Language and the River - Dong Yen
From: The Sun Hunters - Người Đi Săn Mặt Trời - Infinity Publishing
Hard cover - Available on AMAZON.COM - ISBN: 9781495808333
Language and the River - Dong Yen

(...) As for Khung, nobody knows if he's an earth man or a creature from another planet as he never speaks. Some guesses he's a criminal living on the same planet as the wardens'. Afterward, however, it's clear that there isn't much in common between him and the wardens; he looks more like a human through his upright movement, behavior, and especially the physical features of his body and face having no yellow hair that the wardens have. But the clothes he wears are different from the uniforms of the wardens; they are made of sand bags, instead, like other prisoners'. His mouth is not protruded so much as to display the two ferocious jaws as the wardens do. The way he eats and drinks is the same as the other prisoners', following a fixed schedule, unlike the wardens, who can eat anytime, anywhere, on the ground as well as on the tree, whether the eating place is dirty or clean, damn the consequences, eating as fast as possible, for fear of losing the food to others.
Although mute, he can use his facial expressions for such feelings as anger, discontent, joyousness, sadness, love, and hatred. That's why everybody assumes he must be human, but years of imprisonment have made him mute, leaving his mouth solely for eating, not for speaking, protesting, or raising questions. It means that he must once have been a member of human society, experiencing suffering and happiness, love and disappointment, looking forward to future as an extension of hope and also of risks for his destiny. He might have been a brave soldier resolutely advancing toward the enemy and then condemned by fate into the hands of the enemy. He might have been a scholar, a university professor, a writer, a poet, a playwright, a musician, a painter, an artist, a singer, or simply an unlucky lover, a faithful husband and a dedicated father. In short, he might have once been human in the sun of the Solar System, under the blue sky of the Long Range Mountains and of the faithful waters of the Red River and the Mekong River.
And all has now become history. And that past might stay on in him; and it's possible that most of it might have been gone as a result of his language being unused for years. Language is normally viewed as a means of restoring the past and reminiscence, sine qua non existential components of a historic creature like him. When defined commonly as a voice communication, among other things, language can serve as a means for sharing part or all of the immense space that time has pushed into the darkness of the past. That immense space might have included the happy sunny days animated by bird songs in spring, summer, and fall, and the serene youthful days. On those days, clouds were rolling above prairies; steppes were flooded with multicolor flowers under a blue humanistic peaceable sky. Those were carefree school days with teenage diary pages full of affection and aspiration. Those were inexpressible sorrows, unfulfilled dreams, unanswered loves, living experiences that were seemingly as normal as a river going up and down with everyday tides while, in fact, they're carrying with them host of mishaps and obscurities. Without language, when dying, man would carry with him that entire obscure space like a boulder going down to the bottom of a river. Every day, the river goes downstream to empty into the ocean whereas the boulder gets quietly buried underneath. Every day, so many messages go up and down the river without any appointment with the boulder which silently locks up its existence underneath a layer of inexorable alluvial. Every day, every season, and every year go on with the sun glittering on the river, alleviating the cold underneath; but it's not strong enough to warm up the boulder sunken too deep. Season rain comes in at times to clean up the river; but, since the rainwater stays on the surface and then goes to the ocean, it doesn't reach the river bottom, which houses the boulder. Above the river, on the sunny days, is an immense blue sky with rolling clouds whereas, to the boulder, it's infinite darkness. Like other living beings, if man has no voice then language belongs to the river, not to man. The past belongs to time, not to him if he has no language. Existence belongs to the absurd if man has no past. If living basically defines itself as sound, light, action and reaction then, without language, man is no longer fully defined as an existence.
(...)
 Ngôn ngữ và dòng sông - Đông Yên
(...) Riêng thằng Khùng thì không ai đoán được hắn là người trái đất hay một sinh sinh vật của một hành tinh nào khác vì hắn không bao giờ nói. Có người đoán rằng hắn là phạm nhân thuộc cùng một hành tinh như đám cai tù; nhưng sau đó người ta nhận ra không có điểm nào tương đồng giữa hắn và đám cai tù; hắn gần với loài người hơn qua lối đi đứng, hành xử và nhất là qua hình thù vật lý của thân thể và khuôn mặt không có lông vàng như các tên cai tù. Hắn cũng biết mặc quần áo che thân vì không có bộ lông trên mình như đám cai tù. Nhưng quần áo của hắn không giống như những bộ đồng phục của đám cai tù mà được may bằng bao cát như các tù nhân khác. Miệng của hắn cũng không nhô hẳn ra để lộ hai hàm răng hung tợn nơi các tên cai ngục. Cách ăn uống của hắn rất giống cách ăn uống của những tù nhân khác, có giờ giấc chứ không phải lúc nào ăn cũng được và có thể ăn ở bất cứ đâu, dưới đất, trên cây, chỗ dơ cũng như chỗ sạch, ăn được là cứ ăn, ăn càng nhanh càng tốt vì sợ những tên cai tù khác giật mất miếng ăn.
Mặc dù hắn không nói nhưng sắc mặt hắn có thể biểu hiện những phản ứng tâm hồn như giận dữ, bất mãn, vui, buồn, yêu, và ghét. Chính vì điểm nầy mà người ta đoan chắc thằng Khùng cũng là người nhưng đã bị những năm tù đày làm câm đi, có miệng chỉ để ăn uống chứ không phải để nói, phản đối hay đòi hỏi. Điều đó có nghĩa là trước kia hắn có thể đã từng là một thành viên của xã hội loài người, biết đau khổ và hạnh phúc, biết yêu thương và thất vọng, biết ngày mai là nối dài của hy vọng và đồng thời là nối dài cho những rủi ro của số phận. Rất có thể hắn đã từng là một người lính hiên ngang xông trận, từng nhìn mặt kẻ thù mà tiến và sau đó bị số phận quay lưng để đẩy hắn vào tay kẻ thù. Rất có thể hắn đã từng là một học giả, một giáo sư đại học, một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhạc sỹ, họa sỹ, diễn viên kịch nghệ, ca sỹ, hay đơn thuần một người tình không may mắn, một người chồng và người cha tận tụy hy sinh. Nói chung, có thể hắn đã từng làm người dưới ánh nắng của Thái Dương Hệ, với trời xanh của Dải Trường Sơn và dòng nước thủy chung của Sông Hồng và Cửu Long Giang.
Và tất cả bây giờ đã trở thành dĩ vãng; và dĩ vãng đó có thể vẫn còn trong hắn và cũng có thể đã mất đi phần lớn khi ngôn ngữ của hắn không được xử dụng từ nhiều năm. Ngôn ngữ thường được xem là phương tiện giúp phục hồi dĩ vãng và hoài niệm, phần hiện hữu không thể thiếu đi trong một sinh vật có sử tính như con người. Khi ngôn ngữ được hiểu một cách thông thường như là tiếng nói, ngoài những mục đích khác, con người xử dụng nó để chia xẻ với kẻ khác một phần hay tất cả vùng trời bao la mà thời gian đã đưa vào bóng tối của quá khứ. Trong vùng trời bao la đó có những ngày vui với nắng ấm và chim hót rộn ràng vào những sáng mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, và những ngày bình yên thơ dại. Ngày đó, mây chập chùng bay trên đồng cỏ, thảo nguyên tràn ngập với đủ loài hoa muôn hương muôn sắc dưới nền trời xanh nhân bản bát ngát hiền hòa. Đó là những năm tháng vô ưu cắp sách đến trường song song với những trang nhật ký đầu đời chất chứa những vấn vương và khao khát. Đó còn là cõi buồn khó phơi bày, những hoài vọng khôn nguôi, những cuộc tình không trọn, những trải nghiệm vốn bình thường như một dòng sông xuôi ngược theo thủy triều mỗi ngày nhưng lại chứa đầy bất trắc và u uẩn. Nếu không có ngôn ngữ thì khi chết đi con người sẽ vĩnh biệt cuộc đời và mang theo cả vùng không gian mờ mịt đó như tảng đá chìm xuống dòng sông. Mỗi ngày dòng sông theo dòng chảy hạ nguồn để hòa vào biển cả trong khi tảng đá vẫn âm thầm chìm dưới đáy sông sâu. Mỗi ngày bao nhiêu thông điệp xuôi ngược trên dòng sông không một lời hò hẹn với tảng đá lặng câm đang tự chôn chặt hiện hữu của mình dưới lớp phù sa oan trái. Mỗi ngày, mỗi mùa, mỗi năm đi qua với ánh nắng chan hòa trên dòng sông để lòng sông vơi đi phần lạnh giá, nhưng sức nóng mặt trời lại không đủ nóng để sưởi ấm tảng đá đã chìm đắm quá sâu trong lòng nước. Những trận mưa mùa thỉnh thoảng vẫn về để gội rửa dòng sông nhưng lượng nước mưa chỉ ở trên mặt dòng sông rồi đi về biển, không thể đến được đáy nước nơi tảng đá đang nằm. Bên trên dòng sông, vào những ngày nắng ấm, là bầu trời bao la với mây bay lồng lộng, nhưng với tảng đá, tất cả đều là màn đêm bất tận. Như các sinh vật khác, nếu con người không có tiếng nói thì ngôn ngữ thuộc về dòng sông chứ không thuộc về con người. Dĩ vãng thuộc về thời gian chứ không thuộc về con người nếu con người không có ngôn ngữ. Hiện hữu thuộc về phi lý khi con người không có dĩ vãng. Nếu hiện hữu được định nghĩa cơ bản là âm thanh, ánh sáng, động tác, và phản động tác thì, nếu không có ngôn ngữ, con người sẽ không còn được định nghĩa là hiện hữu một cách đầy đủ.
(...)

Xin tìm đọc
THE SUN HUNTERS - NGƯỜI ĐI SĂN MẶT TRỜI - Đông Yên
Đã phát hành trên Amazon.com - (ISBN: 9781495808333)
Phiên bản bìa mềm có thể đặt mua với
(I) Đỉnh Sóng P.O. Box 8231 Fountain Valley, CA 92728 - (714) 473-3691 - dinh-song@att.net
(II) Nhà sách Tự Lực và các nhà sách VN tại Mỹ
Tu Luc Website: TULUC.COM
ĐT: (714) 531-5290 ** Email: buybooks@tuluc.com