Lai Lịch của
Thời Gian - IX
Phỏng theo “A Brief History of
Time” của Stephen Hawking
Lương Tấn Lực -
Master, Computer Science
(The Arrow of Time)
Những phần trước
cho thấy quan điểm của chúng ta về bản chất
của thời gian đă thay đổi thế nào qua năm
tháng. Cho đến đầu
thế kỷ nầy, con người vẫn c̣n tin thời
gian là tuyệt đối. Nghĩa
là, mỗi biến cố có thể định danh bằng
một con số gọi là “thời gian” theo một cách duy
nhất, và tất cả những đồng hồ đều
ăn khớp với nhau khi chỉ khoảng cách thời
gian giửa hai biến cố.
Tuy nhiên, khi khám phá ra rằng vận tốc ánh sáng không
thay đổi đối với mọi điểm quan sát,
bất luận điểm đó có di chuyển ra sao, thuyết
tương đối bắt đầu ra đời – và
do đó, người ta phải băi bỏ ư tưởng cho
rằng có một thời gian tuyệt đối duy nhất. Thay v́ thế, mỗi quan sát viên sẽ
có đo lường thời gian riêng của ḿnh dựa theo
một đồng hồ riêng được mang theo: những đồng hồ của
những quan sát viên khác nhau sẽ không nhất thiết ăn
khớp với nhau. Như thế,
thời gian trở nên một quan niệm riêng tư hơn,
tương đối với người quan sát theo dơi nó.
Khi t́m cách thống nhất trọng lực
với cơ học quantum,
người ta phải đề xuất ư niệm về
thời gian “ảo” (imaginairy
time). Thời gian ảo không
thể phân biệt được với những phương
hướng trong không gian. Nếu
có thể đi về hướng bắc th́ người
ta có thể quay đầu và đi về hướng nam; tương
tự, nếu đi về phía trước trong thời
gian ảo th́ người ta phải có thể quay đầu
và đi ngược trở lại. Điều nầy có
nghĩa là có thể có sự khác nhau quan trọng giửa
hướng tới và hướng lui trong thời gian ảo. Ngược lại, khi người
ta nh́n vào thời gian “thực - real”, sẽ có sự khác biệt
rất lớn giửa hướng tới và hướng
lui, như tất cả chúng ta đều biết. Do đâu mà có sự khác biệt giửa
quá khứ và tương lai? Tại
sao chúng ta nhớ về quá khứ mà không nhớ về tương
lai?
Những định luật
khoa học không phân biệt giửa quá khứ và tương
lai. Nói rơ hơn, như đă
giải thích trước đây, những định luật
khoa học không thay đổi dưới sự phối hợp
của những hoạt động hay đối xứng (operations or symmetries) mang
tên C, P, và T. (C có nghĩa là thay đổi những đơn tử
để đưa đến những phản đơn
tử. P có nghĩa là dùng ảnh
ảo – mirage image, do đó
trái và phải được hoán đổi nhau. Và T
có nghĩa là đảo ngược phương hướng
của mọi động tử:
cụ thể là xoay ngược hướng đi của
động tử.) Những định
luật khoa học nào chi phối sự tác hành của vật
thể trong mọi t́nh thế b́nh thường đều
không bị thay đổi dưới sự phối hợp
riêng của hai hoạt động C và P. Nói cách khác, đời sống sẽ
y hệt đối với những cư dân trên một hành
tinh khác nếu họ là những ảnh ảo của chúng
ta và được cấu tạo từ những phản
vật chất chứ không phải là vật chất.
Nếu những định
luật khoa học không bị thay đổi bỡi sự
phối hợp C và P, và cả sự phối hợp
của C, P, và T, th́ chúng cũng không bị
thay đổi bỡi sự phối hợp của riêng T.
Tuy nhiên, có một khác biệt lớn giửa hướng
tới và hướng lui của thới gian thực trong
đời sống b́nh thường. Bạn cứ tưởng
tượng một cốc nước rơi ra khỏi bàn và vỡ thành
từng mảnh trên sàn nhà. Nếu
quay phim diển biến nầy th́ bạn có thể biết
được diển biến đó chạy tới hay chạy
lui. Nếu cho chạy ngược
lại, bạn sẽ thấy những mảnh vỡ đột
nhiên tập hợp lại và bay lên khỏi sàn nhà để
tạo lại cái cốc trên bàn.
Bạn có thể nói đoạn phim đang chạy
ngược v́ lối tác hành như vậy không bao giờ xảy
ra trong đời sống b́nh thường. Nếu chuyện nầy có thể
xảy ra th́ những nhà sản xuất ly tách sẽ bị
phá sản hết.
Việc chúng ta không thấy
những mảnh vỡ tập hợp lại và bay trở
lên bàn được giải thích như thế nầy: điều đó đi ngược
lại định luật thứ nh́ của động
nhiệt học (second law of
thermodynamics). Định luật
nầy nói rằng trong bất kỳ hệ thống đóng
kín nào, sự rối loạn (disorder)
hay biến tướng (entropy)
luôn luôn gia tăng theo thời gian.
Noi cách khác, đó là một
h́nh thức của luật Murphy
(Murphy’s law): sự vật luôn luôn có khuynh
hướng đi sai! (Things
always tend to go wrong). Một cái
cốc lành lặn trên bàn là trạng thái của một trật
tự cao, nhưng một cái cốc vỡ trên sàn nhà là một
trạng thái rối loạn.
Người ta cĩ có thể đi được từ
cái cốc trên bàn trong quá khứ đến cái cốc bị
vỡ trên sàn nhà trong tương lai, chứ không đi
ngược lại.
Sự gia tăng của
rối loạn hay biến tướng theo thời gian là một
ví dụ của cái gọi là mũi tên thời gian, điều
phân biệt quá khứ với tương lai, xác định
phương hướng của thời gian. Ít nhất có ba mủi tên thời
gian khác nhau. Trước tiên là
mũi tên thời gian động nhiệt (thermodymanic arrow of time), tượng trưng cho phhương
hướng thời gian trong đó rối loạn hay biến
tướng gia tăng. Kế
đó là mũi tên thời gian tâm lư (psychological arrow of time).
Đây là phương hướng trong đó chúng ta cảm
thấy thời gian trôi qua, phương hướng trong đó
chúng ta nhớ lại quá khứ nhưng không nhớ tương
lai. Cuối cùng là mủi tên thời gian vũ trụ (cosmological arrow of time). Đây là phương hướng
thời gian trong đó vũ trụ bành trướng thay v́
co rút (expanding rather than contracting).
Trong chương nầy, tôi (Srephen
Hawking) sẽ tŕnh bày cho thấy rằng không có điều
kiện giới hạn (boundary condition) nào đối với
vũ trụ, dựa theo phiên
bản yếu của nguyên lư nhân chủng (weak anthropic principle), giải thích tại sao cả
ba mủi tên thời gian đều cùng chỉ về một
hướng - và, hơn nữa,
tại sao lại có một mũi tên thời gian được
xác định rơ ràng. Tôi sẽ
lư giải cho thấy rằng mủi tên thời gian tâm lư được xác định bỡi
mủi tên động nhiệt, và hai mủ tên nầy nhất
thiết phải luôn luôn chỉ về cùng một hướng. Nếu giả định thuyết
vũ trụ không điều kiện biên giới là đúng
th́ chúng ta sẽ thấy rằng phải có những mủi
tên thời gian độntg nhiệt và tâm lư được
xác định rơ ràng, nhưng chúng sẽ không chỉ về
cùng một hướng trong suốt lịch sử vũ trụ. Tuy nhiên, tôi sẽ cho thấy rằng
chĩ khi nào chúng chỉ về cùng một hướng th́
những điều kiện mới thích hợp cho sự
phát triển của những sinh vật thông minh có khả năng
nêu ra câu hỏi: tại sao biến
tướng gia tăng trong cùng một phương hướng
thời gian như phương hướng mà vũ trụ
bành trướng?
Trước tiên, tôi sẽ
bàn về mủi tên thời gian động nhiệt. Định luật thứ nh́ của
động nhiệt học xuất phát từ sự kiện
là những t́nh trạng rối loạn luôn luôn có nhiều hơn
những t́nh trạng trật tự. Ví dụ, bạn thử xem những
mảnh h́nh nhỏ của một tṛ chơi ghép h́nh đang
nằm trong hộp. Chĩ có một,
và duy nhất một, cách ghép để làm cho những mảnh
h́nh nhỏ tạo thành một bức h́nh lớn. Ngược lại có rất nhiều
cách ghép vô trật tự không tạo nên h́nh thù ǵ cả.
Giả thử một hệ
thống khởi sự từ một trong số rất ít
những trạng thái trật tự. Theo thời gian, hệ
thống sẽ tiến hóa theo những định luật
khoa học và trạng thái của nó sẽ thay đổi. Vào một thời điểm sau,
hệ thống sẽ có khả năng bị đưa vào
một trạng thái hổn loạn hơn là vào một trạng
thái trật tự v́ có nhiều trạng thái hổn loạn
hơn. Như thế hổn
loạn sẽ có khuynh hướng gia tăng vói thời
gian nếu hệ thống tuân
theo một điều kiện trật tự cao ban đầu.
Giả thử những
mảnh h́nh nhỏ ngay từ đầu được ghép
đúng trong hộp. Nếu bạn
xáo trộn cái hộp, những mảnh h́nh nhỏ sẽ có
một cách ghép khác. Cách ghép nầy
có thể là một cách ghép vô trật tự trong đó những
mảnh h́nh nhỏ không có một h́nh thù nào cả, đơn
giản chĩ v́ số lượng của những cách ghép
vô trật tự lớn hơn nhiều. Một vài nhóm h́nh nhỏ vẫn có
thể tạo nên những phần nào đó của bức
h́nh, nhưng nếu bạn càng lắc cái hộp th́ càng chắc
chắn là những nhóm nầy sẽ bị phá vỡ và những
mảnh h́nh nhỏ sẽ rơi vào một trạng thái hoàn
toàn lộn xộn trong đó chúng không tạo ra một h́nh
thù nào. Do đó, sự hổn
loạn của những mảnh h́nh có thể sẽ gia tăng
với thời gian nếu những mảnh h́nh nhỏ tuân
theo điều kiện ban đầu theo đó chúng khởi
sự với một trật tự cao.
Tuy nhiên, giả thử Thượng
Đế quyết định rằng vũ trụ phải
chấm dứt trong một trạng thái trật tự cao
nhưng không cần biết trạng thái ban đầu là ǵ. Trong những thời kỳ sơ
khai, vũ trụ có lẽ đă ở trong một trạng
thái hổn loạn. Điều
nầy có nghĩa là hổn loạn có thể giảm đi
theo thời gian. Bạn có thể
thấy được những cốc bị vỡ tái tạo
lại trên bàn. Tuy nhiên, nếu
bất kỳ con người nào quan sát được diển
biến đó th́ người đó phải sống trong một
vũ trụ trong đó hổn loạn giảm đi theo thời
gian. Tôi suy luận rằng những
người như thế có thể có một mủi tên thời
gian tâm lư ngược chiều.
Nghĩa là, họ có thể nhớ được những
biến cố trong tương lai, và không nhớ được
những biến cố trong quá khứ. Khi cái cốc bị vỡ, họ
có thể nhớ được t́nh trạng lúc nó c̣n ở
trên bàn, nhưng khi nó ở trên bàn th́ họ không thể nhớ
t́nh trạng lúc nó ở trên sàn nhà.
Tương đối
khó mà giải thích về trí nhớ con người v́ chúng ta
không biết một cách chi tiết bộ óc con ngựi hoạt
động thế nào. Tuy nhiên,
chúng ta dứt khoát biết rơ bộ nhớ của máy vi tính
làm việc như thế nào.
Do đó, tôi bàn luận về mủi tên thời gian tâm
lư đối với máy vi tính.
Tôi nghĩ là hợp lư nếu giả định mủi
tên thời gian đối với máy vi tính cũng giống hệt như mủi
tên thời gian đối với con người. Nếu không th́ người ta có thể
khống chế thị trường chứng khoán bằng
cách sữ dụng một máy vi tính biết nhớ được
giá cả của ngày mai! Một bộ nhớ vi tính căn
bản là một bộ phận bao gồm những yếu
tố có thể hiện hữu ở một trong hai trạng
thái.
Một ví dụ đơn giản
là cái bàn tính của người Trung Hoa (abacus). Trong h́nh thức đơn giản
nhất của nó, dụng cụ nầy gồm có một số
thanh ngang; trên mỗi thanh có một số quả cầu dẹp
(beads) có thể được đặt trên một trong
hai vị trí. Trước khi đưa
một đơn tố vào bộ nhớ của máy vi tính,
bộ nhớ đó ở trong một trạng thái hổn
loạn, với xác suất bằng nhau đối với
hai trạng thái khả thể. (Những quả cầu dẹp
được phân phối tùy tiện trên các thanh ngang của
bàn tính.) Sau khi bộ nhớ
đối tác với hệ thống, quả cầu sẽ
dứt khoát ở vào một trong hai trạng thái, dựa theo
trạng thái của hệ thống. (Mỗi quả cầu
sẽ ở bên phải hoặc bên trái của một thanh
ngang.) Như thế, bộ nhớ
đả đi từ một trạng thái hổn loạn
sang một trạng thái trật tự. Tuy nhiên, muốn cho bộ nhớ ở
trong một trạng thái đúng, cần phải sữ dụng
một số năng lượng (để di chuyển những
quả cầu hay tiếp điện cho máy vi tính, chẳng
hạn). Năng lượng nầy
được tiêu thụ như nhiệt lượng, và làm
tăng hổn loạn trong vũ trụ. Người ta có thể chứng
minh rằng sự gia tăng hổn loạn nầy luôn luôn
lớn hơn sự gia tăng về trật tự trong chính
bộ máy. Như thế, sức
nóng do quạt của máy đưa ra có nghĩa là, khi một
máy vi tính tiếp nhận một đơn tố trong bộ
nhớ, tổng số hổn loạn trong vũ trụ sẽ
tăng lên. Phương hướng
thời gian trong đó máy vi tính ghi nhớ quá khứ giống
y như phương hướng
thời gian trong đó hổn loạn gia tăng.
Cảm giác chủ quan của
chúng ta về phương hướng thời gian, mủi
tên thời gian tâm lư, do đó được xác định
trong óc chúng ta bỡi mủi tên thời gian động nhiệt. Tương tự như máy vi tính,
chúng ta phải nhớ những sự việc theo thứ tự
trong đó biến tướng gia tăng. Điều nầy dễ hiểu
qua định luật thứ nh́ về động nhiệt
học. Hổn loạn gia tăng
với thời gian v́ chúng ta đo lường thời gian
theo phương hướng trong đó hổn loạn gia tăng. Không có ǵ phải hồ nghi về
chuyện nầy cả!
Nhưng tại sao lại
có mủi tên thời gian động nhiệt? Hay nói cách khác, tại sao vũ trụ
lại ở trong một trạng thái trật tự cao
độ tại một đầu thời gian, đầu
mà chúng ta gọi là quá khứ?
Tại sao nó không ở trong một trạng thái hoàn toàn
hổn loạn trong mọi thời kỳ? Tóm lại, mọi chuyện càng khó
hiểu hơn. Và tại sao phương hướng thời
gian trong đó hổn loạn gia tăng lại y hệt như
phương hướng thời gian trong đó vũ trụ
bành trướng?
Trong lư thuyết cỗ điển
về tổng tương đối, người ta không
thể ước đoán vũ trụ đă bắt đầu
như thế nào v́ tất cả những định luật
khoa học mà chúng ta biết được đề sụp
đổ ngay tại đơn trạng big bang (big bang singularity).
Vũ trụ có thê đă bắt đẩu trong một
trạng thái rất phẳng phiu và trật tự. Điều nầy có thể đă
đưa đến những mủi tên thời gian động
nhiệt và vũ trụ được xác định rơ ràng,
như chúng ta quan sát thấy.
Nhưng vũ trụ cũng rất có thể bắt
đầu trong một trạng thái rất lồi lỏm và
hổn loạn. Trong trường
hợp đó, vũ trụ có thể đă ở trong một
trạng thái hoàn toàn hổn loạn, cho nên hổn loạn
không thể gia tăng với thời gian. Hổn loạn có thể hoặc
đứng nguyên – như thế sẽ không có mủi tên thời
gian được xác định rơ ràng - hoặc hổn loạn
giảm bớt, như thế mũi tên thời gian động
nhiẹt sẽ chỉ nghịch hướng với mủi
tên vũ trụ. Trong hai khả
thể nầy, không có khả thể nào đúng theo quan sát của
chúng ta. Tuy nhiên, như chúng ta đă
thấy, tổng thuyết tương đối cỗ điển
tiên đoán trước sự thất bại của chính nó. Khi độ cong của không-thời-gian
(curvature of space-time) trở nên
lớn, nhưng hệ quả trọng lực quantum sẽ trở nên quan trọng
và lư thuyết cỗ điển sẽ không c̣n là một mô
tả tốt của vũ trụ nữa. Người ta phải dùng lư thuyết
quantum về trọng lực
để hiểu vũ trụ bắt đầu bằng
cách nào.
Trong một lư thuyết quantum về trọng lực,
như chúng ta thấy trong chương vừa qua, muốn xác
định rơ trạng thái của vũ trụ người
ta vẫn phải cho biết những lịch sữ khả
thể của vũ trụ tác hành thế nào tại biên giới
không-thời-gian trong quá khứ.
Chúng ta chĩ có thể tránh được sự khó
khăn phải mô tả những ǵ mà chúng ta không biết
hay không thể biêt nếu những lịch sữ nói trên thoả
mản được điều kiện không biên giới
(no boundary condition): những lịch sử đó hữu
hạn nhưng không có biên giới, bờ bến, hay đơn
trạng. Trong trường hợp
đó, khởi thủy của thời gian sẽ là một điểm
không-thời-gian đều đặn, phẳng phiu, và vũ
trụ có lẽ đă bắt đầu bành trướng trong một trạng
thái trật tự và phẳng phiu.
Có thể vũ trụ đă không hoàn toàn đồng bộ
(uniform), v́ nếu thế sẽ vi phạm nguyên lư bất xác
của thuyết quantum. Phải có những dao động
nhỏ (small fluctuations) trong
tỷ trọng và phương tốc của các đơn
tử. Tuy nhiên, điều kiện
không biên giới hàm ngụ rằng những dao động
nầy rất nhỏ, theo đúng tinh thần của nguyên
lư bất xác.
Vũ trụ có thể đă
khởi sự với một giai đoạn bành trướng
tăng tốc hay theo cấp số nhân trong đó nó có thể
đă tăng kích thước với một cấp số
rất lớn. Trong thời kỳ
bành trướng nầy, những dao động về tỷ
trọng thoạt tiên có lẽ c̣n nhỏ , nhưng về
sau bắt đầu lớn ra.
Trong những vùng có tỷ trọng tăng tương
đối cao hơn trung b́nh, sức bành trướng có thể
đă bị chậm lại do sức hút của trọng khối
thặng dư (extra mass). Cuối
cùng, những vùng như thế sẽ ngưng lại và sụp
đổ để tạo ra những thiên hà, tinh tú, và sinh
vật như chúng ta. Vũ trụ
có thể đă bắt đầu trong một trạng thái
phẳng phiu và trật tự, và trở nên gồ ghề và
hổn loạn theo thời gian.
Điều nầy giải thích sự hiện hữu
của mủi tên thời gian động nhiệt.
Nhưng cái ǵ sẽ xảy
ra nếu và khi vũ trụ ngưng bành trướng và bắt
đầu co rút? Liệu mủi tên thời gian sẽ quay
ngược lại và hổn loạn bắt đầu giảm
xuống theo thời gian? Điều
nầy thường đưa đến đủ mọi
giả thuyết dưới dạng khoa học giả
tưởng theo đó con người đă sống sót từ
giai đoạn bành trướng sang giai đoạn co rút. Liệu con người lúc đó
thấy được những cái cốc bị vỡ gom
trở lại và bay lên lại trên bàn từ sàn nhà? Liệu họ có khả năng nhớ
lại những giá cả của ngày mai và làm giàu trên thị
trường chứng khoán? Quả
hơi hàn lâm nếu lo nghĩ về những ǵ sẽ xảy
ra khi vũ trụ co rút trở lại, v́ vũ trụ sẽ
không co rút trở lại trong ṿng ít nhất 10 tỷ năm
tới. Nhưng có một cách
nhanh hơn để biết những ǵ sẽ xảy
ra: nhảy vào một hố đen. Sự sụp đổ của một
tinh tú để tạo ra một hố đen không khác mấy
với những giai đoạn sụp đổ về sau
của toàn thể vũ trụ.
Như thế, nếu hổn loạn tất yếu
giảm xuống trong giai đoạn sụp đổ của
vũ trụ th́ người ta cũng có thể mong đợi
nó giảm xuống bên trong một hố đen. Như thế có lẽ một phi
hành gia khi rơi vào một hố đen sẽ có thể thắng
được tiền khi chơi roulette bằng cách nhớ lại vị trí của
quả roulette trước
khi y đặt tiền. (Tuy
nhiên, tiếc thay, y sẽ không có đủ thời gian để
chơi trước khi bị biến thành một cộng măng
tây. Y cũng không có thể cho
chúng ta biết ǵ về sự quay ngược của mủi
tên thời gian động nhiệt, hay ngay cả bỏ tiền
thắng vào ngân hàng, v́ y sẽ bị bẩy chặt phía sau
chân trời biến cố của hố đen.)
Thoạt tiên, tôi tin rằng
hổn loạn sẽ giảm xuống khi vũ trụ tái
sụp đổ, v́ nghĩ rằng vũ trụ sẽ phải
quay trở lại một trạng thái phẳng phiu và trật
tự khi thu nhỏ trở lại.
Điều nầy có nghĩa là giai đoạn co rút sẽ
giống như sự xoay ngược thời gian của
giai đoạn bành trướng.
Con người trong giai đoạn co rút sẽ đi
ngược chiều cuộc sống của ḿnh: họ sẽ chết trước
khi sinh ra và trẻ dần khi vũ trụ co rút.
Ư niệm đó thật
hấp dẩn v́ nó có nghĩa là một đối xứng đáng
yêu giửa hai giai đoạn bành trướng và co rút. Tuy nhiên, người ta không thể
chấp nhận nó một cách lẻ loi, độc lập
với những ư niệm khác về vũ trụ. Câu hỏi đạt ra là: ư niệm đó được hàm
ngụ trong điều kiện không biên giới, hay nó không
nhất quán với điều kiện đó? Như đă nói, thoạt tiên tôi
nghĩ rằng điều kiện không biên giới thực
sự hàm ngụ rằng hổn loạn sẽ giảm xuống
trong giai đoạn co rút. Một
phần tôi bị sai lầm khi nghĩ rằng biến tŕnh
đó tương tự như biến tŕnh trên mặt trái
đất. Nếu người
ta so sánh sự bắt đầu của vũ trụ với
Bắc Cực thỉ sự kết thúc của vũ trụ
sẻ tương tự như sự bắt đầu, cũng
như Bắc Cực tương tự như Nam Cực vậy. Tuy nhiên, Bắc Cực và Nam Cực
tương ứng với sự bắt đầu và kết thúc của vũ
trụ trong thời gian ảo (imaginairy
time). Bắt đẩu và kết
thúc trong thời gian thực có thể rất khác với
nhau. Tôi cũng bị sai lầm
do những công tŕnh mà tôi làm dựa trên một mô h́nh đơn
giản về vũ trụ trong đó giai đoạn co rút
trông giống như thời gian xoay ngược của giai
đoạn bành trướng. Hơn
nữa, một đồng sự của tôi, Don Page, Đại
Học Penn State University, cho thấy rằng điều kiện
không biên giới không đ̣i hỏi giai đoạn co rút nhất
thiết phải là thời gian xoay ngược của giai đoạn
bành trướng. Ngoài ra, một
sinh viên của tôi, Raymond Laflamme, t́m thấy rằng, trong một
mô h́nh phức tạp hơn một chút, sự co rút của
vũ trụ rất khác với sự bành trướng. Tôi nhận ra rằng ḿnh đă phạm
một sai lầm: điều
kiện không biên giới hàm ngụ rằng hổn loạn
thực tế tiếp tục gia tăng trong giai đoạn
co rút. Những nũi tên thời
gian động nhiệt và tâm lư sẽ không xoay ngược
khi vũ trụ bắt đầu co rút trở lại, hay
bên trong một hố đen.
Bạn sẽ làm ǵ khi khám
phà ra rằng ḿnh đă phạm một sai lầm? Một số người không bao
giờ nh́n nhận là ḿnh sai và tiếp tục t́m ra những
luận cứ mới, và thường không nhất quán với
nhau, để hổ trợ trường hợp của ḿnh
– như Eddington đă làm khi phản đối thuyết hố
đen. Những người
khác th́ tuyên bố họ không hề thực sự hổ trợ
quan điểm sai, hay, nếu có làm vậy, th́ chĩ để
chứng minh rằng quan điểm đó không nhất quán. Theo tôi, tốt hơn, và để
tránh bớt lúng túng, nên thừa nhận bằng giấy trắng
mực đen rằng ḿnh đă sai lầm. Một ví dụ điển h́nh là
Einstein, người đă nêu ra hằng số vũ trụ
(cosmological constant) khi cố gắng thiết lập
một mô h́nh tịnh thế về vũ trụ (static model of the universe). Ông đă
gọi hằng số nầy là một sai lầm lớn nhất
trong đời ông.
Trở lại mủi tên
thời gian, vẫn c̣n câu hỏi: tại sao chúng ta quan sát
thấy mủi tên thời gian động nhiệt và vũ
trụ chỉ về cùng một hướng? Hay nói cách khác,
tại sao hổn loạn gia tăng theo cùng một phương
hướng thời gian như
phương hướng trong đó vũ trụ bành trướng? Nếu người ta tin rằng
vũ trụ bành trướng rồi sau đó co rút trở
lại, như thuyết không biên giới hàm ngụ, th́ sẽ
có thắc mắc tại sao chúng ta lại ở trong giai đoạn
bành trướng thay v́ co rút.
Người ta có thể
trả lời điểm nầy dựa trên nguyên lư nhân chủng
yếu (weak anthropic principle). Những điều kiện trong
giai đoạn co rút có thể thích hợp cho sự sinh tồn
của những sinh vật có khả năng đặt câu
hỏi: tại sao hổn loạn gia tăng trong cùng một
phương hướng thời gian như phương
hướng trong đó vũ trụ bành trướng? Sự tăng tốc trong những
giai đoạn sơ khai của vũ trụ, theo tiên đoán
của thuyết không biên giới, có nghĩa là vũ trụ
phải bành trướng theo một nhịp độ rất
gần với nhịp độ giới định (critical rate) chưa đến
độ bị sụp đổ, và như thế sẽ không sụp đổ trong một
thời gian rất dài. Lúc đó,
những tinh tú có thể đă cháy tiêu hết và những protons , neutrons trong chúng có thể
đă suy hoại (decayed) thành đơn tử ánh sáng và bức
xạ (radiation). Vũ trụ
sẽ ở trong một trạng thái gần như hổn
loạn hoàn toàn. Lúc đó sẽ
không có mủi tên thời gian động nhiệt mạnh (strong thermodynamic arrow of time). Hổn loạn không thể gia tăng
nhiều v́ vũ trụ có thể đă ở trong một
trạng thái hổn loạn gần như hoàn toàn rồi. Tuy nhiên, một nủi tên động
nhiệt mạnh cần phải có cho sự sống thông
minh hoạt động. Muốn sinh tồn, con người
phải sữ dụng thực phẩm, đấy là một
h́nh thức có trật tự của năng lượng, và
hoán chuyển nó thành nhiệt lượng, một h́nh thức
hổn loạn của năng lượng. Như thế sự sống thông
minh không thể sinh tồn trong giai đoạn co rút của
vũ trụ. Điều nầy
giải thích tại sao theo quan sát chúng ta thấy rằng những
mũi tên thời gian động nhiệt và vũ trụ
chỉ về cùng một hướng. Không phải sự bành
trương của vũ trụ khiến hổn loạn
gia tăng. Đúng hơn, chính
điều kiện không biên giới khiến hổn loạn
gia tăng và khiến những điều kiện thích hợp
cho sự sống thông minh, và chĩ trong giai đoạn bành
trướng thôi.
Tóm lại, những định
luật khoa học không phân biệt phương hướng
thời gian xuôi và ngược.
Tuy nhiên, ít nhất có ba mủi tên thời gian phân biệt
đưọc quá khứ với tương lai. Đó là mủi tên thời gian
động nhiệt (thermodynamic
arrow of time), tức phương hướng thời gian
trong đó hổn loạn gia tăng; mủi tên thời gian tâm lư (psychological arrow of time), tức
phương hướng thời gian trong đó chúng ta nhớ
lại được quá khứ nhưng không nhớ tương
lai; và mủi tên thời gian vũ trụ (cosmological arrow of time), tức phương hướng
thời gian trong đó vũ trụ bành trướng thay v́
co rút. Tôi đă chứng minh rằng
mủi tên tâm lư chủ yếu giống như mủi tên
động nhiệt, v́ thế cả hai luôn luôn cùng chỉ
về một hướng.
Thuyết không biên giới vế vũ trụ tiên đoán
sự hiện hữu của mủi tên thời gian động
nhiệt được xác định rơ v́ vũ trụ phải
bắt đầu trong một trạng thái phẳng phiu và
trật tự. Và lư do mà chúng
ta quan sát thấy mủi tên động nhiệt đồng
hướng với mủi tên vũ trụ là v́ những sinh vật thông
minh chĩ có thể sinh tồn trong giai đoạn bành
trướng mà thôi. Giai đoạn
co rút sẽ không thích hợp v́ nó không có mủi tên thời
gian động nhiệt mạnh.
Sự tiến bộ của
nhân loại trong việc hiểu biết vũ trụ đă
thiết lập được một góc trật tự nhỏ
(small corner of order) trong một
vủ trụ càng ngày càng hổn loạn hơn. Nếu bạn
nhớ được mọi chữ trong cuốn sách nầy
th́ trí nhớ của bạn có thể đă ghi nhận
được khoảng hai triệu thông tin: trật tự trong óc bạn có thể
đă tăng thêm khoảng hai triệu đơn vị. Tuy nhiên, khi đọc xong cuốn
sách nầy, bạn có thể đă hoán chuyển được
ít nhất một ngàn calories năng lượng dưới
h́nh thức thực phẩm qua năng lượng hổn
loạn dưới h́nh thức nhiệt năng mà bạn đă
mất vào trong không khí chung quanh bạn do thoát nhiệt và mồ
hôi. Điều nầy sẽ
gia tăng hổn loạn của vũ trụ lên thêm khoảng 20 triệu
triệu triệu triệu triệu đơn vị - hay bằng
khoảng 10 triệu triệu triệu triệu lần sự
gia tăng trật tự trong óc bạn - với điều
kiện bạn nhớ được hết mọi thứ
trong cuốn sách. Trong phần
11, tôi sẽ giải thích bằng cách nào chúng ta có thể tập
hợp những lư thuyết phân bộ mà tôi đă mô tả
để tiến đến một lư thuyết thống
nhất liên quan đến mọi thứ trong vũ trụ.
Lương Tấn
Lực