- Russ Buettner, Susanne Craig & Mike McIntire (New York Times Sept. 27, 2020)
Những hồ sơ từ lâu bị bưng bít cho thấy những vụ khai lỗ mãn tính và nhiều năm tránh thuế của Trump.
(The President’s Taxes - Long-Concealed Records Show Trump’s Chronic Losses and Years of Tax Avoidance).
$72.9 triệu hoàn trả thuế
Chương trình truyền hình “The Apprentice” đã tạo nên khoản thuế lợi tức có lẽ lớn nhất trong đời của Ông Trump. Dựa vào chương trình cứu nguy đại suy thoái (Great Recession bailout) lúc bấy giờ, ông đã xin lấy lại khoản tiền thuế đó.
Khi điều trần trước Quốc Hội vào tháng 2/2019, Ông Cohen, luật sư riêng bị sa thải của tổng thống nhắc lại chuyện vài năm trước đó Ông Trump đã khoe với ông một đại ngân phiếu của Bộ Tài Chánh và nhấn mạnh rằng ông Cohen không thể tin được chính phủ lại ngu xuẩn đến độ hoàn trả một số tiền lớn đến thế.
Thực vậy, hồ sơ mật cho thấy rằng kể từ năm 2010, ông đã xin và nhận về một khoản hoàn trả thuế (tax refund) lên đến $72.9 triệu – tương đương với khoản tiền thuế liên bang mà ông đã trả từ năm 2005 đến 2008, cộng thêm tiền lời.
Tính hợp pháp của khoản hoàn trả thuế đó đã và đang là trọng tâm của cuộc chiến thanh tra thuế (audit battle) mà từ lâu ông đã phát động với sở thuế nhưng công chúng không hề hay biết.
Các tài liệu cho thấy tờ The Times đã rà soát lại sự kiện Ông Trump không đưa ra giải thích nào nhưng cứ liên tục viện cớ một cuộc
audit đang diễn ra để từ chối công bố hồ sơ thuế của ông. Ông ám chỉ vụ
audit đó gần đây nhất vào tháng 7/2020 trên Fox News, khi ông nói với Sean Hannity,
“They treat me horribly, the I.R.S., horribly.” Và mặc dù những hồ sơ thuế không cho thấy tất cả những chi tiết của vụ
audit, chúng trùng hợp với những tuyên bố của các luật sư của ông trong chiến dịch tranh cử 2016, theo đó, những vụ
audits thuế năm 2009 và những năm kế tiếp vẫn còn mở ra và liên quan đến những thương vụ hay hoạt động cũng đã được báo cáo trên bảng khai thuế 2008 và trước đó.
Ông Trump đã gặt hái được khoản hoàn trả thuế trời ơi đó bằng cách tuyên bố những khoản tiền lỗ khủng khiếp – tổng cộng $1.4 tỉ từ các tập đoàn nồng cốt của ông cho năm 2008 và năm 2009 – những khoản khai lỗ mà luật thuế đã ngăn cấm ông xử dụng trong những năm trước đó. Nhưng để biến thất bại đó thành một đại ngân phiếu hoàn trả thuế, ông đã dựa trên một số ảo thuật kế toán và trên một món quà ngây ngô từ một nguồn ít ai ngờ đến: Ông Obama.
[** Từ thời Bill Clinton và Barack Obama, Ông Trump đã thao túng và lũng đoạn cơ quan IRS
nhờ vào mối quan hệ khắng khít với vợ chồng Clinton và sau đó với Ông Barrack Obama. Chỉ khi ra tranh cử tổng thống Ông Trump mới trở mặt với đảng Dân Chủ. Sau khi đắc cử ông càng hiếu chiến với phe kia vì cậy có chính quyền và IRS trong tay. Xưa bạn nay thù, nay thù mai bạn. TT Trump là trắc nghiệm thành công đầu tiên của Nhà Nước Chìm Do Thái muốn công khai đưa các tỉ phú tài phiệt ra ánh sáng để cai trị thế giới thay vì cai trị từ trong hậu trường và qua ủy nhiệm. Các tỉ phú khét tiếng đứng trên pháp luật, nhất là khi họ trở thành tổng thống. Quyền lực duy nhất mà họ trung thành và tuân thủ là bộ phận Nhà Nước Chìm Do Thái được phân công để cai trị đảng chính trị của họ. Cho đến nay từ ngữ “
audit” được đề cập đến nhiều lần trong thiên điều tra của tờ The Times, tại những thời điểm khác nhau qua nhiều năm. Tuy nhiên, không ai biết những vụ “
audit” đã và sẽ đi đến đâu. Nếu TT Trump thất cử kỳ nầy thì MAY RA người ta mới biết những vụ “
audit” đó là thực hay giả và sở thuế IRS có thực sự làm việc hay chỉ giả vờ hành động chiếu lệ để khỏi mặc áo quá đầu. IRS chỉ là một bộ phận của hành pháp chứ không phải là một cơ quan độc lập thực sự].
Trở lại hồ sơ thuế của TT Donald Trump. Những khoản khai lỗ trong kinh doanh có tác dụng như một phiếu thưởng để tránh thuế (tax-avoidance coupon): một dollar bị lỗ trên thương vụ nầy sẽ trừ đi một dollar thuế ở nơi khác. Hình thức và số lượng lợi tức có thể được dùng trong một năm nào đó thay đổi tùy theo dạng thuế của đương sự. Nhưng một số khoản khai lỗ có thể được tính cho những năm sau, hay thậm chí được xử dụng để xin hoàn lại những khoản tiền thuế đã trả trong một năm trước đó.
Cho đến năm 2009, những “coupons” đó lý ra chỉ có thể được dùng để xóa thuế hai năm trở lại. Nhưng vào tháng 11 năm đó, cánh cửa sổ được mở rộng hơn gấp đôi thông qua một điều khoản ít ai chú ý trong một đạo luật mà Ông Obama đã ký như một phần của nỗ lực phục hồi cơn đại suy thoái (Great Recession recovery). Thế là các chủ cơ sở kinh doanh có thể xin hoàn lại những khoản thuế mà họ đã trả trong bốn năm trước đó và 50 phần trăm tiền thuế đã trả vào năm trước nữa.
Ông Trump không trả đồng thuế nào vào năm 2008. Nhưng sự thay đổi có nghĩa là, khi khai thuế cho năm 2009, ông không những có thể lấy về $13.3 triệu tiền thuế đả trả vào năm 2007 mà tất cả những khoản tiền thuế lên đến $56.9 triệu đã trả năm 2005 và 2006, khi mà chương trình truyền hình “The Apprentice” đã tạo nên khoản thuế lợi tức lớn nhất đời ông. Tổng số tiền thuế lợi tức liên bang mà ông đã lấy về có thể lên đến $70.1 triệu, cộng thêm $2,733,184 tiền lời. Ông cũng lấy về $21.2 triệu thuế tiểu bang và địa phương.
Không ai chắc chắn Ông Trump có giữ được số tiền đó hay không.
Việc hoàn trả thuế đòi hỏi có sự chấp thuận của các thanh tra thuế (I.R.S. auditors ) và ý kiến của Ủy Ban Joint Committee on Taxation của Quốc Hội, một hội đồng lưỡng đảng có nhiệm vụ xem lại tác động của luật thuế. Luật thuế đòi hỏi ủy ban nầy phải cân nhắc tất cả những khoản hoàn trả nào lớn hơn $2 triệu cho cá nhân.
Các tài liệu cho thấy một thỏa thuận đã được đạt đến vào cuối năm 2014, nhưng vụ
audit được tái tục và mở rộng hơn để bao gồm những hồ sơ thuế của Ông Trump từ năm 2010 đến 2013. Vào mùa xuân 2016, khi Ông Trump được Đảng Cộng Hòa chính thức đề cử ứng viên tổng thống, vụ việc được gởi trả lại cho ủy ban, còn nằm ở đó, không được giải quyết, vin vào điều khoản hạn chế liên tục được viện dẫn.
Chính xác không ai rõ tại sao vụ việc bị trì hoãn. Nhưng các chuyên gia cho rằng cái hố ngăn cách giữa các bên còn quá lớn. Nếu những thương lượng bị bế tắc thì vụ việc sẽ chuyển lên tòa án liên bang, và trường hợp có thể trở thành một hồ sơ công cộng (public record).
Tranh chấp có thể tập trung vào một vụ khai thuế duy nhất nổi lên từ bảng khai thuế 2009 của Ông Trump: khoản khai lỗ $700 triệu mà ông không được phép xử dụng trong những năm trước đó. Nhờ khai thác đòn tránh thuế khổng lồ đó nên ông có thể nhận về một phần hay tất cả những khoản hoàn trả thuế của ông.
Nếu cuối cùng các thanh tra sở thuế không cho phép Ông Trump giữ khoản tiền hoàn trả thuế $72.9 triệu thì ông bị buộc phải trả lại, cộng thêm tiền lời và có thể bị phạt – tổng cộng có thể vượt quá $100 triệu. Ông cũng có thể bị buộc phải hoàn trả lại những khoản tiền hoàn trả thuế của tiểu bang và địa phương vì những lý do tương tự.
Khi trả lời một câu hỏi liên quan đến vụ
audit, Ông Garten, luật sư của tổ chức Trump Organization, cho rằng những sự kiện mà tờ The times đưa ra là không đúng, không có chứng cớ cụ thể. Tuy nhiên, ông cho là không hợp lý khi nói Ông Trump đã không trả thuế trong ba năm đó chỉ vì số tiền thuế đó về sau được hoàn trả lại. Ông Garten cho biết, “Một mặt, các ông nói rằng TT Trump không đóng thuế 10 năm trong số 15 năm trước đây; mặt khác, các ông khẳng định rằng TT Trump đã xin hoàn trả hàng triệu tiền thuế mà ông đã
có đóng. Hai tuyên bố đó hoàn toàn không nhất quán và trái sự thật.”
Một số thành viên Đảng Dân Chủ ở Hạ Viện đã theo dõi hồ sơ thuế của Ông Trump và rất có thể họ không hiểu tại sao lại có ít nhất một số hồ sơ đang nằm ngay tại một văn phòng Quốc Hội. George Yin, một cựu trưởng ban nhân viên của ủy ban hỗn hợp được đề cập bên trên, cho rằng bất kỳ thông tin then chốt nào về những người thọ thuế đang được điều tra cũng đều nằm chặt trong tay một nhóm nhỏ gồm những luật sư cơ hữu (staff lawyers) và ít khi được chia xẻ với các chinh trị gia được bổ nhiệm vào ủy ban.
Theo nhận định của Russ Buettner, Susanne Craig & Mike McIntire, ba đồng tác giả của thiên điều tra nầy, có thể trường hợp thuế của Ông Trump bị trì hoãn là vì ông đang làm tổng thống – những gì sẽ xảy cho ông nếu ông không tái đắc cử kỳ nầy? Nếu cuộc phỏng vấn của Ông Trump với Fox News gần đây được xem như một chỉ dấu thì Ông Trump dường như mỗi ngày một dao động hơn về viễn tượng nầy.
Ông Trump từng nói với Sean Hannity của Fox News,
“It’s a disgrace what’s happened. We had a deal done. In fact, it was — I guess it was signed even. And once I ran, or once I won, or somewhere back a long time ago, everything was like, ‘Well, let’s start all over again.’ It’s a disgrace.” (Quả là nhục về những gì đã xảy ra. Chúng ta đã thỏa thuận nhau rồi. Thực vậy, xong rồi – thậm chí đã ký rồi, theo tôi đoán. Rồi sau khi tôi tranh cử và tôi thắng, hay đâu đó cách nay rất lâu họ có vẻ như muốn nói, ‘Thôi hãy xóa bàn làm lại.’ Quả là nhục.)…
(Còn Tiếp)
-
Hồ Sơ Thuế của TT Trump Kỳ I
-
Hồ Sơ Thuế của TT Trump Kỳ II
-
Hồ Sơ Thuế của TT Trump Kỳ III
-
Hồ Sơ Thuế của TT Trump Kỳ IV
-
Hồ Sơ Thuế của TT Trump Kỳ V
-
Hồ Sơ Thuế của TT Trump Kỳ VI
-
Hồ Sơ Thuế của TT Trump Kỳ VII
-
Hồ Sơ Thuế của TT Trump Kỳ VIII
-
Hồ Sơ Thuế của TT Trump Kỳ IX
-
Hồ Sơ Thuế của TT Trump Kỳ X