Giới thiệu sách KIỀU MỸ DUYÊN

Tuyển Tập Kiều Mỹ Duyên: HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG

Việt Hải, Khánh Lan, và Thụy Lan

April 11, 2021

  

    Cách đây khá lâu khi tôi thực hiện tuyển tập Tây Ninh Quê Tôi dịp mỗi năm xuân về, hay ấn hành những đặc san văn hoc như Văn Học Thời Nay và Văn Đàn Đồng Tâm, tác giả Kiều Mỹ Duyên đă gởi bài góp mặt. Tôi thực sự trân quư tấm chân t́nh yêu văn chương, chữ nghĩa và lối viết hay phong văn bộc bạch chân thật, rơ ràng của bà. Xuyên qua tác phẩm này độc giả sẽ nghiệm ra điều như vậy. Đây là tác phẩm thứ hai sau tác phẩm khá thịnh hành về phóng sự chiến trường Chinh Chiến Điêu Linh của Kiều Mỹ Duyên.

    Đọc qua Hoa Cỏ Bên Đường th́ sách này gói ghém nhiều câu chuyện đời thường của tác giả khi sinh hoạt trong cộng dồng, dù là truyền thông báo chí, từ thiện xă hội, tôn giáo tâm linh hay địa ốc tài chánh,… của tác giả. Nó tiêu biểu cho những chuyện kể tin tích cực cần chia sẻ như YMCA: Niềm tin và hy vọng cho tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại (trang 157); Cảnh sát là bạn dân (trang 183); Có gan, làm giàu (trang 220); Những nữ tu sĩ dễ thương (trang 358); Hăy cho nhau tiếng cười (trang 429), Cho nhau th́ giờ (trang 442) hay Lạc quan yêu ngưới, yêu đời mà sống (trang 452);…; hoặc những chuyện kể tin không vui nhưng chúng ta cần ôn lại nhắc nhớ như tin cộng đồng, những bản tin đồng hương kém may mắn như ở trang 239 tin bà con miền trunng ở quê nhà chịu nạn thiên tai lũ lụt; bài Cứu Người Như Cứu Lửa Cứu Lụt Bà Con Ơi!; bài đi thăm người Việt ở Miên sống khổ cực nơi xứ người; Một Chuyến Đi Ngậm Ngùi (trang 253); Và những bản tin về người quá cố như quư Hoà thượng Thích Tâm Châu, Thích Giác Nhiên, Thích Quảng Thanh, Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Nhà văn Đỗ Phương Khanh, Phóng viên chiến trường Phan Trần Mai (trang 413). Bài Nhà sách Tú Quỳnh Giă Từ Đồng Hương (trang 401).

    Tuyển tập Kiều Mỹ Duyên: Hoa Cỏ Bên Đường gồm có 41 bài viết gom góp lại từ nhiều năm qua. Sách dầy hơn 460 trang, tŕnh bày kỹ thuật ấn loát do GS. Phạm Hồng Thái đảm nhiệm. B́a sách do Phương Hoa. Cơ sở Văn Thơ Lạc Việt ấn hành. Sau đây ba anh em chúng tôi: Khánh Lan, Thụỵ Lan và Việt Hải thuộc Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian xin đi tiếp về quan điểm nhận định về tác giả Kiều Mỹ Duyên và tác phẩm Hoa Cỏ Bên Đường.

 

    Nhà báo Kiều Mỹ Duyên tên thật là Nguyễn Thị Ẩn. Mặc dù tác giả Kiều Mỹ Duyên nhiều lần minh định bà không là nhà văn, mà bà chỉ viết báo. Trước 1975, bà viết bài cho các tờ Công Luận, Ḥa B́nh và Trắng Đen. Từ 1964 bà chuyên viết phóng sự về xă hội và chiến trường. Năm 1976, bà vượt biên và định cư tại miền Nam California, Hoa Kỳ. Bà từng du học Úc Châu qua học bổng Colombo Plan vào cuối thập niên 60 về cử nhân ngành báo chí. Qua Mỹ bà theo học tại trường Đại Học Cal State Fullerton, tốt nghiệp cử nhân các khoa Báo Chí, Chính Trị và Địa Ốc vào năm 1982. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bà chuyên viết những phóng sự chiến trường cùng những mảnh đời xă hội tan thương do chiến cuộc. Bước chân của bà ra mặt trận tiền phương theo những cuộc hành quân và nhiều chiến trường sôi động, khốc liệt nhất của thập niên 1970. Tác phẩm Chinh Chiến Điêu Linh ghi nhận giai đoạn này.

Kiều Mỹ Duyên: nhà văn hay nhà báo ?

 

    Theo 2 bạn văn Thụỵ Lan và Khánh Lan cho là 2 phương vị này đều đúng với bà. Tôi đồng ư như vậy. Hăy t́m hiểu phần vụ của mỗi phương vị.

    1/ Nhà văn là người chuyên sáng tác ra các tác phẩm văn học, đă có tác phẩm được công bố ra công chúng và ít nhiều được độc giả thừa nhận giá trị của một số tác phẩm. Kỹ năng của các nhà văn qua việc sử dụng ngôn ngữ để mô tả một ư tưởng, một câu chuyện hay qua bối cảnh, dù đó là do chuyện thực tế hay hư cấu.

    2/ C̣n nhà báo là người làm công việc đưa tin tức chuyên nghiệp, có nhiệm vụ t́m kiếm các tin tức sau khi phối kiểm tính xác thực của nguồn tin. Nhà báo chịu trách nhiệm bài viết của ḿnh khi đưa tin ra công luận.

    Hai tác phẩm của Kiều Mỹ Duyên như sách Chinh Chiến Điêu Linh khiến tác giả vừa là kư giả chiến trường kiêm nhà văn kể chuyện chiến tranh. Tác phẩm Hoa Cỏ Bên Đường lại là thể loại văn tạp ghi hay tạp bút với nhiều chủ đề.

    Trên thực tế biên giới giữa nhà văn và nhà báo bị trùng lặp, trùng nhau, bởi v́ báo đăng văn, văn đăng trên báo, ví du như Những Cột Trụ Chống Giữ Quê Hương (Phan Nhật Nam);  Cửu Long Cạn Ḍng Biển Đông Dậy Sóng (Ngô Thế Vinh); Bánh Ḿ Ai Cập, Cá Việt Nam, Khát Vọng Con Người (Trần Trung Đạo); hay Mekong Ḍng Sông Nghẽn Mạch (Ngô Thế Vinh); …

    Nhà báo viết văn, nhà văn viết báo cũng là chuyện chẳng phải ǵ lạ cả. Viết báo, viết văn vốn ở thể văn xuôi (prose). Phải chăng văn chương và báo chí vẫn thường được ví như hai anh em chung mái nhà chữ nghĩa. Bên phương trời Tây Âu họ như bên ta. Quư ông “văn kiêm báo” hay “báo kiêm văn” như những Daniel Defoe, Samuel Richardson, Henry Fielding, Lawrence Sterne, … (novelists or journalists), ví dụ như nhà văn nhà báo Jonathan Swift với danh tác Gulliver’s Travels, và nhà văn nhà báo Daniel Defoe với danh tác Robinson Crusoe.

    Tác phẩm Chinh Chiến Điêu Linh cho thấy Kiều Mỹ Duyên đóng vai tṛ nhà báo khá rơ ràng, nhà báo xông pha nơi chiến trường viết tường tŕnh sống động, 100% ta không bàn thảo. Và ở tác phẩm mới Hoa Cỏ Bên Đường nhà văn Khánh Lan (một học tṛ Văn Hoá Quân Đội của GS. Nguyễn Thị Ẩn, môn Công Dân ngày xưa) đọc bài viết do nhà văn Kiều Mỹ Duyên, dẫn dụ những bài viết mô tả những đặc tính văn chương của Kiều tác giả như sau:

    “Buổi sáng thức dậy, tôi vẫn nghe tiếng hát reo vui của những con chim nhỏ vui đùa chuyền từ cành cây này sang cành cây khác. Những trái đào vàng rực rỡ trên cây, những trái ổi óng ả quằn cành cây từng chùm, từng chùm. Ôi, đời sao đẹp quá! Cảnh thiên nhiên dễ thương, vô tư làm cho những nỗi buồn bay xa, bay cao, không c̣n ở trần gian này nữa.” (trích bài Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng. 24/12/2020. Kiều Mỹ Duyên).

    Một ví dụ khác cho thấy sự thi vị của văn chương của nhà văn Kiều Mỹ Duyên trong sự mô tả không gian bối cảnh:

    “Hàng tre trúc xanh mướt

Những bạn bè tôi đă đến Tây Ninh, họ có dịp ghé qua và nhớ về một địa danh đă ghi sâu dấu ấn vào âm nhạc, và đó là Tha La Xóm Đạo, nơi có những hàng tre trúc xanh mướt mà tàn cây đan vào nhau như ngày xưa tôi đă chiêm ngưỡng. Ở đây có bóng dáng những cô gái mỹ miều trong chiếc áo dài thiết tha dự lễ tại giáo đường. Hỡi ai c̣n nhớ câu thơ của Vũ Anh Khanh…

“Đây Tha La Đây Xóm Đạo hoang tàn

Mây trời vây quanh màu tang khói lửa

Bao năm qua, Tha La c̣n chờ đó

Đoàn người đi giết thù đă hẹn về từ dạo ấy

Ḷng viễn khách, bồi hồi như thương tiếc

Mùa thu nắng hanh vàng…”

(Hận Tha La, nhạc và lời Sơn Thảo)”, (Kiều Mỹ Duyên, Đặc san Tây Ninh Quê tôi, Xuân Đinh Hợi 2007, “Tây Ninh: Hẹn Một Ngày Về”).

    Thấy chưa nhỉ, văn phong bóng bẩy, mượt mà đáng yêu với những lăng đăng chất văn chương lăng mạn, có khác nào những Mai Thảo, Nguyên Sa, Nhật Tiến, Thạch Lam hay Nguyễn Xuân Hoàng,… theo ư tưởng thiển nghĩ của anh em tôi.

    C̣n nhà văn Thụy Lan đọc văn chương Kiều Mỹ Duyên, cô chú trọng về nét bao dung, từ tâm của tác giả Hoa Cỏ Bên Đường, trích đoạn sau:

    “Người hạnh phúc và vui vẻ th́ sống lâu, sức khỏe dồi dào, không đau bệnh. Người lạc quan, cười nhiều sống lâu hơn người hay than thở, chán nản. Ai cũng thích sống với người lạc quan hơn người bi quan. Hàng ngày, chúng tôi gặp nhiều người tươi cười như ngày hội Tết, lúc nào cũng cười, khuôn mặt tươi như hoa, tiếng nói như chim hót mùa Xuân. Những người này làm việc ǵ cũng thành công. Người thành công là người hạnh phúc, v́ hạnh phúc nên thành công. Người lạc quan th́ trẻ măi không già. Sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc, ai cũng mong có đời sống như thế. Nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta được đời sống hanh thông như thế?”, (Hạnh Phúc Cho Đi. 04/03/2021, Kiều Mỹ Duyên).

    Ví dụ khác: Hăy yêu ḿnh, hăy yêu người xung quanh ḿnh…

    “Hăy yêu ḿnh, hăy yêu người xung quanh ḿnh. Yêu người nhưng phải tự trọng, v́ yêu người không phải đi xin thứ này, thứ nọ của người đó, nhất là xin th́ giờ, xin kiến thức. Kiến thức phải đến trường học và học với nhiều người, nhiều ngành khác nhau, không phải chỉ học với một người. Chúng ta vào trường đại học cùng học với nhiều người chứ không chỉ học với một giáo sư duy nhất.”, (bđd, Hạnh Phúc Cho Đi. 04/03/2021, Kiều Mỹ Duyên).

    Ư tưởng chân tâm, vị tha khi ta sống san sẻ, hạnh phúc lạc quan như Mẹ Teresa từng chia sẻ: “Chúng ta hăy luôn mỉm cười gặp nhau, v́ nụ cười là khởi đầu của t́nh yêu.” (Let us always meet each other with smile, for the smile is the beginning of love). Hay như triết gia Ần quốc Debasish Mridha ghi nhận trong danh tác của ông Verses of Happiness: “Cuộc sống đơn giản và ngắn ngủi nhưng t́nh yêu là vô hạn và vĩnh cửu. V́ vậy, hăy cho đi nhiều nhất có thể được, không cần phải phán xét bất cứ ai ”(Life is simple and short but love is infinite and eternal. So give it away, as much as you can, without judging anyone.).

    Phải chăng trong tâm tư nhà văn Kiều Mỹ Duyên chất chứa nét triết lư duy tâm nhẹ nhàng trong phong văn. Đọc Kiều Mỹ Duyên, tôi nghiệm ra rằng bà có quan điểm tựa như GS. y khoa Henri de Mondeville cho là  “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” ( Le rire est la meilleure médecine), hay triết gia Bertrand Russel nhận định là  “Tiếng cười là liều thuốc kỳ diệu rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất” (Le rire est le médicament miracle le moins coûteux et le plus efficace); hoặc như văn hào Victor Hugo ghi nhận: “Làm được cho mọi người cười là làm cho mọi người quên th́ thật là một ân nhân trên quả đất này, là một nhà phân phối của sự lăng quên!” (Faire rire, c’est faire oublier. Quel bienfaiteur sur la terre qu’un distributeur d’oubli !); hay như nhạc sĩ tài hoa Frédéric Chopin cho cảm nghĩ:  “Những người không bao giờ cười không phải là những người nghiêm túc.” (Les gens qui ne rient jamais ne sont pas des gens sérieux). Kiều Mỹ Duyên chủ trương sống thoải mái, triết lư sống thanh tao, đơn giản và san sẻ, bà nh́n cuộc đời bằng trái tim mở rộng cảm thông, bà lạc quan trong nhân sinh quan của chính ḿnh.

    Trong bài viết Cho Nhau Th́ Giờ (25/02/2021), Kiều Mỹ Duyên viết: “Vậy th́ khi người nào đó nói với bạn rằng tôi không có th́ giờ hoặc tôi bận quá, bạn hăy tự hỏi ḿnh người đó thân với bạn như thế nào? Khi một người nói với bạn tôi không có th́ giờ th́ bạn phải nghĩ rằng người đó không có th́ giờ cho bạn, trong con mắt của người đó hoặc trong trái tim của người đó, bạn không phải là người thân. Nếu là người thân th́ không bao giờ nói câu tôi bận quá, tôi không có th́ giờ. Th́ giờ người nào cũng bằng nhau, 24 giờ một ngày. Với 24 giờ, làm sao sử dụng cho hết: làm việc, ăn, ngủ, chơi, xem tivi, nghe radio, đọc sách, điện thoại, hoặc email cho người này hay người nọ. Nên bạn phải biết ḿnh là ai khi nghe người nào nói rằng tôi có đọc email của bạn hay nhận điện thoại của bạn, nhưng rất tiếc tôi bận quá, tôi không có th́ giờ trả lời….  Người nào cũng có việc làm, có bổn phận, trách nhiệm, không phải ai cũng có th́ giờ nghĩ đến người khác, có th́ giờ quan tâm đến những người xung quanh ḿnh, nhưng nếu biết sắp xếp th́ mọi chuyện đều có thể làm được.”

    Bài Cho Nhau Th́ Giờ có đoạn hay của nó: “Có những chuyện trong cuộc sống xảy ra rất đỗi b́nh thường nhưng lại có kết thúc bất ngờ. Một cụ bà nằm trong viện dưỡng lăo, con cháu không có th́ giờ đến thăm, chỉ riêng có cô y tá chăm sóc cho cụ bà hàng ngày. Vào những ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cô nhớ cụ bà, cô vào viện thăm cụ. Cụ bà cũng rất thương cô y tá này. Rồi một ngày kia, cụ bà qua đời. Luật sư của cụ bà gọi cô y tá đến văn pḥng luật sư để nghe di chúc của cụ bà ở viện dưỡng lăo. Cô y tá ngạc nhiên và vô cùng xúc động, không ngờ cụ bà để lại tài sản cho cô thay v́ để lại cho con cháu của ḿnh.”

    Cũng trong bài viết trên, nụ cười trong cuộc sống được nhà văn Kiều Mỹ Duyên cổ vơ, quảng bá ở Nam Cali trên các hệ thống truyền thanh cũng như truyền h́nh: “Bà con ơi, Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, tôi vẫn nghe rơ nhự in. Hăy đọc tiếp bà viết: ” Cho nhau tiếng cười, cho nhau một chút th́ giờ có ǵ quá đáng? Hăy tự hỏi mỗi ngày ḿnh bỏ bao nhiêu th́ giờ xem tivi, nghe radio, đọc sách báo, nghe nhạc th́ tại sao cho người khác một chút th́ giờ th́ lại phiền? Chỉ có ḷng ḿnh chưa đủ để quan tâm đến người bạn của ḿnh mà thôi?

    Xin đừng bao giờ nói: tôi bận quá, tôi không có th́ giờ, tôi không có th́ giờ. Mỗi ngày 24 giờ là nhiều lắm, nếu ḿnh sử dụng hết 24 giờ này ngoài việc ăn, ngủ, làm việc th́ c̣n th́ giờ nhiều lắm. Nếu ḿnh quan tâm đến người khác th́ xin đừng bao giờ nói: tôi bận quá, tôi không có th́ giờ. Hăy bao dung, hăy rộng lượng, hăy thương người như thể thương thân, th́ chúng ta có 24 giờ một ngày là nhiều lắm…”.

    Kiều Mỹ Duyên vốn dĩ vui vẻ, hoạt bát và từ tâm. Bà ăn chay, tránh sát sinh. Trong bài viết Hăy Cho Nhau Tiếng Cười, xin trích đoạn: “Hăy cho nhau tiếng cười reo vui, đời sống ngắn lắm, sự sống và sự chết gần nhau lắm, như sợi chỉ. Chỉ một cơn mê, chỉ một vài phút không thở, tim ngừng đập là lên đường ra đi măi măi, không bao giờ trở lại. Hăy cho nhau nụ cười cho người c̣n hiện hữu, đừng đợi người ra đi rồi luyến tiếc. Muốn gặp ai th́ cứ gặp, đừng chần chờ, v́ không biết ngày mai ḿnh c̣n thức dậy? Gặp người ḿnh muốn gặp vài ba giây cũng đủ, nghe vài tiếng nói cũng đủ. Đâu cần ngồi bên cạnh cả ngày, cả tháng, cả đời? Biết đủ là đủ…”.

    Đọc trích đoạn người nữ tu yêu tiếng cười nhân hậu, hiền hoà, “Đời sống quá ư vất vả, ai cũng thích tiếng cười. Tiếng cười đem niềm vui và sức sống cho người xung quanh. Sống lạc quan khi có nụ cười, tiếng cười. Sự linh hoạt của đời sống là sự vui vẻ, yêu đời và lạc quan. Càng lớn tuổi, tôi càng thích tiếng cười. Tôi thích những người đem niềm tin đến cho ḿnh, tôi cũng thích chính ḿnh đem niềm tin đến cho người khác. Đem nỗi buồn làm phiền người khác để làm ǵ? Thương ai nên đem cho họ nụ cười, tiếng cười. Ngay cả người bệnh nằm trong viện dưỡng lăo mà ḿnh đem tiếng cười đến cho họ, nh́n vào mắt của bệnh nhân ḿnh sẽ cảm thấy mắt của họ tươi hơn, khuôn mặt của họ có hồn hơn.

    Hăy cho nhau nụ cười, cho nhau tiếng cười. Nếu ḿnh có niềm vui trong ḷng th́ tiếng cười sẽ reo vui hơn, gịn tan hơn. Yêu người, yêu đời qua tiếng cười. Hăy yêu thương, ḷng rộng mở, tiếng cười của ḿnh sẽ hồn nhiên hơn, gịn giă hơn. Tôi yêu tiếng cười của trẻ thơ khắp nơi, nhất là các em trong viện mồ côi. Hăy ôm chặt các em trong tay với trái tim nồng nàn, chúng ta sẽ t́m thấy t́nh người trong ṿng tay ấm áp của ḿnh. Hăy nắm chặt tay người già trong viện dưỡng lăo, chúng ta sẽ cảm nhận được người cần người dù trong chốc lát. Có người suốt đời đi t́m nụ cười đă mất, t́m hoài, t́m măi không được, v́ người có nụ cười thân thiện, thương yêu đă không c̣n nữa, cho nên khi c̣n hiện hữu, gặp bằng hữu, chúng ta nên cười vui vẻ, tự nhiên mà cười, nếu không ngày mai không c̣n kịp nữa.

    Tôi được may mắn quen nhiều người có tiếng cười reo vui. Catherine bận rộn suốt ngày, làm việc không có ngày nghỉ. Vậy mà lúc nào cũng nở nụ cười trên môi và tiếng cười reo vui…. Catherine đem nụ cười đến với những người nghèo, trẻ em mồ côi. Catherine giúp họ rất tận t́nh như người mẹ chăm sóc con cái của ḿnh. Những đứa trẻ ở Miên rất thương Catherine…Tiếng cười của bạn tôi vẫn reo vang. Năm nào, bạn tôi cũng gọi cho tôi với tiếng cười lạc quan pha chút nghịch ngợm của trẻ thơ vào ngày đầu năm. Tiếng cười vui vẻ không thay thế được cơm gạo, nhưng tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ, của người già vẫn là nhu cầu cần thiết của người nghe, của bằng hữu. Bạn tôi không gọi tôi thường xuyên nhưng mùng 1 Tết năm nào cũng gọi. Trước khi đi xa gọi, trở về gọi, có chuyện vui đều gọi tôi. Bạn tôi rất hồn nhiên, chỉ kể chuyện vui, không bao giờ kể chuyện buồn”.

    Đoạn kết của bài viết th́ cuộc đời này muôn thuở vẫn cần tiếng cười:

    “Măi đến bây giờ, tôi mới nhận ra một điều quan trọng là chúng ta rất cần nụ cười, cần tiếng cười trong đời sống hàng ngày: tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ, nụ cười héo hon của người già gần đất xa trời, giọng cười gịn tan của bạn bè, thân hữu,… Đúng là một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ?

    Hạnh phúc thay cho những ai có tiếng cười gịn tan thường đến với ḿnh trong 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tiếng cười hồn nhiên pha lẫn chút nghịch ngợm của trẻ thơ làm cho người nghe lạc quan, yêu người, yêu đời mà sống, vượt qua những nỗi khó khăn ở hiện tại. Xin cảm ơn những nụ cười, những tiếng cười mà tôi đă được gặp, được nghe trong đời sống hàng ngày, nhất là vào mùa Xuân.

Kiều Mỹ Duyên, Orange County, 15/02/2021″.

    Đọc Tuyển tập Kiều Mỹ Duyên qua tác phẩm mới Hoa Cỏ Bên Đường để chúng tôi, ba anh em: Thuỵ Lan, Khánh Lan và Việt Hải chia vui cùng tác giả Kiều Mỹ Duyên. Một nhà báo chuyên nghiệp đă ghi dấu giầy trên chiến trường xưa. Kiều Mỹ Duyên lặn lôi theo các mặt trận Quảng Trị qua danh trấn Mỹ Chánh, Hải Lăng, Đông Hà, La Vang, Gio Linh, cùng Huế như Cổ Thành, thung lũng Ashau, sang Quảng Ngăi với Ba Tơ, Quế Sơn, rồi Cao nguyên sương mù màu khói súng tại Tam Biên, Benhet, Dakto, Tân Cảnh, Pleiku, Kontum, Polei Kleng, Chu Pao, B́nh Long, An Lộc,… Ngày hôm nay nếu chúng tôi nhận định Kiều Mỹ Duyên là một nhà báo nghiệp dư v́ nhớ nghề xưa, hay một nhà truyền thông tài tử (amateur), hoặc giả là một phóng viên tự do (freelance) sẽ không ngoa. Và bà không làm v́ tài chánh. Kiều Mỹ Duyên đă có nguồn cơm gạo từ hai cơ sở kinh doanh là Ana Real Estate và Ana Funding lo cho dạ dày. Hăy nói sự thật để được ḷng người nghe. Sự thật hay chân lư là đích điểm đắc nhân tâm, như trường hợp nhà bác học Albert Einstein ghi nhận: “Những lư tưởng luôn luôn tỏa sáng trước mặt tôi và nó khiến tôi đầy ắp niềm vui về cái thiện, cái đẹp và chân lư” (The ideals which have always shone before me and filled me with joy are goodness, beauty, and truth). Tương tự, văn hào Nga Fyodor Dostoevsky cho ư tưởng: “Trên đời này không có ǵ khó hơn là nói ra sự thật ḷng, không có ǵ dễ hơn là sự xu nịnh” (Nothing in this world is harder than speaking the truth, nothing easier than flattery).

    Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm chuyển tải nội dung những mẫu chuyện về chân thiện mỹ  trong đời sống xă hội. Khi “Gơ Cửa, Cửa Sẽ Mở”, như khi “Mở ḷng, ḷng thanh thản”; Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm đề cao tiếng cười, bởi v́ “Hăy Cho Nhau Tiếng Cười”, cũng bởi v́ tiếng cười là nhu cầu, là niềm tin yêu của đời sống; Trong đời sống hăy “Cho Nhau Th́ Giờ”, dành th́ giờ cho yêu thương nhân đạo, nhân đức; Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm cho thấy triết lư sống mà tác giả đề nghị về tư tưởng lạc quan. Tuyển tập Kiều Mỹ Duyên nhấn mạnh đặc tính nhân bản với nhân sinh quan hăy “Lạc Quan, Yêu Người, Yêu Đời Mà Sống”, nhũng tâm tư, tâm t́nh của tác giả chắt chiu từng con chữ, nắn nót từng ư tưởng nội tâm, để rồi Cơ Sở Lạc Việt gom góp in ấn h́nh thành tác phẩm này.

    Đọc một tác phẩm, xin hăy t́m hiểu chiều sâu tâm hồn, những ngơ ngách của trí năo qua ng̣i bút của nhà văn, hăy truy nguyên sự góp mặt của tác phẩm, và xin hăy rộng mở chào đón tác phẩm như một viên gạch mới tô điểm ngôi nhà văn học Việt Nam hải ngoại. Chúng tôi xin chúc mừng nhà văn Kiều Mỹ Duyên với tác phẩm Hoa Cỏ Bên Đường như tiếng ḷng gởi đến mọi người.

Việt Hải – Song Lan, Nam California. Mùa Xuân, 10/04/2021.