Emily Elizabeth Dickinson là một nhà thơ Hoa Kỳ, sinh ngày 10/12/1830 tại Amherst, Massachusetts, và qua đời ngày 15/5/1886. Mặc dù là một thành viên của một gia đình thượng lưu với những gắn bó rất mạnh với cộng đồng sở tại, Dickinson sống phần lớn đời mình như một người ẩn dật. Sau khi học ở Amherst Academy một vài năm khi còn trẻ, bà đã vào Tu Viện Mount Holyoke Female Seminary một thời gian ngắn trước khi về lại gia đình ở Amherst. Những cư dân địa phương xem bà là một người lập dị. Bà đã thể hiện một xu thế muốn đi tu rất rõ nét và được chú ý về thái độ không muốn có nhiều khách khứa đến thăm hay, về cuối đời, không muốn rời khỏi phòng ngủ của mình. Dickinson không lập gia đình, và phần lớn tình bạn giữa bà và những người khác đều hầu như hoàn toàn qua hàm thụ.
Một tuyển tập đầy đủ và gần như nguyên tác của thơ bà lần đầu tiên ra mắt sau khi học giả Thomas H. Johnson xuất bản tập thơ The Poems of Emily Dickinson (1955). Bất chấp sự đón nhận không mấy thuận lợi và sự hoài nghi của một số người vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế ký 20 đối với kỹ năng văn học của bà, Dickinson hiện nay được hầu như mọi người xem là một trong những nhà thơ hàng đầu của Hoa Kỳ. Nhà hàn lân Suzanne Juhasz cho rằng Dickinson đã xem tinh thần và khối óc như những chốn hữu hình có thể thăm viếng được và cho rằng bà đã dành phần lớn đời mình sống bên trong những nơi chốn đó. Thông thường lãnh địa tuyệt đối riêng tư đó được tham chiếu như là lục địa uyên nguyên và lục địa tinh thần. Vào những thời điểm khác, hình tượng đó đen tối hơn và cấm kị - những lâu đài hay nhà tù, đầy đủ với những hành lang và phòng ốc - để tạo nên một nơi cư ngụ cho chính mình, trong đó, người ta sống với những cái tôi khác của mình.

I Measure Every Grief I Meet - Emily Dickinson

Measure Every Grief I Meet là bài thơ thứ 561 trong số gần 2,000 bài thơ của Emily Dickinson, và là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất, có chiều sâu tư duy lớn nhất về mặt tâm lý cũng như triết lý và siêu hình. Bà ban cho trạng thái sầu muộn những đặc tính cụ thể để hình dung bản chất của nó - nơi bà và nơi những người khác. Thông thường sầu muộn liên quan đến cái chết - cái chết của những người thân yêu hay cái chết cận kề của chính chúng ta. Không đúng thế: Dickinson cho rằng chết không phải là nguyên nhân duy nhất của sầu muộn mà chỉ là cây đinh trong mắt. Bài thơ sẽ giải thích tại sao. Có người cho rằng họ thừa khả năng làm chủ mọi phiền muộn trên đời. Không đúng thế: Dickinson hoài nghi chuyện đó, cho rằng họ chỉ giả vờ nói thế, đó chẳng qua là
Một mô phỏng của Ngọn Đèn sắp tắt
Vì lượng dầu còn lại chẳng bao nhiêu.
Trong bài thơ nầy, Dickinson cho chúng ta một khoảnh khắc hiếm hoi để vươn ra thế giới bên ngoài và vươn tới những con người trong thế giới đó. Trạng thái khép kín mà tất cả chúng ta đều cảm nhận và yêu quý đang vươn ra ở đây, trong bài thơ nầy, khiến nó rất đáng đọc.

I Measure Every Grief I Meet
I measure every Grief I meet
With narrow, probing, Eyes—
I wonder if It weighs like Mine—
Or has an Easier size
I wonder if They bore it long—
Or did it just begin—
I could not tell the Date of Mine—
It feels so old a pain—
I wonder if it hurts to live
And if They have to try—
And whether—could They choose between—
It would not be—to die—

I note that Some—gone patient long—
At length, renew their smile—
An imitation of a Light
That has so little Oil—
I wonder if when Years have piled
Some Thousands—on the Harm—
That hurt them early—such a lapse
Could give them any Balm—
Or would they go on aching still
Through Centuries of Nerve—
Enlightened to a larger Pain—
In Contrast with the Love—
The Grieved—are many—I am told—
There is the various Cause—
Death—is but one—and comes but once—
And only nails the eyes—
There's Grief of Want—and grief of Cold—
A sort they call "Despair"—
There's Banishment from native Eyes—
In Sight of Native Air— And though I may not guess the kind—
Correctly—yet to me
A piercing Comfort it affords
In passing Calvary—
To note the fashions—of the Cross—
And how they're mostly worn—
Still fascinated to presume
That Some—are like My Own
Đo Lường Phiền Muộn
Khi họ khổ tôi đo lường Phiền Muộn
Đo bằng Đôi Mắt hẹp biết thăm dò.
Tôi tự hỏi khổ của Tôi và họ
Nặng như nhau hay họ ít khổ hơn.
Tôi tự hỏi Họ khổ đau từ trước
Hay nỗi đau chỉ vừa mới bắt đầu.
Tôi có thể nói ra ngay Ngày Tháng
Niềm Đau Tôi đã cảm nhận từ lâu.
Tôi tự hỏi sống phải chăng là khổ
Và phải chăng Họ đang cố vượt qua
Hay ngược lại - nếu được quyền lựa chọn
Thì tốt hơn nên kết liễu đời mình.
Tôi nhận thấy một Số Người kiên định
Vẫn thường xuyên lặp lại những nụ cười,
Một mô phỏng của Ngọn Đèn sắp tắt
Vì lượng dầu còn lại chẳng bao nhiêu.
Tôi tự hỏi nếu Tháng Năm chồng chất
Cả Ngàn Người trên bao Nỗi Đớn Đau
Từ lâu lắm thì nụ cười như thế
Có thể nào cứu vãn được họ chăng.
Hay họ vẫn sẽ triền miên đau khổ
Hàng Trăm Năm đày đọa của Thần Kinh
Để Khai Sáng với Niềm Đau rộng mở
Một buồn phiền Tương Phản với Tình Yêu.
Tôi được nói có nhiều Người Đau Khổ.
Nhiều Nguyên Nhân - Chết chỉ một mà thôi
Chết chỉ đến có một lần duy nhất
Và chỉ ghìm hướng mắt đến trăm năm.
Có Nỗi Khổ Đam Mê và Khổ Lạnh.
Khổ mệnh danh "Tuyệt Vọng" vẫn thường nghe.
Khổ "Đày Ải" khỏi Quê Hương xứ sở
Khi Nhìn về chốn cũ Không Gian xưa.
Dù không thể ước đoán ra chính xác
Loại đau nào, nhưng dưới mắt của tôi
Mọi đau khổ đều ban niềm An Ủi
Như niềm đau khi thấy Chúa Đóng Đinh.
Dưới Thánh Giá, nhìn người ta ăn mặc
Rất giống nhau trong phần lớn đoàn người
Tôi vẫn thấy ngỡ ngàng và giả đoán
Khổ của Người tương tự Khổ Chính Tôi.