Nghi án Miến Điện và Bắc Hàn
dinhsong.net
March 1, 2012
Không
ai biết trước những thay đổi ở Miến
Điện sẽ đi về đâu hay đi đến
đâu, nhưng sự xuất hiện sớm sủa của
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và các tập
đoàn tài phiệt như Wall Street quả là những điểm
gở; cho phần còn lại của thế giới. Chẳng
bao lâu sau có tin Bắc Hàn được tường thuật
là đã chấp nhận một số nhượng bộ
trong vấn để hạt nhân để đổi lấy
viện trợ nhân đạo. Người ta có lý do để
ước đoán những gì xảy ra ở Trung Quốc
trước đây sẽ xảy ra ở Miến Điện
và những gì xảy ra ở Miến Điện sẽ xảy
sẽ xảy ra ở Bắc Hàn.
Lương thực đi trước, quỹ Tiền
Tệ Quốc Tế và Wall Street sẽ theo sau.
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), các ông là ai?
Cơ
quan nầy được thành lập để quản trị
một hệ thống hối suất cố định
(fixed exchange rates). Đó là một hệ thống tốt
hay hệ thống xấu, không thành vấn đề.
Năm 1971, sau khi Tổng Thống Nixon đóng Cửa Sổ
Vàng (Gold Window), hệ thống hối suất cố định
sụp đổ và được thay thế bởi một
hệ thống hối suất thả nổi (floating
exchange rates). Chức năng của IMF biến mất,
nhưng, thay vì bị xóa sổ, nó đã thay đổi chức
năng để tiếp tục tồn tại và bành
trướng. Nó đã trở thành một cơ quan
"cứu nguy" cho những quốc gia chậm tiến
và tiếp tục đào sâu hơn vào những túi tiền của
những người đở đầu nhằm tài trợ
những hoạt động mới của nó. Ở
Bretton Woods, hai cơ quan được thành lập: một
để quản trị một hệ thống hối suất
cố định và cơ quan kia, Ngân Hàng Thế Giới
(World Bank), để hoàn thành chức năng "thăng tiến
phát triển (promoting development)". Bây giờ bạn có hai
cơ quan để "thăng tiến phát triển",
cả hai đều làm hại thì rất nhiều mà lợi
thì rất ít. Nếu chỉ xét ý đồ tiếp tục
tồn tại với bất kỳ giá nào thì đây chẳng
khác mấy với các xí nghiệp quốc doanh trong thế
giới Cộng Sản. Một xí nghiệp nếu
được khởi sự bằng một nhóm người
trong khu vực tư có thể thành công hay cũng có thể
thất bại. Đa số những xí nghiệp mới
đều thất bại (nếu xí nghiệp hiển nhiên
phải thành công thì có lẽ nó đã có rồi). Nếu
xí nghiệp thất bại, nó mất tiền. Những
người sở hữu nó đã hiểu rõ vấn đề
căn bản của nó. Nếu cứ tiếp tục thì họ
sẽ phải dốc thêm tiền túi ra mà thôi. Họ không muốn
làm thế, nên họ có một kích thích mạnh hoặc làm
cho xí nghiệp phát triển hoặc đóng cửa nó.
Giả sử cùng nhóm người đó khởi sự cùng
xí nghiệp đó trong khu vực công và những kết quả
cũng giống nhau. Đó là một thất bại; nó
không hiệu năng. Họ có một vấn đề
căn bản rất khác. Không một ai thích nhìn nhận
mình đã sai lầm, và họ không phải nhìn nhận
như thế. Họ có thể lý luận rằng
bước đầu xí nghiệp thất bại chỉ
vì nó không được triển khai trên một qui mô đủ
lớn. Quan trọng hơn, họ có một túi tiền
khác hơn nhiều và lớn hơn nhiều để bòn
rút. Bằng những ý hướng tốt đẹp nhất
trên đời, họ có thể cố thuyết phục những
người nắm túi tiền tài trợ cho xí nghiệp trên
một qui mô lớn, đào sâu hơn vào túi tiền của
những người thọ thuế để giữ cho
xí nghiệp tồn tại. Điều đó minh họa một
định luật chung: Nếu một xí nghiệp tư
thất bại thì đóng cửa – ngoại trừ nó có thể
nhận được trợ cấp chính phủ để
tiếp tục; nếu một xí nghiệp công thất bại
thì nó mở rộng. Ít có ngoại lệ. Sự hiện
hữu của IMF tỏ ra chính đáng lúc đầu vì nó tiến
hành một hoạt động có vẻ đáng mong muốn
lúc đó. Sau đó lý do hiện hữu ban đầu
đã biến mất, nhưng nó có một kích thích mạnh
để tìm ra một biện minh khác giúp nó tiếp tục
tồn tại. Từ đó vai trò của nó không giúp
được ai ngoại trừ các tập đoàn tài phiệt.
Những
gì đã và đang xảy ra ở Trung Quốc sẽ xảy
ra ở Miến Điện và Bắc Hàn
Thế
giới càng ngày càng thu hẹp. Đất làm giàu của các
tập đoàn tài phiệt cũng thế cho nên họ buộc
phải nhìn về những ốc đảo chính trị
như Trung Quốc trước đây mấy thập niên
và Miến Điện ngày nay. (Kế tiếp sẽ là Bắc
Hàn và Cuba?). Viễn tượng xóa bỏ cấm vận
đối với Miến Điện vì thế có lẽ chẳng
còn xa xôi gì. Mặc dù ngoài mặt Tây Phương vẫn tỏ
ra "khó khăn" và "nghiêm chỉnh" trong những
đòi hỏi về "dân chủ/nhân quyền", thực
chất có lẽ họ đang nôn nóng tháo gở cấm vận
sớm để mở cửa cho các tập đoàn tài phiệt
sớm có cơ hội làm giàu ở ốc đảo chính
trị nầy. Miến Điện có thể cũng ý
thức được vấn đề nầy nên họ
sẵn sàng tham gia trò chơi: các ngươi giả vờ
thì ta cũng giả vờ. Thực hiện một số
nhượng bộ vào lúc nầy đâu có gì là mất
mát. Thả số tù chính trị ra khỏi những nhà
tù nhỏ để rồi nhốt họ lại trong một
nhà tù lớn cũng đâu có sao? Theo lời của Bộ
Trưởng Thông Tin Văn Hóa Miến U Kyaw Hsan, "nền
dân chủ của Miến là một nền dân chủ có kỷ
luật, được kiểm soát chặt chẽ."
Cho họ vào tham gia chính trị chẳng khác gì đưa những
kẻ tay không và bơ vơ ngơ ngáo vào một đám quần
thần áp đảo đầy quyền uy và thế lực
cùng với sự hậu thuẫn tuyệt đối của
nhà nước lẫn quân đội. Những biểu
tượng khả kính như Bà Aung San Suu Kyi biết
đâu chung qui cũng chỉ là "hoa lạc giữa rừng
gươm"? Họ cũng chẳng phải quan tâm đến
"cải tổ" hay "tự do", "dân chủ",
vì biết rằng, một khi các tập đoàn tài phiệt
đã thu lợi được rồi thì "đồng
tiền sẽ đi trên màu cờ" và lợi ích sẽ
đi trước, "dân chủ/nhân quyền" sẽ
trở thành lịch sử. Chúng ta cứ nhìn vào cung cách của
Wall Street, những tập đoàn tư bản khác đang
làm giàu ở Trung Quốc, hay ngay cả cung cách của Bà
Hillary Clinton hay của Tổng Thống Obama trong hồ
sơ nhân quyền Trung Quốc thì có thể tiên đoán
được phần nào những gì sẽ xảy ra ở
Miến Điện sau nầy. Tựu trung những gì Hoa Kỳ
sẽ làm ở Miến Điện và Bắc Hàn cũng
không khác những gì họ đã làm ở Trung Quốc.
Nhưng trong khi vấn đề Trung Quốc nay đã trở
thành một sai lầm lịch sử hiển nhiên không thể
cứu vãn được, thì vấn đề Miến
Điện và Bắc Hàn, nếu tiếp tục đi theo vết
xe cũ thì chẳng khác nào cháy nhà mà còn lo chuyện bá vơ.
Vận mạng của Hoa Kỳ không lo mà cứ tiếp tục
lo làm giàu thêm cho các tập đoàn tài phiệt. Có thể Hoa
Kỳ vẫn chưa học được bài học hoặc
không muốn chấp nhận bài học nào cả khi đã
trót sa lầy.
Uổng công
nuôi dưỡng con cò
Để
sau cò lớn lò dò cò đi
Cò
Trung Quốc không phải là cò mà là bạch tuộc. Cò Miến Điện và cò Bắc Hàn
không phải là cò mà là thủy túc của một loài bạch
tuộc. Khi Hoa Kỳ cũng như Tây Phương còn ở
thế hơn hẳn về mọi mặt, Trung Quốc rất
sợ buông lỏng hai chư hầu nầy. Tình hình đã thay đổi và cán
cân quyền lực đã ngả hẳn về phía Trung Quốc,
ít nhất trong khu vực Á Châu/Thái Bình Dương. Ngoài ra
Trung Quốc hiển nhiên là một chủ nợ lớn nhất
hành tinh đối với Mỹ. Trung Quốc không e ngại
gì khi nới lỏng cho chư hầu của họ mở
cửa để phát triển và thắp sáng quỹ đạo
của Trung Quốc trên thiệt hại của dân chúng Hoa Kỳ. Trước kia khi buông lỏng hai
tiểu quốc nầy Trung Quốc còn sợ họ quay
sang Tây Phương; ngày nay dù được buông thả tự
do họ cũng không biết quay đầu sang nơi nào
khác hơn là Trung Quốc như một vấn đề thực
tiển. Giả sử Miến Điện và Bắc Hàn có
đi xa hơn nửa về cơ chế chính trị
như dân chủ đa đảng chẳng hạn, thì họ
cũng vẫn là những vệ tinh của Trung Quốc,
không có một tác động nào trên chính cơ chế chính
trị của Trung Quốc. Ngay cả Hoa Kỳ và Tây
Phương còn không tạo được một tác động
nào trên cơ chế độc tài của họ thì các
nước nhỏ làm sao tác động được? Ngược lại, trong
tương lai, những quốc như Singapore và Đài Loan
cũng sẽ đi vào quỹ đạo của Trung Quốc
vì yếu tố nhân chủng, hay cụ thể hơn là yếu
tố Đại Hán. Trung Quốc
lúc đó đã đủ mạnh và đủ bản lãnh
để dung nạp những dị biệt về cơ
chế chính trị như họ sẽ dung nạp những
cải đổi cơ chế bên trong nước họ
nhằm cải thiện bộ mặt quốc tế của
họ.
Khi
Hoa Kỳ cũng như Tây Phương còn ở thế
hơn hẳn về mọi mặt, Trung Quốc rất sợ
buông lỏng hai chư hầu Miến Điện và Bắc
Hàn. Tình hình đã thay đổi
và cán cân quyền lực đã ngả hẳn về phía
Trung Quốc, ít nhất trong khu vực Á Châu/Thái Bình
Dương. Ngoài ra Trung Quốc hiển nhiên là một chủ
nợ lớn nhất hành tinh đối với Mỹ.
Trung Quốc không e ngại gì khi nới lỏng cho chư hầu
của họ mở cửa để phát triển và thắp
sáng quỹ đạo của Trung Quốc trên thiệt hại
của dân chúng Hoa Kỳ.
Trước kia khi buông lỏng hai tiểu quốc nầy
Trung Quốc còn sợ họ quay sang Tây Phương; ngày nay
dù được buông thả tự do họ cũng không biết
quay đầu sang nơi nào khác hơn là Trung Quốc
như một vấn đề thực tiển. Giả sử
Miến Điện và Bắc Hàn có đi xa hơn nửa về
cơ chế chính trị như dân chủ đa đảng
chẳng hạn, thì họ cũng vẫn là những vệ
tinh của Trung Quốc, không có một tác động nào
trên chính cơ chế chính trị của Trung Quốc. Ngay cả
Hoa Kỳ và Tây Phương còn không tạo được một
tác động nào trên cơ chế độc tài của họ
thì các nước nhỏ làm sao tác động được? Ngược lại, trong
tương lai, những quốc như Singapore và Đài Loan
cũng sẽ đi vào quỹ đạo của Trung Quốc
vì yếu tố nhân chủng, hay cụ thể hơn là yếu
tố Đại Hán. Trung Quốc
lúc đó đã đủ mạnh và đủ bản lãnh
để dung nạp những dị biệt về cơ
chế chính trị như họ sẽ dung nạp những
cải đổi cơ chế bên trong nước họ
nhằm cải thiện bộ mặt quốc tế của
họ. Đoạn trích dưới đây của Gordon G.
Chang cho giúp kiểm chứng nhận định trên.
"Đó là
một cuộc hành trình bí mật từ Bắc Kinh của
một người vốn ghét đi du lịch. Nhưng khi những người
TQ hậu thuẫn ông yêu cầu ông phải đích thân nhận
những chỉ thị của ông, ông phải đến.
Do đó, vào tháng 5/2000, lãnh tụ Kim Jong-il của Bắc Hàn
thực hiện chuyến đi đầu tiên ra nước
ngoài trong 17 năm. Và giống như một chư hầu
ông đi đến thủ đô Trung Vương Quốc.
Giới lãnh đạo TQ không muốn một Triều Tiên
thống nhất, một Triều Tiên sẽ bị đặt
dưới quyền kiểm soát của Miền Nam giàu có và
phồn thịnh. Họ cần
một nhà nước độc lập trên biên giới của
họ, một quốc gia sẽ phục vụ như một
trái độn giữa họ và một thế giới thù
nghịch. Nhưng Bắc Hàn bị cô lập ngày nay, cái trái
độn đó, không thể tự mình tồn tại. Giới
lãnh đạo Bắc Kinh đòi hỏi rằng Bắc Hàn
phải mậu dịch để nó có thể ổn định,
nhưng nó không được mậu dịch để trở
thành đồng minh với những cường quốc ngoại ban. Do đó Kim Jong-il cấm cung đã
đi đến Bắc Kinh để nhận khuyến cáo
của đồng minh đáng kể duy nhất của ông
trước cuộc họp thượng đỉnh giữa
hai nước Triều Tiên.
Bắc hàn sẽ
được tiếp xúc bao nhiêu?
Đó là một nan đề đối với giới
lãnh đạo Bắc Kinh, giống như nan đề mà họ
đối mặt trong nước.
Họ hiểu rằng TQ phải mậu dịch nếu
muốn tiến bộ, nhưng họ biết rằng có một
giới hạn nếu vượt
qua sẽ không còn kiểm soát được nữa. Giang Trạch
Dân phải tự hỏi hầu như hằng ngày,
"Chính xác chúng ta có thể có bao nhiêu mậu dịch?" Làm sao ông có thể khuyên đồng
minh Bắc Hàn của ông khi chính ông cũng không biết?"
- Gordon G. Chang -
The Coming Collapse of China
Có
lẽ vì những khó khăn mà chính Bắc Kinh gặp phải
khi đối phó với việc gia nhập WTO nên cho đến
nay họ cũng chưa thục sự giúp Bắc Hàn mở
cửa ra ngoài. Nhưng Miến
Điện đã làm được, và chư hầu nầy
sẽ đi được đến đâu theo chỉ
đạo của TQ, không ai nắm vững. Thái độ rất "nồng
ấm" của Thein Sein đối với chế độ
Hà Nội cho thấy bản năng toàn trị của giới
lãnh đạo Miến Điện không thay đổi. Sự "kết nghĩa" giữa
hai thành phố Sài Gòn và Rangoon không đơn thuần là một
cử chỉ ngoại giao mà là quan hệ huyết thống
về chính trị: huynh đệ trong gia đình toàn trị.
Lái
buôn và môi giới thời đại
Wall
Street Journal (WSJ) của tập đoàn Wall Street là tờ báo
năng nổ nhất trong màn ve vãn với Miến Điện.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 6/11/2011 của tờ báo nầy
với Bộ Trưởng Thông Tin Văn Hóa Miến U Kyaw
Hsan (UKH), người ta có cảm tưởng như một
tay lái buôn phương Tây đến chào hàng một quan chức
Bắc Kinh hay với một ông quan thông tin văn hóa của
Hà Nội. Dưới đây là một số trích
đoạn của cuộc phỏng vấn đó. Hầu hết
những câu hỏi của WSJ chẳng khác nào những nút mở
âm thanh cho những luận điệu
tuyên truyền của U Kyaw Hsan hoặc để tạo
điều kiện cho U Kyaw Hsan phát biểu những điều
mà Wall Street, IMF và các tập đoàn tài phiệt khác rất
muốn nói nhưng không tiện nói ra, đồng thời
vén màn giới thiệu vai trò của IMF, một tổ chức,
như đã được đề cập bên trên, không
nhằm phục vụ ai khác ngoài các tập đoàn tài phiệt.
UKH: Chính Phủ Cộng hòa Thống Nhất
Miến Điện và bộ phận phát ngôn nhân của
chúng tôi xin hân hạnh chào ông.Chúng tôi là giới chức phát
ngôn của quốc gia và của nhà nước.
Ông là nhóm báo chí quốc tế đầu tiên may mắn
được gặp toán thông tin chính phủ.
WSJ: Chúng tôi đã thấy
nhiều thay đổi ở Miến trong chín tháng qua – những
thay đổi đáng ngạc nhiên mà không ai đã ngờ
được. Chúng tôi đã thấy những cải
tổ kinh tế, cải cách chính trị, chúng tôi đã thấy
nhiều đối thoại hơn giữa chính phủ Miến
với Aung Suu Kyi, chúng tôi đã thấy nhiều bàn thảo
lớn giữa chính phủ Miến và Hoa Kỳ cũng
như Âu Châu và nhiều người đang tự hỏi,
tại sao những thay đổi nầy xảy ra? Mục
tiêu của chính phủ Miến là gì? Tại sao quí vị thực
hiện những thay đổi nầy lúc nầy, mà không phải
hai năm trước, ba năm trước, năm năm
trước? Tại sao chuyện nầy xảy ra?
UKH: Sau vụ bạo động năm 1988
[khi có vụ sinh viên nổi dậy], quốc gia hầu
như ở trên bờ vực tan rả và, đương
nhiên, Tadmadaw (tức tập
đoàn quan phiệt - phụ chú của Đỉnh Sóng),
quân đội của chúng tôi, bắt buộc phải nhận
lãnh trách nhiệm để bảo vệ đất nước.
Sau đó, ngay khi nắm chính quyền, chúng tôi cương
quyết thành lập một nhà nước dân chủ, một
xã hội dân chủ, và từ đó chúng tôi đã cố xây
dựng hạ tầng cơ bản cho mục tiêu
đó. Một trong những thành quả xuất sắc
là chúng tôi đã thảo ra một bản hiến pháp nhà
nước(…) Chúng tôi có thể thực hiện tiến
trình cải cách nầy vì chính phủ là một chính phủ
đặt căn bản trên hiến pháp, do dân bầu, và
bây giớ chúng tôi chính thức có quyền làm điều
đó và nhận lãnh trách nhiệm một cách rất nghiêm chỉnh(…)
WSJ: Tôi hiểu quốc gia ông đang trên
đường đi đến dân chủ, nhưng như
ông đã biết, Hoa Kỳ, và một số nước, ít
nhất là Tây Phương, tin rằng việc bầu cử
là không công bằng, đó không phải là một cuộc bầu
cử hoàn toàn tự do và công bằng, và do đó sẽ không
nhất thiết phản ảnh ý muốn của dân chúng.
Chính phủ trả lời thế nào về vấn đề
nầy?
UKH:
Cuộc bầu cử
năm 2010 là một cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức
tư nhân đã nhìn nhận cuộc bầu cử năm
2010 là tự do và công bằng (…) Nhưng như ông biết,
dân chủ là một tiến trình rộng lớn, và
đương nhiên nó phải được áp dụng một
cách có kỷ luật (…)
WSJ:
Ông nghĩ các chính phủ
Tây Phương sẽ đáp ứng thế nào với những
gì đang xảy ra ở Miến Điện năm nay? Tất
cả những thay đổi mà chúng ta đã đề cập,
Hoa Kỳ, Anh sẽ phản ứng ra sao?Liệu họ
có xét lại vấn đề cấm vận hay không?Liệu
họ có cho phép quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hoạt
động tích cực hơn ở đây không? Và có những
điều gì mới mà họ sẽ nên làm hay không nên làm
không?
UKH:
Những trừng phạt
được thi hành đối với Miến Điện
được căn cứ trên những luận điểm
một chiều. Những trừng phạt nầy
đã có những hệ quả tai hại đối với
đa số nhân dân Miến Điện, sự phát triển
xã hội và kinh tế. Chúng tôi tin rằng những trừng
phạt nầy là không công bằng và chính đáng. Đường
lối chính trị của chúng tôi ngày nay đang thay đổi
triệt để và đáng kể(...) Ngày nay là thời
điểm và cơ hội tốt nhất để cộng
đồng quốc tế tiến hành sự hợp tác của
họ với tiến trình cải cách của Miến(...)
Chúng tôi sẽ nhiệt liệt hoan nghênh các định chế
tài chính quốc tế và các cơ quan Liên Hiệp Quốc cũng
như tư nhân và sự tham gia của quỹ Tiền Tệ
Quốc Tế vào tiến trình cải tổ kinh tế cũng
như tiến trình giảm nghèo của chúng tôi(...)
WSJ:
Ông trả lời thế
nào cho những nhóm nói rằng vẫn tiếp tục có những
vụ vi phạm nhân quyền ở Miến Điện?
UKH:
Có nhiều luận cứ
cho rằng Tadmadaw, tức lực lượng quốc phòng,
đang vi phạm nhân quyền, đặc biệt liên quan
đến những sắc tộc thiểu số.Những
cáo giác nầy về vi phạm
nhân quyền đối với những sắc tộc
thiểu số là hoàn toàn không đúng. Đây là những
chiến dịch tiêu cực của phe chống đối
và những nhóm khác vốn chống lại chính phủ
và Tadmadaw, và họ bị chính trị hóa(...) Tadmadaw là một
tổ chức có kỷ luật được quản lý,
cai trị bởi luật pháp, nội qui, và điều lệ.
Trong tư cách là những công dân, mọi người chỉ
có trách nhiệm tuân thủ luật pháp nhà nước.
Nhưng trong tư cách là thành viên viên của Tadmadaw, trách nhiệm
của họ còn nhiều hơn thế, họ phải tuân
thủ nguyên tắc hành xử và tác phong nhà binh của
Tadmadaw cũng như những luật lệ dân
chính(...) Thực tế, những người vi phạm
nhân quyền là những phiến quân. Tuy nhiên, những
vi phạm nhân quyền và những hành động khủng
bố nầy của phiến quân thì cộng đồng quốc
tế lại không đề cập đến và không đề
cập đến thì chẳng khác nào che đậy cho những
gì đang thực sự xảy ra....Lịch sử của
chúng tôi về phiến loạn rất dài và rất phức
tạp. Vấn đề căn bản xuất phát từ
chủ nghĩa đế quốc thực dân(...)
WSJ:
Ông nói rằng dân chúng oán
ghét chính phủ. Nếu chính phủ nầy phản ảnh
ý dân và được bầu lên một cách dân chủ, tại
sao lại có quá nhiều người oán ghét chính phủ nầy?
UKH:
Như ông biết đấy,
chính quyền Obama cũng do dân bầu lên. Cũng có những
người không hài lòng hay oán ghét chính quyền Obama vậy.
WSJ:
Liệu có những cải
tổ kinh tế khác đang được cứu xét ở
giai đoạn nầy theo mong muốn của người
dân hay không? Liệu sẽ có việc thống nhất tiền
tệ, tỉ hối hay không? Liệu sẽ có một thị
trường chứng khoáng mở rộng ở Miến
Điện hay không? Liệu có những cải cách khác hay
thay đổi khác mà cộng đồng kinh doanh đang hy
vọng hay không?
UKH:
Về hối suất và
cải thiện kinh tế thị trường để
thu hút đầu tư nước ngoài, chúng tôi biết rằng
chúng tôi cần phải có cải tổ. Hiện đang có
những bàn thảo giữa chúng tôi và IMF, Nhật, và
Liên Hiệp Âu Châu. Đây là việc làm rất quan trọng
và ý nghĩa của Miến Điện và trong chiều
hướng đó chúng tôi đang tiến hành những nghiên
cứu và bàn thảo toàn diện(...) Có nhiều thời
cơ cho các công ty nước ngoài, đặc biệt trong
các đặc khu kinh tế... Chúng tôi đã ban hành một
đạo luật về đặc khu kinh tế vì mục
đích nầy.(...)
WSJ:
Mặc dù có những
thay đổi nầy, vẫn còn có nhiều nhà đầu
tư than phiền và nói rằng nhiều cơ sở kinh
doanh hãy còn bị kiểm soát bởi chính phủ và quân đội,
hay một số cơ sở kinh doanh là do phe nhóm hay những
đại công ty...Họ không cảm thấy có được
cơ hội bình đẳng, và có vấn đề với
nạn tham nhũng...
UKH:
Khi đầu tiên lập
quốc, chúng tôi hầu như không có gì cả. Trong thời
gian đó, vì những trừng phạt do Hoa Kỳ áp đặt,
chúng tôi không có được hợp tác quốc tế hay
viện trợ hay vay mượn...Do đó, khi bắt đầu
nỗ lực phát triển kinh tế chúng tôi phải lệ
thuộc vào công dân của chúng tôi, những người mà
chúng tôi tin tưởng, những người mà chúng tôi nghĩ
là có khả năng đảm trách công việc. Đây
là lý do tại sao một số người tố cáo là
không có cơ hội kinh doanh bình đẳng(...)
WSJ:
Quan hệ hiện nay với
Trung Quốc như thế nào? Hiển nhiên, sau khi dự
án đập thủy điện Myitsone bị đình
chỉ, đã có những phỏng đoán cho rằng có lẽ
quan hệ đó sẽ không tiến triển tốt hoặc
có thể Miến Điện muốn gởi đến
Trung Quốc một tín hiệu cho thấy rằng Miến
không muốn chủ yếu trở thành một quốc
gia khách hàng của Trung Quốc(...)
UKH:
Quan hệ với Trung Quốc
đã bắt đầu từ lâu, rất lâu, từ lúc mới
ra đời năm 1949, và quá trình quan hệ đã cải
thiện qua nhiều năm...Hiện nay chúng tôi có thể
thăng tiến quan hệ của chúng tôi thành một quan hệ
đối tác chiến lược...Bất kỳ khó
khăn nào mà chúng tôi có giữa hai nước trong những
năm gần đây, chúng tôi đã có thể giải quyết
dựa trên một quan hệ hữu nghị, dựa trên một
sự tôn trọng lẫn nhau và hiểu biết lẫn
nhau...Ngày nay, chúng tôi hợp tác chiến lược trên nhiều
địa hạt - có tiềm năng phát triển cũng
như cải tiến quan hệ về hợp tác và chiến
lược...Đình chỉ dự án thủy điện là
do tính trách nhiệm của chính phủ phải lắng nghe
ý dân và những quan tâm của người dân...Miến
Điện và Trung Quốc đều hiểu rằng hai
nước sẽ cố giải quyết và tiến về
phía trước dựa trên những quan hệ hữu nghị,
hợp tác và phối hợp. Trung Quốc rất thông cảm
việc đình chỉ dự án. Điều nầy không ảnh
hưởng đến đối tác chiến lược
giữa hai nước.
WSJ:
Nếu ông nói về
người dân bình thường ở Miến Điện,
có nhiều người nói rằng họ không thích những
quan hệ kinh tế với Trung Quốc, đặc biệt
ở những nơi như Mandalay (căn cứ của
những nhà đầu tư Trung Quốc). Đó có phải
là điều lo ngại của chính phủ nầy khi có quá
nhiều người lo ngại về Trung Quốc?
UKH:
Khi có nhiều dự án
được tiến hành trong một nước, chắc
chắn sẽ có những vấn đề tương
quan.Ông nói về những công ty Trung Quốc làm việc ở
Miến Điện. Thử nói, nếu không
có Trung Quốc thì một quốc gia khác cũng sẽ đến
và làm việc ở Miến Điện, và cũng dấy
lên những vấn đề tương tự, không chỉ
cho Trung Quốc, mà cho các công ty khác nữa. Khi chúng tôi cố
phát triển một quốc gia về mặt kinh tế,
chúng tôi đã mời mọi quốc gia vào đầu
tư. Do những trừng phạt của Hoa Kỳ, chỉ
có những công ty của Trung Quốc đã đến đầu
tư...Chúng tôi không có sự lựa chọn. Chúng tôi
đã chấp nhận cái tốt nhất cho quốc gia chúng
tôi. Những công ty khác của Hoa Kỳ, Anh, và các nước
khác có thể đến và cạnh tranh với những công
ty Trung Quốc.
WSJ:
Vấn
đề cuối cùng được nêu lên là tính khả
kham của công cuộc cải tổ mà chúng ta đã thấy.
Một số người nói rằng họ lo ngại tình
hình đi quá nhanh, rằng những người thuộc
"khuynh hướng cứng rắn" sẽ trở lại,
hay thậm chí có thể có đảo chánh hay đại
để như thế. Xin ông cho biết đó có phải
là những rủi ro hay không?Phải chăng có những chia
rẽ bên trong chính phủ buộc phải đi hướng
nầy hay hướng kia, và tất cả những chuyện
nầy liệu có kham nỗi hay không?
UKH:
Những cải tổ
đã được tiến hành không phải do một cá
nhân nào hay một nhóm người nào. Đây là những
tiến trình có hệ thống đã được thực
hiện để thiết lập thay đổi định
chế dựa trên hiến pháp. Ông có thể thấy nền
tảng cụ thể của những thay đổi nầy.
Tóm lại, những tiến trình cải tổ của chúng
tôi không phải là những tiến trình cải tổ ngụy
tạo như người ta nói. Chúng tôi không có ý đồ
đảo ngược tiến trình cải tổ của
chúng tôi trừ phi, đương nhiên, có một loại trở
ngại, bế tắt hay khó khăn nào đó xuất
phát từ những lãnh vực khác nhau.
WSJ:
Chẳng hạn?
UKH:
Trong thời điểm
đặc biệt hiện nay, chúng tôi không có một trở
ngại đặc biệt nào, nhưng cho dù có đi nữa,
chúng tôi vẫn cương quyết đi tới, đó là
những tiến trình cải tổ không thể đảo
ngược(...) Cả các cơ quan tư vấn trong chính
phủ, trong chính nội các, chúng tôi có những lập
trường khác nhau, và mỗi người chúng tôi đều
có quyền bày tỏ quan điểm của mình và bàn thảo
với nhau. Những thành viên trong nội các đều có ý
hướng mang lại những kết quả tốt nhất
cho nhân dân và xứ sở, họ bàn thảo những quan
điểm và lập trường của họ một
cách hoàn toàn tự do và thẳng thắn. Quyết định
tối hậu của tổng thống luôn luôn tham chiếu
những khác biệt quan điểm nầy của nội
các. Một khi đã có quyết định tối hậu của
tổng thống, tất cả những thành viên của
chính phủ nhất trí tuân thủ. Tôi có thể nói rằng
những lời đồn đại cho rằng bên trong
chính phủ có những phe nhóm khác nhau, rằng có một mâu
thuẩn giữa những người chủ trương
cải cách và những người theo khuynh hướng cứng
rắn, điều đó hoàn toàn không đúng, chỉ có những
khác biệt về quan điểm và lập trường
được trình bày với nhau, và đương nhiên họ
cùng nhau giải quyết. Những cáo giác nầy theo tôi nghĩ
là nhằm chia rẽ chính phủ, gieo hiểu lầm trong guồng
máy chính phủ, và điều nầy đương nhiên
đi ngược hoàn toàn với yếu tính của dân chủ(...)
...........................
(Xin tìm đọc
trọn tài liệu trên Nguyệt San Đỉnh Sóng số
#10 - tháng 4/2012)
dinhsong.net