Evacuation Time's Legacies - Dong Yen
(...)
Despite the fact that she was alone now, she continued
the habit of alternating chopstick ends when eating, a habit she had learned
during the evacuation time. She used the individual end for handling food
from each individual bowl and the community end for everything else on the
table.
Loc had adopted the same habit at every meal. Even when
at his friends' houses for party, he observed that habit. At first, almost
all his friends and their relatives were surprised, because they were not
among those families who had once lived in refugee communities in Quang Nam
or Quang Ngai. He then gave them thorough explanations on the subject; and
everything had been fine since, especially when they heard him speaking with
a genuine Quang Nam accent.
Trang seldom had a chance to eat with others. Sometimes
she would share a meal with some old friends from the evacuation time and
from Quang Nam like Anh and her family. While Anh and her family didn't use
chopsticks in this manner, they knew that it was common among those who had
once lived in evacuation zones and accepted it as a lovely, dignified, and
respectful custom with great cultural value. It manifests a discrete
communication with others and respect for the privacy and well-being of those
who share one's table. It also signifies that each individual's
innermost being, the awareness of the inherent solitude in each individual's
destiny, of past trials and tribulations and the mysterious realm of
itineraries for the future cannot be shared with others.
There were always two spaces in the refugees'
perceptive world: an introspective and an extrospective.
The habit of alternating chopstick ends reflects the way refugees perceived
the world. The community end signified their perception of the world outside.
Every day, they would look through small opening of leaf door of their huts,
barely opened at a ninety degree angle. It was the space for suspicion and
hostility, hope, communication and dreams. The individual end represented
their introspective space, a combination of the spiritual and physical world
the refugees carried long during their nine-year journey from place to place.
It included personal reminiscences, suffering and losses. That space was a
lonely world. Alternating the end of the chopsticks represented how
refugees experienced the universe as one of tension, tautness, and antagonism
without relief.
Basically, the two chopsticks and their two ends might
stand for the dichotomies of existence: spiritual and psychological;
metaphysical and physical; abstract and concrete; success and failure; good
and bad; right and wrong; individual and society; truth and deception, etc.
Opposition and challenge create social progress, just as revolt and dissent
serve as the foundation of freedom. Mistakes are the rule of politics, not
the exception, just like skepticism is the rule of every religious,
philosophical, and political conviction. The individual sometimes emerges as
a means for society to move forward sometimes as the end result of its
progress. Whether Trang knew it or not, alternating the ends of the
chopsticks was symbolic of the fate of all mankind, including that of her
husband and her son.
(...) |
Di sản
thời du cư - Đông Yên
(...) Khi còn Sỹ và Lộc
cũng như bây giờ khi sống một mình và ăn
uống một mình, nàng vẫn giữ thói quen ăn
đũa hai đầu, một đầu để
gắp thức ăn trong các đĩa phục vụ
chung cho mọi người, hay còn gọi là đầu
cộng đồng, đầu kia dùng để ăn
riêng, tức là đầu cá nhân. Cũng như Trang,
Lộc rất thành thạo và tôn trọng lối ăn
uống nầy. Khi được mời đến
nhà bạn bè để ăn hay tiệc tùng, Lộc vẫn
giữ tập quán đó. Lúc đầu, hầu
hết bạn bè và gia đình của họ rất
ngạc nhiên, nhất là những gia đình trước
đây không sống trong cộng đồng du cư ở
Quảng Nam hay Quảng Ngải. Lộc thành thực
giải thích với họ do đó họ không còn thắc
mắc nữa nhất là khi họ nghe Lộc nói tiếng
Quảng Nam thực sự. Cả Trang cũng vậy,
nhưng Trang thì ít có dịp ngồi ăn chung với
những người xa lạ, ngoại trừ một
số bạn bè thời sơ tán hay gốc ở
Quảng Nam như Ánh và gia đình của Ánh. Cả gia
đình của Ánh và chính Ánh không biết ăn đũa
hai đầu, nhưng họ không xa lạ mấy với
lối ăn uống nầy của những người
từng sống trong vùng sơ tán. Mặc dù họ không
ăn đũa hai đầu nhưng họ rất khâm
phục tập quán đáng yêu, cao quí,
khả kính và có một giá trị độc sáng về
mặt văn hóa đó. Nó biểu hiện sự cộng
thông kín đáo với tha nhân, biết tôn trọng an sinh và
riêng tư của những người ngồi chung bàn,
chia xẻ những quan tâm và quyền lợi trong một
trật tự xã hội bất thành văn. Nó cũng cho
thấy một đường ranh trong chiều hiện
hữu của từng cá nhân, ý thức sự cô
đơn trong thân phận từng người vốn
không bao giờ có thể san sẻ với nhau, cảm
nhận được vùng bí ẩn với những
hướng trình và lẽ sống khác biệt nhau về
ngày mai đang đi tới, cảm nhận
được những đau khổ tiềm ẩn trong
dĩ vãng của từng người.
Trong tâm thức của những
người du cư luôn luôn có hai không
gian: một không gian hướng ngoại và một không
gian hướng nội. Không gian hướng ngoại là
vùng không gian mà họ nhìn thấy mỗi ngày trong thời
du cư khi cánh cửa lá được chống lên và
mở ra không đến chín mươi độ.
Đó là không gian của ngờ vực và thù nghịch
nhưng đồng thời cũng là không gian của hy vọng, cộng thông, và mơ
ước. Trên một phương diện nào đó,
đầu đũa cộng đồng tượng
trưng cho phần thế giới đó. Còn đầu
đũa cá nhân chính là không gian hướng nội. Đó
là tổng hợp của không gian tâm linh và vật lý
được lưu giữ dọc theo hành trình của
người du cư, không gian của hoài niệm, đau
thương và mất mát. Không gian đó là một vũ
trụ đơn độc của những lữ hành
đơn độc đến từ chiếc bè du
mục của chín năm lưu đày. Dù bên trong hay bên
ngoài, thế giới mà họ đã, đang và sẽ
trải nghiệm vẫn thường xuyên hiện lên
như một căng thẳng, dằn vặt, và mâu thuẫn
không thể giải quyết và không thể thỏa
hiệp được.
Trên căn bản, hai chiếc đũa
và hai đầu đũa tượng trưng cho hai thái
cực theo nghĩa vật lý và tâm lý, siêu hình và hữu
hình, cụ thể và tượng, đau khổ và hạnh phúc, thiện và ác,
tốt và xấu, đúng và sai, cá nhân và xã hội, chân lý và
lừa đảo.... Trong phần chung cũng như trong
phần riêng, hai thái cực kia không thể tách rời nhau
được. Đối kháng và thách thức là nguyên
tắc của hợp quần xã hội cũng như
nổi loạn và bất đồng là nguyên tắc
của tự do. Sai lầm là qui luật của chính
trị chứ không phải ngoại lệ cũng như
hoài nghi là qui luật của mọi niềm tin tôn giáo,
triết học, và chính trị. Cá nhân đôi khi là
phương tiện của xã hội và đôi khi là
cứu cánh. Trang không rõ đến ngày nào nàng sẽ quên
đi thói quen ăn đũa hai đầu. Có thể nàng
sẽ không bao giờ rời nó, vì đó là một phần
thân phận của nàng, của chồng nàng, và của con
nàng.
(...) |