DEPARTURE - Dong Yen
(...) During the early years
after their moving to Saigon, every morning, Trang and her son would ride
together to the pharmacy on their only bicycle; and then Loc would use the bike
to go to school. After school in the evening, he went back to the
pharmacy to pick his mother up. During that time, Anh would go to the pharmacy
for medicines and made friends with Trang after realizing that both of them
were from Duy Xuyen, Quang Nam.
Anh was married with three
children. Her parents were also from Duy Xuyen, but they had moved to Hoi An
before 1945. When the war broke out, they didn't evacuate and stayed there
until 1960, when they all left for Saigon. Anh and her parents were Christians.
During the years before 1975, Anh served as a nurse at an American hospital
near the Phi Long Gate of the Tan Son Nhat Airport.
Now and then, especially
on holidays, Trang would bicycle to Anh's house on the Vo Di Nguy Street, Phu
Nhuan. She and Anh were friends for more than seven years.
One night in April 1975,
Anh came to see Trang on her new moped with momentous news.
- "We are going to the
airport tomorrow for evacuation of Saigon. If you wish, get prepared and
come along with us."
Trang didn't reply at
once. Instead, she went to the kitchen and fixed two cups of tea, one for Anh
and the other for herself.
- "I hope you enjoy this
tea. It's made from fresh tea leaves that one of my relatives in Tam Ky sent
me."
- "Oh my Gosh! Trang, how
can you go on about tea and tea leaves at a time like this? It's a
life-and-death situation. Don't you know that?"
- "Anh, I lived in
evacuation zone for ten years. What is there for me to worry about it this
time? At worst, it would be as miserable as it was before, but that is not a
life-and-death matter for me. I appreciate your kindness, but I don't
want to go anywhere."
- "Nobody in this world
wants to go through hell twice. The first time you and your family had no
choice and had to pay the price of suffering for nine years. It is
different now."
- "There's always a price
to pay, Anh," Trang said, sipping her tea. "In the last evacuation, my husband
left me. Now, my son has gone to pursue his own life. What you think is a
choice turns out, in fact, a division's remainder which might appear greater
than the divisor itself in the eyes of many and, probably, even in your eyes,
too. Going now is an unknown factor for me, a factor I have carried along in my
soul for more than ten years since my husband's departure. I wish you and your
folks good trip out of the country. Don't feel bad about me. I will be
fine."
Her world had nothing to
do with this lonely woman's world. In a certain space dimension, she would also
have Sy and Loc. And Sy's world of and Loc's would definitely have nothing to
do with remote lands with geographic and physical values and accessible by air
or by sea. To go or not to go, therefore, would be the same: they wouldn't
belong to any world with the presence of the sun rising in the morning in the
East and setting in the evening in the West, with human political boundaries.
Their choice would be neither this side nor that side, for, from either side,
evils should be infinite. (...) |
RA ĐI - Đông Yên
(...) Mấy năm
đầu sau khi xuống Sài Gòn, mỗi sáng Trang chở con
bằng xe đạp đến tiệm thuốc tây
rồi sau đó giao xe đạp cho con đi học;
chiều lại sau giờ học Lộc ghé lại
tiệm để đón mẹ về. Thỉnh
thoảng vào những ngày nghỉ, Trang đạp xe
đến thăm Ánh ở đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận.
Ánh và Trang quen nhau từ hơn bảy năm nay khi Trang còn
đứng bán ở tiệm thuốc tây. Lúc đó Ánh
thường đến mua thuốc ở tiệm Trang
đứng bán hàng, và quen thân nhau khi nhận ra cả hai
đều cùng quê Duy Xuyên, Quảng Nam. Ánh có gia đình
và ba con. Cha mẹ của Ánh gốc ở Duy Xuyên,
nhưng đã di chuyển xuống sống ở Hội An
từ trước năm 1945. Khi cuộc chiến
xảy ra, gia đình Ánh không đi tản cư và tiếp
tục sống ở Hội An cho đến năm 1960, lúc
đó tất cả dời vào Sài gòn. Ánh và cha mẹ theo
đạo Tin Lành. Những năm gần 1975, Ánh phục
vụ như một y tá tại một bệnh viện
của Mỹ gần trước cổng Phi Long của Phi
Trường Tân Sơn Nhất.
Vào một đêm
tháng tư năm 1975, Ánh đi xe Vélo Solex đến nhà Trang
và nói với Trang:
- Gia đình tao ngày
mai sẽ vào phi trường để di tản; nếu
mày muốn đi thì thu xếp đến nhà tao ở
để cùng đi một thể.
Trang không trả
lời ngay. Thay vì thế, nàng đi vào bếp làm hai ly
nước trà nóng, một cho mình và một cho Ánh. Khi
mời Ánh uống trà, Trang nói với Ánh:
- Uống tí trà
đi đã. Đó là nước chè tươi do
người bà con ở Tam Kỳ gởi vô cho tao. Thử
đi.
- Trời ơi, lúc
nầy mà mầy còn đứng đó nói đến
những chuyện chè với trà được à? Chết
đến nơi rồi mầy có biết không?
- Ánh à, tao đã
ở với chúng nó gần mười năm trong vùng du
cư rồi. Nếu bây giờ ở lại tiếp
tục sống với chúng một lần nữa thì có sao?
Cùng lắm cũng đói khổ như thời du cư
thôi, có chết đâu? Cám ơn mầy nhiều, nhưng tao
không muốn đi đâu cả.
- Không ai trên
đời nầy lại muốn chui vào địa
ngục hai lần, mầy biết không? Lần đầu
là vì mày và gia đình mầy không có sự lựa chọn,
nhưng bây giờ thì khác. Mầy tưởng là mầy
không trả một giá nào cho chín năm du cư đó sao?
- Ở đâu thì
cũng phải trả giá cả Ánh ạ. Trong thời du
cư tao đã mất chồng tao. Bây giờ tao
lại mất con tao. Cái mà mầy nghĩ là lựa chọn
đó thực ra không phải là lựa chọn đâu, mà
chỉ là một thừa số của một bài toán chia,
dù thừa số đó có vẻ lớn hơn cả
thương số dưới mắt nhiều
người, và có lẽ thậm chí dưới mắt
của cả mầy nữa. Đối với tao sự
ra đi lúc nầy là một ẩn số lớn hơn cái
ẩn số mà tao đã mang theo trong hồn hơn
mười năm nay, từ khi chồng tao ra đi. Tao
cầu chúc mầy và gia đình mầy an toàn mà ra khỏi
nước, đừng hờn giận gì tao.
Thế giới
của nàng không phải là cái thế giới của
người đàn bà đơn độc nầy. Ở
một chiều không gian nào đó, nàng còn có Sỹ và
Lộc. Và thế giới của Sỹ và Lộc dứt
khoát không phải là ở những miền đất xa xôi
mang những biểu số địa dư và vật lý có
thể truy cập được bằng phi cơ hay tàu
biển. Do đó, đi hay ở thì cũng cùng một
nghĩa: họ không thuộc về một thế giới
nào có sự hiện diện hằng ngày của mặt
trời mọc vào buổi sáng ở phương đông và
lặn vào buổi chiều ở phương tây, có biên
giới chính trị của con người. Sự
lựa chọn của họ không ở bên nầy mà
cũng chẳng ở bên kia, vì nỗi bất hạnh
đều vô biên từ hai phía. (...) |