TRANG CHÍNH TRỊ/KINH TẾ
|
TIỀN ẢO - DIGIATL CURRENCY
TIỀN ẢO - Kỳ IV
BITCOIN LÀ GÌ (Tiếp theo)
I. Đại Cương - Kỳ III
II. Kỹ Thuật Peer-to-Peer - Kỳ III
III. Mining (Đào bitcoin) - Kỳ III
IV. Lịch Sử Bitcoin
- Aug. 18, 2008: Tên miền (domain name) chính thức được đăng ký của Bitcoin là bitcoin.org. Ít nhất đến nay, "miền" đó thực sự là "WhoisGuard Protected," có nghĩa là danh tánh của người đăng ký không phải là thông tin công cộng.
- Oct. 31, 2008: Một người - hay một nhóm - với bí danh Satoshi Nakamoto thông báo trên mạng metzdowd.com: "Satoshi Nakamoto I've been working on a new electronic cash system that's fully peer-to-peer, with no trusted third party." (Tôi, Satoshi Nakamoto, đã xây dựng một hệ thống tiền điện tử mới hoàn toàn song phương, không cần đến một thành phần thứ ba được tin cậy.) Bản "Tuyên ngôn" nổi tiếng hiện đang phổ biến trên bitcoin.org mang tựa đề Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System và sẽ trở thành hiến chương cho thấy
vận hành ra sao ngày nay. Một kỳ sắp tới sẽ đi sâu vào bảng "hiến chương" nầy.
- Jan. 3, 2009: Block (khối) đầu tiền được "đào" hay thiết lập mang tên Block 0. Block 0 còn được gọi là "Genesis block và có chứa đọan chữ "The Times 03/Jan/2009 Chancellor on brink of second bailout for banks" - có thể là bằng chứng cho thấy block nầy được thiết lập vào hoặc sau ngày giờ được ghi trong đó hoặc cũng có thể là một bình luận chính trị liên quan. Tuy nhiên, ngày giờ Block zero thực sự được thiết lập là Jan. 3, 2009, lúc 1:15 p.m. Eastern Standard. Tác giả chính là Satoshi Nakamoto, và tiền thưởng là 50 bitcoin, cho đến nay chưa được xử dụng, mà, ngược lại, được thêm vào.
- Jan. 9, 2009: Block 1 được thiết lập; và phong trào "đào bitcoin" bắt đầu sôi nổi.
V. Satoshi Nakamoto là ai?
Xim xem lại Kỳ II của loạt bài
Tiền Ảo - Kỳ II để bổ sung cho phần nầy.
Không ai rõ người phát minh
dứt khoát là ai. Satoshi Nakamoto chỉ là một bí danh để ám chỉ một cá nhân hay một nhóm người đã công bố bạch thư
vào năm 2008 và vận hành nhu liệu ban đầu của
xuất hiện vào năm 2009. Trong những năm tiếp theo, nhiều cá nhân đã tuyên bố hoặc được giả định là người/những người đời thực đứng sau bí danh đó; nhưng tính đến tháng 6/2021, danh tánh phía sau Satoshi Nakamoto hãy còn mờ mịt.
Một số người có khuynh hướng tin vào luận đoán của giới truyền thông cho rằng Satoshi Nakamoto là một thiên tài đơn độc, anh hùng Don Quixote đã kiến tạo Bitcoin từ thinh không. Nhưng những phát minh như vậy dứt khoát không xảy ra trong một vùng chân không. Tất cả những khám phá khoa học hàng đầu, bất luận nguyên thủy đến đâu, đều được xây dựng trên công trình nghiên cứu đã có trước đó.
Có những người đi trước Bitcoin. Tiền ảo Hashcash của Adam Back, phát minh năm 1997, và sau đó là b-money của Wei Dai , bit gold của Nick Szabo , và Reusable Proof of Work của Hal Finney. Chính bạch thư (whitepaper) của Bitcoin có trích dẫn Hashcash và b-money cũng như nhiều công trình khác liên quan đến một số địa hạt nghiên cứu. Có lẽ không mấy ngạc nhiên khi nhiều cá nhân phía sau những dự án khác được nêu tên ở trên được giả đoán đã góp phần kiến tạo Bitcoin.
Có một số động cơ có thể khiến người/những người phát minh Bitcoin quyết định giữ kín danh tánh của họ:
- 1. Riêng tư: Khi Bitcoin trở nên phổ biến hơn – để trở thành một hiện tượng toàn cầu - Satoshi Nakamoto sẽ dễ bị truyền thông và các chính phủ lưu ý nhiều hơn.
- 2. Hiểm họa tiềm năng: Một lý do khác có lẽ là tiềm năng Bitcoin có thể khiến cho các hệ thống tiền tệ và ngân hàng hiện hành sụp đổ. Nếu Bitcoin được quảng đại quần chúng chấp nhận thì hệ tiền ảo nầy có thể qua mặt tiền tệ định chế của các quốc gia. Mối hiểm họa nầy đối với tiền tệ quy ước có thể biện minh việc các chính phủ truy tố người/những người sáng lập Bitcoin.
- 3. An ninh: Chỉ trong năm 2009 không thôi đã có 32,489 vụ "đào bitcoin", với giá tiền thưởng 50 BTC/block, đưa tổng số tiền thưởng năm 2009 lên 1,624,500 bitcoin. Người ta có thể kết luận chỉ một mình Satoshi Nakamoto và có lẽ một số người tay trong của Bitcoin "đào bitcoin" suốt năm 2009, và họ thu tóm phần lớn tổng số tiền ảo đó. Ai sở hữu số tiền ảo lớn như thế có thể trở thành mục tiêu của đám tội phạm, đặc biệt kể từ khi bitcoin không còn giống như chứng khoáng mà giống tiền mặt hơn. Tiền bitcoin có thể được phép chi trả bằng những private keys, và những private keys có thể được chủ nhân in ra và để dưới nệm, nên chủ nhân có thể bị bọn tội phạm uy hiếp hoặc giết chết để chiếm đoạt những private keys đó. Đương nhiên, người/những người sáng lập Bitcoin có thể có những biện pháp đề phòng, nhưng tốt nhất là che giấu danh tánh và tung tích bằng cách hạn chế phơi bày thông tin cá nhân.
VI. Vài Nhận Định
- Bitcoin, một hình thức chi trả
Bitcoin có thể được chấp nhận như một phương thức chi trả khi mua bán sản phẩn và dịch vụ. Các cửa hàng quy ước có thể đề bảng "Bitcoin Accepted Here". Các giao dịch có thể thực hiện với thiết bị thích hợp hay địa chỉ "ví bitcoin" (bitcoin wallet address) được quét qua mã QR code (Quick Response code) và những ứng dụng quẹt tay (touch screen apps).
Một công ty trực tuyến có thể dễ dàng chấp nhận
bằng cách thêm lựa chọn chi trả nầy vào các lựa chọn chi trả khác như Credit cards, PayPal, v.v..
El Salvador là quốc gia đầu tiên chính thức chấp nhận bitcoin như là tiền tệ vào tháng 6/2021.
- Cơ hội tìm việc làm với Bitcoin
Những người làm việc độc lập có thể được trả lương cho một công việc dính líu đến bitcoin. Có vài cách để làm chuyện đó, như tạo ra bất ký dịch vụ Internet nào và thêm ví
(bitcoin wallet) của mình vào trang mạng như là một hình thức chi trả. Hiện có một số trang mạng và cơ quan tìm việc chấp nhận tiền định số như liệt kê dưới đây.
• Cryptogrind dùng trang mạng của họ để tạo điều kiện tiếp xúc cho những người tìm việc và chủ cơ sở.
• Coinality đề nghị việc làm – tự do, bán thời gian, và toàn thời gian – trả lương bằng
cũng như những loại tiền định số khác như Dogecoin và Litecoin.
• Jobs4Bitcoins là một phần của reddit.com .
• BitGigs
• Bitwage đề nghị cách chọn phần trăm lương được chuyển đổi sang
và đưa số tiền nầy vào địa chỉ
của bạn.
- Bitcoin, một giải pháp cho khủng bố và tin tặc
Đám khủng bố và tin tặc đòi tiền chuộc xem các hệ thống tiền ảo như
là những giải pháp chi trả lý tưởng nhất, giúp họ có thêm động cơ để hành động, cướp tiền của nạn nhân mà không bị rủi ro bại lộ. Những ví dụ gần đây nhất là vụ tin tặc Nga tấn công vào công ty hệ thống dẫn dầu Colonial Pipeline và công ty cung ứng thịt JBS để đòi tiền chuộc.
- Đầu tư trong Bitcoin
Nhiều người hậu thuẫn
tin rằng tiền định số là tương lai. Nhiều cá nhân hậu thuẫn
tin rằng
giúp hệ thống chi trả nhanh hơn nhiều và lệ phí thấp cho những giao dịch toàn cầu. Mặc dù không được hậu thuẫn bởi bất kỳ chính phủ nào hay ngân hàng trung ương nào,
vẫn có thể được đổi thành tiền quy ước. Thực tế, sự thay đổi hối xuất của nó so với đồng dollar đang thu hút các nhà đầu tư và thương gia tiềm ẩn vào trò chơi tiền tệ. Thực vậy, một trong những lý do khiến tiền định số như
tăng trưởng là chúng hoạt động như một thay thế cho tiền tệ quốc gia và những hàng hóa cố truyền như vàng.
Và tháng 3/2014, Sở Thuế IRS tuyên bố rằng tất cả các loại tiền ảo, kể cả
, sẽ bị đánh thuế như tài sản, thay vì tiền tệ. Đối với triền
được xử dụng như vốn (capital), lời và lỗ sẽ được xem như lời vốn hay lỗ vốn (capital gains or losses); trong khi tiền
được xử dụng như tồn kho (inventory) sẽ được xem như lời/lỗ thường. Bán loại
ở dạng vốn hay xử dụng
nói chung để mua hàng hóa hay dịch vụ là những ví dụ về những giao dịch thọ thuế.
Như bất kỳ tài sản nào khác, nguyên tắc mua thấp bán cao cũng áp dụng cho
. Cách tích lũy tiền tệ phổ thông nhất là mua trên sàn giao dịch
, nhưng có nhiều cách khác để kiếm ra và sở hữu
.
VII. Rủi Ro Đầu Tư
Mặc dù
không được thiết kế như một đầu tư vốn cổ phần bình thường (normal equity investment) – vì không có cổ phần được rao bán – một số nhà đầu cơ (speculative investors) bị lôi cuốn vào tiền định số sau khi nó lên giá nhanh chóng vào tháng 5/2021 và một lần nữa vào tháng 11/2013. Do đó, nhiều người mua
vì giá trị đầu tư của nó thay vì khả năng của nó có thể hoạt động những một phương tiện giao dịch (medium exchange).
Sự kiện giá trị của nó không được bảo đảm và bản chất định số của nó có nghĩa là việc mua và xử dụng
kéo theo một số rủi ro cố hữu. Nhiều cảnh báo đầu tư đã được đưa ra bởi Ủy Ban Chứng Khoán Securities and Exchange Commission (SEC), Cơ Quan Điều Tiết Kỹ Nghệ Tài Chánh Financial Industry Regulatory Authority (FINRA), Văn Phòng Bảo Vệ Tài Chánh Người Tiêu Dùng Consumer Financial Protection Bureau (CFPB), và các cơ quan khác.
Khái niệm về tiền ảo hãy còn mới mẻ, và, so với những đầu tư quy ước,
không có một lịch sử dài hay hồ sơ đáng kể về mặt thành tích để tự hậu thuẫn cho mình. Nhờ tiếng tăm mỗi ngày một gia tăng,
càng ngày càng ít dựa trên thực nghiệm hơn. Tệ hại hơn, chỉ sau một thập niên, tất cả các loại tiền định số vẫn còn trong giai đoạn phát triển. Theo nhận định của Barry Silbert, CEO của Tập Đoàn Digital Currency Group, chuyên xây dựng và đầu trong các công ty
và blockchain, "Đó là loại đầu tư rủi ro cao nhất, nhưng có lời nhất có thể có được".
1. Rủi ro điều tiết (Regulatory Risk)
Đầu tư vào
dưới bất kỳ dạng nào của nó không phải là lựa chọn của những kẻ không thích mạo hiểm.
là đối thủ của tiền tệ chính phủ và có thể được xử dụng cho những giao dịch chợ đen, rửa tiền, hoạt động phi pháp, và trốn thuế. Như một hậu quả, các chính phủ có thể tìm cách điều tiết, hạn chế, hay cấm xử dụng và bán
– một số chính phủ đã làm chuyện nầy, trong khi những chính phủ khác đang ban hành những điều luật khác nhau. Chẳng hạn, vào năm 2015, Bộ Dịch Vụ Tài Chánh của thành phố New York đã công bố những sắc lệnh buộc các công ty dính líu đến
phải thu thập danh tánh khách hàng, phải có một viên chức thực thi pháp luật (compliance officer) và phải trữ vốn (capital reserves). Bất kỳ giao dịch nào trị giá từ $10.000 trở lên đều phải có sổ sách và phải báo cáo.
Sự kiện thiếu luật lệ đồng bộ về
và những loại tiền ảo khác đang làm dấy lên những câu hỏi về tuổi thọ, khả năng thanh toán và giá trị phổ quát của nó.
1. Rủi ro an ninh (Security Risk)
Đa số những ai sở hữu và xử dụng
không có những thẻ tokens lấy từ các hoạt động "đào bitcoin." Thay vì thế, họ mua và bán
và những loại tiền định số khác trên các thị trường trực tuyến quen thuộc, như các sàn giao dịch
hay tiền mã hóa (bitcoin exchanges or cryptocurrency exchanges). Giao dịch
hoàn toàn định số, và, cũng như bất kỳ hệ thống tiền ảo nào, những giao dịch nầy rất dễ tổn thương với tin tặc (hackers), nhu liệu ác tính (malware) và trục trặc kỹ thuật. Nếu kẻ gian truy cập được thiết bị phần cứng của người dùng
và đánh cắp được khóa mật mã (private encryption key), thì chúng có thể chuyển số tiền
sang một tài khoản khác.
thường tự cho mình là một trong những hệ thống tiền định số tráng kiện nhất (most robust) và rất khó bị tin tặc hoặc đối phương tấn công. Điều đó đã bị phản chứng trong nhiều trường hợp. Trường hợp mới đây nhất là vụ tiền chuộc mà công ty Colonial Pipeline trả cho bọn tin tặc Nga đã được thu hồi phần lớn – chứng tỏ hệ thống
dễ bị tổn thương và rủi ro.
Tin tặc cũng có thể nhắm vào các sàn giao dịch bitcoin, truy cập hàng ngàn tài khoản và ví định số (digital wallets) dùng giữ tiền bitcoin.
Một vụ tấn công tin tặc đặc biệt khét tiếng đã xảy ra vào năm 2014, khi sàn giao dịch
Mt. Gox ở Nhật bị buộc phải đóng cửa sau khi tổng số
trị giá hàng triệu dollar bị đánh cắp.
Những sự kiện nầy rất nghiêm trọng, vì tất cả những giao dịch
là vĩnh viễn, không thể đảo ngược. Đó cũng giống như giao dịch tiền mặt: Bất kỳ giao dịch nào bằng
đều chỉ có thể được đảo ngược nếu đối tác đồng ý trả tiền lại. Không có một thành phần thứ ba hay một cơ quan trung gian phụ trách chi trả nào cả - như trường hợp debit/credit card. Do đó, nếu có vấn đề xay ra, người dùng không có một nguồn bảo vệ hay khiếu nại nào cả.
3. Rủi ro bảo hiểm (Insurance Risk)
Một số đầu tư được bảo hiểm qua tập đoàn Securities Investor Protection Corporation. Những trương mục ngân hàng bình thường được bảo hiểm qua tập đoàn Federal Deposit Insurance Corporation (FDIC), ít hay nhiều tùy theo từng tài phán.
Nói chung, các giao dịch bitcoin và những trương nục bitcoin không được bảo hiểm qua bất kỳ chương trình liên bang hay chính phủ nào cả. Vào năm 2019, tập đoàn SFOX thông báo có thể sẽ ung ứng cho các nhà đầu tư bitcoin loại bảo hiểm bảo hiểm FDIC vừa đề cập ở trên, nhưng chỉ giới hạn vào những giao dịch dính líu đến tiền mặt.
4. Rủi ro gian lận (Fraud Risk)
Trong khi bitcoin xử dụng kỹ thuật mã hóa private key để kiểm chứng sở hữu chủ và đăng ký giao dịch, kẻ gian có thể tìm cách bán những bitcoin giả. Chẳng hạn, vào tháng 7/2013, Ủy Ban SEC (Securities and Exchange Commission) đã kiện một tổ chức lừa đảo theo lối Ponzi dính líu đến bitcoin. Cũng có những trường hợp thao túng giá bitcoin, một hình thức gian lận khác.
5. Rủi ro thị trường (Market Risk)
Cũng như bất kỳ dạng đầu tư nào, giá trị bitcoin có thể chao đảo. Thực vậy, giá trị của loại tiền tệ nầy đã từng chứng kiến những thăng trầm khủng khiếp từ khi mới ra đời cách đây không lâu. Theo Văn Phòng CFPB (Consumer Financial Protection Bureau), chỉ trong một ngày, giá đồng bitcoin đã tuột 61% trong năm 2013, trong khi nó đạt mức rơi kỷ lục 80% trong một ngày vào năm 2014.
Nếu số người chấp nhận bitcoin bắt đầu giảm xuống, thì những đơn vị định số nầy có thể mất giá và trở thành vô giá trị. Thực vậy, có luận đoán cho rằng "bong bóng bitcoin (bitcoin bubble)" đã nổ khi giá của nó tuột giảm từ cao điểm của phong trào tiền mã hóa vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018.
Đã có nhiều cạnh tranh. Nhờ tiếng tăm của nó như loại tiền đầu tư (venture capital money), bitcoin đứng đầu rất xa so với hàng trăm loại tiền đinh số khác đã bùng phát. Mặc dù thế, một đột phá kỹ thuật dưới hình thức một đồng tiền ảo luôn luôn là một đe dọa.
VIII. Chia Rẽ trong Cộng Đồng Tiền Định Số
Trong những năm theo sau sự phát minh hệ tiền định số bitcoin, đã có nhiều trường hợp bất đồng giữa các thành phần đào bitcoin và phát triển bitcoin, cho thấy sự rạn nứt trong cộng đồng tiền mã hóa. Trong một số trường hợp nầy, các nhóm xử dụng bitcoin và đào bitcoin đã thay đổi giao thức của chính hệ thống bitcoin.
Tiến trình đó mang tên "FORKING (chia tay)", và thường đưa đến việc thành lập một loại bitcoin mới vơi một tên gọi mới.
* Hard Fork. Sự chia rẽ đó có thể là một chia rẽ bán phần (hard fork), trong đó, một đồng bitcoin mới chia xẻ lịch sử giao dịch với bitcoin cho đến một điểm rẽ quyết định, tại đó một dạng bitcoin mới được thành lập. Những ví dụ cho các dạng tiền mã hóa xuất phát từ hiện tượng chia rẽ bán phần gồm có:
- Bitcoin cash (tạo ra vào tháng 8/2017),
- Bitcoin gold (tạo ra vào tháng 10/2017), và
- Bitcoin SV (tạo ra vào tháng 11/2017).
* Soft Fork. Là một giao thức được thay đổi nhưng vẫn còn tương thích với những quy luật của hệ thống cũ. Ví dụ, dạng bitcoin thay đổi theo cách nầy đã làm gia tăng kích thước chung của các khối bitcoin.
|