HẠNH PHÚC TRONG CHUYẾN VỀ MIỀN ĐÔNG HOA KỲ

- KIỀU MỸ DUYÊN

 

Lên máy bay lúc mặt trời đã ngủ, hành khách ngủ, người thì nghe nhạc, người thì xem phim, nôn nao gặp bằng hữu và những người quen lâu rồi không gặp. Tham dự kỷ niệm 16 năm thành lập hệ thống truyền thanh hải ngoại. Người về từ Pháp, Đức, Canada và nhiều tiểu bang khác ở Hoa Kỳ.

Lên đường với niềm vui rộn rã, lên đường với tiếng hát của loài chim, với tiếng cười của con suối. Tôi cảm thấy có cái gì đó réo gọi bước chân lên đường.

Đi vào giấc ngủ với nhiều mộng mị, thức dậy sẽ có người đón ở phi trường Dullas, DC, đó là cô giáo Tống Mộng Hoa và phu quân.

Trời DC lạnh, gió mát. Tôi thích cái lạnh của Đà Lạt thuở nào, có nhiều kỷ niệm tuyệt vời ở Đà Lạt cho nên đi bất cứ nơi nào, trời lạnh là tôi hồi tưởng Đà Lạt yêu quý của tôi.

Đứng giữa trời ở ngoài phi trường đợi cô giáo Mộng Hoa đến, tôi không thích mặc áo lạnh, tập Hoàn Nhiên Khí Công giữa trời đất mênh mông, giữa những người chờ đợi người thân đón về, người ấm, mặt trời lên, ánh nắng nhè nhẹ, có lúc gió thật to, tóc bay bay trong gió của những người phụ nữ với tóc dài.

Rồi người thân đến, hành lý lên xe, tôi mang một va-ly quần áo một va-ly quà, sách, nhạc, báo, VD, DVD, mỹ phẩm v.v…

Người thân thì nhiều, vai thì gầy không mang hết được những gì muốn mang theo. Anh Huyên, phu quân của cô giáo Hoa cho xe đi vào những con đường rừng rợp lá vàng, lá đỏ rực rỡ cả bầu trời. Tôi nói:

-        Trời ưu đãi người DC, lá đẹp quá, thiên nhiên tuyệt vời, thân cây mong manh mang cả những cành lá vàng, lá đỏ nặng trĩu. Mỗi cơn gió bay ngang, lá vàng, lá rơi rung rinh trong gió. Từ dưới gốc cây có những cành cây mọc ra, rồi lá đâm chồi nảy nở. Lá từ gốc cây, lá trên cành cây, lá từ khắp nơi. Bàn tay của Tạo Hóa thật tuyệt, tôi nói luôn miệng.

Tội nghiệp người lái xe, mắt chỉ chăm chú nhìn đường đi, còn người ngồi trong xe tha hồ ngắm lá hồng rồi từ từ đổ sang đỏ, lá vàng nhạt đổi từ  màu sáng sang màu đậm, cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Mỗi lần đi vào đường ngập lá xanh chen lẫn lá vàng, lá non, lá đỏ, tôi reo vui:

-        Tuyệt vời, tuyệt vời và tuyệt vời.

Cô giáo Mộng Hoa nói:

-        Ở DC có hai mùa đặc biệt, mùa Thu ngắm lá vàng, mùa Xuân ngắm hoa anh đào nở.

Tôi nhớ cách đây 10 năm tôi đã từng làm phóng sự về DC với hoa anh đào trên bờ hồ, bên dòng sông trước tòa Bạch Ốc, và được khán thính giả của đài SBTN thích thú. Người tình trong tay người tình đi trên lá vàng trong mùa Thu và người tình trong tay người tình dìu nhau đi ngắm hoa anh đào.

Ngày đầu tiên đến DC tôi đi thăm chị Sáu Trân, chị là em dâu của phu nhân Đại Tướng Cao Văn Viên. Ngày xưa chị hay đi thăm Tổng Y Viện Cộng Hòa cùng với bà Viên và một số phu nhân khác. Bà Viên thường được các chị gọi là chị Tư. Chị Tư lúc nào cũng vui vẻ, ân cần niềm nở với tất cả mọi người. Chị Tư chăm sóc thương binh rất chu đáo, đem tặng cho anh em từ bàn chải đánh răng, khăn mặt và những thứ cần dùng khác.

Quá khứ hiện về như mới ngày hôm qua. Tổng Y Viện Cộng Hòa là bệnh viện lớn nhất miền Nam VNCH, gồm hơn 4000 thương bệnh trong bệnh viện, có cả Chùa, Nhà Thờ.

Trước khi tôi đến thì chị Sáu nói: cô Duyên ơi, chị mới giải phẫu, ngồi xe lăn, nhưng Duyên đến chị sẽ tiếp Duyên.

Ngày xưa khi đến DC tôi ở nhà chị Sáu, chi đưa tôi đến nhà bà Trần Thiện Khiêm ăn phở. Người bệnh tiếp người khỏe mạnh, tôi cũng lo. Định thăm vài phút, chỉ nói một lời thương mến rồi đi, không ngờ chị không ngồi xe lăn. Có lẽ cố gắng dữ lắm vì chỉ bước những bước khập khễnh. Trúc Mai, con gái chị đến tức khắc vài phút sau, có lẽ nhà ở gần. Tôi nhắc đến anh Trần, anh ấy lúc nào cũng vui vẻ và rất nghệ sĩ nhưng đi đâu rồi cũng về nhà. Tôi rất thương những bà quả phụ, chị Sáu Trần là một trong những quả phụ mà tôi rất thương.

Rời chị Sáu Trân tôi đi thăm gia đình Trung tướng Phan Trọng Chinh. Đường vào nhà hoa lá rực trời, ngày xưa tôi đi thăm ông thật xa. Thật ra không biết ở đâu nhưng phải đi mấy giờ đồng hồ mới tới, ngày nay ông bà ở trong thành phố. Bà Chinh, độc giả nào đã từng nghe Quan Họ Bắc Ninh hay đến thăm viếng Bắc Ninh đã biết tiếng hò tiếng hát của người Bắc Ninh làm cho người đến rồi không muốn về. Tôi đã từng thăm viếng giáo phận Bắc Ninh với phái đoàn từ thiện YMCA, nghe những cô thiếu nữ người thiểu số và các linh mục trẻ hát Quan Họ Bắc Ninh. Khi từ giã Bắc Ninh tôi nghe bùi ngùi, Bắc Ninh ơi, tôi sẽ trở lại.

 

Bà Chinh kể về 12 năm trước, chúng tôi thăm gia đình bà ở thật xa, vùng Hoa Thịnh Đốn. Bà rất hiếu khách, cháu Vũ lúc tôi đến thăm gia đình Trung Tướng ở Saigon lúc đó cháu nhỏ xíu, bây giờ đã là một thanh niên, chững chạc trưởng thành, nói năng lễ độ, khiêm tốn và lắng nghe nhiều hơn nói. Cô con gái Út của Bà miệng cười tươi như hoa đang ngồi trước máy vi tính. Tôi rất thương gia đình này, thân thiện, dễ thương cho nên mỗi lần về vùng Hoa Thịnh Đốn, tôi đều tìm đến thăm. Bao giờ tới cũng thăm gia đình Trung Tướng Phan Trọng Chinh, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Giáo sư Nguyễn Ngọc An, Đại Tá Nguyễn Văn Y. Đại tá Y thì không ai mà không biết ông. Ông là một nhà tướng số tuyệt vời, xem miễn phí cho tất cả mọi người, cô An, con gái của ông xem tử vi tướng số rất xuất sắc. Ca sĩ Nguyệt Ánh hát nhạc hùng rất mạnh mẽ nhưng không biết cô biết xem tướng số hay không thì không nghe nói tới.

Ngày phu nhân Đại Tá Y còn sinh tiên, lúc nào tôi đến thăm tôi cũng ở lại dùng cơm và nghe kể chuyện về nhiều người.

Chúng tôi đến nhà phu nhân Trung Tướng Trưởng, vừa bước vào cửa đã thấy hoa lan dọc theo lối đi, bàn thờ của ông nho nhỏ, nhìn ra cửa, hình của ông tươi cười như người sống và tươi hơn lúc ông còn sinh tiên. Bà Trưởng tặng ngay cho tôi 2 CD nhạc của con rể là nhạc sĩ Andy Dương. Trên tường một bức tranh rất linh động, màu xanh của núi rừng, màu trắng của cát biển, bà Trương nói:

-        Bức tranh này là bạn trai của con gái vẽ, lúc cháu vẽ cháu chưa biết Đà Nẵng ở đâu, nhưng cháu tự nghĩ vẽ ra. Khi mới ngồi xuống xe, gió lộng, lên đồi không biết chỗ nào để rải tro, bỗng dưng gió lặng, trời trong. Nhìn xuống biển, đúng lúc này là trong bức tranh vẽ của người bạn trai của con gái.

Anh Lê Đức Luận, nguyên là hội trưởng hội cựu sinh viên Chiến tranh chính trị Đà Lạt nói:

-        Thưa bà, bây giờ xe đò từ Đà Nẵng đến đèo Hải Vân đều ngừng lại đốt nhang trong miếu thờ của Trung Tướng, để cầu nguyện cho chuyến đi bình yên, nghe nói Trung Tướng linh lắm.

Bà Trương cười thật tươi:

-        Tôi cũng nghe người trong nước nói như thế.

Ngày xưa còn ở Việt Nam chúng tôi cũng thường nghe xe lên đèo Hải Vân hoặc xuống đồi thỉnh thoảng bị tai nạn. Mỗi lần bị tai nạn như thế thì có nhiều người chết và bị thương. 

Trong lúc ngồi ở phòng khách nhà bà Trưởng tôi nhìn lên tường thấy 3 thanh niên thiếu nữ, đẹp, cao lớn như Mỹ, mặt mày thông minh, tôi định hỏi những người thanh niên trai trẻ này là ai? Bà Trương nói ngay:

-        Đây là cháu ngoại của tôi, cháu nội của ông bà Huỳnh Văn Cao.

Xung quanh nhà bà Trưởng cây rất đẹp, như bức tranh, lá vàng, lá đỏ rợp một góc Trời. Bà Trưởng gọi ngay cho phu nhân Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, lúc còn sinh tiên Thiếu Tướng Trưởng thường nói với chúng tôi:

-        Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh rất giỏi về ấp chiến lược.

Rồi chúng tôi đi thăm gia đình Tướng Hinh, Thiếu tướng ít nói, chỉ trả lời những câu hỏi của nhà báo, vừa đủ không dư không thiếu. Tướng Hinh vẫn còn một bầu nhiệt huyết trong người. Ông nhắc về những cuộc rút quân cấp tốc với những phẫn nộ trong lòng. Tôi ngậm ngùi, những việc gì liên quan đến quốc gia dân tộc đều do ý Trời, đành chịu vậy, nhưng chúng tôi cũng hãnh diện về người Việt Nam lưu vong khắp nơi trên thế giới vẫn còn nghĩ về quê hương, tranh đấu cho một quê hương không Cộng Sản. Thế hệ thứ nhất có đi qua thì thế hệ thứ hai, thứ ba vẫn tiếp tục tranh đấu cho Việt Nam thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.

Chiều thứ sáu, cùng ngày tôi vừa đến Hoa Thịnh Đốn, tôi tham dự phát thưởng Truman-Reagan Medal of Freedom cho linh mục Nguyễn Văn Lý, do cộng đồng vùng Hoa Thịnh Đốn và vùng phụ cận tổ chức. Ông Đoàn Hữu Định, chủ tịch cộng đồng mời rất nhiều người, có sự hiện diện của bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và phu nhân, kỹ sư Võ Thanh Nhân, giám đốc điều hành trung ương Hương Đào Việt Nam. Ông cũng là đại diện của đài truyền hình SBTN vùng Hoa Thịnh Đốn, Tiến sĩ Edwards Lee, Tiến sĩ Lee đang vận động thành lập viện bảo tàng nạn nhân Cộng Sản, đồng bào tận tình đóng góp cho bảo tàng viện này.

Cảm động nhất là lúc linh mục Thiên đại diện cho linh mục Nguyễn Văn Lý đang ở tù ở Việt Nam, lãnh huy chương Tự Do, cô Lữ Anh Thư, ái nữ của Trung Tướng Lữ Lan, một khuôn mặt trẻ tranh đấu cho Nhân quyền Việt Nam, nói về giải thưởng cao quý này và Tiến sĩ Edwards Lee, chủ tịch hội Victims of Communism Memorial Foundation lên trao giải thưởng. Ông nói với khán thính giả rằng ông và hội của ông vẫn tiếp tục tranh đấu cho những nhà tranh đấu cho Tự Do ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác không có Tự Do.

TRIỂN LÃM TRANH VÀ PHÁT GIẢI THƯỞNG:

Chúng tôi đang đi xe thì tiếng của kỹ sư Đẩu Thanh Vân:

-        Chị ơi, chị đang đi đâu? Sắp khai mạc hội nhiếp ảnh rồi, đến ngay, đến ngay.

Đẩu Thanh Vân, đang làm cho đài Á Châu Tự Do lúc nào cũng chu đáo và cẩn thận.

Hội nhiếp ảnh Việt Nam, vùng Hoa Thịnh Đốn, hội trưởng là ông Đỗ Linh Dzũng, đã thu hút một số tài tử giai nhân gia nhập làm hội viên, là những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh, yêu thiên nhiên. Khi chúng tôi đến trường Nova thì nhiếp ảnh và những người yêu anh đã đầy trong hội trường. Giáo sư Nguyễn Ngọc Hạnh đến từ miền Bắc California được mọi người vây xung quanh ân cần chào hỏi, ông Nguyễn Ngọc Hạnh đã chiếm

92 giải thưởng, có một giải thưởng cao quý của Anh Quốc. Ông Nguyễn Ngọc Hạnh với giọng nói mạnh mẽ, ông nói ông đến đây không phải để nói về ảnh mà nói về con người.

Ông Đỗ Linh Dzũng thì nói về sự khiêm tốn của người cầm máy hình trên bay, học không bao giờ là bắt đầu và không bao giờ chấm dứt, nghĩa là phải học hỏi không ngừng, phải sáng tạo không ngừng.

Người được vinh danh vì góp công rất nhiều cho hội Nhiếp Ảnh Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn gồm có nhiều người được mời lên sân khấu: Kỹ sư Võ Thanh Nhàn, kỹ sư Đẩu Thanh Vân, ông Đinh Trần,.v.v…

Bác sĩ Dũng cho biết ông cũng là học viên của hội Nhiếp Ảnh, bây giờ ông phụ giúp dạy lại những người đến sau. Ông nói ông cũng là học trò của ông Đinh Trần, là phó chủ tịch của hội.

Những ảnh đẹp được chiếm giải thưởng, được chiếu trên màn ảnh, nhiều người chiếm nhiều giải thưởng một lúc, những người chiếm giải thưởng là: Tuấn Huỳnh, Tuấn Trần, Yến Trần, Peter Đỗ, Đức Nguyễn, Hồng Nguyễn, Hiệp Phạm, Hải Dương, Bình Nguyễn, Khánh Ngô, Hải Ngô, Vân Hồ, Khánh Ngô, Huệ Phan, Mai Trần, Bảy Trần, Nguyệt Nguyễn, Đoan Trang Đỗ, Trang Nga, Trần Thủy Đinh, v.v…

Nhiều người đẹp mặc áo dài tha thướt đi qua đi lại, những búc ảnh chiếm giải thưởng được để ở hành lang, làm cho phòng họp đẹp hơn.

Ông phó hội trưởng, ông Đinh Trần, chạy đi tìm thức ăn chay cho những người không ăn mặn.

Ông Nguyễn Diêm, nguyên là giám đốc đài Á Châu Tự Do được mời lên phát biểu cảm tưởng, ông được rất nhiều anh em cựu sinh viên Võ Bị Đà Lạt (nguyên là giáo sư trường Võ Bị Đà Lạt) nên được anh em Võ Bị thương mến. Ông vừa bước lên sân khấu đã được những tiếng vỗ tay vang dội ở hội trường.

Cảnh thiên nhiên ở Hoa Thịnh Đốn quá đẹp cho nên sinh ra nhiều thi sĩ, văn sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ, v.v…

Ông Đỗ Linh Dzũng và những người trong ban điều hành bận tối tăm mặt mũi, truyền thông đến rất đông, ký giả Thanh Trúc ở đài Á Châu Tự Do phỏng vấn cho đài SBTN vùng Hoa Thịnh Đốn, ông Trần Đình lấy hình cho báo chí…

Chúng tôi thấy niềm vui và hãnh diện về những người yêu thiên nhiên, sống với thiên nhiên và sáng tạo những bức ảnh tuyệt vời.

KỶ NIỆM 16 NĂM THÀNH LẬP ĐÀI VNHN.

Đây là lần thứ 3 tôi tham dự kỷ niệm thành lập đài. Lần thứ nhất là 10 năm kỷ niệm, lần thứ hai là 12 năm và giờ là lần thứ ba. Trong 14 năm làm việc với nhiều kỷ niệm đẹp, thính giả gọi vào đóng góp ý kiến về chương trình. Tôi phụ trách chương trình Không hẹn lúc 10 pm giờ Hoa Thịnh Đốn mỗi tuần vào ngày thứ sáu. Có thính giả đề nghị phỏng vấn thêm các vị lãnh đạo tinh thần. Tôi được may mắn phỏng vấn Hòa Thượng Thích Tâm Châu ở Canada, cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm ở Pháp, Hòa Thượng Thích Như Điển ở Đức, Đức Cha William Skytad, nguyên là chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, Đức Cha Mai Thành Lương, Đức cha Đinh Đức Đào, Đức cha Nguyễn Văn Tốt, sứ thần của Vatican. Đức cha Barnard ở Đức, v.v… và nhiều vị nổi danh nổi tiếng khác ở khắp nơi trên thế giới.

Cô giáo Lê Tống Mộng Hoa thường nói với tôi:

-        Chị Kiều Mỹ Duyên ơi, em thương anh chị em đài VNHN lắm, chưa bao giờ em thấy một cái đài nghèo nhất thế giới như đài VNHN. Nhưng anh chị em thương nhau lắm, đó là lý do em hay nấu thức ăn đem đến cho anh chị em ăn.

Ký giả Thanh Trúc nói:

-        Chị ơi, ngày xưa vừa đi làm vừa đi học, em, anh Võ Thành Nhân, anh Ngô Ngọc Hùng, ngày nào tụi em cũng đợi, đến nhà ai, ngừng lại đầu tiên là nói tụi em đói quá, có gì cho tụi em ăn không?

Thanh Trúc với giọng nói vô cùng chân thật:

-  Chồng em là cựu tù nhân, tụi em đám cưới lúc ba em còn ở trong tù dưới chế độ Cộng Sản. Chồng em đã từng đi tù, ba em đi tù…

Ba em hài lòng với con rể miền Nam, nói rằng con gái không được lấy chồng Việt Cộng.

Tụi em cũng thương đài VNHN, nghèo lắm nhưng anh chị em thương nhau lắm.

Tôi đặt 2 vé VIP trong tay của Thanh Trúc và ân cần:

-        Chị biết em làm việc vất vả lắm, ngoài giờ làm cho Đài Á Châu Tự Do, còn làm cho đài SBTN, nhưng thế nào em cũng phải đến với chị, ngồi chung bàn với chị, nhất định không thể thay đổi, em mặc áo đẹp rồi không cần về thay đồ khác nữa.

Anh Phúc, phu quân của Thanh Trúc yểm trợ việc làm của vợ tối đa, ngày xưa cũng như bây giờ, bây giờ các cháu đã lớn, thành tài, hai vợ chồng cũng thảnh thơi.

Thực hiện xong 5 shows ở đài SBTN, trụ sở năm nay rộng rãi hơn ngày xưa, có phòng họp, phòng trang điểm, phòng ăn v.v..

Chúng tôi đến chỗ họp của VNHN, mọi người đang đứng sắp hàng, tôi phục quá. Giấy mời là 6 giờ chiều nhưng mới 5 giờ mà quan khách đã đến gần chật nhà hàng. Xướng ngôn viên xuất sắc (nhưng không lãnh lương) Nguyễn Văn Khánh và Nguyễn Thị Mắt Nâu đã có mặt đang đứng gần sân khấu. MC Nguyễn Văn Khánh nói:

-        Còn 3 phút nữa là 6 giờ chúng tôi sẽ khai mạc, đặc biệt của đài VNHN là khai mạc đúng giờ, xin mời đồng bào vào chỗ ngồi.

Chúng tôi thấy Hồng Trần và một số chị em đang ngồi ở bàn soát vé, người đến tấp nập, tôi biết thế nào cũng sẽ có một số người ra về vì không đặt vé trước, đúng như thế này mới biết số người ra về hàng trăm người. Người trẻ Cường Nguyễn đến từ St Louis phải xin lỗi và đưa khách ra cửa, hẹn năm sau.

Tôi nghe cô gái trẻ nói:

-        Ba ơi, ba ơi, gia đình mình 7 người, bàn nào trống thì vào.

Đồng hương lớn tuổi nói:

-        Không được đâu con, bàn người ta đặt hết rồi.

Một số anh chị em xướng ngôn viên duyên dáng đứng để cho khách ngồi, có người đi cả giờ đồng hồ chưa có chỗ đậu xe, băng qua đường trời tối sợ dễ bị tai nạn.

Chào cờ Việt Mỹ, một phút mặc niệm, anh Nguyễn Tường Thước trong bộ quân phục chỉnh tề, điều hành cuộc chào cờ trang nghiêm. Xướng ngôn viên Nguyễn Văn Khánh, nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu duyên dáng dễ thương làm ấm lòng đồng hương.

Bài diễn văn của Tổng giám đốc Kiều Loan đầy ý nghĩa, giọng đọc ngọt ngào của cô làm mọi người lắng nghe.

Đài VNHN có lập trường quốc gia, tất cả anh chị em quyết một lòng đấu tranh cho quê hương có Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền.

Lòng nhiệt huyết hướng về quê hương, tranh đấu cho quê hương Độc Lập của đồng bào Hoa Thịnh Đốn và vùng phụ cận qua những tiếng vỗ tay vang dội cả hội trường. Chúng tôi cảm thấy ấm lòng, và ấm lòng những người chiến sĩ đã đi vào lòng đất mẹ.

Cô Thu Hồng, đại diện cho đài VNHN về từ Đức Quốc, Hoàng Yến từ Pháp, giáo sư Ngô Quốc Sĩ, ký giả Triều Phố từ miền Bắc Cali, Cường Nguyễn, Hoàng Trần đến từ St Louis, Giáo sư Kim về từ Houston, Texas. Hồng Trần từ Austin, anh Nguyễn Tường Thước từ New Jersey, vợ chồng nhà văn Nguyễn Đình Toàn về từ Oklahoma, nhà văn Vương Kỳ Sơn và phái đoàn đến từ New Orleans.

THĂM VÕ ĐƯỜNG CỦA VÕ SƯ ĐỒNG SĨ HỘI.

Võ đường của võ sư Đồng Sĩ Hội được tổ chức trong trung tâm sinh hoạt của County, khang trang, đẹp, có người canh cửa (không có ai dám gây ân oán giang hồ vô võ sư?). Võ sư Đồng Sĩ Hội là học trò của Master Susiki, người Nhật sang Việt Nam lấy vợ Nhật làm huấn luyện cho cảnh sát VNCH. Ông mở võ đường ở Huế, đào tạo biết bao nhiêu võ sư danh tiếng, sĩ khí anh hùng như võ sư Đỗ Nhuận, giáo sư đại học Huế, sau khi Việt Cộng vào, ông tổ chức chống Cộng, ông bị Việt Nam xử bắn. Võ sư Đông, giáo sư đại học miền Đông Hoa Kỳ, trong lúc trả lời cuộc phỏng vấn của chúng tôi, võ sư Đồng Sĩ Hội nhắc đến những sư huynh như: Sư trưởng Hạ Quốc Huy, Nguyễn Phúc Vĩnh Tung, Nguyễn Văn Quang…

Võ đường ngoài võ sư Đồng Sĩ Hội còn có thêm 3 võ sư: võ sư John Long, võ sư Huy, một võ sư trẻ Tony Long Nguyễn đã từng chiếm giải vô địch của tiểu bang Virginia. Các võ sư Đồng Sĩ Hội với bộ võ phục màu đen, khuôn mặt giống tài từ xine Đại Hàn. Nụ cười hiền lành, võ sư Huy, dược sĩ, những người võ sư này là học trò của võ sư Đồng Sĩ Hội, học một thời gian thật lâu rồi trở thành võ sư cho nên nhiều người ở vùng Hoa Thịnh Đốn nói võ sư Đồng Sĩ Hội đã đào tạo biết bao nhiêu nhân tài ở nhiều nơi.

Các võ sinh trẻ, em nào cũng cao, khuôn mặt đẹp, có em nói tiếng Việt thông thạo, có em chỉ nói tiếng Anh. Các em biểu diễn thế đá thật cao, mạnh mẽ, vun vút, mắt các em sáng ngời, các võ sư tiếp khách ân cần niềm nở.

Phái đoàn thăm viếng võ đường của võ sư Đồng Sĩ Hội gồm có kỹ sư Phạm Văn Đảm, Phong trào Giáo Dân Boston, Cường Nguyễn, chuyên viên địa ốc đến từ St Louis, anh Phạm Văn Đảm thu hình không ngừng. Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn, Cường Nguyễn chụp hình, hình ảnh của võ sinh trẻ Việt Nam gây sự chú ý của nhiều người. Sự khỏe mạnh, vươn lên, các em trả lời cuộc phỏng vấn của chúng tôi: các em học võ vì để tự vệ, tu tính, có tinh thần võ sĩ đạo giúp đỡ người khác, em nào ánh mắt cũng sáng rực, ngực ưỡn về phía trước, vui vẻ, tinh nghịch nhưng khi đấu mới thấy sự mãnh liệt tiềm tàng trong cơ thể của những người trẻ vùng Hoa Thịnh Đốn.

20 năm gặp lại võ sư Đồng Sĩ Hội vẫn không già, có lẽ sự luyện tập làm cho thầy dạy võ trẻ mãi không già, phu nhân của võ sư Đồng Sĩ Hội cũng là chuyện viên địa ốc.

Về đến Orange County tôi vẫn còn nhớ tiếng cười của trẻ thơ, tiếng chào mạnh mẽ của các em ở võ đường của võ sư Đồng Sĩ Hội. Võ sư Đồng Sĩ Hội đã mở võ đường ở nhiều nơi và đào tạo biết bao người, biết bao viên chức của chính quyền Hoa Kỳ.

Về đến đài VNHN, kỹ sư Phạm Văn Đảm và chuyên viên Cường Nguyễn vẫn còn khen ngợi các em một cách nức nở, kỹ sư Đảm nói:

-        Tương lai của cộng đồng, của dân tộc là ở các em, thế hệ trẻ.

Tinh thần tráng kiện trong thân thể khỏe mạnh.

Võ sư Đồng Sĩ Hội dùng hết thì giờ còn lại của mình ngoài giờ đi làm cho cộng đồng, cho những thế hệ trẻ. Khi tôi nói với kỹ sư Đẩu Thanh Vân là tôi muốn thăm võ đường của võ sư Đồng Sĩ Hội thì Vân nói:

-        Võ sư Đồng Sĩ Hội nổi tiếng lắm, võ đường của ông đào tạo nhiều nhân tài lắm.

Đến nơi mà hỏi một người mà Vua biết mặt Chúa biết tên khỏi cần biết địa chỉ vẫn có người đưa tôi về tới chốn. Chẳng hạn hỏi trong giới quân nhân như Võ Bị Đà Lạt, cựu sinh viên trường Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, nhà các Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng Phan Trọng Chinh, Tướng Nguyễn Duy Hinh, hay nhà đại tá Nguyễn Văn Y, một vị xem tử vi thần sầu ai cũng biết.

Tôi được may mắn là nữ phóng viên chiến trường quen nhiều cho nên đi đến đâu muốn thăm ai cũng được toại nguyện.

Tuy nhiên ca sĩ Nguyệt Ánh đang ở Florida nên tôi muốn đốt một nén nhang trên bàn thờ của ông bà Đại Tá Y cũng không có cơ hội vì nhà bỏ trống không có người mở cửa.

Rời võ đường của Võ sư Đồng Sĩ Hội chúng tôi trở về đai Việt Nam Hải Ngoại nói chuyện trên đài, gặp giáo sư Kim đến từ Texas, giáo sư Thông Lương, Thục Đoan, Nhật Trường mới tới đài nói chuyện. Muốn nói gì thì nói, nói về kỷ niệm làm việc với đài nhiều năm, tôi mời thính giả tham dự đại hội ngày chúa nhật, nhưng cô Kiều Loan nói hết vé rồi.

Băng Tâm, Thục Đoan, Nguyệt Nguyễn, Trần Thiên, Nhật Trương có mặt tại đài, người ra người vào tấp nập.

Cô Thu Hồng đến từ Đức nói:

-        Không biết tối nay em ở đâu.

Tôi cười:

- Em đừng lo, đồng bào ở đây tốt lắm, nhà nào cũng rộng lắm, học trò của chị mời chị về nhà ở nhưng chị đã có chỗ ở rồi, nếu em cần thì chị gọi học trò của chị đến đón em, hay là em về nhà cô giáo Tống Mộng Hoa ở chung với chị?

Nói xong rồi tôi vào phòng ghi âm nói nói rồi đi. Vừa ra gặp giáo sư Ngô Quốc Sĩ đến từ miền Bắc Cali, vợ chồng nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu đến từ miền Nam. Mắt Nâu nói:

-        Chị Thái Hà trên đường tới.

Tội nghiệp nhất là người đi đón người, tổ chức nào cũng vậy, người vất vả nhất là ra phi trường đón người, rồi lo chỗ ăn ở cho họ, chưa kể những khách muốn đi thăm người này người nọ như Kiều Mỹ Duyên thì muốn đi thăm tất cả mọi người quen biết từ mấy chục năm trước.

Hoàng Yến đến từ Pháp gọi tôi rối rít:

- Chị ơi, anh Hùng đang đổ bánh xèo chay cho chị.

Tôi nói:

- Cảm ơn, cảm ơn. Hồng Thủy, cựu nữ sinh Trưng Vương, cùng thời với chúng tôi, Hồng Thủy sắp tới rồi.

Hồng Thủy tặng cho tôi Những Cánh Hoa Dại màu vàng, sách dài 415 trang, hình của Hồng Thủy ở trang bìa sau với nụ cười thật tươi, tập sách gồm có truyện ngắn, thơ và nhạc, thơ của Hồng Thủy được nhiều nhạc sĩ danh tiếng phổ nhạc như Phạm Anh Dũng với Mộng Trưng Vương, nhạc sĩ Văn Sơn Trương.

Chúng tôi hãnh diện với người cựu nữ sinh Trưng Vương Hồng Thủy.

 Trong buổi cơm tối với vợ chồng nhà văn Nguyễn Thị Mắt Nâu, Hồng Thủy, Hoàng Yến và Kiều Mỹ Duyên ở một nhà hàng, Hoàng Yến nói về mối tình của người DC và Paris, nói chuyện không ngừng nghỉ, nói về những chuyến bay Paris, DC, những chuyến đi trong đường rừng v.v..

Vì người yêu chim Hoàng Yến bỏ tất cả để về DC.

Ôi tình yêu, sức mạnh của tình yêu. Hồng Thủy là thương gia thành công ở vùng Hoa Thịnh Đốn, nhưng không nói về thương mại mà chỉ nói về văn thơ với những tiếng cười rộn rã. Mắt Nâu thì buồn buồn có lẽ mệt vì bệnh tim hoành hành, mệt mỏi chút rồi thôi tiếp tục làm việc.

Hồng Thủy trước khi đưa chúng tôi đi ăn, chúng tôi cùng Hoàng Yến và Hồng Thủy thăm thân mẫu của Ngô Ngọc Hùng, vừa bước vào bà cứ hỏi tôi:

- Kiều Mỹ Duyên đến từ California, bao giờ về, tôi thích đi mà ở một chỗ nói xong cụ đưa tay lên:

- Gần 100 tuổi rồi, ngày xưa đi nhiều lắm, đi khắp nơi, đến đâu thích ở nhà hơn khách sạn. Cụ bà và Hùng đã từng ở Chùa Bát Nhã, Santa Ana, nhà bác sĩ Thomas Võ và ở nhà bà con ở khắp nơi.

Cụ bà nhắc nhiều về bà con và nhắc chuyện xưa tôi cũng vừa gặp cụ Vân trong lễ phát giải thưởng cho cha Nguyễn Văn Lý, cụ Vân năm nay trên 100 tuổi, cụ nói:

-        Ở đâu có tranh đấu là tôi đến, tôi vui lắm khi thấy anh em mình tranh đấu, khăn quàng cổ là cờ Việt Nam, cụ hãnh diện chỉ vào lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Ở đài VNHN, một không khí gia đình, ai đói thì cứ ăn, bà con, thính giả đem thức ăn đến nhà hàng đủ thứ: chả giò, thịt nướng, trái cây, bắp nướng, kẹo, bánh, mứt,v.v..

Rời cụ bà, ra phòng khách chúng tôi gặp rất nhiều người cao niên đang ngồi trên xe lăn, nhà của những người già. Buổi tối cây cỏ biến thành màu đen vì ánh đèn mờ mờ không đủ ánh sáng ban đường quá nhỏ nếu không nhờ Hoàng Yến chỉ đường thì không bao giờ chúng tôi đến được nhà của những người cao niên.

Cụ bà thân mẫu của Hùng đưa chúng tôi ra tận cửa, cứ đi thoăn thoắt không cần gậy, không cần xe lăn. Tôi nhìn Mắt Nâu, Hồng Yến, Hồng Thủy và tự nhủ: không biết chúng tôi có sống được như cụ Nhơn này không?

Hồng Thủy đưa chúng tôi đến tiệm ăn sang trọng, chủ nhân người Việt Nam, nhà hàng đẹp, trong khu Mỹ, khách hàng là người Mỹ, Hồng Thúy nói:

-        Phải đưa quý vị đến nơi là lạ hơn ở Eden.

Eden là khu phố của người Việt Nam, nghe nói Hồng Thủy có cơ sở thương mại và rất thành công, buổi tôi cô đề nghị đưa chúng tôi đi George by Night của vùng Hoa Thịnh Đốn nhất định là phải đẹp. Hồng Thủy ngoại giao rất rộng, nói đến Hồng Thủy ai cũng biết, Hồng Thủy Trưng Vương v.v..

Một buổi cơm tối với tiếng cười reo vui, Mắt Nâu cho em có đau tim nặng, nhưng cuối cùng về được Cali, tuyệt rồi.

NHỮNG NGƯỜI TÔI ĐÃ GẶP: RẤT DỄ THƯƠNG

Về Hoa Thịnh Đốn kỳ này tôi gặp thật nhiều người, nhiều người rất dễ thương. Được quà tặng những bài viết thật sâu sắc của cô giáo Tống Mộng Hoa, CD nhạc và tập thơ thiền của Nghiêu Minh, CD của ca sĩ Vũ Hoàn ở Cali, truyện ngắn, thơ của Hồng Thủy, bánh ngọt của Hoàng Yến, báo Việt Mỹ, báo Trẻ, báo Văn Nghệ, v.v..

Dược sĩ Ngô Thị Hiền lúc nào cũng diện như lúc làm chủ tịch của đại học xá Trần Quý Cáp. Đại học xá có những sinh viên xinh đẹp đến từ các tỉnh miền Trung, Cao nguyên trung phận, miền Đông và miền Tây v.v.. Diện và điệu cho những lúc đi vận động hành lang quốc hội Hoa Kỳ cho Tự Do, Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam vẫn đi thoăn thoắt từ hành lang này đến hành lang khác.

Trong buổi kỷ niệm 16 năm thành lập đài VNHN, một phụ nữ xinh đẹp trong chiếc áo dài rực rỡ gặp tôi và nói:

-        Tôi là mẹ của Nguyễn Đình Thắng.

Tôi nhận ngay ra chị, bao nhiêu năm gặp lại người phụ nữ này vẫn đẹp và tươi như hoa. Hình như phụ nữ vùng Hoa Thịnh Đốn diện hơn phụ nữ miền Tây Hoa Kỳ. Có lẽ lá vàng rực rỡ, lá đỏ rực rỡ làm cho người phụ nữ sống với thiên nhiên, trẻ lâu và diện, điệu hơn những nơi khác?

Tôi bắt tay rất nhiều bà con, nhưng không có hỏi tên. Tôi gặp nhà văn Huỳnh Văn Phú, cựu sinh viên Võ Bị Đà Lạt đã từng đến miền Nam Cali ra mắt sách và được ủng hộ nhiệt liệt dạo nào, gốc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nên được nhiều chiến sĩ thương mến.

Kỹ sư Ngô Ngọc Hùng vẫn nghịch ngợm như thuở nào, anh em lên đài chúc Hùng và người đẹp sớm cho anh chị em và thính giả uống rượu mừng. Tình duyên là cái số, số người nào thì sẽ gặp người đó.

Ở xứ lạnh nhiều người thích tập thể thao thể dục, môn học Hoàn Nhiên Khí Công cũng được nhiều người yêu chuộng. Cô giáo Mộng Hoa, anh Huyên, Bác sĩ Nguyễn Y Đức, nhà khoa học gia này cũng yêu chuộng thể thao. Cô Thu Hồng, cánh tay bị thương thuở nào cũng cố gắng tập luyện để có sức khỏe, dáng cao, cánh tay cô đưa cao, người đẹp lại đẹp hơn. Nhà cô giáo Mộng Hoa trước nhà lá đỏ rực rỡ, sau nhà lá rụng với là vàng, lá đỏ chen lấn nhau, tuyệt lắm. Tập ngoài trước có ký giả Thanh Trúc, Mộng Hoa, anh Huyên, Thu Hồng. Tập ở phòng khách với bác sĩ Nguyễn Y Đức, bác sĩ còn tập luyện thì ai mà không tập chứ? Nhưng bác sĩ Nguyễn Y Đức phải trả lời cuộc phỏng vấn của đài VOA nên dặn anh Huyên:

- Anh thu hình nhiều nhiều nhé, cho tôi tập bài này để tôi tập tiếp.

Nhìn qua cách tập luyện mọi người đếu biết ông bác sĩ  này cũng nhiều năm tập luyện, riêng cô giáo Mộng Hoa và phu quân thường xuyên đi tập Tai Chi nên tay chân rất nhanh nhẹn, cử động nhịp nhàng. Nhà cô giáo không phải là chính trị gia, không phải thương gia nhưng điện thoại reo không ngừng nghỉ từ sáng đến chiều vì cô giáo và phu quân làm việc từ thiện giúp người nghèo ở Việt Nam, cho học bổng trẻ em, v.v…

Đẩu Thanh Vân, Thanh Trúc, người nào cũng thông minh và học rất nhanh. Hoàn Nhiên Khí Công ở đâu cũng tập được, động tác nhẹ nhàng. Trong nhà hàng vợ chồng nhà văn Mắt Nâu, Hoàng Yến, Hồng Thủy cũng tập được.

Tôi may mắn gặp toàn là người thông minh, lý tưởng nhất là tập ở sân sau của nhà cô giáo Mộng Hoa, tập ngoài trời cây cảnh đẹp tuyệt vời.

Tôi ao ước tôi được hưu trí sẽ đi khắp nơi trong thiên hạ, làm shows cho tivi, radio, làm việc từ thiện và tập Hoàn Nhiên Khí Công, Tai Chi hay những việc nhẹ nhàng khác có thể giúp ai được điều gì họ thích giúp bởi vì đời sống của người lớn tuổi chỉ biết ngày hôm nay còn ngày mai không ai biết việc gì sẽ xảy ra.

Gặp Mai Ly biết Mai Ly khỏe hơn tôi, tôi mừng. Mấy tháng trước nghe Mai Ly đi mổ não tôi sợ quá, cầu nguyện cho Mai Ly liên tục. Cầu cho cô gái xinh đẹp trẻ, cố lòng vượt qua những nỗi khó khăn để tiếp tục giúp đỡ nhiều người.

Ca sĩ Hoàn Vũ đến từ Cali, ca những bài ca tình cảm. MC Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Thị Mắt Nâu làm việc tận tình, người nào làm việc cũng không ăn uống, người nào được đồng bào thương thì bao giờ cũng quên thân mình.

Một ca sĩ cũng là bác sĩ ngâm bài Đôi mắt người Sơn Tây tuyệt vời.

Võ sĩ Vovinam, 6 đẳng, 40 năm tập luyện: Thành Long tích cực giúp cho ban tổ chức rất nhiều, riêng giáo Kim lái xe 38,000 dặm về DC làm việc giúp anh em làm nhiều người cảm phục. Giáo sư Lương Thông phụ trách đón người này người nọ. Kiều Loan, tổng giám đốc cũng đi đón người.

Người tôi mến và cảm phục thì nhiều lắm, làm sao kể hết, thôi thì viết những gì mình nhớ vậy.

Cầu xin ơn trên ban phước lành cho tất cả mọi người, cho đồng hương được hạnh phúc, vui vẻ và nhiều may mắn để còn gặp lại nhau.

 

KIỀU MỸ DUYÊN