Karl Marx & Sully Proudhome
- Phạm Phú Cường
[** Anh Phạm Phú Cường, tác giả bài viết,
- Là hậu duệ của quan đại thần triều Nguyễn, Ô. Phạm Phú Thứ (sinh năm 1821 tại Điện Bàn, Quảng Nam - qua đời năm 1882 tại Điện Bàn, Quảng Nam).
- Nguyên là thành viên hội đồng Thành Phố Lognes, Pháp.]
Chào quí vị, chúng ta còn nhớ những câu khẩu hiệu, những thành ngữ, những lời hứa ở Việt Nam, ví dụ như : Chủ nghĩa Marx-Lenin vô địch muôn năm ! Hoặc, Giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo! Hay là, Tiến lên lý tưởng cộng sản đó là không còn chế độ, không còn nhà nước, xóa bỏ giai cấp, hưởng theo nhu cầu. Chắc rằng quí vị cũng biết Karl-Marx, ông sinh năm 1818, ông ta chịu ảnh hưởng bởi cách mạng Pháp và cố sức trong quãng đời của ông cho cuộc tranh đấu giai cấp ở nước Anh. Chắc hẳn nhiều quí vị có thể cũng biết là ngay cả trong những tập hợp giai cấp công nhân xã hội của những nước châu Âu thời đó, cũng có những dòng tư tưởng không đồng ý với quan điểm của Marx. Và các thủ lĩnh cách mạng quan trọng nhất, đối nghịch với Marx thời kỳ đó, có thể nêu tên ở đây, đó là các ông Bakounine, người Nga, ông Proudhon người Pháp.
Thưa quí vị, Thế giới hiện nay chúng ta đang sống là thời kỳ cao điểm của khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này không phải chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn là một cuộc khủng hoảng về công bằng xã hội và giá trị đạo đức. Khắp mọi nơi trên thế giới trỗi dậy chủ nghĩa dân tộc. Phong trào đấu tranh của người dân đòi quyền công bằng xã hội, phản đối chính phủ, nổ ra khắp nơi, đặc biệt trên các nước phương Tây. Nhưng giả sử một ngày nào đó, những người đấu tranh chính đáng này giành được quyền lực thì họ có thể có được những tư tưởng, được trang bị những phương thức để mà thực thi điều họ mong muốn? Tôi không dám chắc chắn. Để có được thì phải đọc, tìm hiểu lịch sử, tìm hiểu những gì đã xảy ra trong quá khứ mới có thể trang bị tri thức cách mạng.
Hôm nay, tôi xin chia sẻ cùng các bạn sự khác biệt về hai nhà tư tưởng cách mạng lớn ở thế kỷ 19. Đó là ông Proudhon, sinh năm 1809 ở Pháp và Marx, sinh năm 1818 ở Đức. Sự đối nghịch về tư tưởng của hai nhà lý luận cách mạng quan trọng nhất qua bài viết của hai ông vào thời kỳ 1846-1847, họ dùng ngòi bút phản kích tư tưởng của nhau.
Hai ông Proudhon và Marx biết rõ nhau, ông Proudhon lớn tuổi hơn và được các nhà cách mạng xã hội châu Âu thời đó ngưỡng mộ. Năm 1846 ông Proudhon cho xuất bản bài viết của ông ta có tựa đề tiếng Pháp là "Philosophie de la misère" vì ông ta nhận thấy ông Marx bắt đầu có những ý định, chủ thuyết thành lập đảng và làm cách mạng bằng bạo lực, ông đưa ra đề nghị này tới các thành viên của thành phần những người trong phong trào công nhân xã hội. Đấy là tiền đề của chủ nghĩa cộng sản. Ngay năm sau, năm 1847, Ông Marx đã trả lời ông Proudhon bằng một bài với từ ngữ hung chiến, mỉa mai với tựa đề : "La missère de la philosophie" .
Ông Karl-Marx, trường phái xã hội chủ nghĩa Đức, chủ nghĩa xã hội khoa học, xuất thân từ một gia đình dòng dõi do thái Akhenaze. Cả cuộc đời ông ta không phải lao động để sinh nhai, ông được nuôi ăn, chu cấp bởi Engel (một ông chủ tư bản sở hữu nhà máy giày). Ngược hẳn với ông Marx, ông Proudhon, xuất thân từ một gia đình nông dân Pháp, Ba ông ta là thợ thủ công nghề đóng thùng (tonnelier). Ông Proudhon phải đi chăn bò từ lúc bé, khi mới 7 tuổi. Học giỏi và tự học. Ông trải qua nghèo khó. Ông làm thợ in cho một nhà in. Chúng ta phải biết rằng vào thời buổi đó công việc ở ngành in sách báo thật là vất vả. Đúng nghĩa là vô sản và Nơi đây là một trong những cái nôi khai sinh các công đoàn.
Trong khi ông Marx lấy vợ là một quí tộc người Đức thì vợ ông Proudhon là một người thợ, công nhân.
Ông Proudhon còn nhận được một sự giáo dục Công giáo, chính vì bởi có sự giáo dục Công giáo nên ông ta thương người nghèo khó, yêu sự công bằng. Cần phải nói thêm là ông ta cũng từng 2 lần phải lưu vong ở nước Bỉ và ông đã từng bị kết án tù vì bất đồng quan điểm, phê phán Napoleon Bonapart. Ông cũng đề ra chủ thuyết thành lập ngân hàng vì dân và cho vay hoàn toàn không lấy lãi để phục vụ nhân dân.
Trong khi ông Marx nghiên cứu rất rõ về kinh tế tư bản (có lẽ bởi vì ông xuất thân từ tầng lớp tư bản). Và ông chỉ có một thuyết về đấu tranh giai cấp thì ông Proudon còn chỉ ra những thuyết khác như Sự quan trọng của gia đình. Và Sự tương quan của nó với sở hữu : Gia đình phát triển dẫn đến sở hữu tài sản. và ông cho rằng sự sở hữu tài sản tạo nên thành lũy nhằm ngăn cản nhà nước xã hội chủ nghĩa kiểu Marx (chưa nói đến chuyện nhà nước tư bản). Proudhon trên phương diện nhà xã hội học, ông hiểu xã hội và con người. Ông Proudhon chống lại lý thuyết ảo tưởng của ông Marx. Ông nhận thấy người nông dân Pháp không mặn mà với hoạt động tập thể dạng hợp tác xã, của chung không ai khóc. Và ông Marx chủ trương thay đổi họ. Ông Marx muốn thay đổi con người, thay đổi dân tộc. Chính vì thế, đó là Những yếu dẫn đến sự tàn phá. Chính vì vậy bài của ông Proudhon lên án ý thức hệ của ông Marx và cho rằng nó tổ chức một cách hệ thống sự nghèo đói.
Tuy nhiên về sau ông Marx đã thao túng phong trào công nhân châu âu, có lẽ cũng bởi vì giả thuyết của ông ta dễ hiểu hơn. Để đạt được sự thao túng tổ chức, ông Marx phải trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu, đánh dấu Khởi điểm tranh đấu Giai đoạn 1846-1847 thời kỳ bút chiến này đến Quốc tế cộng sản thứ nhất năm 1864, tổ chức ở London, ở nơi đây bắt đầu có sự thao túng của Marx trong giới công đoàn xã hội châu âu. Phải kể ra rằng đại hội thứ nhất năm 1864 có sự tham dự của ông Proudhon để tìm cách chống lại Marx nhưng lúc đó ông đã yếu bị bệnh và qua đời năm 1865. Phải đợi đến quốc tế thứ 2 diễn ra ở nước Pháp thì những người theo Marx mới thật sự chiến thắng trong tổ chức này. Nhưng phải nhắc đến một chi tiết ở đây là họ đã bị tố cáo gian lận trong bầu cử ở quốc tế thứ 2 này, diễn ra ở Paris. Qua sự việc đó cũng chỉ ra là họ có vấn đề đáng nghi ngại về sự trung thực. Và thật sự họ có những người Macxit hậu thế trung thành với tính gian dối đó Lenin, Trosky, Stalin, Maoist và những người theo chủ nghĩa Leniniste.
Có thể nói Proudhon chính là người cách mạng đã từng trải trong đời thường, đã từng thực sự là vô sản (xuất thân từ nông dân) ông là người thực hành trong khi Marx chỉ là người lý thuyết.
Nước Pháp được gọi là cái nôi của những dòng tư tưởng xã hội, ở thế hệ ngay sau đó có một người cách mạng Pháp khác đã áp dụng, sàng lọc cả hai giả thuyết của Prouhdon và Marx. Người đó là ông Georges Sorel (sinh năm 1847, mất năm 1922).
Xin tạm biệt quí vị.
- Phạm Phú Cường, Cộng hòa Pháp.
|