, chẳng hạn, được tuyển chọn dựa trên trọng
lượng của thân thể không quá nặng nhưng cũng không quá gầy. Nếu quá nặng thì chúng dể bị lún trong tuyết
và chạy chậm; ngược lại, nếu quá gầy thì chúng không đủ mạnh để kéo xe và thiết
bị.
(3) Đào thải theo định hướng (Directional selection)
Đào
thải theo định hướng ưu đải những cá nhân mang một đặc tính vật lý do di truyền
hay môi trường (phenotype) nào đó xuất hiện với tần số cao nhất qua nhiều thế
hệ liên tiếp trong một dân số. Theo
toán học thống kê và sác xuất (statistics and probabilities) thì đỉểm qui chiếu
của đào thải theo định hướng chính là những biến số biên độ cực đại (extreme
variations) của các biểu tính (traits) mà cá nhân đó có. Còn theo sinh vật học (biology) thì điểm qui
chiếu đó là tần số biểu tính (allele frequency) ở vị trí gene (locus) trong bộ
nhiểm sắc thể (Chromosome). Muốn có
những giống chó Grayhound chạy thật nhanh, chẳng hạn, trước tiên người ta phải
chọn những con chạy nhanh nhất trong số chó hiện có. Từ những lứa chó sinh ra từ những con được tuyển lựa nầy, nguời
ta tuyển chọn những con chạy nhanh nhất; và cứ thê tiếp tục qua nhiều thế hệ.
(4) Đào thải theo đột biến (Disruptive selection)
Chủ
yếu đây là một hình thức đào thải theo định hướng. Điểm khác nhau là ở chổ chính những thay đổi đột ngột trong môi
trường tạo ra những động lực đột xuất ưu đải những biến số biên độ cực
đại. Ví dụ những thay đổi đột ngột
trong môi trường sống khi một thiên thạch đâm vào trài đất cách đây 65 triệu
năm. Lượng ánh sáng sụt giảm đột ngột
khi bụi bốc lên bao phủ những vùng rộng lớn của trái đất. Những đợt sóng thần quét sạch hàng dặm trên
đất liền. Rối loạn địa chấn tăng
vọt. Sự thiếu hụt thức ăn đột ngột tại
các vùng duyên hải, dịch bệnh, bụi thâm nhập vào phổi có thể là bức xúc lớn
nhất cho các loài động vật to lớn, vì chúng cần lượng oxy lớn để cung ứng năng
lượng cho các cơ bắp. Từ đó luật đào
thải theo đột biến lập tức xảy ra, ưu đải những biểu tính (traits) nào giúp các
sinh vật tồn tại được trong điều kiện môi sinh mới.
(5) Đào thải vì phân chủng (Selection by speciation)
Chủng
loại (species) là một nhóm động vật có thể giao cấu với nhau và sinh sản được
con cái củng có khả năng tương tự. Khi
nhóm động vật nầy không còn có thể sinh sản được với một nhóm khác, thì chúng
được coi là hai chủng loại khác nhau.
Có nhiều nguyên nhân đưa đến tình trạng nầy; nhưng điều kiện tiên quyết
phải có là hiện tượng Cô lập sinh sản (Reproductive isolation). Cô lập sinh sản là hoàn cảnh trong đó hai
nhóm động vật bị cách ly với nhau và không thể gặp nhau để sinh sản.
·
Phân chủng vì địa lý
(Allopratic speciation): Hoàn cảnh thường thấy nhất là sự cách ly địa
lý (geographical isolation). Trong
trường hợp nầy, một yếu tố vật lý nào đó đã cách ly một bộ phận ra khỏi nhóm
chính. Sau khi bị tách rời như thế một
thời gian dài, hai nhóm có thể phân ly với nhau về mặt vật lý hay cư xử
(physical or behavioral). Nếu điều nầy
xảy ra thì chúng không còn có thể sinh sản được với nhau nữa nếu được hội ngộ
lại.
·
Phân chủng vì hội nhập
(Adaptive radiation): Khi một chủng loại
trải qua nhiều môi trường sống khác nhau trong đó đã có sẳn những điều kiện và
vai trò môi sinh nhất định (open niches). Vì môi trường mới khác với môi trường
cũ, chủng loại nầy bị đặc trong một hình thức đào thảỉ theo định hướng, theo đó
một biểu tính ưu đải (extreme trait) đả được chọn sẳn.
(6) Đào thải vì tuyệt chủng (Extinction)
Quy
trình tiến hóa có thể có ba hệ quả. Thứ
nhất, một chủng loại có thể thành công trong mọi thay đổi về môi truờng sống,
nhận chịu rất ít thay đổi. Trường hợp
thứ hai, qua trình đào thải thiên nhiên có thể đưa đến sự phân chủng, biến đổi
sang một chủng loại mới. Trưòng hợp thứ
ba, một chủng loại có thể tự thấy mình không có những biểu tính cần yếu trong
nôi gene (genepool) của mình có khả năng gíup đương đầu với những thay đổi cuả
môi trường. Trong trưòng hợp nầy, chủng
loại đó có thể không còn khả năng sống đủ lâu để sinh sản. Nếu điều nầy xảy ra thì chủng loại đó sẽ bị
tuyệt chủng vĩnh viễn.
1.2 Chuyển tiếp sang thời kỳ văn minh
Quan
điểm được chấp nhận rộng rải nhất giửa
các nhà nhân chủng học hiện đại là loài người (homo sapiens) bắt nguồn
từ thảo nguyên Phi châu (African savana) khoảng 200,000 năm trước, hậu duệ của Homo
erectus, từng sống trên hai lục địa Âu Á, Châu Đại Dương khoảng 40,000 năm
trước đây, và đả sống tại Châu Mỹ ít nhất 14,500 năm trước đây. Do sinh sản nhanh và cạnh tranh sinh tồn họ
đã đánh đuổi chủng hệ Homo neanderthalensis và các chủng hệ khác của Homo
erectus (từng sống tại hai lục địa Âu Á khoảng 2 triệu năm trước).
Cho
đến 10,000 năn trước, đa số loài người sống bằng nghề săn bắn và hái trái. Họ thường sống thành từng nhóm du mục mệnh
danh là những xã hội băng nhóm (band societies). Nông nghiệp ra đời đưa đến cuộc Cách mạng thời kỳ tân đò đá
(Neolithic Revolution), khi thực phẩm dồi dào dẩn đến việc thành lập những vùng
định cư cố định, nuôi súc vật và sữ dụng dụng cụ bằng kim loại. Nông nghiệp đã thúc đẩy giao thương và hợp
tác, và tạo nên xã hội phức tạp. Chính
vì ý nghĩa lớn lao của thời ky nầy nên nó được mệnh danh là kỹ nguyên nhân loại
(Human Era hay Holocene calendar).
Khoảng
6,000 năm trước, những biểu mẫu quốc gia được phát triển tại Mesapotamia, vùng
sa mạc Sahara, sông Nile, và Thung lủng sông indus. Những lực lượng quân sự được thành lập để bảo vệ cùng với những
định chế chính phủ để quản lý hành chánh.
Các quốc gia hợp tác và cạnh tranh với nhau vì tài nguyên, có khi đưa
đến chiến tranh. Khoảng 2,000-3,000 năm
trước, một số quốc gia như Ba Tư, Ấn Độ, TrungHoa, La Mã, và Hy Lạp đi chinh
phục để phát triển thành những đế quốc rộng lớn đầu tiên. Những tôn giáo có ảnh hưởng như Do Thái giáo
(Judaism), bắt nguồn từ Trung Đông, và Ấn Độ Giáo ở Nam Á, cũng vươn lên hàng
ưu thế trong thời kỳ nầy.
Cuối
thời Trung cỗ xuất hiện những tư tưởng cách mạng kỹ thuật. Tại Trung Hoa, một xã hội tân tiến và đô thị
hóa kích thích phát minh và khoa học, như
in và gieo giống. Thời đại Hoàng kim
Hồi giáo (islamic Golden Age)vhứng kiến những phát triển khoa học trong các đế
quốc Hồi giáo. Tại Âu châu, sự tái phát
của trào lưu nghiên cứu kinh điển và
những phát minh như in báo đã dẩn đến Thời kỳ Phục Hưng ở thế kỹ 14. Suốt 500 năm sau đó, thám hiểm và xâm chiếm
thực dân đã đặt nhiều phần đất của Mỹ châu, Á châu và Phi châu dưới sự kiểm
soát của người Âu châu, đưa đến những cuộc chiến đấu dành độc lập sau đó. Cuộc Cách mạng khoa học thế kỹ 17 và Cách
mạng kỹ nghệ thế kỹ 18-19 đã phát động những phát minh về vận tải, như hoả xa
và xe hơi, phát triển năng lượng như
than đá và điện lực, những chế độ chính trị như dân chủ đại nghị và chủ nghĩa
Cộng sản.
Với
thời đại tin học cuối thế kỹ 20, loài người sống trong một thế giới càng ngày
càng toàn cầu hóa và nối kết với nhau.
Tính đến năm 2008, trên 1.4 tỷ người đã được nối kết với nhau qua
internet và 3.3 tỷ người liên lạc với nhau qua điện thoại di động.
Trong
khi sự nối kết giửa loài người với nhau đã đưa đến những phát triển về khoa
học, nghệ thuật, hội thoại và kỹ thuật thì nó cũng đưa đến những xung đột về
văn hoá, sự phát triển và sữ dụng những vũ khí giết người hàng loạt, và sự hủy
hoại môi sinh và ô nhiểm gia tăng, ảnh hưởng không những loài người mà cả những
sự sống khác trên địa cầu.
Những khu vực định cư
xưa kia của loài người lệ thuộc vào nguồn nước, lối sống, những tài nguyên
thiên nhiên khác như đất cày cấy được để trồng hoa màu và chăn nuôi gia súc,
hay để săn bắn theo mùa. Tuy nhiên, con người có một khả năng lớn biến cải môi
trường sống bằng nhiều phương pháp, như dẩn thủy nhập điền, thiết kế đô thị,
xây cất, vận tải, chế tạo sản phẩm, phá rừng và khai khẩn sa mạc. Với đà phát triển giao thương qui mô và cơ
cấu vận tải hạ tầng, việc tiếp cận với những nguồn tài nguyên nói trên trở nên
không cần thiết; và ở nhiều nơi, những yếu tố nầy không còn là một động
lực phát triển hay suy thoái của một
dân tộc. Tuy nhiên, phương thức biến
cải môi trường sống thường là một yếu tố chủ yếu quyết định sự thay đổi về dân
cư.
Kỹ thuật đã cho phép
con người bành trướng khắp các lục địa và thích nghi với tất cả các khí
hậu. Vào những thập niên mới đây, con
người đã thám hiểm địa cực, những độ sâu của đại dương, và không gian, mặc dù
việc định cư dài hạn trong những mội trường nầy còn chưa thực hiện được. Với một dân số trên 6 tỷ, loài người thuộc
những loại động vật có vú đông dân nhất.
Phần lớn nhân loại (61%) sống tại Á Châu. Số còn lại sống tại Mỹ Châu (14%), Phi Châu (14%), Âu châu (11%),
và Châu Đại Dương (0.5%).
Việc định cư con người
trong những hệ thống môi sinh biệt lập (closed ecological systems) tại những
môi trường thù nghịch như địa cực và ngoài bầu khí quyển rất ư tốn kém, hạn chế
điển hình về thới gian, và chĩ dàng cho những thám hiểm khoa học, quân sự, hay
kỹ nghệ mà thôi. Sự sống của con người
ngoài không gian cho đến nay rất là lác đác, con số không vượt quá 13 người
trong một lần. Giửa năm 1969 và 1972,
hai người cùng một lúc lưu lại trên mặt trăng trong một thới gian ngắn. Tính
đến đầu năm 20008, không có một hành tinh nào khác được con người viếng, mặc dù
con người đã liên tục có mặt trong không gian từ khi phi hành đoàn đầu tiên
được phóng lên Trạm Không Gian Quốc Tế (international Space Station) ngày 31/10/2000. Tuy nhiên, các hành tinh khác đã được những
thiết bị không gian nhân tạo đến viếng.
Từ năm 1800, nhân loại
đã tăng rừ một tỷ lên hơn 6 tỷ. Trong
năm 2004, khoảng 2 tỷ rưởi trong số 6.3 tỷ (tức 39.7%) sống ở thành thị, và con
số nầy ước tính sẽ tiếp tục tăng trong thế kỹ 21. Tháng 2/2008, Liên Hiệp Quốc ước tính sẽ có một nửa dân số thế
giới sống ở thành thị vào cuối năm.
Những vấn đề do việc con ngưòi sống ở các thành thị bao gồm nhiều dạng ô
nhiểm và tội ác, nhất là tại những khu nhà ổ chuột trong nội thành và ngoại
ô. Lợi điểm của việc sống trong thị
thành gồm có học vấn nâng cao, tiếp cận được với những trào lưu kiến thức nhân
loại và bớt bị đe doạ bỡi những nạn đói như ở thôn quê.
Loài người đã tạo một
ảnh hưởng lớn lên môi trường. Có giả
thuyết cho rằng săn bắn là một trong những yếu tố đưa đến sự tuyệt chủng của
nhiều loài động vật khác. Vì hiếm khi
bị săn đuổi bỡi các loài động vật khác nên
loài người được mô tả là những động vật săn mồi siêu đẳng
(superpredators). Hiện nay, qua khai
phá đất đai và ô nhiểm, loài người bị quy trách nhiệm chính trong việc làm thay
đổi khí hậu. Người ta tin đây chính là
nguyên tố chính thúc đẩy biến cố tuyệt chủng thứ sáu đang diển ra (ongoing
Holocene extinction event hay sixth extinction event), một tuyệt chủng hàng
loạt (mass extinction) được tiên liệu sẽ xóa sạch phân nửa những chủng loại
trong thế kỹ tới nếu cứ tiếp tục theo nhịp độ hiện nay.
3.1 Sinh lý học và Di truyền học
Thân hình loài người
phân dạng triệt để. Mặc dù kích thước
cơ thể phần lớn được quyết định bỡi gene, nó cũng chịu ảnh hưởng đáng kể của
những yếu tố môi trường như ẩm thực và tập luyện. Chiều cao trung bình của một người trưởng thành là từ 1.5 m -
1.8m (5–6 feet), mặc dù con số nầy thay đổi rất nhiều tùy từng nơi. Trọng lượng trung bình là 76–83 kg (168-183
lbs) đối với đàn ông và 54-64 kg (120-140 lbs) đối với đàn bà. Cũng như kích thước, trọng lượng cũng thay
đổi tùy theo khu vực địa lý. Không
giống các loài động vật linh trưòng khác, loài người có thể hoàn toàn đi bằng
hai chân, giúp đôi tay tự do thao tác mọi vật, đăạ biệt nhờ tính cơ động của
ngón cái.
Mặc dù con người tương đối ít lông hơn các
động vật linh trưởng khác, với số lượng tóc đáng chú ý mọc trên đầu, trong
nách, vá các nơi khác của cơ thể, một người trung bình có nhiều chân lông trên
cơ thể hơn một tinh tinh trung bình.
Điểm phân biệt lớn nhất là lông tóc người ngắn hơn, mịn hơn, nhạt màu
hơn lông của tinh tinh, nhờ vậy nên khó nhận thấy hơn.
Màu tóc và da của người
được quyết định bỡi chất melamins. Mảu da nguời có thể thay đổi từ nâu đen sậm
đến hồng nhạt, tron gkhi tóc con gnười thay đổi từ nâu đỏ, sang nâu, đỏ, và phổ
thông nhất là đen, tùy theo số lượng melamins có trong da và tóc. Cường độ malamins giảm dần theo tuổi làm cho
tóc bạc. Phần lớn các nhà nghiên cứu
đều tin rằng da thâm đen là do cơ năng thích ứng trong qui trình tiến hoá nhằm
chống đở những tia cực tím của mặt trời.
Tuy nhiên, gần đây người ta cho rằng da đổi màu là quá trình thích ứng nhằm
tạo quân bình giửa axit folic bị các tia cực tím tiêu hủy, và sinh tố D cần ánh
sáng mặt trời để phát triển. Màu da con
người hiện tại được phân định theo địa lý, và nói chung tương ứng với mức độ
tia cực tím phát ra. Da con người cũng
tự nó có khả năng thâm đi khi tiếp xúc với tia cực tím. Con người có khuynh hướng yếu kém hơn về thể
lực co với một động vật linh trưởng cùng kích thước. Một nam giới trẻ với kích thước ấn định được chứng minh là không
thể địch nổi với sức mạnh của một con dười ươi cái được tính ít nhất là 3 lần
mạnh hơn.
So với các động vật
linh trưởng khác, và theo tỷ lệ với các bộ phận cơ thê liên quan, con người có hàm ếch (palates) và răng tương
đối nhỏ hơn. Người là động vật linh
trưởng duy nhất dó răng nanh và đặc biệt răng rất nhiều nên nơi những người trẻ
những lổ trống của những răng bị mất được lấp kín trở lại nhanh chóng. Con
người từ từ mất dần răng khôn (wisdom teeth); có người không hề có răng khôn
ngay khi mới sinh ra.
Yêu cầu ngủ trung bình
là khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày đối với người lớn, và 9-10 tiếng đối với trẻ con;
ngưòi già thường ngủ từ6-7 tiếng mỗi ngày.
giờ ngủ bị giảm xuống là hiện tượng thông thường trong các xã hội hiện
đại. Hiện tượng nầy có thể dẩn đến
những hệ quả tiêu cực. Số giờ ngủ của
một người lớn nếu cứ tiếp tục duy trì 4 tiếng mỗi ngày thì hệ quả cho thấy sẽ
đưa đến những thay đổi về sinh lý, tâm thần, kể cả mẹt mỏi, hung hăng, và thân
thể bất an.
Loài người là chủng
loại mang tế bào nhân (eukaryotic species).
Mỗi tề bào kép (diploid cell) có hai bộ, mỗi bộ có 23 nhiểm dắc thể
(chromosomes); một bộ đến từ người cha
và bộ kia đến từ người mẹ. Trong số 23
cặp nhiểm sác thể nầy, có 22 cặp phi sinh sản (autosome) và một cặp sinh sản
(sex chromosomes). Theo ước tính hiện
nay, con người có khoảng 20,000-25,000 genes.
Cũng như những động vật có vú khác, con người có một hệ thống XY để xác
định giới tính (XY sex-determination system), theo đó nữ giới có nhiểm sắc thể
XX và nam giới có nhiểm sắc thể XY.
Nhiểm sắc thể X thì lớn hơn và mang theo nhiều genes không có trong
nhiểm sắc thể Y.
3.2 Chu kỳ sống
Chu kỳ sống của con
người tương tự như chu kỳ sồng của các động vật có vú rau thai (placental
mammals). Trứng được thụ tinh phân chia
trong tử cung đê trở thành phôi. Sau
thời gian từ 38 tuần phôi nầy trở thành một bào thai. Sau đó, thai được phát triển đầy đủ nầy sinh
ra từ cơ thể nguời mẹ và thở độc lập lần đầu như một em bé. Ở điểm nầy, hầu hết qui định tư cách pháp
nhân nầy sớm hơn khi bầu thai còn trong tữ cung.
So với các chủng loại
khác, sự sinh con nơi người rất nguy hiểm.
Những đau đớn trước khi sinh kéo dài 24 tiếng hoặc hơn là bình thường và
thưòng đưa đến tữ vong của người mẹ hay con vì đầu đứa bé to quá so với cửa
mình hẹp của nggười mẹ. Cơ may thành
công trong sinh đẻ đã gia tăng đáng kể trong thế kỹ 20 ở các quốc gia giàu với
kỹ thuật y khoa tân tiến. Ngược lại
mang thai và sinh đẻ tự nhiên tương đối vẫn còn nhiều rủi ro trong các nước
đang phát triển, nơi tỷ lệ tữ vong cuả người mẹ gần 100% lớn hơn ở những nước
phát triển.
Trong các nước phát
triển, bé sơ sinh nặng khoảng 3-4 kg (6-9 lbs) và cao khoảng 50-60 cm (20-24
inches). Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thiếu
ký là chuyện thường ở các nước nghèo, và là một trong những nguyên nhân nâng
cao tỷ lệ tữ vong của trể sơ sinh tại các xứ nầy. Từ chổ bất lực tuyệt đối lúc mới sinh ra, con người tiếp tục lớn
lên đến gia đoạn trường thành về mặt tình dục ở tuồi từ 12-15. Nữ giới tiếp tục phát triển cơ thể cho đến
tuổi 18 trong khi nam giới tiếp tục phát triển cho đến 21 tuổi. Đời nguời được chia ra làm nhiều giai
đoạn: sơ sinh, trể thơ, vị thành niên,
trường thành, và già yếu. Độ dài của các giai đoạn nầy thay đổi theo văn hoá và
theo từng thời đại. So với các loài
động vật linh trưởng lhác, con người lớn nhanh khác thường trong giai đoạn vị
thành niên, lúc nầy kích thước cơ thể tăng trưởng 25%, trong lúc tinh tinh chĩ
tăng trưởng 14% cùng thời kỳ.
Có nhiều khác nhau về
tuổi thọ trên thế giới. Những quốc gia
mở mang thường có tuổi thọ trung bình là 40 tuổi (cao nhất là tại Monaco, 45.1
tuổi). Các nước đang phát triển có tuổi
thọ trung bình từ 15-20 tuổi. Tuổi thọ
dự kiến lúc mới sinh tại Hong Kong là 84.8 năm đối với phái nam và 78.9 năm đối
với phái nữ trong khi đó tại Swaziland ở Đông Nam Phi Châu chĩ có 31.1 năm cho
cả hai phái, chính vì bệnh AiDS. Trong
khi tại Âu châu, 20% dân số có thể sống đến 60 tuổi hoặc hơn thì tại Phi Châu
tỷ lệ đó là 1/20. Số người sống được
trăm tuổi trên thế giới được Liên Hiệp
Quốc ước tính là 210,000 vào năm 2002.
Nhít nhất có một người là Jeanne Calment được biết đã sống được 122
tuổi. Những con số cao hơn thế có nghe
nói đến nhưng không được kiểm chứng.
Toàn thế giới, tỷ lệ đàn ông đối với đàn bà tuổi 60 là 81/100; và với
lứa tuổi cao hơn tỷ lệ nầy 53/100.
Loài người là chủng
loại duy nhất chứng kiến hiện tượng triệt sản (menopause) sớm nơi người đàn bà
trong giai đoạn sau của đời mình. Hiện
tượng nầy được tin là phát xuất từ giả thuyết “Bà Nội” (Grandmother
Hypothesis), theo đó quả có lợi cho chính người mẹ nếu tránh đi những rủi ro vì
sinh sản ở tuổi già và đổi lấy những lợi điểm khác trong việc chăm sóc tốt hơn
những con cái hiện có.
Những câu hỏi triết học
như khi nào tư cách pháp nhân con người bắt đầu và liệu tư cách pháp nhân đó có
tiếp tục sau khi chết hay không là đế tài tranh cải sôi nổi. Ý thức về cái chết của chính mình khiến đa số
loài người bàng hoàng lo sợ, khác với sự ý thức tức thì về một mối đe dọa. Nhửng nghi lễ mai táng là đặc điểm của xã
hội loài người, thường đi kèm theo niềm tin vào hậu kiếp hay bất tữ.
3.3 Chế độ ăn uống
Hàng trăm ngàn năm
trước chủng loại Homo Sapiens đả sữ dụng (và ngay một số bộ lạc hãy còn
lệ thuộc vào) săn bắn và hái quả như là phương thức chủ yếu để thu góp thực
phẩm, bằng cách kết hợp những nguồn thực phẩm không di động như rau trái, hạt,
củ, nấm, ấu trùng, và nghêu sò với các dã thú.
Loài người được tin là đả sữ dụng lửa để nấu chín thực phẩm trước khi ăn
kể từ thời kỳ tách biệt với chủng loại Homo erectus.
Con người thuộc loại ăn
tạp (omnivorous), có thể ăn cả cây trái lẩn thịt cá. Vì phảI thay đổi theo những nguồn thức ăn có sẳn trong môi trường
sống và cũng thay đổi theo những tập tục và tôn giáo, con người đã chấp nhận
nhiều hình thức ẩm thực, từ hoàn toàn chay trái sang chủ yếu thịt cá. Trong một
vài trường hợp, những hạn chế về ăn uống có thể đưa đến bệnh suy dinh dưởng; tuy nhiên, những dân cư ổn định đã thích
nghi được với nhiều biểu mẫu ẩm thực qua quá trình chuyên biệt hóa về di truyền
và qui ước văn hoá để sữ dụng những thực phẩm dinh dưởng quân bình. Chế độ ăn uống được phản ảnh trội nét trong
văn hoá con người, và dẩn đến sự phát triển khoa học thực phẩm.
Nói chung, con người có
thể sống từ 2-8 tuần mà không cần thức ăn, tuỳ vào lượng mở trong cơ thể. Không uống nước trong 3-4 ngày thì sẽ
chết. Nạn thiếu thực phẩm là một vấn đề
nghiêm trọng. Có khoảng 300,000 người
chết đói mỗi năm. Trẻ con thiếu ăn cũng
thường xảy ra và là một trong những yếu tố gia tăng bệnh tật trên thế
giới. Tuy nhiên, sự phân phối thực phẩm
toàn cầu không đồng đều, và nạn béo phì trong một số nước tăng lên theo một
nhịp độ bất thường, đưa đến những rối loạn về sức khỏe và gia tăng tỷ lệ tữ
vong tại một số nước phát triển và đang phát triển. Các Trung Tâm Kiểm Dịch Hoa Kỳ (CDC) cho biết có 32% thành niên
Mỹ trên tuổi 20 mắc bệnh béo phì; 65% hoặc bị béo phì hoặc quá nặng cân. Bệnh béo phì là do calories hấp thụ nhiều
hơn calories tiêu thụ. Nhiều người cho
rằng nạn lên cân quá đà là hậu quả tổng hợp của ăn uống quá mức và thiếu thể
dục.
Ít nhất 10,000 năm
trước, con người đã phát triển nông nghiệp, và đã biến đổi đáng kể những loại
thực phẩm dành cho người. Sự kiện đó đã
giúp dân số tăng nhanh, các thành phố phát triển. Cũng chính vì mật độ dân số tăng mà những bệnh truyền nhiểm cũng
lan ra rộng hơn. Các loại thực phẩm
được dùng và phương thức chế biến chúng đã thay đổi rộng lớn theo thới gian,
không gian, và văn hóa.
Đông Yên