Kiều Mỹ Duyên
Bất cứ phóng viên chiến trường nào cũng có nhiều gắn bó với chiến sĩ. Bây giờ dù ở bất cứ nơi nào hình bóng oai hùng của nguời lính vẫn ở trong trái tim của phóng viên chiến trường. Tôi cũng vậy, dù các anh theo cũng là chiến sĩ hào hùng ở trong trái tim tôi. Binh chủng Biệt Động Quân là một binh chủng hào hùng trong QLVNCH. Năm nay tổng hội BĐQ làm lễ kỷ niệm 58 năm thành lập binh chủng trong 3 ngày 24, 25 và 26/8/2018. Thứ sáu ở nhà BĐQ Bùi Duy Vinh, ở thành phố Garden Grove. Ngày thứ bảy ở nhà bà Trâm, ở Midway City. Ngày thứ nhất có khoảng 200 chiến sĩ BĐQ, gia đình vợ con tham dự. Người về từ bốn phương trời. Trong một ngôi nhà xinh xắn, cây cỏ xanh mướt, trước nhà làm cái cổng dàn chào, cờ Mỹ, cờ Việt, và phù hiệu Biệt Động Quân, một con cọp nhe răng trắng xoá. Tiếng reo vang dội:
- Biệt Động Quân: SÁT, Biệt Động Quân: SÁT:
Khi nghe tiếng hét vang dội giữa trời xanh, tôi cứ tưởng mình đang ở cao nguyên trung phần, đang ở trung tâm huấn luyện Dục Mỹ, hay ở đồng bằng sông Cửu Long. Một số anh em mặc quân phục BĐQ, dáng vẫn thẳng, hào khí ngất Trời. Khi gặp chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, người đã từng đi lính năm 1954, từ bộ binh đến Lực Lượng Đặc Biệt, rồi Biệt Động Quân, chỉ huy trưởng BĐQ vùng II chiến thuật lúc khói lửa tưng bừng, đồng bào cao nguyên sắp bỏ núi rừng thân yêu di tản về thành phố. Khi đối thoại với Chuẩn tướng Phạm Duy Tất, đồng bào sẽ thấy thương cảm cho người anh hùng không gặp thời cơ. Người yêu nước, yêu dân di tản bằng đường bộ về Nha Trang cuối cùng phải vào tù, là một trong những tướng ở tù nhiều năm nhất, 17 năm 2 tháng. Cùng với các tướng Lê Minh Đảo, Đỗ Kế Giải, Chuẩn tướng Phạm Duy Tất. :
Nói về các tướng chỉ huy binh chủng BĐQ, chúng ta không thể quên Trung tướng Phan Trọng Chỉnh, thiếu tướng Trần văn Hải, thiếu tướng Đỗ Kế Giải. Bây giờ thi các vị đó đã qua đời, người tự tử để bảo toàn danh tiết. Chết theo thánh, chết theo vận nước nổi trôi. Người thì ở tù, người thì chết ở xứ người. Người còn sinh tiền, chức vụ cao nhất là Chuẩn tướng Phạm duy Tất. Quý vị có thể vào trang Web: Vietnam-radio chương trình KHÔNG HẸN ngày thứ sáu 24/8/2018 của HỆ THỐNG TRUYỀN THANH VIỆT NAM HẢI NGOẠI. Để nghe lại hội thoại của KMD với chuẩn tướng Phạm Duy Tất và các anh em BĐQ một giờ, cảm động lắm.
Các chiến sĩ tôi phỏng vấn trong chương trình hội thoại này là Chuẩn Tướng Phạm duy Tất. Đạo diễn Nguyễn Ngọc Chẩn, đạo diễn phim Vì Tôi Là Linh Mục đã thực hiện ở Mỹ. Phim này rất ăn khách trong mấy thập niên vừa qua. Là một thương gia rất thành công ở thương trường, nhưng lúc nào ông cũng gắn bó với anh em trong binh chủng BĐQ. Lúc nào anh em có hội họp là có sự hiện diện của đạo diễn Nguyễn ngọc Chấn. Anh nổi tiếng về phim này "Vì Tôi Là Linh Mục". Trong phim viết về người con gái rất đẹp yêu linh muc. Nhớ lại một câu chuyện vui. Tôi mướn một cô thư ký thật đẹp. Tôi không hề biết cô này là tài tử xi nê trong phim: Vì tôi là linh muc. Một hôm, có một bà mẹ Công giáo nói với tôi: sao chị mướn tài tử xi nê làm cho chị. Tài tử này lại yêu linh muc.
Khi bà khách ra về tôi gọi cô thư ký và hỏi: bà khách vừa rồi nói con yêu linh mục có đúng không? Cô bé cười thật tươi và nói: con yêu linh mục trong phim vì con đóng phim, nhưng khi rời khỏi phim trường là hết yêu. Lúc đó tôi yên lòng mướn cô bé làm việc tiếp tục.
Hôm tiền hội nghị tôi cũng phỏng vấn ông Ngô Dư, hội trưởng hội BĐQ miền Nam Cali và một số anh em. Đa số đều trả lời gặp lại anh em vui lắm, cảm động lắm, có cơ hội hàn huyên,tâm sự, kể với nhau nghe về bằng hữu, người còn người mất, thương tâm lắm. Có người nước mắt rưng rưng. Tôi học về báo chí, tốt nghiệp báo chí, làm cho báo Mỹ, sau đó làm cho báo Việt Nam. Tôi có nhiều cơ hội tham gia sinh hoạt cộng đồng. Sau này làm việc cho radio, tivi, mỗi tuần tôi nhận được chừng 20 đến 30 thiệp mời sinh hoạt cộng đồng, từ văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế, chính trị, tôn giáo v.v. Tôi chưa thấy đại hội nào có 2 ngày tiền hội nghị, người về từ phi trường nội địa, phi trường quốc tế cũng khá vất vả cho người đón tiếp. Nhân sự nhiều nhất phải nói là tổng hội sinh viên. Mỗi lần tổ chức có trên 600 người trong ban tổ chức. Số người lớn tuổi không được nhiều bằng thế hệ thứ hai. Nhưng đại hội BĐQ số người về từ khắp nơi, thế hệ thứ nhất, thứ hai và thứ ba cùng tham gia nhất là những người từ xa về, con cháu di theo.
Ngày thứ hai của tiền hội nghị, tôi đến nhà chị Trâm. Ở trong căn nhà rộng rãi, sân cỏ xanh mướt giống như nhà BĐQ Bùi Duy Vinh. Chủ nhà ân cần niềm nở với quan khách. Thùng quà của tôi tặng, anh em vẫn để trên kệ, không ai nhìn tới. Tôi phải đưa tận tay cho anh em quà của tôi, đặc biệt nhất là người ở xa về quận Cam. Một chị rất xinh đẹp bắt tay tôi và nói:
- Nhà em BĐQ, em ở Houston, vừa rồi đọc báo Xây Dựng, thấy bài của chị. Báo Xây dựng đã xuất bản 35 năm rồi, số nào cũng ca ngợi chiến sĩ VNCH. Vị phu quân của bà chủ báo Hoàng Minh Thuý là chiến sĩ. Chiển sĩ có con là luật sư, và thương gia. Thế hệ thứ hai rất giỏi, hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ rất nhanh, hy vọng tất cả các cháu biết mình là người Việt Nam và tranh đấu cho VN, thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Quà của tôi tặng các anh là bút ký chiến trường Chinh Chiến Diêu Linh. Sách viết về người thật, việc thật. Những trận đánh oai hùng nhất, trong đó có hình ảnh của các chiến sĩ BĐQ ở 4 vùng chiến thuật và một số sách báo, nhạc, sách đạo.v.v. Ngày thứ hai tiền hội nghị, tôi vừa bước vào cửa nhà chị Trâm thì gặp các chị đang nấu nướng. Chào hỏi tôi một cách ân cần, một chị nói:
- Chi KMD ở lại dùng cơm nhé?
Các chị cũng thừa biết tôi đến và đi như gió, vì cũng vào giờ này tôi được mời nhiều nơi, và tôi hay đến làm truyền thông là như thế, và quen nhiều là như thế. Nhạc rất hay, anh Ngô Dư lên máy vi âm nói:
- Tôi xin giới thiệu nữ phóng viên chiến trường của chúng ta chị Kiều Mỹ Duyên.
Tôi mang thêm mấy xâu báo, để tặng anh chị em ở xa về tham dự đại hội, vì ở gần ai cũng có báo rồi. Chuẩn tướng Phạm duy Tất trong bộ quân phục màu vàng ngồi gần sân khấu. Anh em xoay xung quanh. BĐQ Ngô Dư đối với ai cũng ân cần niềm nở, sự niềm nở này làm ấm lòng người từ xa tới. Ông Ngô Dư nói nếu không có các chị như vợ anh Trần Tiển San, vợ các anh em BĐQ thì không thể có buổi tiệc hôm nay. BĐQ Phan Thái Bình chạy tới, chạy lui tiếp từng người, BĐQ Bình rất khiêm tốn, khi trả lời truyền thông. Ngày chính thức của đại hội BĐQ, chúng tôi đến trước giờ, vừa bước xe tới đã nhìn thấy màu áo hoa rừng thấp thoáng ở hành lang, đẹp quá, nơi nào có bóng dáng người lính, nơi đó có sự oai hùng. Người đàn ông nào mặc áo lính cũng rất đẹp. Nhớ ngày xưa du học ở xứ người, mỗi lần thấy xe nhà binh chạy ngang trường nơi tôi đứng chờ xe bus, tôi cảm thấy xúc động và mong học nhanh nhanh để trở về.
Các chi tiếp tân mặc áo dài thật đẹp. Vợ của chiến sĩ có người nào không đẹp chứ? Tôi để mấy xấp báo ở bàn tiếp tân, và một số bút ký chiến trường CCDL của tôi để tặng người ở xa về tham dự đại hội. Người ở gần ai cũng đọc hết rồi, vì đã CCDL đặt xuất bản 1993 và đã tái bản nhiều lần. Tôi đưa thiệp mời cho ban tiếp tân, thì một người đẹp nói:
- Chị KMD ở đây ai mà không biết cần gì thiệp.
Một phút sau, anh Ngô Dư chạy tới nói:
- Chị đi theo tôi, có bàn cho chị,
Tôi nói:
- Cám ơn anh, tôi đến làm phóng sự và rồi đi, không ăn uống, không ngồi, đứng và đi vòng vòng để gặp người này người kia.
Các anh em BĐQ mặc quân phục đứng hai bên cửa vào, đẹp quá. Tôi có giấc mơ một ngày nào đó binh chủng BĐQ sẽ kỷ niệm ngày thành lập ở Saigon. Ngày đó VN thật sự có Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền. Ngày đó chắc chắn sẽ tới nhưng không biết bao giờ? Dũng, chuyên viên thu hình cho đài 57.3 đã đến trước tôi. Máy quay phim đã sắp sẵn trước sân khấu. Hình phù hiệu BĐQ trên sân khấu quá đẹp,không biết hoạ sĩ nào đã vẽ phù hiệu này rất linh động. Nhìn vào thì đã thấy sự oai hùng của một binh chủng. Tôi mở đầu ngay tức khắc cho phóng sự tối nay, và sau đó phỏng vấn một số các anh em về từ khắp nơi, từ Houston, Dallas, bắc Cali, Seattle, Portland, Oregon, Pennsylvania, Washington D.C. San Diego, Floria.... Có vài anh vừa nói vừa khóc, vì nhớ đến chiến hữu đã hy sinh. Một thanh niên trẻ mặc quân phục BĐQ, hậu vệ, nói lễ độ và rất hãnh diện vì thân phụ là chiến sĩ BĐQ. Đa số các anh trả lời cuộc phỏng vấn của tôi đều nói vui lắm,vì gặp gõ các anh em trong đơn vị, hàn huyên tâm sự. Mục đích của các anh em gặp gỡ hôm nay để nhắc lại những người đã hy sinh. Người còn người mất, dạy dỗ các con, mình là người Việt Nam, phải có tinh thần quốc gia, và các anh em vẫn tiếp tục giúp cho các cô nhi quả phụ ở quê nhà. Tôi muốn phỏng vấn một số các chị quả phụ, và các cháu cô nhi, nhưng rất tiếc không tìm được người nào. Giá mà tôi đi sớm hơn vài giờ thì có thể, nhưng vì văn phòng chúng tôi có lớp huấn luyện cho những chuyên viên của chúng tôi vào cuối tuần do luật sự hướng dẫn nên không thể đến sớm hơn. Các anh vui, nhưng không thể quên người đã mất. Cho nên sự hiện diện củ quả phụ, cô nhi là cần thiết. Trong lòng tôi muốn gặp phu nhân của cố Đại Tá Nguyễn văn Thiệt. Khi đám tang của Đại Tá, tôi có đến tham dự và cầu nguyện. Tôi còn nhớ chuyến đi Jamaica trở về, tôi dừng lại ở Washington D.C. Anh em cựu sinh viên trường đại học Chiến tranh chính trị từ khóa 1 -6 đón tôi, hết sức ân cần và cảm động. Anh em, chị em đón ngày hôm trước, máy bay đình công. Sau đó ông Đại sứ Mỹ đưa ra phi trường và gởi tôi cho một chuyến bay của chính phủ Jamaica, nên đi vòng vo tam quốc đến 3 giờ sáng mới về tới D. C. Hành lý đi một nơi, người đi một nẻo. Chiều ngày hôm sau, anh em lại tửu hợp một lần đón tôi. Cảm động nhất là buổi tiệc hôm qua, có góa phụ và cô nhi của một chiến sĩ đã tử trận. Có một cô nhi là Đại Úy quân đội Hoa Kỳ. Trong buổi tiệc của gia đình đại học chiến tranh chính trị Đà Lạt có người đi binh chủng Biệt Động Quân. Tôi thường tự hào nói với bằng hữu: đi đâu có nhà binh, tôi không bao giờ sợ đói. Vì đi đâu cũng có người cho ăn, cho quá giang. Nghĩa là không sợ đói và không sợ đi bộ. Nhưng dù có đi bộ cũng không sao, vì mỗi ngày tập võ nên đi bộ cũng không sao chết.
Nói về quả phụ và cô nhi, chúng tôi bao giờ có những kỷ niệm tuyệt vời. Một hôm, tôi được mời tham dự kỷ niệm thành lập binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, 300 năm, ở khách sạn Anhaniem Convention Center. Một cái bàn thật dài để chén đũa, hoa thật tươi, hai hàng ghế dài thẳng tắp. Không ai ngồi, khi ông tướng chỉ huy trường Thủy Quân Lục chiến Hoa Kỳ đọc bài diễn văn, mời những chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh về đây tham dự đại hội, nhiều người xúc động. Ánh nến lập loè, lúc đó đèn tắt hết. Tôi cảm xúc người sống và người chết có mối liên lạc đặc biệt. Người sống ở đây, người chết vẫn ở đây. Sau đó tôi phỏng vấn một Thiếu Tá Không Quân gốc Việt Nam. Vừa về từ chiến trường vùng Vịnh Ra chiến trận là Đại Uý trở về là Thiếu Tá. Thiếu tá trẻ này bố cũng là lính. Tôi làm phóng viên truyền hình cho đài SBTN. Tôi hỏi:
- Mơ ước của Thiếu tá là gì?
- Là tướng tư lệnh Thái Bình Dương giữ gìn hoà bình thế giới.
Là thanh niên của hội từ thiện thế giới, tôi có cơ hội đi khắp nơi như Đan Mạch, Na Uy, Đức, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Canda, Jamaica, Briscillia, Costa Rica, Nam Dương, Pháp, Anh, Mã Lai, Thái Lan, Đại Hàn,...Tôi đã gặp nhiều cháu là con của chiến sĩ VNCH. Thế hệ thứ hai, thứ ba rất thành công trong quân ngũ. Có người là tướng, là Đại tá bác sĩ, là khoa học gia, đang làm ở bộ quốc phòng, ở trung tâm nguyên tử lực, chuyên gia kinh tế, giáo sư đại học, bác sĩ, kỹ sư, ký giả.
Hậu duệ của chiến chiến sĩ quân lực VNCH rất thành công trên chính trường như làm Dân biểu liên bang, tiểu bang, Thượng nghị sĩ tiểu bang, thị trưởng, nghị viên, chánh án, Linh mục, thượng toạ, giới tu sĩ trẻ tốt nghiệp tiến sĩ Phật học rất nhiều. Tư tưởng của chuẩn tướng Phạm duy Tất rất phóng khoáng, ông kỳ vọng vào hậu duệ của tập thể chiến sĩ. Trong đó có con của BĐQ. Hướng về tương lai, một tương lai của đất nước VN có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Chuẩn tướng Tất thăm nghĩa trang Quân đội Biên Hoà, ông cho rằng đi thăm chỉ là " tảo mộ" không phải là trùng tu. Khi nói về nghĩa trang, ông rất xúc động, giọng ông trùng xuống, xót xa. Tự nhiên tôi cũng thấy xót xa và cảm phục sĩ khí của người quân nhân, các tướng có tài, có dũng khí nhưng sinh nhầm thế kỷ. Bắt đầu đại hội, BĐQ Nguyễn ngọc Chấn, xướng ngôn viên có giọng nói rất oai hùng nói về tiểu sử binh chủng BĐQ, binh chủng trù bị có mặt ở bốn vùng chiến thuật. Chuẩn tướng Phạm Duy Tất đọc bài diễn văn ngắn và gọn đầy tình chiến hữu. Ông mặc quân phục màu vàng. Ông từ bộ binh, sau đó về lực lượng đặc biệt. Đơn vị cuối cùng là BĐQ Ông Nguyễn Minh Chánh, cựu sinh viên Võ Bị Đà Lạt khóa 16, tổng hội trưởng BĐQ, Một khuôn mặt hoạt động tích cực trong cộng đồng của Miền Nam Cali. Nơi nào có biểu tình đấu tranh, chống Cộng Sản là có ông tham dự.
Bác sĩ Trần như Dư đến từ Los Angels nói:
- Nguyễn Ngọc Khoan không già.
Bác sĩ Trần như Dư lập lại nhiều lần như thế. Ông Khoan và bác sĩ Dư cũng ở liên đoàn 5 BĐQ. Ông Nguyễn thế Đỉnh gặp bạn hữu thì mừng lắm, tay bắt mặt mừng, nhưng ông buồn lắm. Tôi vừa đưa đám ma vợ của ông Đỉnh. Hôm đó ông không khóc. Nhưng tôi biết ông đau đớn lắm. Vợ ông là nhà văn viết nhiều bài rất cảm động và sáng tác phong phú lắm. Ông BĐQ Nguyễn Thế Đỉnh nói:
- Tôi và ông Khoan không gặp nhau lâu lắm, nhưng rồi gặp nhau ở nhà tù Bắc Việt, lúc hai đứa bị cùm dẫn đi biệt giam.
Hai người ngày xưa có cùng liên đoàn 5 BĐQ. Mà tôi đã viết nhiều bài về tiểu đoàn này, một liên đoàn thiện chiến. Ông Phan Thái Bình lúc vừa định cư. Chúng tôi đến thăm, vợ của Bình cũng vừa qua đời. Mỗi ngày Bình đến chùa cầu nguyện cho vợ và thăm vợ. Trên bàn thờ của vợ Bình, lúc nào cũng có hoa và trái cây tươi. Thỉnh thoảng tôi đến chùa cũng thăm vợ Bình và để trái cây trên bàn thờ của vợ Bình. Ông Đỉnh nói:
- Buồn quá, tôi đi đâu cũng đi một mình.
Tôi hiểu nỗi buồn của những người mất người phối ngẫu. Hôm nay ông Đỉnh chở ông Trần Tiến San đến đại hộ, anh em BĐQ rất quan tâm với nhau, thương nhau và đùm bọc lẫn nhau. Chị San rất giỏi trong việc bếp núc. Ông Ngô Dư nói:
- Chị San giỏi lắm, nếu không có các chị thì đại hội đâu có thành công.
Tổng hội BĐQ có nguyệt san BĐQ, chủ bút mới là ông Trần Công. Tôi hứa với ông sẽ viết bài, mới hứa hôm qua, hôm sau gặp ở đại hội, ông hỏi ngay.
- Chị hứa chị gởi bài cho tập san BĐQ, bao giờ có?
Tôi hứa tôi sẽ gởi. Một lời hứa hơn cả mạng của tôi. Anh yên chí, tôi sẽ gởi bài.
Tôi gặp một ca sĩ, sắc tộc. Tôi đã từng nghe cô hát rất hay ở nhà của cố Đại Tá Nguyễn văn Thiết, tôi hỏi:
- Em có hát không, Thái Trang?
- Em đợi, em hy vọng được các huynh trưởng cho hát.
Em là nữ chiến sĩ BĐQ đến từ miền Bắc Cali. Ông Nguyễn Minh Chánh cho biết gia đình ca sĩ Thái Trang bị tàn sát ở Gia Rai, Pleiku, Thái Trang chống Cộng dữ lắm, cô hiền, ít nói nhưng khi hát có thể hát 5-10 bài một lúc. Giọng cô rất khỏe, Cô hát liên tục không biết mệt. Binh chủng BĐQ có rất nhiều nhà văn, hoạ sĩ, thi sĩ, và bác sĩ, như bác sĩ Lê Thành Ý, ở cao nguyên trung phần vừa là hoạ sĩ vừa là thi sĩ. Bây giờ đang ở Canada, hưu trí nhưng rất thích đồ cổ. Mỗi lần bác sĩ Lê Thành Ý về đây, chúng tôi đều gặp nhau. Vợ chồng bác sĩ Lê Thành Ý mới vừa tham gia đại hội quân y khoá 68. Tôi gặp các anh, các chị ở Mile Square Park. Bác sĩ Lài, bác sĩ Quang từ Pháp sang, bác sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả Vòng Đai Xanh, được chiếm giải thưởng văn chương toàn quốc của Tổng Thống. Sau này xuất bản sách Cửu Long cần dòng biển Đông dậy sóng. Bác sĩ Ngô Thế Vinh tiên liệu, những gì sắp xảy ra đã và đang xảy ra. Bác sĩ Ngô Thế Vinh tặng cho tôi đặc san 50 năm hội ngộ y khoa 68,và nói:
- Chị chỉ cần đọc một bài của bác sĩ Lê Thành Ý là đủ.
Tôi còn nhớ mùa hè đỏ lửa, tôi cùng bác sĩ Lê Thành Ý bay trực thăng từ Pleiku đến thăm bộ chỉ huy Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, ở căn cứ Hoả Lực, trực thăng thả chúng tôi xuống bộ chỉ huy trên núi, rồi cất cánh. Ngay lúc đó có Trung Tá Phạm văn Huấn và bộ tham mưu đón chúng tôi, có Thiếu Tá Thông, tài tử xi nê đóng nhiều phim, bác sĩ Ngô Thế Vinh, thiếu tá Hùng, ăn cơm ở dưới hầm, báo Star and Sky của Mỹ kể lại cuộc giải phẫu vô tiền khoáng hậu của bác sĩ Lê Thành Ý ở Kontum. Bác sĩ Ý thành lập một hàng rào toàn bằng bao cát khi ông giải phẫu người thương phế binh sắc tộc lấy đạn trong chân người Thương. Sự rủi ro có thể xảy đến. Bác sĩ có thể mù mắt hoặc đứt 2 cánh tay, nhưng cuối cùng Thương Đế thương bác sĩ giải phẫu và thương binh đều bình an vô sự. Khi đem đạn ra khỏi hầm mỏ thì đạn nổ nghe cái ầm, lúc đó ở nhà nguyện, ông thầy Mo và các gia đình của binh sĩ đang quỳ cầu nguyện cho sự bình yên của người nhà của mình, cũng như sự an toàn của bác sĩ Lê Thành Ý. Bác sĩ Lê Thành Ý định cư ở Canada, hoạ sĩ, vẽ tranh, lấy tiền đi học, trở thành bác sĩ. Ông vẽ rất đẹp, bác sĩ Ý biết tôi thích tranh, hứa sẽ vẽ tậng tôi một bức tranh. Một hôm Xuân Lan, vợ bác sĩ Ý nói:
- Chị Duyên ơi, anh Ý vẽ một bức tranh thật đẹp định tặng chị bức tranh này, nhưng có một chiến hữu đem đi rồi, chị sang nhà em ở lại khi nào anh Ý vẽ xong, chị đem tranh về là tốt nhất.
Mỗi lần gặp 2 vợ chồng bác sĩ Lê Thành Ý, tôi đều nhắc đến bức tranh 43 năm chưa thấy bức tranh ở đâu? Một bức tranh đã hứa, 43 năm phải có lời thành nhiều bức tranh. Gặp nhau là cái duyên, Trời sinh ra đúng ngày đúng giờ, gặp nhau là sẽ gặp nhau, không chờ cũng gặp, không mong cũng gặp. Mỗi người có cái số là như vậy, càng lớn tuổi, tôi càng tin vào số mạng của con người là như thế. Bác sĩ Trang Châu, cũng ở Canada, Nhảy Dù, nổi tiếng với tác phẩm "Y sĩ tiền tuyến". Viết về một người có thể viết thành sách huống hồ viết về một binh chủng có nhiều liên đoàn, bộ quốc phòng, định thành lập 2 sư đoàn, chẳng mai mất miền Nam, nên chưa thành lập sư đoàn. Nhiều vị chỉ huy binh chủng BĐQ rất có tài, có lòng như tướng Phan Trọng Chinh, Đỗ Kế Giai, Trần văn Hải, nhưng than ơi, vẫn nước nổi trôi, anh hùng, sinh nhầm thế kỷ, không có cơ hội, để thi thố tài năng của mình. Nhìn trong thiệp mời chỉ có 6 người trong ban tổ chức, họ là những người tích cực hoạt động trong công đồng, như anh Ngô Dư đã từng là chủ tịch của hội ái hữu Bình Điền, vợ ông Dư làm việc tích cực cho hội H.O cứu trợ thương phế binh cô nhi, quả phụ với cố trung tá Nguyễn thị Hạnh Nhơn. Khi nhắc về Trung tá Nguyễn thị Hạnh Nhơn, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Khoan cho biết cũng đã ở tù chung ở Long Giao cùng với chị Hạnh Nhơn về đại nhạc hội "Cám ơn Anh”, Người thương phế binh VNCH. Thiếu tá Khoan cùng khoá 18 với Đại uý Đỗ Hạnh, cả hai đều có con là Đại tá bác sĩ Hoa Kỳ. Trong đại hội, ông Trần văn Như, cũng là tù nhân của chế độ Cộng Sản, không ngồi, đi tới đi lui chụp hình. Ông Như nói về ông bạn của mình, cũng là BĐQ, là thiếu sinh quân. Ông kể về ông Lê Lan như sau:
- Lê Lan trắng như thư sinh, không có vẻ gì là BĐQ, làm chánh văn phòng trung tâm huấn luyện Dục Mỹ, sang Hoa Kỳ, thành công lắm.
Hầu hết các anh em BĐQ dù định cư ở Hoa Kỳ hay ở các quốc gia khác trên thế giới, các cháu đều thành công. Họp hội thì vui lắm, kỷ niệm để đời, nhưng trong lúc chuẩn bị đại hội vất vả lắm, và sau đại hội cũng vô cùng vất vả. Đón tiếp hàng ngàn người phải có nhân sự nhiều và giỏi, có kinh nghiệm về tổ chức. biết ngoại giao, nếu không dễ mất lòng quan khách. Tôi gặp luật sư Nguyễn Hoàng Dũng, đã từng làm tổng giám đốc Á Châu Thái Bình Dương ở phủ tổng thống thời TT George W Bush. Dũng là người trẻ nhất ngồi trong bàn với bậc cha, chú một cách vui vẻ. Tôi còn nhớ, có lần tôi gặp thân mẫu của Dũng trong buổi tiệc khoản đãi lúc Dũng từ D.C trở về Orang County sau khi nhận chức ở D.C. Bà cụ nói với tôi:
- Cô ơi, cô kiếm ai làm mai cho Dũng, nếu không...
Tôi nói:
- Bác ơi, bác đừng lo, luật sư Dũng giỏi như thế, thành công trên chính trường, lại đẹp trai nữa, thì thiếu gì các cô sẵn sàng để nâng khăn sửa túi cho Dũng.
Lời nói của tôi cách nay hơn 15 năm. Bây giờ Dũng đi đâu cũng đi một mình, đẹp trai, giỏi, giàu, lịch sự, lễ độ, nói tiếng Việt thông thạo. Thường thường thế hệ thứ hai mà nói tiếng Việt thông thạo, mình nói họ hiểu, họ nói mình hiểu, cám ơn Thượng Đế. Ban tổ chức, quan khách đứng cũng khá nhiều. Tôi gặp Điều Nguyễn ( cô gái là luật sư, con rể luật sư, con trai dược sĩ có dược phòng ) đi tới đi lui. Tôi hỏi:
- Điều không có chỗ ngồi sao?
Đại diện cho binh chủng Thiết Giáp, cựu sinh viên khoa 28 Võ Bị Đà Lạt cười và nói:
- Em không có chỗ ngồi chị ơi, còn chị thì sao lại đứng đây?
Tôi nói:
- Ông Ngô Dư có sắp chỗ cho chị, nhưng đi tới đi lui phỏng vấn rồi đi về để viết tin tức.
Thường thường đi làm phóng sự thì không ăn. Ăn thì đâu có làm việc được. Nhưng không sao, sau này có phu nhân của ông Trần Tiến San, phu nhân của ông Ngô Dư nấu cho tôi ăn. Đời sống vui là ở chỗ gặp người này người nọ, người ở xa, người ở gần, không cần ăn vì đã ăn mấy chục năm trong cuộc đời rồi. Ở đây phụ nữ nào cũng sợ ăn, ăn nhiều mập,ở Mỹ thở không khí không cũng mập,mập thì mặc áo dài không đẹp. Cứ may áo dài mỗi năm thì tốn kém lắm. Người còn người mất, người mất nhiều hơn người còn. Người mất trong trại tù, mất vì bệnh, mất vì uất ức , mất vì gia đình tan nãt, mất vì nhiều lý do khác nhau. Người còn hiện diện nơi đây thật là quý nên tôi trân quý từng giây từng phút gặp những người mà nửa thế kỷ mình chưa từng gặp. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, tổng thư ký của hội BĐQ miền Nam Cali, là một trong những người hát bài đầu tiên: Biệt Động Quân Hành Khúc. Giọng nói hiền lành, bây giờ hiền lành ở chiến trường chắc không hiền đâu? Ông Nguyễn Minh Chánh, chủ tịch tổng hội BĐQ 5 nhiệm kỳ gần 10 năm. Các anh em BĐQ cho tôi biết
- Anh Chánh sẽ làm chủ tịch muôn năm, không ai thay thế đâu, bầu cử lại cũng vậy thôi.
Tôi hỏi:
- Tại sao lạ vậy?
- Vì anh ấy có khả năng,nhất là khả năng điều hợp không ai thay thế được.
Hỏi về anh Ngô Dư, hội trưởng miền Nam Cali, cũng được trả lời như thế. Ông Ngô Dư đã từng là hội trưởng của Hội ái hữu Bình Điền, 10 năm. Dư âm của đại hội kỷ niệm 58 năm thành lập binh chủng BĐQ trong 3 ngày rất tốt. Người trẻ nhất trong binh chủng là 65 tuổi. Người lớn tuổi nhất gần 90 tuổi, còn bao nhiêu năm nữa để gặp nhau? Gặp nhau vui, trò chuyện,người còn, người mất, và những kỷ niệm không bao giờ nói hết. Tôi còn nhớ vào lúc gần 2 giờ sáng. Một tiếng điện thoại reo thật lâu, tôi phải thức giấc, giọng của cô gái trẻ rất dễ thương:
- Cô ơi, cô ơi, con đây, con đang ở Na Uy. Ba con là Thiếu tá Phạm văn Sanh. Tôi nhớ ngay đến Thiếu tá Phạm văn Sanh, khoa 17 võ bị Đà Lạt, đã từng ở tiểu đoàn 33 BĐQ, Liên đoàn 5.
Cô bé nói tiếp:
- Con vừa đọc bài về ba con nên con gọi cô ngay.
Cô bé đâu biết giờ này ở Mỹ là 2 giờ sáng, Tôi mới vừa chợp mắt. Nhưng vẫn nghe điện thoại. Cô bé nói về ba cô. Cô lấy chồng người Na Uy trong lúc làm việc xã hội ở Đà Nẵng, gặp nhau thương nhau, cưới nhau, rồi về Na Uy. Sau này cô sang Hoa Ky ở San Jose, rồi đến Orange County. Cô ca trong ban nhạc của nhạc sĩ Trần Quảng Nam. Nổi tiếng với bản nhạc 10 năm tình cũ. Cô bé ca rất hay, nói chuyện rất có duyên. Một hôm, có một anh BĐQ ở miền Đông gọi cho tôi, và nói:
- Vài ngày nữa tôi về Huế, chị muốn gởi gì cho ai không?
Anh là BĐQ, biết tôi đã từng, gặp ở đâu tôi không nhớ. Anh nhắc đến gia đình thiếu tá Phạm văn Sanh đang ở Huế, tôi nói ngay:
- Anh làm ơn cho tôi mượn một số tiền. Tôi sẽ trả ngay, để tặng cho gia đình anh Sanh. Ngày xưa tôi đến chiến trường miền Trung. Tôi dừng lại Đà Nẵng đầu tiên trước khi đến Quảng Trị, Quảng Nam, Sa Quỳnh, Bình Điền.
Lúc đó Thiếu tá Phạm văn Sanh đã từ trần. Tôi đến ở lại nhà chị Sanh ở trại gia binh Đà Nẵng. Áo trận hoa rừng của anh Sanh treo ở phòng khách. Tôi thích mở cửa sổ khi ngủ. Đêm gió thổi vào cửa sổ lay động rung rinh như người chết hiện về. Sáng hôm sau thức dậy, tôi thưa với bác gái.
- Bác ơi, bác con đi nghe bác, khi nào có dịp con sẽ trở lại thăm bác,
Rồi tôi đi, bác mất cho đến bây giờ tôi chưa có cơ hội một lần trở lại thăm bác, để đốt một nén nhang trên bàn thờ của bác. Chị Sanh sau khi nhận được quà, gởi thư, hình của chị và cháu trai cho tôi. Cháu trai giống anh Sanh như hai giọt nước. Quả đất này quá tròn, dù lưu vong khắp nơi trên thế giới cũng sẽ gặp nhau. Người chết thì đã chết, nhưng người sống vẫn cảm tưởng người qua đời vẫn hiện diện nơi đây, xung quanh chúng ta.
Trước ngày đại hội và sau ngày đại hội, tôi đã tường trình trên nhiều chương trình, nhiều đài khác nhau, ngày nào tôi cũng có điện thoại hoặc email gọi đến. Nhiều người trẻ gọi cho tôi:
- Cô ơi, con ở xa lắm, không biết có đại hội BĐQ, ba con cũng là BĐQ, nếu con biết có đại hội con đa xin với các chú, các bác để tụi con được tham dự.
Sang năm đại hội kỷ niệm 59 thành lập binh chủng BĐQ sẽ được tổ chức ở Dallas. Chuẩn tướng Phạm Duy Tất nói, nếu có sức khỏe để đến tham dự. Ông Nguyễn Minh Chánh nói nếu không có gì thay đổi, thì sẽ tổ chức mùa hè ở Dallas. Mùa hè là tháng binh chủng BĐQ được thành lập. Hôm đại hội BĐQ Phan Thái Bình và BĐQ Nguyễn Thế Đỉnh, vợ của các ông vừa qua đời. Có người tự hỏi sao đàn bà chết trước đàn ông? Có lẽ những ngày các ông ở tù, các bà vất vả quá, vừa nuôi chồng trong tù, vừa nuôi con, cho nên sức tàn lực kiệt. Than ơi, làm phụ nữ sinh ra trong thời chiến, thương linh phải chịu đau thương, may mà người lính chiến có ngày trở về.
Tham dự đại hội BĐQ, tôi bỗng nhớ đến một người mà tôi vô cùng thương mến. Người này cấp bậc cuối cùng là Trung tá, hiền lành, dễ thương, tấm lòng nhân hậu, ai gặp lần đầu cũng thương mến. Lần cuối chúng tôi còn nói với nhau:
- Duyên ơi, mấy hôm nay mình không ăn được, có lẽ không cãi được số Trời.
Mấy ngày sau người chiến sĩ Không Quân vào nhà thương, giải phẫu, rồi mê man. Tôi vội vàng vào nhà thương. Tôi nắm chắc bàn tay bệnh nhân, mắt bệnh nhân nhắm, nhưng nói gì cũng nghe, cũng hiểu, gật đầu hoặc lắc đầu theo câu hỏi của tôi. Tôi đọc kinh cầu nguyện. Người bệnh nằm im như ngủ, khuôn mật bình thản, nhưng rồi ra đi êm ả. Tôi không khóc được, không thể khóc được, vì tôi không bao giờ nghĩ đến người tôi yêu mến lại ra đi. Một người mà dành suốt đời còn lại lo cho thương phế binh, cô nhi quả phụ, ngày đêm làm việc miệt mài để giúp đỡ người ở VN được chút nào hay chút đó. Mơ ước của vị Trung tá này là làm thế nào để đưa được thương phế binh sang Hoa Ky định cư, và anh em cưu tù nhân ở tù không đủ 3 năm sang Hoa Ky. Những người có trái tim nhân hậu này lại ra đi trước khi mong ước của mình được thực hiện. Xin hương hồn của nữ trung tá Nguyễn thi Hạnh Nhơn sớm phiêu diêu miền Cực Lạc. Anh em, chị em BĐQ vẫn còn nhớ chị. Nếu chị còn sinh tiền thì chị cũng được mời, và chị sẽ tham dự ngày đại hội BĐQ hôm nay. Các chiến sĩ BĐQ Nguyễn Phán, Phan Thái Bình, Ngô Dư, Nguyễn Minh Chánh đều nói:
- Chúng tôi kính trọng chị Hạnh Nhơn như chị ruột chị còn sống thế nào, chị cũng có mặt ở đây hôm nay. Tôi yêu thương chị, các anh chị em quý mến chị, Hồng Hoa, vợ Ngô Dư, làm việc chung với chị Hạnh Nhơn cũng rất thương chị, Đại Quý Nguyệt ( Nhảy dù ) cũng rất thương yêu chị. Một người được nhiều người thương yêu không bao giờ chết. Nhất định chị không chết, chị vẫn như còn ở đâu đây và trong trái tim mọi người. Nói về chiến sĩ QLVNCH nói chung, binh chủng BĐQ nói riêng. Anh hùng hào kiệt làm khổ phụ nữ nhưng cũng có những cuộc tình đẹp. Như cuộc tình của BĐQ Trịnh Trân và nữ sinh viên văn khoa Ngô Kim Thu. May mà kết quả có hậu, bây giờ họ đang sống vui vẻ ở San Jose, miền Bắc California. Hậu duệ của chiến sĩ VNCH mà tôi đã gặp, trong đó có người trẻ hậu vệ BĐQ. Có nhiều người rất giỏi, có những chức vụ lớn trong xã hội Hoa Kỳ như Dân Biểu, Thương Nghị Sĩ, chánh án, phó biện lý, sĩ quan Cảnh sát, khoa học gia, giáo sư đại học, thương gia, Đại tá bác sĩ quân y, tướng lảnh Hoa Kỳ, ký giả, xướng ngôn viên đài truyền hình. Một người trẻ, thế hệ thứ hai. Người Chàm ở Phan Thiết, con của một Thiếu tá, tù nhân chánh trị, là tỷ phú, bán một cổ phần là 1 tỷ.850 triệu đôla. Quý vị cứ lên Google, bấm tên Trung Dung sẽ biết người trẻ này là tỷ phú lúc 30 tuổi. Tôi đã từng phỏng vấn người trẻ này. Trung Dung đã giúp cho các chùa Chàm ở miền Trung rất nhiều. 50,000 người Chàm với những nhà chùa sắp mất lần lần ở Phan Thiết và ở miền núi. Người trẻ hậu duệ của quân đội VNCH triệu phú rất nhiều. Hai thành phố có nhiều triệu phú, người Mỹ gốc Việt nhất là Times Square ở New York và Orange County, California.
Cha mẹ nào cũng mong cho con mình thành tài ở xứ người nhưng vẫn không quên nguồn gốc của mình là người Việt Nam. Yêu thương đất nước Việt Nam. Mong cho quê hương thật sự có Tự Do, Dân chủ và Nhân Quyền. Hy vọng sang năm BĐQ họp mặt ở Dallas, anh chị em còn đầy đủ, đừng có người nào ra đi sẽ về Dallas hội tụ. Nói về hậu duệ của binh chủng BĐQ thì nhiều cháu thành công lắm. Liên đoàn 5 BĐQ có hai bác sĩ Dư, bác sĩ Quý, và một sĩ quan quân y. Đó là anh Hải,gia đình vượt biên sau ngày 30/4/1975 nhưng gia đình này rất thành công trên thương trường. Các cháu cũng thế, có lẽ các cháu ở miền Nam Cali nghề cơ sở thương mại Thanh Hằng áo cưới nổi tiếng một thời. Thanh Hằng, Thanh Hương nối tiếp sự nghiệp của cha me. Cháu Sơn thì làm chủ nhiều shopping center. Các cháu khác là bác sĩ chuyên môn, và gia đình khác cũng rất thành công trên thương trường. Một anh BĐQ là chủ một nhà hàng nổi tiếng. Sóng trường gianh lớp sau, đùa lớp trước, đặc biệt là anh chi Hải làm việc xã hội rất nhiều. Anh Hải giúp các vị sư phụ trùng tu các chùa đã đổ nát theo thời gian, giúp những gia đình BĐQ còn ở lại VN, sống qua những ngày đen tối nhất trong cuộc đời.
Tôi đã từng đến Florida, Washington D.C., Portland, Oregan, Seattle, Arizona, Boston,Connecticut, Pensylvania, New York.... và những lần diễn hành văn hoá thế giới do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Tôi được gặp rất nhiều người trẻ, hậu vệ của chiến sĩ QLVNCH nói chung, và binh chủng BĐQ nói riêng, nơi nào có người tị nạn VN, nơi đó có người thành công. Một lần tôi đến Hambold, Nebrasca, một làng nhỏ xíu để thăm vợ chồng bác sĩ Nguyễn Đang Cát, thiếu tá làm ở bệnh viện Cộng Hòa. Bệnh viện có 100 giường mà ít có nằm ở bệnh viện vì không khí nhà quê trong lành. Người bệnh rất ít, vậy mà làng này bảo lãnh nhiều bác sĩ Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ, gia đình bãc sĩ Nguyễn Đang Cát. Bác sĩ Hải, gia đình bác sĩ Long, sau này con của bác sĩ Cát tất cả đều là bác sĩ, chỉ có một nha sĩ, các rể cũng bác sĩ, gia đình bãc sĩ Long, các con cũng là bác sĩ. Làng Hambold tiểu bang Nebrasca với đại học y khoa nổi tiếng của nước Mỹ, đào tạo rất nhiều bác sĩ Việt Nam. Ở trong các hội từ thiện quốc, tôi được tham gia nhiều hội nghị quốc tế nơi nào tôi cũng gặp người Việt Nam tị nạn, thế hệ thứ hai rất giỏi và có lòng. Hiện nay có 4 triệu người Việt ở khắp nơi, người Việt ở hải ngoại yểm trợ tích cực cho người trong nước để bảo toàn lãnh thổ, giữ gìn đất đai của ông bà mình đã dày công dựng lên. Gặp người nào tôi cũng tâm niệm gặp lần cuối, không có hy vọng gặp lần thứ hai, cho nên gặp ai, tôi hết sức ân cần trang trọng từng giây từng phút trong cuộc đối thoại vì mai này có gặp nữa hay không, nào ai biết? Một lần đến giao phần Bắc Ninh cùng với phái đoàn YMCA, từ Luân Đôn, đã thành lập trên 160 năm, và ngân sách làm việc cho mỗi năm, nếu kinh tế suy thoái thì hơn 10 tỷ đô la. Nếu kinh tế phồn thịnh thì mấy chục tỷ hàng năm. Đến Bẵc Ninh rồi rời Bắc Ninh trong ngậm ngùi, lưu luyến với giọng ca ngọt ngào từ trong trái tim của người thiểu số.
Người ơi, người ở, người đừng về....
Ai đã từng đến các làng ở biên giới Việt, Trung mà nghe người sắc tộc hát bài này, sẽ không thể nào đi nổi. Họ hát với trái tim chân thật, với giọng ca ma quái, có sức quyến rũ kinh hồn. Tôi đã đến Bắc Ninh lâu lắm rồi, mà đến bây giờ giọng ca của những người sắc tộc còn ở mãi trong trái tim tôi.
Người ơi, người ở, người đừng về....
Ngày đại hội BĐQ kỷ niệm 58 năm thành lập cũng vậy. Giọng ca của cô Thái Trang, nữ BĐQ,người Gia Rai. Tôi muốn yêu cầu cô hát
Người ơi, người ở, người đừng về....
Viết về một người, có thể viết một quyển sách, huống hồ viết về một binh chủng. Có nhiều người đã hy sinh mạng sống của mình cho đất nước. Chắc viết hoài viết mãi không hết chuyện để viết. Xin cầu nguyện cho một nước Việt Nam thanh bình để một mai anh chị em BĐQ sẽ họp ở Saigon chứ không phải họp ở xứ người. Cầu xin hồn thiên của các anh chiến sĩ BĐQ nói riêng, chiến sĩ VNCH nói chung, phù hộ cho mỗi người có ngày về thanh bình. Chúng ta có ngày về quê hương thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền
Orang County
KIỀU MỸ DUYÊN