Những Cảnh Báo về Tiền Ảo
- Như đã được đề cập qua trong Kỳ I, trong khi mọi thứ tiền định số đều được gọi là “TIỀN ẢO,” thực ra tất cả chúng đều đặt nền tảng trên “TIỀN THẬT.” Chúng được mua bằng DOLLARS, EUROS,GBP, JPY, v.v.. theo những điều kiện giá cả, kỹ thuật và an ninh khác nhau.
- Nếu không muốn dùng tiền thật để “mua” tiền ảo, thì người ta có thể tìm cách “đào bitcoin (bitcoin mining),” một kế sách cám dỗ, kích thích, và lôi cuốn người tham gia vào hệ thống Bitcoin. Về mặt nghĩa ngữ, “đào bitcoin” cũng giống như đào mỏ, đào vàng, đào kim cương. Tuy nhiên, việc “đào bitcoin” đòi hỏi những tốn phí không nhỏ; cụ thể như một computer siêu mạnh, những thiết bị phần cứng và phần mềm rất đắt tiền. Liệu tiền thưởng có đủ để bù đắp cho những khoản chi phí khổng lồ nói trên hay không, chưa kể tiền điện và các vấn đề môi trường như sức nóng và tiếng động của các thiết bị nói trên? Các thiết bị phần cứng và phầm mềm không đứng yên tại chỗ mà mỗi ngày mỗi có những phiên bản mới, công suất lớn hơn và giá cả đắt hơn. Người dùng bị buộc phải leo thang bất tận; phóng lao phải theo lao, và phải theo đến khi nào đây? Thế thì ai là những người hay tập đoàn có cơ may đào được mỏ? Đương nhiên đây không phải là sân chơi dành cho những tay chơi tài tử hay giang hồ vặt mà là sân chơi dành cho những phe nhóm tay trong chuyên nghiệp của Bitcoin, hoặc những băng đản tội phạm – như trường hợp ở Mãi Lai được trình bày bên dưới. Biết đâu những công ty sản xuất những thiết bị nầy chẳng phải là những tập đoàn cá mập tay trong hoặc ăn theo với Bitcoin?
-
Cảnh sát Mã Lai đã phát hiện và phá hủy 1,000 thiết bị “đào bitcoin.” Những máy nầy đã đánh cắp điện để chạy và khiến điện lực trong khu vực bị hỏng thường xuyên. Sáu người bị truy tố theo điều 379 của bộ luật hình sự Mã Lai.
-
“Bitcoin Mining” còn có một mục đích kiểm tra kỹ thuật và an ninh cho các giao dịch bitcoin trong hệ thống. Viện cớ đây là một hệ thống phi tập trung và song phương hay tay đôi giữa người dùng, Bitcoin không ra mặt để đảm trách việc nầy mà dùng “tiền thưởng” để khuyến khích “người ngoài” đảm trách việc nầy. Đây có thể là một trong những chiêu thức giúp Bitcoin tránh mọi trách nhiệm trực tiếp nếu sai lầm kỹ thuật và an ninh xảy ra. Đấy “nhân dân làm chủ, nhà nước vô can.”
- Khi trở thành tiền ảo, giá trị thực của các khoản tiền nầy được khai thác ít nhất từ hai bên: (1) sở hữu chủ của tiền định số, và (2) sở hữu chủ của hệ thống định số. Đám đầu sỏ nầy không đơn thuần lưu giữ tiền thật để chờ hoàn lại cho người mua, mà họ bắt đầu dùng số tiền thật đó để kinh doanh làm giàu – một hình thức mượn đầu heo nấu cháo, chưa kể đến nhiều loại sở phí giao dịch khác nhau mà họ và các thành phần trung gian buộc khách hàng phải trả.
- Khi trở thành tiền ảo, tiền nầy bắt đầu đi vào cuộc phiêu lưu không biên giới, thoát ly khỏi quyền kiểm soát của các chính phủ, đồng thời sẵn sáng khứng chịu những hiểm họa khôn lường của chủ nghĩa lưu manh quốc tế. Điều nầy có nghĩa là bọn đầu sỏ ẩn danh thu tóm tiền thật của thiên hạ và đặt tiền ảo vào tay họ để ho họ tha hồ dong rủi trong thế giới chao đảo và bấp bênh, sống chết mặc bay, chủ yếu do bọn tài phiệt thao túng và lũng đoạn. Riêng trường hợp Elon Musk, một tỉ phú Do Thái khét tiếng cũng đủ minh họa kịch bản tối nguy hiểm nầy.
- Nhiều người trong lãnh vực tiền ảo đã bày tỏ lo ngại về sự điều tiết của chính phủ đối với tiền ảo. Riêng tại Hoa Kỳ, việc kết liễu những hệ thống như Bitcoin càng ngày càng tỏ ra khó khăn hơn, hầu như không thẻ xảy ra, vì Bitcoin tại quốc gia nầy được xem là hợp pháp. Tuy nhiên, đó là phương diện pháp chế; về mặt điều hành và hậu quả pháp lý của tiền ảo, các chính phủ vẫn có thể tuyên bố bất hợp pháp việc sở hữu tiền ảo hay tham gia vào các hệ thống này.
- Ngược lại, nếu không có sự điều tiết của các chính phủ, thì, nếu có rủi ro xảy ra, người dùng sẽ bị thương tổn về mặt pháp lý.
- Giá cả chao đảo. Đầu tư tiền ảo có lời hôm nay, nhưng ngày mai sẽ khác và chủ thể sẽ gánh chịu thua lỗ nếu sự thay đối đó xảy ra theo chiều hướng tiêu cực.
- Cảnh báo tiền ảo đang gia tăng khắp thế giới, trong khi các cơ quan điều tiết tăng cường nỗ lực nhằm bảo vệ khách hàng khỏi các băng đảng tội phạm đang lôi kéo họ vào âm mưu rửa tiền thông qua các dịch vụ tiền ảo.
- Chính phủ Ý đã thông báo cho
Binance, một trong những sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới, biết rằng họ không được phép hoạt động ở quốc gia nầy nữa. Tháng vừa rồi, June 2021, Anh Quốc đã cấm
Binance hoạt động ở xứ nầy. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục siết chặt các giao dịch bitcoin và hạn chế việc đào bitcoin (bitcoin mining). Cụ thể họ đã cẫm hoạt động đào bitcoin và ra lệnh cho các ngân hàng lánh xa tiền ảo.
- Nhiều vụ tấn công đòi tiền chuộc bằng bitcoin, như vụ công ty cung ứng thịt JBS, dính líu đến băng đảng Nga. Cụ thể, băng đảng tội phạm chiếm đoạt dữ liệu của công ty, khiến họ không thể hoạt động được. Sau khi trả tiền chuộc, công ty nầy mới tái tục hoạt động lại; và số tiền chuộc đã trả cho
REvil lên đến $11 triệu bitcoin. Sau đó
REvil biến mất khỏi trang mạng đen (dark web). Không rõ ai đã đóng trang mạng nầy; nhưng việc đóng cửa xảy ra sau khi TT Biden cảnh báo TT Putin của Nga hãy hành động chống lại bọn tin tặc xuất phát từ Nga.
- Bitcoin sụt giá sau khi bộ Tư pháp Hoa Kỳ tuyên bố đã thu hồi phần lớn số tiền chuộc cho nhóm tin tặc tại Nga đã phá hệ thống dẫn dầu của công ty Colonial Pipeline.
- Mặc dù những người hậu thuẫn Bitcoin cho rằng kỹ thuật
Blockchain (chuỗi khối) của Bitcoin hiệu quả hơn những kỹ thuật giao dịch quy ước về tiền ảo, tin tặc đã tìm thấy những túi tiền lớn của Bitcoin là những mục tiêu béo bỡ; và một số vụ đánh cắp lớn đã từng xảy ra, kể cả vụ đánh cắp $40 triệu bitcoin từ một số tài khoản hàng đầu.
- Tiền ảo là một hình thức đầu cơ, phức tạp, rất rủi ro, chao đảo và nhạy cảm với những hoạt động phụ (secondary activity). Thành công khó có thể tiên liệu và thành công trong quá khứ không có nghĩa sẽ thành công trong tương lai.
- Những kẻ hậu thuận Bitcoins phần lớn là những người đã có những quyền lợi với Bitcoin. Tương tự, những “tài liệu” trên mạng hiện nay về bitcoins, nhất là trong nước, phần lớn đều do những người tay trong của Bitcoin soạn ra và phát tán, hoặc đó là những “tài liệu” viết theo đơn đặt hàng của Bitcoin hay chính phủ hậu thuẫn bitcoin.
Hành Tung Bí Mật của Bitcoin
Một cách chính thức, Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT) là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi
Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở (open source) từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Trong một kỳ tới, chúng tôi sẽ đi sâu và hệ thống BITCOIN. Thực ra
Satoshi Nakamoto là một nhân vật ẩn danh, bí mật.
Tại sao vậy?
Cộng đồng phát triển Bitcoin dần dần mất hoàn toàn liên lạc với
Satoshi Nakamoto từ giữa năm 2010, sau khi ông đưa cho Gavin Andresen khóa báo động khi mạng lưới Bitcoin bị tấn công. Khóa này có thể dùng để báo động tới toàn mạng lưới ngừng lưu lại giao dịch. Cho tới nay, danh tính chính xác của
Satoshi Nakamoto vẫn còn là ẩn số.
Những người bị nghi là Satoshi Nakamoto
Nick Szabo: Szabo là một người đam mê tiền tệ phân tán và xuất bản một bài báo về "bit gold" vào năm 1998, được coi là tiền thân của Bitcoin.
Dorian Nakamoto: Đây là người có tên giống Satoshi nhất, nhưng đã phủ nhận mình là Satoshi.
Hal Finney: Là một nhà tiên phong về mã hoá từ trước khi Bitcoin và là người đầu tiên (ngoài Nakamoto) sử dụng phần mềm Bitcoin, báo cáo lỗi và cải tiến nó.
David Lee Chaum: Nguồn gốc của Bitcoin có thể được truy nguồn từ phong trào CypherPunk. Phong trào CypherPunk bắt đầu từ David Chaum. David Chaum xuất bản một bài báo vào năm 1985, thảo luận về các loại tiền số ẩn danh và các giao thức ẩn danh - an ninh mà không cần định danh: Các hệ thống giao dịch để làm cho chính phủ trở nên lỗi thời.
Craig Steven Wright: Người tự nhận mình là Satoshi Nakamoto.
Elon Musk: Một số người cho rằng, Satoshi chính là Elon Musk, một tỉ phú gốc Do Thái, một người vừa thành thạo về công nghệ và kinh tế, nhưng Elon đã phủ nhận điều này.
Vincent van Volkmer: Kể từ năm 2018, Internet tuyên bố rằng nghệ sĩ người Mỹ Vincent van Volkmer là Satoshi Nakamoto. Ví dụ, anh ta nói rằng anh ta là một nhà toán học và mật mã học, anh ta cũng có liên hệ tốt với các chuyên gia có kiến thức đã dẫn đến công nghệ blockchain. Chính ông mâu thuẫn với tuyên bố này.
Hư/Thực ra sao
Satoshi Nakamoto không bao giờ tiết lộ danh tánh của mình khi bàn thảo các vấn đề kỹ thuật, mặc dù đôi khi ông đã đưa ra những bình luận về ngân hàng và dự trữ ngân hàng. Trong biên dạng
P2P Foundation của ông, Nakamoto tuyên bố ông là một người đàn ông 37 tuổi và sống tại Nhật. Tuy nhiên, một số người giả đoán rằng, dựa trên trình độ tiếng Anh bản xứ của ông, Nakamoto không thể là người Nhật. Căn cứ vào giờ giấc làm việc của ông mỗi ngày được thể hiện qua các bài đăng tải trên mạng, Nakamoto không sống tại Nhật.
Một số người cho rằng Nakamoto có thể là một nhóm. Dan Kaminsky, một nhà nghiên cứu chứng khoán, cho rằng Nakamoto có thể là một nhóm hay một “thiên tài.” Laszlo Hanyecz, một chuyên viên phát triển nhu liệu và đã từng trao đổi email với Nakamoto, cảm thấy một người duy nhất không thể thiết kế được một mã ngữ quá hoàn hảo như thế. John McAfee cho rằng Nakamoto là một toán gồm 11 người. Khi nói về mã ngữ của Nakamoto, Gavin Andresen cho rằng “Ông lầ một người viết mã ngữ xuất sắc, nhưng kỳ lạ.”
Việc xử dụng Anh ngữ chính gốc Anh (British English) trong các phần phụ giải và những bài phổ biến trên
Forum, những từ hay nhóm từ như
"bloody hard," "flat," "maths," "grey," "colour" - khiến người ta luận đoán Nakamoto, hay ít nhất một cá nhân trong nhóm tự nhận là ông, là người thuộc Khối Commonwealth. Phần tham chiếu tờ
London's Times trong
bitcoin block đầu tiên do chính Nakamoto thiết lập cho thấy một quan tâm đặc biệt nào đó đối với chính phủ Anh.
Stefan Thomas, một kỹ sư nhu liệu Thụy Sỹ, đã lập đồ thị về thời gian truy nhập của hơn 500 bài viết của Nakamoto trên
Forum nói trên. Đồ thị cho thấy đường biểu diễn đi xuống gần zero từ 5 giờ sáng đến 11 giờ sáng, giờ quốc tế, tức là 2 giờ chiều đến 8 giờ chiều, giờ Nhật Bản, Đó không thể là khoảng giờ ngủ đối với một người được giả định sống ở Nhật.