* Đĩa Bay và Người Hành Tinh I
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh II
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh III
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh IV
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh V
* Hỗn Loạn Thế Giới Mới
* Thi Ca Tuyển Tập Anh Mỹ
* Triết Học, Khoa Học, và Tiến Hóa
* Chân Tướng Hollywood
* Mặt Trái Hệ Thống Chính Trị HK
* Từ Điển Tin Học
* Kỷ Nguyên Âm Mưu
* Ma Túy, Dầu Mỏ, và Chiến Tranh
* Chết Dưới Tay Trung Quốc
* Trung Quốc sẽ Sụp Đổ
* The Sun Hunters (Người đi săn mặt trời)
* Loài Chim Du Mục
* Kinh Tế Đại Cương Tập I
* Kinh tế Darwin -
* Địa Ốc Đại Cương -
* Thí Ca Lãng Mạn Pháp
* Truyện Ngắn Song Ngữ I
* Truyện Ngắn Song Ngữ II
* Thế Giới Hậu Hoa Kỳ
* Trung Quốc sẽ Sụp Đổ
* Không tưởng, nhân tố băng hoại của HK

Tại các nhà sách VN
* Vũ Trụ từ Hư Không  - Lawrence Krauss
* Hoa Kỳ trước hiểm họa phá sản  - Peter Schiff
* Cuộc Chiến Hố Đen - L. Suskind 
* Thiết Kế Vĩ Đại - S. Hawking
* Lai Lịch của Thời Gian - S. Hawking
Sắp xuất bản
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh Tập VI
* Thang Máy Không Gian
* Kinh tế đại cương Tập II 
Nguyệt San Đỉnh Sóng Số #9 (Tháng 3/2012)
* Miến Điện: canh bạc của những kẻ giả vờ
* Hoa Kỳ tĩnh mộng - Mark Steyn
* Ý nghĩa của văn hóa trong tư tưởng Cổ Hy lạp - Nguyễn Đăng Trúc

Miến Điện: canh bạc của những kẻ giả vờ
Thế giới càng ngày càng thu hẹp. Đất làm giàu của các tập đoàn tài phiệt cũng thế cho nên họ buộc phải nhìn về những ốc đảo chính trị như Trung Quốc trước đây mấy thập niên và Miến Điện ngày nay. (Kế tiếp sẽ là Cuba và Bắc Hàn?). Viễn tượng xóa bỏ cấm vận đối với Miến Điện vì thế có lẽ chẳng còn xa xôi gì. Mặc dù ngoài mặt Tây Phương vẫn tỏ ra "khó khăn" và "nghiêm chỉnh" trong những đòi hỏi về "dân chủ/nhân quyền", thực chất có lẽ họ đang nôn nóng tháo gở cấm vận sớm để mở cửa cho các tập đoàn tài phiệt sớm có cơ hội làm giàu ở ốc đảo chính trị nầy.  Giới lãnh đạo Miến Điện có thể cũng ý thức được vấn đề nầy nên họ sẵn sàng tham gia trò chơi: các ngươi giả vờ thì ta cũng giả vờ.  Họ có thể không tin mấy những lời bà Hillary hay ông Obama nói, nhưng họ tin những gì IMF và Wall Street sẽ làm. Nếu trò chơi nầy chỉ gồm hai tay chơi (một bên là Miến và bên kia là IMF/Wall Street) thì đây không đúng nghĩa là một canh bạc: không có kẻ thắng người thua mà hai bên đều có lợi. Tuy nhiên, bên cạnh hai tay chơi nầy là dân chúng Hoa Kỳ và những nhà đấu tranh dân chủ thực sự của Miến Điện, và họ sẽ là những người thua cuộc trong canh bạc nầy. Thực hiện một số nhượng bộ vào lúc nầy đâu có gì là mất mát.  Thả số tù chính trị ra khỏi những nhà tù nhỏ để rồi nhốt họ lại trong một nhà tù lớn cũng đâu có sao? Theo lời của Bộ Trưởng Thông Tin Văn Hóa Miến U Kyaw Hsan, "nền dân chủ của Miến là một nền dân chủ có kỷ luật, được kiểm soát chặt chẽ." Cho họ vào tham gia chính trị chẳng khác gì đưa những kẻ tay không bơ vơ và ngơ ngáo vào một triều đình áp đảo gồm các quần thần đầy quyền uy và thế lực cùng với sự hậu thuẩn tuyệt đối của nhà nước lẫn quân đội, chưa kể quyền lực ngầm của đàn anh Trung Quốc. Những biểu tượng khả kính như Bà Aung San Suu Kyi biết đâu chung qui cũng chỉ là "hoa lạc giữa rừng gươm"? Giới lãnh đạo Miến cũng chẳng phải quan tâm đến "cải tổ" hay "tự do", "dân chủ", vì biết rằng, một khi các tập đoàn tài phiệt đã thu lợi được rồi thì "đồng tiền sẽ đi trên màu cờ" và lợi ích sẽ đi trước, "dân chủ/nhân quyền" sẽ trở thành lịch sử. Chúng ta cứ nhìn vào cung cách của Wall Street, những tập đoàn tư bản khác đang làm giàu ở Trung Quốc, hay ngay cả cung cách của Bà Hillary hay của Tổng Thống Obama trong hồ sơ nhân quyền Trung Quốc thì có thể tiên đoán được phần nào những gì sẽ xảy ra ở Miến Điện sau nầy....

Hoa Kỳ tĩnh mộng - Mark Steyn
Đối với số người Mỹ càng lúc càng đông, luật pháp đã bị thay thế bởi "điều tiết" - một tập hợp những định luật cai trị không được soạn thảo bởi những nhà đại diện chịu trách nhiệm trước dân, mà được phát minh bởi một đám quan liêu hành động, phần lớn thuộc cánh tả của một trong hai đảng chính trị. Càng ngày sự phân chia của Hoa Kỳ càng liên quan đến bản chất của chính nhà nước - liên quan đến tư tưởng Mỹ. Và trong trường hợp đó tại sao cứ tiếp tục cùng ở chung trong một căn nhà? Như một người nào đó từng nói, "Một căn nhà tự phân chia với nhau không thể tồn tại được." Yếu tố then chốt nhất trong một xã hội năng động là không gian mà người dân có để sống và thể hiện đầy đủ tiềm năng của họ. Đại Chính Phủ không ngừng gặm nhấm không gian nầy. Dưới những cụm chữ viết tắt vô trách nhiệm, chúng ta đã thoái hóa từ chế độ cộng hòa tự trị xuống thành một nhà trẻ bị diều tiết chi li. Hoa Kỳ không phải là một xã hội bao gồm hai nhóm mà là một xã hội bị thống trị bởi một nhóm thứ ba, một bộ máy quan liêu nhà nước đã "thủ đắc quá nhiều" và, để đưa thêm lăng mạ vào vết thương tài chánh, nhóm nầy không được yêu cầu "thực thi kỹ nghệ tương đương". Và khi nhà nước trở nên to lớn như thế, nó lấy không những thành quả của bạn mà lấy cả những sản phẩm từ thành quả lao động của bạn nữa. Các chủ ngân hàng đã tách rời các hoạt động của họ ra khỏi thế giới thực. Thay vì một kỹ nghệ "dịch vụ" - giúp các công ty đang hoạt động trong đời sống xã hội của họ - ngân hàng trở thành một hệ thống đóng kín. Lợi nhuận không còn liên quan đến tăng trưởng hay gia tăng, mà trở thành phương tiện tự chống đở; và trong thế giới bán tiềm năng nầy, khối lượng tiền mà các ngân hàng kiếm được cũng thoát ra ngoài luận lý bình thường...

Ý nghĩa của văn hóa trong tư tưởng Cổ Hy lạp - Nguyễn Đăng Trúc
Thực ra, vào thời Bi kịch Hy lạp, đặc biệt vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, còn gọi là thế kỷ của Péricles, Nhã điển đã là một thành phố văn minh cao độ, so với các cộng đồng con người trên thế giới. Trong cuốn Biện hộ Socrate, Platon đã cho chúng ta thấy rõ sự kiện lịch sử đó. Nhưng các nhà tư tưởng Bi kịch, cũng như các nhà tư tưởng Héraclite, Parménide, Socrate… không hề cho chúng ta thấy họ đã từng có sáng kiến kỹ thuật, phát minh nghệ thuật nào để tô bồi cho sinh hoạt xã hội văn minh nầy. Và họ cũng không hề làm chứng nhân để phát ngôn cho nền dân chủ Thành Nhã-điển, hoặc ca tụng hay lên án một hình thức tổ chức xã hội nào liên quan. Không phải họ không lưu ý đến thế thái nhân tình, không phải họ trốn tránh nghĩa vụ trau dồi kiến thức, làm cha gia đình, làm người công dân…,  ngược lại là khác. Nhưng sứ mạng văn hóa mà họ cảm thấy có bổn phận thực thi, và nội dung duy nhất của văn hóa mà họ cảm hứng được, đã buộc họ cảnh giác nguy cơ nghiêm trọng hơn cả : đó là cái chết của nhân tính, và nêu lên điều đáng phải làm trước tiên : đó là ý thức nhân tính và hoàn thành nhân tính của mình....