BACK

Giới Thiệu Tác Phẩm

 

Thi Ca Lăng Mạn Pháp – Đông Yên

Le Romantisme Français

 

ThiCaLangManPhap.jpgNội Dung I

Phần đầu của sách nầy chủ yếu dựa vào cuốn “Quelques Vues Générales sur le Romantisme Français “– Allais Gustave.  Phần nầy bao gồm những nội dung sau:

Nội Dung II

Dịch bản Tiếng Việt của hơn ba mươi tuyệt tác của một số đại thi hào thuộc Trường Phái Lăng Mạn cũng như các trường phái khác mang tính cách lăng mạn và trữ t́nh .

 

Cuốn băng DVD

Các dịch bản được một số nghệ sĩ  Việt Nam tên tuổi hàng đầu diễn ngâm , và được tŕnh bày dưới h́nh thức Slide Shows với những h́nh ảnh phẩm chất tuyệt vời và kỹ thuật Thu h́nh điêu luyện.

 

Nhận định tác phẩm

 

…Nhà thơ Đông Yên đă tổng hợp tất cả những khả năng mang tính cách khoa bảng của ông với một kiến thức vững vàng và phong phú về văn chương Pháp cũng như triết học Tây Phương.  Do đó ông đă chuyển dịch những kiệt tác của các đại thi hào trong trào lưu lăng man Pháp nói riêng và thi ca lăng mạn Pháp nói chung qua ngôn ngữ Việt Nam một cách nhuần nhuyển lưu loát tuyệt vời, mang phong thái rất hàn lâm và quí phái.  Thực ra có rất nhiều dịch giả Việt Nam đă chuyển dịch thi ca Pháp, nhưng do những hạn chế về tư duy, cảm hứng, thời đại v.v., những dịch bản đó chỉ đạt được một mức độ nghệ thuật nào đó.  Ở học giả kiêm nhà thơ Đông Yên, tác giả đă thẩm thấu được tất cả những rung động, cũng như đă nh́n ra những tinh tế trong thi từ của các thi hào, và với một tâm hồn đầy mẫn cảm của một thi nhân ông đă thể hiện được trọn vẹn những tinh hoa của các tuyệt tác đó...

Nguyễn Đ́nh Cường

 

Thành thật chúc mừng anh đă hoàn tất một công việc rất quan trọng. Thơ Hán, thơ Đường, thơ Tống ... đă được rất nhiều người dịch sang tiếng Việt. Thơ Anh, thơ Mỹ ... cũng đă có nhiều bản dịch xuất hiện. Gần đây có người dịch cả thơ vùng Trung Đông. Nhưng thi ca lăng mạn Pháp, một thành phần phong phú và trọng yếu của văn học thế giới, th́ chưa thấy ai dịch một cách nghiêm túc, thành hệ thống. Có lẽ các cụ xưa, kể cả thế hệ Thầy và chú bác chúng ḿnh, đọc và hiểu thẳng từ tiếng Pháp, cho rằng việc dịch không quan trọng chăng? Nhưng từ thế hệ chúng ḿnh về sau, số người Việt hiểu đúng và thấy được cái hay trong thơ Pháp có được bao nhiêu đâu. Việc anh làm là một việc rất đáng, rất nên, đồng thời cũng không dễ làm một chút nào. 

Công b́nh mà nói th́ các cụ trước cũng đă dịch từ văn học Pháp khá nhiều. Nhưng cụ NV Vĩnh chỉ dịch thơ ngụ ngôn của La Fontaine, một số hài kịch của Molière, cùng một số truyện bằng văn xuôi. Và cụ chú trọng tới dịch ư, coi quá nhẹ việc dịch lời ("Nhưng mà cá đă cắn cu..."). Cụ Ph. Quỳnh, vô cùng uyên bác, cũng chỉ dịch Corneille (Le Cid, Horace), một số truyện ngắn và tiểu thuyết bằng văn xuôi, cùng viết bài biên khảo về Voltaire, Rousseau, Montesquieu ... Các cụ chú trọng nhiều tới thế kỷ 17, 18 của văn học Pháp. Thế kỷ 19 chưa được đối xử đúng mức. Anh đă làm được, và làm đúng, điều các cụ chưa làm. 

Tôi đồng ư với hai anh Cường, một người dịch thành công phải có "một kiến thức vững và phong phú về ngôn ngữ, văn chương Pháp cũng như triết học Tây Phương" và "không phải ai cũng có khả năng cảm nhận được sự phong phú và thi vị của những bài thơ này, v́ nó đ̣i hỏi một sự hiểu biết vững chắc về cấu trúc và ngôn ngữ của văn chương Pháp." 

Thành thật mừng anh, và cám ơn anh đă chia sẻ thành quả của việc làm này với anh em, trong đó có tôi. Với thời gian, tôi tin rằng công việc anh làm sẽ được ghi nhận đúng mức. Thiết nghĩ tập thơ anh dịch sẽ có một địa vị rất xứng đáng trong văn học.  

Trần Huy Bích

 

Tôi vừa nhận được tập Thi Ca Lăng Mạn Pháp của anh qua Lê Hoàng. Đọc vội trong thời gian ở nhà Hoàng, tôi rất thích bản dịch “Dĩ Văng” của anh. Lời thơ trau chuốt, t́nh tứ, tự nhiên và rất có hồn. Nếu không biết trước, không ai có thể ngờ được đó là bài thơ dịch.
Cám ơn anh đă cho tôi được sống với những giây phút thư thái lăng mạn t́nh tứ thuở đầu đời. Cám ơn và cám ơn anh, Nhà Thơ & Học Giả Đông Yên.

Phan Anh