Kiều Mỹ Duyên và Tác Phẩm “Hoa Cỏ Bên Đường”
Nhà văn Phạm Gia Đại
Nhà văn Phạm Gia Đại (b́a trái) viếng mộ phần 81 chiến sĩ nhảy dù tử nạn tại Tuy Ḥa.
Tác giả của tác phẩm “Hoa Cỏ Bên Đường” là một nhà văn, một phóng viên chiến trường đă được nhiều người biết đến, không những trong hai thập niên của cuộc chiến tàn khốc do Cộng Sản gây ra tại Miền Nam (1954-1975) mà c̣n được nhiều người thương mến tại hải ngoại trong bốn thập niên vừa qua, qua vai tṛ trong báo chí, địa ốc, sinh hoạt cộng đồng, cũng như trong công tác từ thiện. Tác giả Kiều Mỹ Duyên đă có tài viết lách từ thời c̣n là học sinh tiểu học, và là một nhà văn, một phóng viên chiến trường có mặt trên khắp bốn vùng chiến thuật khi trưởng thành tại Sài g̣n.
Bút kư chiến trường Chinh Chiến Điêu Linh- kư giả Kiều Mỹ Duyên.
Tác phẩm “Chinh Chiến Điêu Linh” của Kiều Mỹ Duyên đă đưa chúng ta về những vùng sâu thẳm của một quá khứ đau thương đổ nát của chiến tranh tàn phá trên quê hương Việt. Những đau thương mất mát không ǵ bù lấp lại được v́ sự tàn bạo của cộng quân đổ xuống miền Nam, gây tang tóc kinh hoàng cho dân Việt - những vết thương không bao giờ lành; nhưng tác phẩm cũng nói lên những hào hùng, anh dũng của quân dân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa, nhất là những trang viết về Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa.
Thế nhưng một tác phẩm nữa vừa được nhà văn Kiều Mỹ Duyên cho ra đời năm 2021: “Hoa Cỏ Bên Đường” lại mang một sắc thái mới, trải rộng một tâm t́nh mới của tác giả từ Sài G̣n qua California, về những sinh hoạt, những thành tựu vượt bực của cộng đồng Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại. “Hoa Cỏ Bên Đường” là một cuốn sách in ấn đẹp, công tŕnh, dầy 500 trang kể cả b́a, và bao gồm 45 tiểu mục ghi lại hầu như tất cả những điều đáng ghi nhận trong suốt bốn thập niên vừa qua của những cộng đồng Việt trên nhiều vùng đất tạm dung trên thế giới mà tác giả đă có dịp đến thăm, đi qua, hay sinh sống trong chính cộng đồng đó. Với tài viết văn vốn đă bẩm sinh, cộng với những học vấn quư giá hấp thụ được từ chương tŕnh giảng dậy về báo chí tại Đại Học Fullerton, “Hoa Cỏ Bên Đường” ra đời đem theo hương sắc dịu dàng, mong manh tươi mát của loài cỏ hoa nhỏ bé nép ḿnh bên con đường đời đầy chông gai băo táp, nhưng vẫn vươn lên mạnh mẽ góp hương thơm mầu sắc cho đời.
Tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường- kư giả Kiều Mỹ Duyên
“Hoa Cỏ Bên Đường” ghi nhận lại những hoạt động tích cực của tác giả tại hải ngoại, nhất là tại miền Nam của tiểu bang nắng ấm t́nh người California, sau khi tác giả thành công trong chuyến vượt biên năm 1976 và đến được vùng đất tự do. Đọc “Chinh Chiến Điêu Linh” xuất bản năm 1994 và nhận được tác phẩm “Hoa Cỏ Bên Đường” xuất bản năm 2021, chúng ta như cảm nhận được tâm t́nh hoài băo của tác giả trong niềm mong ước không ngừng nghỉ được đóng góp cho đời. Một phóng viên chiến trường tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975, tác giả khi định cư tại Hoa kỳ đă hoạt động liên tục với YMCA/Orange County; với các đài truyền h́nh và radio địa phương; Hội Sinh Viên Việt Nam Fullerton College, California, và tham dự các Hội Nghị Nhân Quyền trên thế giới, v.v… ngoài công việc bận rộn về địa ốc của tác giả.
“Hoa Cỏ Bên Đường” không chỉ là tác phẩm chứa đựng những trang giấy viết về những gương thành công của những nhân vật thân quen với tác gỉa trải rộng từ đường đời cho đến những vị linh mục, tu sĩ, những nữ tu của Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo mà tác giả đă có dịp gặp gỡ và phỏng vấn, mà c̣n là tâm t́nh, niềm hănh diện của tác giả về thế hệ thứ nhất và những thế hệ mai sau của người Việt tại hải ngoại.
Nhà văn Phạm Gia Đại tại Đại Hội Chiến Thắng An Lộc.
Đọc “Chinh Chiến Điêu Linh” xong, và lại có cơ hội đọc cuốn “Hoa Cỏ Bên Đường”, chúng ta như cảm nhận được sự linh thiêng của Ơn Trên, của Trời Phật đă gia hộ cho quê hương Việt, sau bao nhiêu đau thương đến tận cùng của đời người do cuộc chiến điêu linh khốc liệt mà cộng quân đă gây ra, sau bao nhiêu hy sinh anh dũng to lớn của quân dân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa trong đại cuộc bảo vệ Tự Do cho Miền Nam - là niềm hy vọng, là T́nh Người trân quư, là T́nh Bạn vị tha, là một ánh dương ló dạng nơi chân trời cho dân tộc Việt khao khát tự do và ḥa b́nh. Tâm t́nh đó cũng được nhà thơ Thy An gói ghém trong trang 486, lấy những chữ đầu của “Hoa Cỏ Bên Đường" làm thành bài thơ 14 câu.
Hoa Cỏ Bên Đường
Hào hùng phóng sự chiến trường
Oai phong áo trận mười phương bốn vùng
Ai đi theo lính vẫy vùng
Chiến chinh nước Việt khốn cùng điêu linh
Ơn người ghi lại sử vinh
Bên kia đền miếu quê ḿnh vấn vương
Êm ru chữ nghĩa b́nh thường
Nở xanh Hoa Cỏ Bên Đường phù sinh
Đem văn trung thực chân t́nh
Ừ ra tuyển tập b́nh minh gọi mời
Ở đây tả lại cảnh đời
Nghiệp dư c̣n măi mấy lời viết ra
Gửi người vài chữ gần xa …
…Bên đường hoa cỏ mở ra đón chào…
“Hoa Cỏ Bên Đường” là tác phẩm của kỷ niệm, những quăng đời đă đi qua của tác giả, nhưng để lại những dấu ấn khó quên trong ḷng độc giả. Đọc tác phẩm này, chúng ta như thấy h́nh bóng ḿnh trong đó, h́nh bóng của mẹ già lung linh trong đó, và như thấy lại những khuôn mặt thân yêu, đáng tôn kính của gịng đời và tâm linh mà nay không c̣n ở với chúng ta nữa. “Hoa Cỏ Bên Đường” là cuốn sách đáng cho chúng ta đọc và giữ ǵn như một phần lịch sử của người Việt tỵ nạn đă qua, và để vững niềm tin cho bước đường sắp tới xây dựng lại quê hương sau bao đổ nát. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quư độc giả xa gần./.
Nhà văn Phạm Gia Đại
31/5/2022