EMILY DICKINSON
Dinh Song

Âm Nhạc
* Triết Nhạc Hải Đăng I
* Triết Nhạc Hải Đăng II
* Triết Nhạc Hải Đăng III
* Triết Nhạc Hải Đăng IV
Khoa Học Điện Toán
* Từ Điển Tin Học
Triết Học
* Triết Học, Khoa Học, và Tiến Hóa
Truyện Ngắn Đông Yên
* The Sun Hunters (Người đi săn mặt trời)
* Câu Chuyện một Dòng Sông
* Hẹn Nhau trươc Giao Thừa
* Ngôi Sao Đen
Thơ Đông Yên
* Loài Chim Du Mục
Thơ dịch
* Thí Ca Lãng Mạn Pháp (not available)
* Tuyển Tập Thi Ca Anh Mỹ(not available)
* Robert Frost Tuyển Tập I (not available)
* Emily Dickinson Truyển Tập I (not available)
* Edgar Allan Poe Thơ Tuyển Tập (not available)
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập I (not available)
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập II (not available)
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập III (not available)
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập IV (not available)
* Edgar Allan Poe Truyện Ngắn Tuyển Tập V (not available)
* Thi Ca Tuyển Tập Anh Mỹ - Second Edition (not available)
* Robert Frost Tuyển Tập - 2nd Edition (not available)
* Emily Dickinson Tuyển Tập- 2nd Edition (not available)
Truyện Dịch Song Ngữ
* Truyện Ngắn Song Ngữ I
* Truyện Ngắn Song Ngữ II
Vũ Trụ Học
* Cuộc Chiến Hố Đen
* Thiết Kế Vĩ Đại
* Vũ Trụ từ Hư Không
* Lai Lịch Thời Gian
Đĩa Bay & Người Hành Tinh
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh I
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh II
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh III
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh IV
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh V
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VI
* Đĩa Bay và Người Hành Tinh VII

After a great pain, a formal feeling comes - Hậu Tai Biến


Bài thơ nói với chúng ta rằng những chấn thương lớn nhất thường được theo sau bởi những giai đoạn hôn mê. Toàn bộ câu chuyện chính là chiếc kính vạn hoa điên rồ gồm những màu sắc mâu thuẫn nhau. Những dây thần kinh tê buốt, một trái tim bàng hoàng, đôi chân người máy, những người chết trong tuyết - tất cả những hình ảnh đó cùng đến với nhau để minh họa một bức tranh linh động về đời sống nội tâm của một người đã hoàn toàn rối loạn sau khi kinh qua một tai biến hãi hùng.
Dickinson khá nổi tiếng là một người cô độc tuyệt đối. Tất cả khoảng thời gian cô độc đó đã mang lại cho bà không gian mà bà cần để sáng tác 1,775 công trình trong số những công trình vĩ đại chưa từng thấy của Hoa Kỳ. After a great pain, a formal feeling comes là một bài thơ thể hiện tất cả những nét lập dị của Dickinson được phơi bày đầy đủ.
Sau khi Dickinson qua đời, do quá đau khổ vì cái chết của chị mình, Lavinia, người em gái của bà, bằng mọi giá cố gởi cho thế giới những bài thơ của Dickinson. Nhiều bài được xuất bản lần đầu vào năm 1890, nhưng mãi đến năm 1929 bài After a great pain, a formal feeling comes mới xuất hiện trên tạp chí Atlantic Monthly. Rõ ràng, một tay biên tập nào đó của tạp chí nầy đã nhìn thấy bài thơ nầy vào năm 1890, nhưng có lẽ họ cho đó là một "bài thơ điên rồ" và gạt nó sang một bên. Nhờ những bài thơ dễ truy cập hơn của Dickinson đã giúp bà nổi tiếng như cồn nên tuyệt tác nầy mới có được cơ may thứ nhì.
Chúng ta nhìn thấy thấp thoáng những người đang ngồi trơ ra sau một đám tang. Chúng ta đi từ những nghĩa trang quái đản đến bên trong chính cơ thể, trong đó những dây thần kinh bị tê cứng và trái tim hoàn toàn mờ mịt thậm chí không còn nhận thức được ai là người đang đau khổ, không còn nhận thức được thời gian và không gian, không còn phân biệt con người và những bộ phận của con người. Đó là trạng thái và hiện tượng của những con vẹt đã chết nhưng biết đi, còn cảm giác nhưng không biết cảm giác cái gì, quờ quạng, lang thang, và tự trị như những cỗ máy.
Dựa theo chuyển động giả tạo của bài thơ, thời gian hậu tai biến về sau sẽ được nhớ lại như một giai đoạn của "cái chết còn sống" (living death) tương tự như cảm giác bị đóng băng. Điều mỉa mai là, những người bị đóng băng không bao giờ có thể nhớ lại tuyết, vì họ chết trong đó, bị tiêu diệt bởi một trạng thái tê dại cam đành, trong đó, họ ngủ và tiêu ma trong hoang tưởng lên đồng. Vì không có một giải pháp nào cho thế lưỡng ước nầy, bài thơ chấm dứt một cách lơ lửng, thả nổi giữa sống và chết trong một trạng thái cam đành trong suốt như thạch anh, tức trạng thái hôn mê chết người nhất trong mọi trạng thái, chính cái yếu tính của đau khổ, nhưng không phải đau khổ và là một trạng thái an bình trống rỗng, tương tự như yếu tính của âm thanh là im lặng.
Điểm then chốt là cấu trúc của bài thơ về diễn trình song lập: tức là một chuyển động điển hình luận thay vì chuyển động thẳng, vì, khi được đặt đối diện với một ý tưởng trung tâm, mỗi vế hoán dụ chỉ đi theo hướng trình mà nó sẽ xác định sau đó. Ở đây, chúng ta có một loạt những vế hoán dụ với cảm giác được gọi là "formal feeling," tức cảm giác hậu tai biến. Loạt vế hoán dụ đó liên quan đến một chuỗi hoàn cảnh bên ngoài, liên hệ mật thiết với nhau bằng ẩn dụ. Cảm giác đó thuộc nội tâm hay tinh thần, nhưng Dickinson xử dụng những từ ngữ đi liền với cơ thể, thiên nhiên, xã hội, và với cái chết vật lý để định hình và nêu bật cả cảm giác lẫn ý nghĩa của nó.
Hình ảnh được xử dụng để kết thúc bài thơ tỏ ra phức tạp hơn do hàm ngụ của nó về chuyển hóa, khả năng của nó có thể hiện hữu như băng tuyết, và cuối cùng như trạng thái tan ra nước - giản lược những chu kỳ nầy thành nước. Dòng cuối của bài thơ là một hóa giải bùa mê của trạng thái ngưng trệ. Đó không phải là một diễn tả mới và khác của trạng thái cứng nhắc mà hàm ngụ một diễn trình nhất định xa rời nó bằng cách vạch lại những bước đi trong lịch sử của nó. Vì thế, chúng ta biết rằng hai chữ letting go không có nghĩa là buông xuôi sự sống, không phải cái chết, mà, đúng hơn, là trạng thái buông xuôi cảm giác, một hình tức giải tỏa khả năng trải nghiệm nó một lần nữa.

After a great pain, a formal feeling comes
After great pain, a formal feeling comes –
The Nerves sit ceremonious, like Tombs –
The stiff Heart questions 'was it He, that bore,'
And 'Yesterday, or Centuries before'?
The Feet, mechanical, go round –
A Wooden way
Of Ground, or Air, or Ought –
Regardless grown,
A Quartz contentment, like a stone –
This is the Hour of Lead –
Remembered, if outlived,
As Freezing persons, recollect the Snow –
First – Chill – then Stupor – then the letting go –
Hậu Tai Biến
Sau tai biến đó chính là tĩnh giới
Hệ Thần Kinh kính cẩn tựa Nhà Mồ
Tim tê dại hỏi "liệu Người đã khổ"
Mới Hôm Qua hay từ cả Ngàn Năm"?
Chân như máy đi quanh như chân Gỗ
Bằng Đất Nung, Quán Tính, hay Khí Trời.
Không cần biết đến tiến trình phát triển,
Nỗi cam đành trong như khối Thạch Anh.
Nay "Giờ Phút" nặng như Chì đã đến
Khó mà quên nếu còn sống trên đời
Như nhớ Tuyết khi toàn thân đã chết
Băng trong hồn, Buốt Giá đến Hôn Mê
Rồi đến lúc buông xuôi cùng định mệnh.

Xin xem toàn văn trong "Emily Dickinson Tuyển Tập I" - Đông Yên