"Blockchain" (Chuối Khối) là gì
I. Đại Cương
Nếu bạn từng quen thuộc về ngân hàng, đầu tư hay tiền định số trong 10 năm qua thì có lẽ bạn đã nghe nói đến
"blockchain," một kỹ thuật lưu trữ hồ sơ bên trong mạng lưới
bitcoin . Đại để
-
Blockchain là một loại kho dữ liệu (database).
- Khác với loại
database điển hình về cách tồn trữ thông tin,
blockchain lưu trữ dữ liệu trong những khối (blocks) được liên kết với nhau sau đó.
- Dữ liệu mới đi vào một
block mới. Khi đầy dữ liệu,
block mới nầy được nối liền với
block kế trước để làm thành một chuỗi dữ liệu theo thứ tự thời gian.
- Những loại thông tin khác nhau có thể được tồn trữ trong một
blockchain nhưng nó được xử dụng thông thường nhất như một sổ cái giao dịch (ledger).
- Trong trường hợp
bitcoin,
blockchain được xử dụng theo kiểu phân cấp (phi tập trung) để không một cá nhân nào hay nhóm nào độc quyền kiểm soát mà quyền kiểm soát thuộc về tập thể hệ thống.
- Những
blockchains phân cấp có tính bất di bất dịch, nghĩa là, một khi đã được đưa vào, các dữ liệu không thể bị đảo ngược. Đối với
bitcoin, điều nầy có nghĩa là các giao dịch được lưu trữ vĩnh viễn và mọi người đều có thể nhìn thấy.
Blockchain là gì?
Blockchain có vẻ phức tạp, và dứt khoát phức tạp, nhưng thực ra khái niệm cơ bản của nó hoàn toàn đơn giản. Một
blockchain là một loại kho dữ liệu (database). Muốn hiểu được
blockchain, trước tiên nên hiểu
database thực sự là gì.
Database là một từ ngữ chuyên môn của khoa học điện toán dùng để chỉ một tập hợp thông tin được tồn trữ bằng điện tử trong một máy vi tính (computer). Thông tin, hay dữ liệu, trong các
database chủ yếu được cấu trúc theo từng bảng (table) để dễ tìm và lọc thông tin mong muốn.
Database và Spreadsheet.
Spreadsheet được thiết kế cho một người dùng, hay một nhóm người dùng, để lưu trữ và truy cập những số lượng thông hạn chế. Ngược lại, một
database được thiết kế để lưu trữ những số lượng thông tin lớn có thể truy cập, lọc, và thay đổi một cách nhanh chóng và dễ dàng bởi bất kỳ số người dùng nào cùng một lúc.
Những
databases lớn hoàn thành việc nầy bằng cách lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ hay trung tâm dịch vụ (servers) gồm nhiều máy vi tính cực mạnh. Những máy chủ nầy đôi khi có thể được thành lập bởi hàng trăm hay hàng ngàn máy
computers để có được công suất vi tính và tồn trữ cần thiết giúp nhiều người dùng có thể truy cập được dữ liệu cùng một lúc.
Database và Blockchain.
Trong khi một
database có thể được truy cập bởi bất kỳ số người nào, chúng thường thuộc quyền sở hữu của một cơ sở kinh doanh và được quản lý bởi một cá nhân được chỉ định có toàn quyền kiểm soát cách vận hành và dữ liệu bên trong của chúng. Ngược lại một
blockchain không thuộc quyền kiểm soát của một cá nhân hay nhóm nào mà thuộc về một hệ thống phân cấp vô danh.
Cấu Trúc Lưu Trữ (Storage Structure)
Một trong những khác biệt cơ bản giữa một
database và một
blockchain là cấu trúc dữ liệu. Một
blockchain tập trung thông tin thành từng khối gọi là
blocks. Những
blocks nầy có những khả năng lưu trữ nào đó; và, khi đầy, chúng được liên kết với
block khối kế trước, làm thành một chuỗi dữ liệu mang tên
blockchain. Tất cả thông tin mới theo sau khối vừa thêm vào sẽ được xử lý thành một khối mới khác và cũng sẽ được thêm vào chuỗi khi đầy.
Một
database cấu trúc dữ liệu của nó thành bảng (tables), trong khi một
blockchain cấu trúc dữ liệu của nó thành khối (chunk/block) kết nối với nhau. Điều nầy có nghĩa tất cả
blockchains đều là những
databases, nhưng không phải tất cả mọi
databases đều là những
blockchains. Hệ thống nầy dứt khoát không cho phép đảo ngược thời gian của các dữ liệu một khi đã mang bản chất phân cấp. Khi một khối đã đầy, nó được đóng băng và trở thành một phần của tiến trình thời gian đó. Mỗi khối trong chuỗi đều mang một dấu ấn thời gian chính xác và duy nhất khi được thêm vào chuỗi, hay
blockchain.
Tiến trình xử lý giao dịch
II. Phân Cấp (Decentralization)
Muốn tìm hiểu
blockchain, cách tốt nhất là xem
Bitcoin áp dụng nó ra sao. Cũng như một
database,
Bitcoin cần có một tập hợp những máy vi tính để tồn trữ
blockchain của nó. Đối với
bitcoin,
blockchain nầy chỉ là một dạng
database đặc biệt để chứa mọi giao dịch
bitcoin đã có. Trong trường hợp
Bitcoin, và không như phần lớn những
databases, những máy vi tính nầy không hoàn toàn nằm trong một cơ sở duy nhất, mà mỗi máy hay nhóm máy được điều hành bởi một cá nhân duy nhất hay một nhóm cá nhân.
Chúng ta thử tưởng tượng một công ty với một trung tâm dịch vụ với 10,000 máy vi tính gồm một
database chứa tất cả thông tin trương mục của khách hàng. Công ty nầy có một nhà kho chứa tất cả những máy vi tính đó dưới cùng một mái nhà và toàn quyền kiểm soát tất cả những máy vi tính đó và tất cả thông tin trong đó. Tương tự,
Bitcoin gồm có hàng ngàn máy vi tính, nhưng mỗi máy hay nhóm máy đang nắm giữ
blockchain của nó lại nằm rải rác trong những vị trí địa dư khác nhau và được điều hành bởi những cá nhân riêng rẻ hay nhóm người riêng rẻ. Những máy vi tính tạo thành hệ thống
bitcoin được gọi là những
nodes hay trạm.
Theo mô hình nầy,
blockchain của
bitcoin được xử dụng theo định hướng phân cấp, nghĩa là phi tập trung. Tuy nhiên, có những
blockchains tư nhân, tập trung, trong đó những máy vi tính làm thành mạng lưới riêng do một đơn vị duy nhất làm chủ và điều hành.
Trong một
blockchain, mỗi trạm đều có một sổ dữ liệu điện tử được tồn trữ trên
blockchain kể từ khi ra đời. Đối với
bitcoin, dữ liệu là toàn bộ lịch sử của tất cả những giao dịch
bitcoin. Nếu một trạm bị lỗi về dữ liệu thì nó có thể dùng hàng ngàn trạm khác như là khung tham chiếu để sửa lỗi. Theo cách đó, không một trạm nào bên trong hệ thống có thể đơn phương thay đổi thông tin bên trong hệ. Do đó, lịch sử những giao dịch trong mỗi khối làm cho
blockchain của
bitcoin không thể đảo ngược được.
Nếu một trạm thao túng hồ sơ giao dịch của
bitcoin, thì tất cả những trạm khác se tham khảo với nhau và dễ dang xác định trạm nào đưa thông tin sai. Hệ thống nầy giúp thiết lập một trật tự biến cố chính xác và trong suốt, nhưng một
blockchain cũng có thể lưu trữ nhiều loại thông tin khác nhau, như những hợp đồng pháp định, những định danh tiểu bang, hay hàng tồn kho của một công ty (legal contracts, state identifications, or a company’s product inventory).
Muốn thay đổi cách vận hành của hệ thống đó hay thay đổi thông tin được tồn trữ trong đó, phải cần có sự đồng thuận của một đa số công suất vi tính trong hệ phân cấp, nghĩa là của ít nhất 51% máy vi tính trong toàn hệ. Điều nầy bảo đảm rằng bất kỳ thay đổi nào xảy ra cũng đều ảnh hưởng đến quyền lợi của đa số.
III. Trong Suốt (Transparency)
Do bản chất phân cấp của
blockchain bitcoin, tất cả mọi giao dịch đều có thể được nhìn trong suốt, hoặc thông qua một trạm cá nhân, hoặc thông qua những thiết bị thăm dò
blockchain (blockchain explorers) có thể cho phép bất kỳ ai nhìn thấy những giao dịch đang diễn tiến.
Blockchain Explorers
Mỗi trạm đều có bản sao riêng của chuỗi khối luôn luôn được cập nhật sau khi được xác minh và thêm vào. Điều nầy có nghĩa là, nếu muốn, bất cứ ai cũng có thể theo dõi
bitcoin ở bất kỳ giai đoạn nào.
Ví dụ, các sàn giao dịch trong quá khứ đã bị tấn công khiến họ mất mọi thứ. Trong khi các tin tặc có thể hoàn toàn vô danh, những số
bitcoins bị mất có thể dễ dàng truy nguyên. Nếu số
bitcoins bị đánh cắp được di chuyển và xử dụng tại một nơi nào đó thì người ta cũng biết.
IV. An Toàn (Blockchain Security)
Kỹ thuật
blockchain giải quyết những vấn đề an ninh và tin cậy theo một số phương pháp. Trước tiên, những khối mới luôn luôn được chứa thành tuyến và theo thứ tự niên đại - nghĩa là, chúng luôn luôn được thêm vào ở cuối chuỗi khối (
blockchain). Mỗi khối đều có một vị trí trên chuỗi, và vị trí đó được gọi là
height (chiều cao). Tính đến tháng 11/2020, chiều cao đó là 656,197
blocks.
Sau khi một khối đã được thêm vào cuối
blockchain, rất khó quay ngược trở lại và thay đổi nội dung của khối, trừ phi đa số quá bán đồng ý làm thế. Đó là lý do tại sao mỗi khối đều có số mã
hash riêng cùng với số mã
hash của khối kế trước, cũng như dâu ấn thời gian (time stamp) được đề cập bên trên. Mật mã
hash được tạo ra bởi một hàm điện toán (function), và hàm điện toán nầy biến đổi thông tin thành một chuỗi số và chữ. Nếu thông tin bị thay đổi bằng bất ký cách nào, mã số đó cũng thay đổi theo.
- Mẫu lập trình Python:
'>
text = 'Python Programming'
# compute the hash value of text
hash_value = hash(text)
print(hash_value)
# Output: -966697084172663693
- Mẫu lập trình Java:
public class User {
private long id;
private String name;
private String email;
// standard getters/setters/constructors
@Override
public int hashCode() {
return 1;
}
@Override
public boolean equals(Object o) {
if (this == o) return true;
if (o == null) return false;
if (this.getClass() != o.getClass()) return false;
User user = (User) o;
return id == user.id
&& (name.equals(user.name)
&& email.equals(user.email));
}
// getters and setters here
}
- Mẫu lập trình C#:
public override int GetHashCode()
{
unchecked // Allow arithmetic overflow, numbers will just "wrap around"
{
int hashcode = 1430287;
hashcode = hashcode * 7302013 ^ X.GetHashCode();
hashcode = hashcode * 7302013 ^ Y.GetHashCode();
hashcode = hashcode * 7302013 ^ Z.GetHashCode();
return hashcode;
}
}
V. Bitcoin & Blockchain (Bitcoin vs. Blockchain)
Mục đích của
blockchain là cho phép thông tin được lưu trữ và phân phát, nhưng không được thay đổi. Kỹ thuật
blockchain lần đầu tiên được phác họa vào năm 1991 bởi Stuart Haber và W. Scott Stornetta, hai nhà nghiên cứu muốn thực hiện một hệ thống trong đó những dấu ấn thời gian của dữ liệu không thể bị thao túng. Nhưng mãi đên gần hai thập niên sau, với sự khởi xướng của
bitcoin vào tháng 1/2009,
blockchain mới có áp dụng đời thực lần đầu tiên. Satoshi Nakamoto, người phát minh giả định của
Bitcoin, gọi hệ thống đó là một “hệ thống tiền tệ mới hoàn toàn song phương, không có thành phần bảo chứng thứ ba." (a new electronic cash system that’s fully peer-to-peer, with no trusted third party).
Điểm then chốt để hiểu ở đây là: mặc dù
Bitcoin chỉ xử dụng
blockchain như một phương tiện để tồn trữ một cách trong suốt một sổ cái (ledger) dành cho các chi trả; nhưng, về mặt lý thuyết,
blockchain có thể được xử dụng để tồn trữ một cách cố định bất kỳ một số lượng điểm dữ liệu nào (data points). Như đã được đề cập ở trên,
blockchain có thể mang dưới hình thức những giao dịch, phiếu bầu cử, tồn kho sản phẩm, căn cước tiểu bang, chứng từ thổ trạch, và nhiều loại dữ liệu khác.
Hiện nay, có rất nhiều dự án khác nhau dính líu đến
Bitcoin đang tìm cách áp dụng
blockchain theo những cách có thể giúp xã hội ngoài việc tồn trữ giao dịch. Một ví dụ điển hình là việc xử dụng
blockchain trong các cuộc bầu cử dân chủ. Bản chất cố định của
blockchain có nghĩa là việc gian lận bầu cử sẽ khó xảy ra. Một hệ thống bầu cử có thể hoạt động sao cho mỗi công dân của một quốc gia sẽ được cấp một thẻ mã hoa duy nhất (single cryptocurrency or token). Mỗi ứng cử viên sẽ được cấp một địa chỉ ví riêng (specific wallet address), và các cử tri sẽ gởi thẻ của mình đến địa chỉ ví của ứng cử viên được chọn. Bản chất trong suốt và có thể truy nguyên của
blockchain sẽ loại bỏ nhu cầu nhân sự để kiểm phiếu cũng như tiềm năng thao túng của kẻ xấu qua những phiếu bầu vật lý.
VI. Bitcoin & Ngân Hàng (Bitcoin vs. Banks )
Ngân hàng và
blockchain phân cấp khác nhau rất nhiều. Để thấy một ngân hàng khác với
blockchain ra sao, xin thử đối chiếu hệ thống ngân hàng quy ước với kỹ thuật
blockchain của
Bitcoin như dưới đây.
Tiết Mục
|
Ngân Hàng |
Bitcoin |
Tịch Biên |
Theo luật định, chính phủ có thể dễ dàng truy nguyên các trương mục ngân hàng và tịch biên tài sản trong đó vì lý do nào đó. |
Vì Bitcoin được xử dụng vô danh nên chính phủ sẽ khó mà truy nguyên để tịch biên. |
Giao dịch đúng quy định |
Ngân hàng có quyền từ chối giao dịch vì nhiều lý do. Họ cũng có quyền đóng băng các trương mục. Nếu ngân hàng thấy nhiều vụ mua ở những nơi bất thường hay cho những món bất thường, họ cũng có thể từ chối. |
Hệ thống Bitcoin tự nó không quy định Bitcoin được xử dụng như thế nào theo bất kỳ hình thức nào. Người dùng có thể xử dụng Bitcoin theo ý muốn nhưng cũng phải tuân thủ những chỉ đạo của quốc gia hay lãnh thổ của họ. |
Chuyển khoản |
Danh số do chính phủ cấp, một trương mục, và một số điện thoại tay là những đòi hỏi tối thiểu cho các vụ chuyển khoản. |
Internet và một số điện thoại tay là những đòi hỏi tối thiểu. |
Giờ làm việc |
Các ngân hàng quy ước mở cửa từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều vào những ngày trong tuần. Một số ngân hàng mở cửa cuối tuần nhưng giờ hạn chế. Tấc cả các ngân hàng đều đóng cửa vào các ngày lễ. |
Sẵn sàng mọi lúc, 24/24; 365 ngày trong năm. |
Luật KYC |
Quy định KYC (Know Your Customer) bắt buộc các trương mục và những giao dịch khác phải có sổ sách lý lịch trương chủ. |
Bất kỳ ai hay bất ký cái gì cũng có thể tham gia vào hệ thống Bitcoin mà không cần căn cước. Trên lý thuyết, ngay cả một đơn vị được trang bị với tri thông minh nhân tạo cũng có thể tham gia. |
Thông tin cá nhân |
Thông tin trương mục được lưu trữ trên các máy chủ tư nhân của các ngân hàng và được trương chủ nắm giữ. Quyền riêng tư trương mục được giới hạn vào độ an toàn của các máy chủ của ngân hàng và độ an toàn bảo quản thông tin cá nhân về phía trương chủ. Nếu các máy chủ của ngân hàng bị tấn cong thì trương mục cá nhân cũng bị vạ lây. |
Bitcoin có thể bảo mật thông tin cá nhân như người dùng mong muốn. Tất cả trương mục Bitcoin có thể truy nguyên nhưng khó có thể biết ai sở hữu nó nếu chúng được mua một cách ẩn danh. Nếu Bitcoin được mua trên một giao dịch bị ràng buộc bởi luật KYC thì Bitcoin được liên kết trực tiếp với trương mục giao dịch KYC. |
An ninh |
Giả sử khách hàng áp dụng những biện pháp an ninh mạng chặt chẽ như dùng mật mã an toàn và kỹ thuật kiểm tra với hai yếu tố (two-factor authentication) thì thông tin trương mục cũng chỉ bảo đảm bao lâu máy chủ liên quan của ngân hàng còn an toàn. |
Hệ thống Bitcoin càng phát triển lớn bao nhiêu thì độ an toàn của nó càng lớn bấy nhiêu. Độ an toàn mà người dùng Bitcoin có với trương mục của mình hoàn toàn tùy thuộc vào chính họ. Vì lý do đó, người dùng nên giữ ngoài mạng, hay kho lạnh (cold storage), những khoản tiền lớn và cấn lưu trữ lâu. |
Phí giao dịch |
- Trả thẻ: Lệ phí nầy thay đổi tùy theo từng loại thẻ và không được người dùng trả trực tiếp. Lệ phí được các cửa hàng trả cho các công ty dịch vụ chi trả và được tính theo giao dịch. Hậu quả của việc nầy đôi khi làm cho giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên.
- Trả bằng check: Lệ phí từ $1 đến $30, tùy từng ngân hàng
- ACH (Automated Clearing House): tối đa $3 khi chuyển khoản đến một trương mục ngoài.
- Điện báo (wire): Quốc nội $25; quốc tế $45.
|
Bitcoin có những mức phí giao dịch khác nhau tùy theo những người đào bitcoin (bitcoin miners) và người dùng, trung bình từ $0 đến $50, nhưng người dùng co thể ấn định mức lệ phí mà họ muốn trả. Điều nầy tạo ra một thị trường mở trong đó, nếu người dùng đề nghị mức phí quá thấp thì giao dịch của họ có thể không được tiến hành. |
Tốc độ giao dịch |
- Trả thẻ: 24 đến 48 tiếng.
- Check: 24 đến 72 tiếng.
- ACH: 24 đến 48 tiếng.
- Wire: Trong vòng 24 tiếng trừ phi chuyển ra nước ngoài. Không chuyển vào cuối tuần và ngày lễ.
|
Giao dịch Bitcoin chỉ cần từ 15 phút đến 1 tiếng, tùy theo lưu thông mạng. |
VII Xử dụng Blockchain (Blockchain usage)
Như chúng ta biết hiện nay, trên lý thuyết, những khối (blocks) của
bitcoin chỉ tồn trữ dữ liệu về các giao dịch tiền tệ. Nhưng trên thực tế,
blockchain thực sự cũng là một phương thức đáng tin cậy để tồn trữ dữ liệu về các loại giao dịch khác. Một số công ty dính líu đến
blockchain gồm có Walmart, Pfizer, AIG, Siemens, Unilever, và rất nhiều công ty khác. Chẳng hạn, IBM đã dùng kỹ thuật
blockchain để xây dựng hệ thống
Food Trust nhằm theo dõi hành trình của thực phẩm từ điểm đi đến điểm giao hàng.
Tại sao làm thế? Kỹ nghệ thực phẩm đã kinh qua những bệnh như trực khuẩn lị (e coli), khuẩn
salmonella, khuẩn
listeria từ thực phẩm.
Blockchain giúp các nhà sản xuất thực phẩm truy nguyên hành trình sản phẩm của họ từ điểm xuất phát, qua mỗi trạm dừng lại, và cuối cùng là điểm giao hàng. Nếu thực phẩm tìm thấy bị nhiễm độc thì nó có thể được truy ngược lại qua mỗi trạm cho đến điểm xuất phát. Không những thế, những công ty nầy cũng có thể nhìn thấy mọi thứ khác mà có thể nó đã tiếp xúc, cho phép xác định vấn đề sớm hơn để cứu người. Đây chỉ là một ví dụ về
blockchain, nhưng có nhiều hình thức áp dụng
blockchain khác nữa, như trình bày dưới đây.
1. Ngân hàng và tài chánh
Có lẽ không kỹ nghệ nào hưởng lợi bằng ngân hàng trong việc kết nhập
blockchain vào các hoạt động của họ. Những định chế tài chánh quy ước chỉ hoạt động trong giờ làm việc, năm ngày mỗi tuần. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn muốn ký thác một chi phiếu và ngày Thứ Sáu, lúc 6 giờ chiều, thì có lẽ bạn phải chờ cho đến sáng Thứ Hai Mới thấy tiền hiện lên trong trương mục. Cho dù bạn ký thác chi phiếu trong giờ làm việc đi nữa thì giao dịch vẫn cần một đến ba ngày để kiểm tra, do lượng giao dịch mà ngân hàng phải giải quyết. Ngược lại,
Bitcoin không bao giờ ngủ.
Khi kết nhập
Bitcoin vào ngân hàng, khách hàng có thể nhìn thấy những giao dịch của họ được xử lý chưa đầy 10 phút - cơ bản đó là thời gian cần có để thêm một
block vào
blockchain, bất luận đó là ngày nghỉ , cuối tuần hay ngoài giờ hành chánh. Với
blockchain, các ngân hàng cũng có cơ hội trao đổi ngân quỹ giữa các định chế nhanh hơn và an toàn hơn. Trong thị trường chứng khoán, chẳng hạn, tiến trình thiết lập và thanh toán có thể mất đến ba ngày (hay lâu hơn nếu là quốc tế). Điều đó có nghĩa là tiền và cổ phiếu bị đóng băng trong giai đoạn đó. Vì kích thước của số tiền, ngay cả vài ngày bỏ ra để chuyển khoản cũng có thể đưa đến những thiệt hại đáng kể cho các ngân hàng.
2. Tiền tệ
Blockchain làm nền tảng cho tiền mã hóa như
Bitcoin. Đồng dollar của Hoa Kỳ được Quỹ Dự Trữ Liên Bang kiểm soát. Về mặt kỹ thuật, trong hệ thống trung ương tập quyền nầy, dữ liệu và tiền của người dùng bị đặt dưới quyền sinh sát của ngân hàng hay chính phủ, Nếu một ngân hàng liên quan bị tin tặc tấn công thì thông tin cá nhân của người dùng bị rủi ro. Nếu ngân hàng đó sụp đổ hay nằm trong một quốc gia không ổn định, thì giá trị tiền tệ của họ có thể bị rủi ro. Vào năm 2008, một số ngân hàng cạn tiền nên cần phải được cứu nguy, một phần bằng tiền của những người thọ thuế. Đó là những lo ngại khiến
Bitcoin lần đầu được khái niệm và phát triển.
Khi mở rộng những hoạt động của nó khắp một mạng lưới máy điện toán,
blockchain cho phép
Bitcoin và những loại tiền định số khác hoạt động mà không cần một cơ quan quyền lực trung ương. Điều nầy không những giảm thiểu rủi ro mà còn loại bỏ nhiều lệ phí xử lý và giao dịch.
Blockchain cũng cho phép những người trong các quốc gia có tiền tệ bất ổn định hay hạ tâng tài chánh bất ổn định có được một đồng tiền ổn định hơn với nhiều ứng dụng hơn và một mạng lưới cá nhân và định chế rộng hơn để làm ăn, trong nước cũng như ngoài nước.
Việc xử dụng ví tiền mã hóa (cryptocurrency wallets) cho các trương mục tiết kiệm hay như phương tiện chi trả đặc biệt quan trọng đối với những ai không có căn cước. Một số quốc gia có thể bị chiến tranh tàn phá hay có những chính phủ thiếu hạ tầng để cung ứng căn cước. Công dân của các quốc gia đó không thể truy cập được các trương mục tiết kiệm hay trương mục vãng lai và, do đó, họ không có cách nào tổn trữ của cải.
3. Y tế
Các công ty bảo hiểm ý tế có thể xử dụng
blockchain để tồn trữ an toàn những hồ sơ y tế của bệnh nhân của họ. Khi một hồ sơ y tế được lập ra và ký tên, nó có thể được viết vào
blockchain, có nhiệm vụ cung ứng cho bệnh nhân bằng chứng và sự tin tưởng rằng hô sơ không thể bị thay đổi. Những hồ sơ y tế cá nhân nầy có thể được mã hóa và lưu trữ trên
blockchain với một
private key để chúng có thể được truy cập bởi một số cá nhân nào nhất định, nhờ đó bảo đảm được tính riêng tư.
4. Hồ sơ tài sản
Nếu bạn có bao giờ đến Văn phòng
Recorder’s Office địa phương thì bạn sẽ biết rằng thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản vừa rườm rà vừa không hiệu quả. Ngày nay, một chứng từ trên giấy phải giao cho một nhân viên chính phủ tại văn phòng đăng ký địa phương, từ đó nó được nhập tay vào cơ sở dữ liệu và sở trước bạ trung ương. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, những khiếu tố về tài sản phải được hòa giải với sở trước bạ.
Tiến trình nầy không chỉ tốn kém và mất thời gian – nó còn đầy rẫy những sai lầm, khiến việc xác định quyền sở hữu tài sản kém hiệu năng.
Blockchain có tiềm năng loại bỏ nhu cầu quét hồ sơ và truy nguyên hồ sơ vật lý trong một văn phòng đăng ký. Nếu quyền sở hữu tài sản được tồ trữ và kiểm tra trên
blockchain thì các sở hữu chủ có thể tin tưởng chứng từ của mình là chính xác và được lưu trữ cố định.
Trong những quốc gia có chiến tranh, hay những khu vực không có hoặc có ít sự hiện diện của chính phủ hay định chế tài chánh, và chắc chắn không có văn phòng đăng ký chứng từ, hầu như khó mà chứng minh quyền sở hữu tài sản. Nếu một nhóm người sống trong một khu vực như thế có thể thiết lập được
blockchain, thì những cột mốc thời gian về sở hữu tài sản có thể được thiết lập.
5. Hợp Đồng Siêu Tốc (Smart Contracts)
Smart Contract là một mã lập trình có thể được cài vào
blockchain để tạo điều kiện, kiểm chứng hay thương thảo một hợp đồng.
Smart Contract hoạt động theo một tập hợp những điều kiện mà những người dùng đồng ý. Khi những điều kiện đó được thỏa mãn, các điều khoản của hợp đồng tự động được thực hiện.
Do đó, giả sử một người thuê nhà nào đó muốn thuê một căn hộ thông qua một hợp đồng
Smart Contract. Chủ nhà đồng ý sẽ trao mã khóa cửa của căn hộ sau khi người thuê nhà trả tiền thế chân. Cả chủ nhà lẫn người thuê nhà đều sẽ gởi những phần liên quan của minh trong hợp đồng cho ứng dụng
Smart Contract và ứng dụng nầy sẽ dựa vào đó và, vào ngày khởi động hợp đồng, nó tự động trao mã khóa cửa khi thấy tiền thế chân đã trả. Nếu chủ nhà không trao mã khóa cửa đúng ngày, thì
Smart Contract hoàn trả tiền thế chân. Điều nầy sẽ loại bỏ lệ phí và những tiến trình đòi hỏi khi cần đến một công chứng viên, một trọng tài thuộc thành phần thứ ba hay luật sư.
6. Chuỗi cung ứng
Như trong ví dụ
Food Trust của IBM nói trên, các công ty cung ứng có thể xử dụng
blockchain để ghi chép nguồn gốc của những sản phẩm mà họ đã mua. Điều nầy cho phép các công ty kiểm chứng độ xác thực của các sản phẩm của họ bằng cách dán các nhãn như
“Organic,” “Local,” “Fair Trade….”
Theo phúc trình của Forbes, kỹ nghệ thực phẩm càng ngày càng chấp nhận việc xử dụng
blockchain để tủy nguyên nguồn gốc và độ an toàn của thực phẩm suốt hành trình từ gốc đến ngọn.
7. Bầu cử
Như đã đề cập ở trên,
blockchain có thể được xử dụng để thực hiện một hệ thống bầu cử hiện đại. Bỏ phiếu với
blockchain cò tiềm năng loại bỏ bầu cử gian lận và rút ngắn thời gian kiểm phiếu, như đã được thử nghiệm trong cuộc bầu cử bán kỳ vào tháng 11/2018 ở West Virginia. Xử dụng
blockchain theo lối nầy sẽ khiến âm mưu thao túng bầu cử khó có thể thực hiện được. Kỹ thuật
blockchain cũng duy trì tính trong suốt trong tiến trình bầu cử, giảm thiểu nhu cầu nhân sự để tiến hành bầu cử và giúp các viên chức có kết quả hầu như tức khắc, đồng thơi loại bỏ nhu cầu kiểm phiếu lại hay bất kỳ lo ngại nào về gian lận.
VIII. Lợi/Hại của Blockchain (Advantages/Disadvantages)
Vì quá phức tạp nên tiềm năng của
blockchain gần như vô hạn dưới hình thức một kho dữ liệu phân cấp. Từ thông tin bảo mật và an ninh cao đến lệ phí giao dịch thấp và ít sai sót, kỹ thuật
blockchain có thể giúp thiết kế những ứng dụng xa hơn những ứng dụng kể trên. Nhưng cũng có những điểm bất lợi.
Đại để dưới đây là tóm lược một số ý kiến trái ngược nhau về
blockchain
Thuận
- Chính xác trong việc kiểm chứng mà không cần sự can thiệp của con người
- Phí thấp vì không cần sự kiểm chứng từ thành phần thứ ba
- Vì phân cấp nên khó thao túng
- Giao dịch an toàn, riêng tư, và hữu hiệu
- Kỹ thuật trong suốt
- Cung ứng nột hệ thống ngân hàng thay thế và phương tiên bảo đảm thông tin cá nhân cho những công dân trong các quốc gia đang phát triển không có chính phủ ổn định
Nghịch
- Tốn phí kỹ thuật cao trong việc đào
bitcoin
- Lượng giao dịch mỗi giây thấp
- Lịch sử những hoạt động phi pháp
- Không điều tiết
A. Lợi của Blockchain
1. Chính xác của Chuỗi (chain)
Giao dịch trên hệ
blockchain được chấp thuận bởi một hệ thống hàng ngàn máy vi tính. Điều nầy loại bỏ hầu như tất cả sự dính líu của con người trong tiến trình kiểm chứng, khiến ít sai sót nhân sự hơn và thu thập thông tin chính xác hơn. Cho dù một máy vi tính trong hệ tính toán sai đi nữa thì sai lầm đó chỉ được đưa vào một bản sao của
blockchain. Muốn sai sót đó lan rộng ra phần còn lại của hệ thống, nó phải được thực hiện bởi ít nhất 51% số máy – một điều khó có thể xảy ra đối với một hệ thống mỗi ngày một gia tăng như
Bitcoin.
2. Giảm phí
Tiêu biểu, khách hàng trả cho một ngân hàng để kiểm chứng giao dịch, trả cho công chứng để ký giấy tờ, hay trả cho một chức sắc nhà thờ để thực hiện một đám cưới.
Blockchain loại bỏ nhu cầu kiểm chứng của thành phần thứ ba cùng vói lệ phí liên quan. Các chủ cơ sở kinh doanh chỉ trả một lệ phí nhỏ khi họ chi trả bằng thẻ, chẳng hạn, vì ngân hàng và các công ty chi trả phải xử lý những giao dịch đó. Ngoài ra,
bitcoin không có quyền hành trung ương và chỉ đòi hỏi những lệ phí hạn chế.
3. Phân cấp
Blockchain không tồn trữ bất kỳ thông tin nào trong một vị trí trung ương. Thay vì thế,
blockchain được sao chép và phổ biến khắp một hệ thống máy vi tính. Khi một
block được thêm vào chuỗi khối, mọi máy computer trên hệ đều cập nhật
blockchain của mình để phản ảnh sự thay đổi. Nhờ phổ bến thông tin đó khắp hệ thống - thay vì tồn trữ nó trong một kho dữ liệu trung ương -
blockchain trở nên khó bị thao túng hơn. Nếu một bản sao của
blockchain rơi vào tay tin tặc thì chỉ có một bản sao thông tin duy nhất bị ảnh hưởng thay vì toàn bộ hệ thống.
4. Giao dịch hữu hiệu
Các giao dịch tại một cơ chế trung ương có thể mất một vài ngày mới được xử lý. Nếu bạn muốn ký thác một ngân phiếu vào chiều Thứ Sáu, chẳng hạn, thì bạn không thể nhìn thấy số tiền đó hiện lên cho đến sáng Thứ Hai. Trong khi các định chế tài chánh hoạt động trong giờ hành chánh, 5 ngày mỗi tuần,
blockchain làm việc 24/24, 7 ngày mối tuần và 365 ngày mỗi năm. Các giao dịch có thể được hoàn tất khoảng 10 phút và có thể được xem là an toàn ngay sau vài tiếng. Điều nấy đặc biệt ích lợi cho những mậu dịch xuyên biên giới thường kéo dài nhiều hơn vì sai biệt muối giờ và sự kiện tất cả các bên phải xác nhận thủ tục chi trả.
5. Giao dịch riêng tư
Nhiều hệ
blockchain hoạt động như là những cơ sở dữ liệu công cộng, nghĩa là bất kỳ ai có Internet đều có thể nhìn thấy một liệt kê lịch sử giao dịch của hệ thống. Mặc dù người dùng có thể truy cập những chi tiết giao dịch, họ không thế truy cập thông tin cá nhân của những người chủ giao dịch. Người ta thường tưởng lầm rằng
blockchain như
bitcoin là vô danh, trong khi thực ra nó chỉ có mục đích bảo vệ thông tin cá nhân.
Điều đó có nghĩa là, khi một người dùng thực hiện nhũng giao dịch công cộng, chỉ có mã khóa riêng của họ mang tên
public key được ghi vào
blockchain, thay vì thông tin cá nhân. Nếu một người nào đó tiến hành một vụ mua bằng
bitcoin trên một sàn giao dịch đòi hỏi ký danh thì thông tin cá nhân của người đó vẫn còn được liên kết với địa chỉ
blockchain của họ, nhưng một giao dịch , cho dù được liên kết với tên của một người đi nữa, vẫn không tiết lộ thông tin cá nhân nào cả.
6. Giao dịch an toàn
Một khi một giao dịch đã được ghi nhận, tính hợp thức của nó phải được kiểm chứng bởi hệ thống
blockchain. Hàng ngàn computers trên
blockchain lập tức đua nhau xác định những chi tiết của giao dịch có đúng hay không. Sau khi một computer đã xác nhận giao dịch, giao địch đó được thêm vào
blockchain. Mọi khối của
blockchain đều chứa mã truy (
hash) riêng của nó, cùng với mã
hash độc nhất của khối kế trước. Khi thông tin trên một khối được sửa đổi theo một cách nào đó, mã
hash của khối đó thay đổi – nhưng mã
hash của khối kế tiếp thì không. Sự mâu thuẫn nầy làm cho thông tin trên
blockchain khó bị thay đổi mà không bị phát hiện.
6. Trong suốt
Phần lớn
blockchain là nhu liệu mở nguồn (open-source software). Điều đó có nghĩa là bất ký ai cũng có thể nhìn thấy mã lập trình. Điều này giúp các chuyên viên thẩm tra kiểm tra an ninh đối với những loại tiền mã hoá như
bitcoin. Điều đó cũng có nghĩa l àkhông có thẩm quyền thực sự nào kiểm soát mã ngữ
bitcoin hay quy định sửa đổi nó như thế nào. Dó đó, bất kỳ ai cũng có thể đề nghị thay đổi hay cập nhật hệ thống. Nếu đa số người dùng trong hệ thống đồng ý rằng phiên bản nâng cấp cho mã ngữ mới là lành mạnh và có giá trị thì
bitcoin co thể được cập nhật.
7. Ngân hàng bình đẳng
Có lẽ phương diện sâu sắc nhất của
bitcoin và
blockchain là khả năng cho phép mọi người xử dụng nó, bất luận tuổi tác, chủng tộc, giới tính hay cán bản văn hóa.
Theo ngân hàng thế giới, có gần 2 triệu người trưởng thành không có trương mục ngân hay bất kỳ phương tiện nào để tồn trữ tiền hay của cải. Gần như tất cả những cá nhân nầy sống trong các quốc gia đang phát triển, nơi mà kinh tế còn trong giai đoạn phôi thai và hoàn toàn lệ thuộc vào tiền mặt. Những người nầy thường kiếm được ít tiền mặt và cần cất tiền đó ở những nơi kín đáo trong nhà hoặc những nơi dễ bị trộm cướp. Những mã khóa cho một ví
bitcoin có thể được lưu trên một mảnh giấy, trên một điện thoại tay rẻ tiền, hay thậm chí nhớ thuộc lòng nếu cần. Đối với đa số người, những lựa chọn đó dễ cất giấu hơn là số tiền mặt cất dưới nệm.
Blockchain trong tương lai cũng đưa ra những giải pháp không chỉ giúp cất giữ của cải mà còn tồn trữ những giấy tờ y khoa, giấy chủ quyền và nhiều chứng từ pháp lý khác.
B. Bất lợi của Blockchain
Trong khi có những ưu điểm của
blockchain, cũng có những thách thức đáng kể đối với nó. Nhũng bước áp dụng
blockchain ngày nay không đơn thuần chỉ là kỹ thuật. Phần lớn những thách thức thực sự là chính trị và điều tiết, nếu không nói đến hàng ngàn giờ (tức là tiền) dành cho việc thiết kế nhu liệu và lập trình cơ sở cần có để sát nhập
blockchain vào các hệ thống kinh doanh hiện nay. Ở đây có một số thách thức trong tiến trình mở rộng lựa chọn
blockchain.
1. Tốn kém kỹ thuật
Mặc dù
blockchain có thể tiết kiệm cho người dùng những lệ phí giao dịch, kỹ thuật nầy dứt khoát không phải là miễn phí. Hệ thống mệnh danh là
“proof of work” mà
bitcoin xử dụng để kiểm tra giao dịch, chẳng hạn, tiêu hao những số lượng khổng lồ và năng lượng vi tính. Trong thế giới thực, điện năng từ hàng triệu máy computers trên hệ thống
bitcoin gần bằng số điện năng mà cả Đan Mạch xử dụng trong một năm. Giả sử giá điện là từ $0.03 đến $0.05/ kilowatt-giờ, tốn phí dành cho việc đào
bitcoin không thôi sẽ vào khoảng $5,000~$7,000 cho mỗi hào
bitcoin.
Bất chấp những tốn kém cho việc đào
bitcoin, người dùng vẫn tiếp tục chi trả tiền điện để kiểm chứng giao dịch trên
blockchain. Lý do là vì, khi một khối được thêm vào
blockchain của
bitcoin, họ được thưởng khá nhiều tiền
bitcoin đủ đề bù đắp lại. Tuy nhiên, đối với những loại
blockchain không xử dụng tiền mã hóa, người đào cần được trả tiền thật hoặc được động viên bằng một cách nào đó.
Một số giải pháp cho vấn đề nầy đang được xem xét. Chẳng hạn, những trung tâm đào
bitcoin (bitcoin mining farms) đã được xây dựng để xử dụng năng lượng mặt trời, ga từ các trạm thủy lực cắt phá (fracking sites), hay điện từ các nhà máy chạy gió (wind farms).
2. Tốc độ chậm
Bitcoin là một ca nghiên cứu hoàn chỉnh về những nhược điểm của
blockchain. Hệ thống “proof of work” của
blockchain cần khoảng 10 phút để đưa thêm một khối vào
blockchain. Với nhịp độ đó, hệ
blockchain được ước đoán chỉ giải quyết khoảng 7 giao dịch trong một giây. Mặc dù các loại tiền ảo khác như Ethereum hoạt động hiệu quả hơn
bitcoin, chúng cũng bị hạn chế bởi
blockchain. Giải pháp cho vấn đề nầy đã được tiến hành từ nhiều năm nay. Hiện có những
blockchain chạy được 30,000 giao dịch/giây.
3. Hoạt động phi pháp
Trong khi kỹ thuật bảo mật trên hệ thống
blockchain bảo vệ người dùng khỏi bị tin tặc tấn công, nó cũng cho phép tiến hành những giao tác và hoạt động phi pháp trên hệ thống của nó. Trường hợp điển hình về việc
blockchain được xử dụng cho những giao dịch phi pháp có lẽ là vụ
Silk Road, một thị trường ma túy chợ đen trực tuyến hoạt động từ tháng 2/2011 đến tháng 10/2013, khi nó bị FBI đóng cửa.
Trang mạng nầy xử dụng mạng TOR để cho phép người dùng xử dụng nó mà không bị truy nguyên nhằm thực hiện những vụ mua phi pháp bằng
bitcoin hay những loại tiền ảo khác. Hiện các cơ quan điều tiết Hoa Kỳ đang bắt buộc các cơ sử cung ứng dịch vụ tài chanh phải nắm vững thông tin khách hàng khi họ mở trương mục, kiểm chứng danh tánh của mỗi khách hàng, và xác nhận khách hàng không xuất hiện trên bất kỳ danh sách nào của những tổ chức khủng bố có hồ sơ hay tình nghi.
Hệ thống nầy có thể được xem vừa tốt, vừa xấu. Nó cho phép bất kỳ ai cũng truy cập được các trương mục tài chánh đồng thời cũng cho phép đám tội phạm tiến hành những giao dịch phi pháp một cách dễ dàng. Nhiều người cho rằng những việc xử dụng tốt các loại tiền ảo như ngân hàng bình đẳng cho mọi người và cho mọi quốc gia có thể nặng cân hơn những xử dụng xấu tiền ảo, đặc biệt khi phần lớn các hoạt động phi pháp hãy còn giới hạn vào những lượng tiền không thể truy nguyên.
4. Điều tiết
Đa số người trong không gian tiền ảo đã bày tỏ lo ngại về việc điều tiết của chính phủ trên tiền ảo. Trong khi mỗi ngày một khó hơn hay hầu như không thể chấm dứt những loại tiền ảo như
bitcoin khi hệ thống phân cấp của nó lớn mạnh, trên lý thuyết, các chính phủ có thể tuyên bố chúng bất hợp pháp để sở hữu các loại tiền ảo hay tham gia vào những hệ thống của chúng.
Theo thời gian, lo ngại đó đã trở nên nhỏ hơn khi những công ty lớn như PayPal bắt đầu chó phép sở hữu và xử dụng tiền ảo trên sàn của họ.
IX. Tương lai Blockchain (Future of Blockchain usage)
Lần đầu tiên được đề nghị như một dự án nghiên cứu vào năm 1991,
blockchain điềm nhiên tọa thị cho đến cuối thập niên 2020. Cũng như phần lớn các hệ thông thâm niên như nó,
blockchain đã trải nghiệm nhiều soát xét cẩn thận của công chúng trong hai thập niên vừa qua, với sự phỏng đoán của các cơ sở kinh doanh khắp thế giới về những gì kỹ thuật nầy có thể làm được, và nó sẽ đi đến đâu trong những năm sắp tới.
Với nhiều ứng dụng thực tiển về kỹ thuật
blockchain đã và đang được tiến hành và thám hiểm, cuối cùng,
blockchain đang nổi tiếng ở tuổi 27, rộng khắp nhờ vào
bitcoin và các loại tiền ảo khác. Như một thuật ngữ thông dụng trên môi của mọi nhà đầu tư ở Hoa Kỳ,
blockchain xuất hiện để làm cho các hoạt động kinh doanh và chính phủ chính xác hơn, hữu hiện hơn, bảo đảm hơn và rẻ hơn vì đòi hỏi ít trung gian hơn.
Khi chúng ta bước vào thập niên thứ ba của
blockchain, không còn câu hỏi "nếu" các công ty quy ước có theo kịp kỹ thuật
blockchain hay không – mà câu hỏi là "khi nào."
(......)