1. Bilderberg Group và các hội kín khác
Về mặt cơ cấu,
Bilderberg Group là một trong những hội kín phần lớn do tập đoàn Do Thái quốc tế lập ra. Những hội kín nầy còn được gọi là những tập đoàn tài phiệt liên kết chặt chẽ với Chính Phủ mà nó chỉ định và kiểm soát. Những hội kín nói trên được liệt kê như sau.
• The Freemasons
• The Illuminati
• Skull And Bones
• The Bilderberg Group
• Council on Foreign Relations
• The Trilateral Commission
• The Society of Jesuits
• The Committee of 300
• The Knights Templar
• (...)
Đương nhiên không phải tất cả những hội kín nầy đều độc lập với nhau hoặc ở cùng một trình độ như nhau. Một số thuộc về một hệ thống đẳng cấp nhất định, có trên có dưới; nhưng nhận định đó hãy còn mang tính thuyết âm mưu và nằm ngoài phạm vị của tài liệu nầy.
Kể từ thập niên 1950,
Bilderberg Group đã là một đề tài của nhiều thuyết âm mưu. Đại thể, những thuyết âm mưu phát xuất từ những tổ chức chính trị cực đoan, Cánh Hữu và Cánh Tả. Cánh Cực Hữu nhìn
Bilderberg Groupnhư là một phần cơ hữu của âm mưu cộng sản-zionist quốc tế (international communist-zionist conspiracy). Cánh Cực Tả xem
Bilderberg Groupnhư là một chi hệ của đại thiết kế Rockefeller / Rothschild nhằm cai trị thế giới. Đối với nhiều người, tin theo những kẻ chủ mưu thù nghịch vẫn ít đáng sợ hơn là trực diện với sự kiện không có ai cầm đầu. Tựu trung, chẳng phải âm mưu là sự nối dài bình thường của chính trị bình thường bằng những phương tiện bình thường?
Âm mưu hay không,
Bilderberg Group chính là một ví dụ của vận động ảnh hưởng hậu trường.
Bilderberg Group biểu tượng cho định chế ưu tú và giàu có của mọi quốc gia Tây Phương. Định chế đó bao gồm những chủ ngân hàng (phần lớn là Do Thái), những kỹ nghệ gia, chính trị gia và giám đốc của những công ty đa quốc khỏng lồ. Những hội nghị hằng năm của họ được tổ chức ở những địa điểm khác nhau mỗi năm, không được thông báo, những bàn thảo không được tường trình, những quyết định không được tiết lộ.
2. Âm mưu sát nhập Hoa Kỳ vào chính phủ toàn cầu
Hội nghị đầu tiên của
Bilderberg Group được tổ chức ở Khách Sạn
Hotel de Bilderberg, gần Arnhem, Hòa Lan, từ ngày 29/5 đến ngày 31/5/1954. Hội nghị nầy được một số người đề xướng, kể cả Denis Healey và Józef Retinger, do những quan ngại của họ trước sự gia tăng của phong trào chống Mỹ ở Tây Âu. Họ đề nghị một hội nghị quốc tế để các giới lãnh đạo từ các quốc gia Âu Châu và Hoa Kỳ cùng đạt đến mục tiêu hoạch định là thăng tiến sự hiểu biết lẫn nhau giữa những nền văn hóa Tây Âu và Hoa Kỳ. Trên thực tế, mục tiêu đích thực của hội nghị nầy là sát nhập Hoa Kỳ - như một thuộc địa - vào một hình thức chính phủ toàn cầu, phần lớn với hầu bao của nước Mỹ.
Józef Retinger tiếp xúc với Ông Hoàng Bernard của Hòa Lan và người nầy đã đồng ý thăng tiến nghị trình đó, cùng với Thủ Tướng Bỉ, Paul Van Zeeland, và Dutchman Paul Rijkens, giám đốc công ty đa quốc
Unilever thời đó. Sau đó Bernard tiếp xúc với Walter Bedell Smith, giám đốc
CIA thời đó; và người nầy yêu cầu Charles Douglas Jackson, cố vấn của Eisenhower, nghiên cứu đề xuất nói trên. Danh sách khách mời được soạn thảo với hai đại biểu từ mỗi quốc gia, một đại diện cho phái bảo thủ và một đại diện cho phái tự do. Tất cả có 50 đại biểu của 11 quốc gia Tây Âu cùng với 11 đại biểu Mỹ tham dự hội nghị đầu tiên. Sự thành công của hội nghị nầy khiến các nhà tổ chức tiến đến hoạch định một hội nghị thường niên. Một Ủy Ban Thường Trực được thành lập với Retinger làm thư ký thường trực. Ngoài việc tổ chức hội nghị, ủy ban nói trên cũng duy trì một sổ bộ gồm tên những hội viên và thông tin liên lạc liên quan, nhằm mục đích tạo nên một mạng lưới bán chính thức gồm những cá nhân có thể liên lạc với nhau với tư cách riêng tư. Các cuộc hội nghị được tổ chức ở Pháp, Đức, và Đan Mạch trong hơn ba năm liền sau đó. Vào năm 1957, hội nghị đầu tiên ở Mỹ được tổ chức ở St. Simons, Georgia, với tài trợ $30,000 của Cơ Quan
Ford Foundation. Cơ quan nầy còn tài trợ cho những hội nghị tiếp theo từ năm 1959 đến 1963.
Vì tính bí mật và không muốn đưa ra những thông cáo báo chí nên
Bilderberg Group thường bị tố cáo về những âm mưu thế giới bí mật và nghiêm trọng. Những người chỉ trích bao gồm Hiệp Hội
John Birch Society, nhà văn Canada Daniel Estulin, nhà văn Anh David Icke, nhà văn Mỹ Jim Tucker và giám đốc đài phát thanh Alex Jones.
Đây là tuyên bố của Denis Healey, thành viên sáng lập và là ủy viên thường trực của
Bilderberg Group:
Nếu bảo rằng chúng tôi hoạch định một chính phủ toàn cầu (one-world government) thì điều đó hơi quá đáng, nhưng không phải hoàn toàn không đúng. Những người trong chúng tôi thuộc nhóm Bilderberg Group đã cảm thấy rằng chúng ta không thể vô cớ đánh nhau bất tận, giết người và khiến hàng triệu người vô gia cư. Do đó chúng tôi cảm thấy rằng một cộng đồng duy nhất toàn cầu sẽ là một điều tốt.
Tính bí mật và thiếu biên bản hội nghị cũng được Charlie Skelton của tờ
Guardian ghi nhận trong những bài tường thuật của ông về hội nghị năm 2009 tổ chức ở Athens, Hy Lạp. Chính Skelton đã bị cảnh sát bắt giữ ba lần vì chụp hình trong khu phụ cận của hội nghị. Theo phóng viên điều tra Chip Berlet, nguồn gốc của những thuyết âm mưu
Bilderberg có thể truy nguyên từ nhà hoạt động Phyllis Schlafly. Trong bài tường thuật của ông năm 1994 mang tựa đề
Right Woos Left, được Hiệp Hội
Political Research Associates xuất bản, Berlet cho biết:
Những quan điểm về chủ nghĩa cộng sản bất kham do Schwarz trình bày là những chủ đề trọng tâm trong ba cuốn sách bán chạy nhất khác và được xử dụng để động viên hậu thuẫn cho chiến dịch tranh cử năm 1964 của Barry Goldwater. Cuốn nổi tiếng nhất là "A Choice, Not an Echo" của Phyllis Schlafly, có đưa ra một thuyết âm mưu trong đó Đảng Cộng Hòa được bí mật kiểm soát bởi những trí thức ưu tú bị đặt dưới sự đô hộ của nhóm Bilderberg vốn theo đuổi chính sách lót đường cho sự chinh phục toàn cầu của cộng sản.
Theo tổ chức
American Friends of Bilderberg, nghị trình năm 2008 chủ yếu nhắm vào một thế giới không có vũ khí nguyên tử, khủng bố mạng, Phi Châu, Nga, tài chánh, chủ nghĩa bảo hộ, quan hệ Mỹ-Âu, Afghanistan và Pakistan, Islam và Iran. Làm thế nào kiểm chứng được là họ không nói dối? Không ai có thể xác định có đúng thế hay không. Thư ký của nhóm
Bilderberg tuyên bố rằng những cuộc hội nghị
"phải được giữ kín để khuyến khích những bàn thảo thẳng thắn và cởi mở." Bàn thảo thẳng thắn và cởi mở là một điều tốt trong bất kỳ hội nghị nào, nhưng người ta sẽ nghi ngờ khi những người bàn thảo thuộc số những nhà tài chánh và những trùm truyền thông thế lực nhất trên thế giới:
"Nếu những gì họ bàn thảo là vì lợi ích của những người dân thường thì tại sao không công bố ra!" Đó chẳng phải là lối xuyên tạc khi dùng chữ
"open (cởi mở)" khi không ai có thể biết họ đang nói gì? Phải chăng
Bilderberg là một hội kín? Chúng ta thử xét đoán qua nội dung dưới đây.
Khi những người giàu có và thế lực như thế bí mật họp nhau, với lực lượng tình báo quân sự bảo đảm an ninh cho họ, với sự nghiêm cấm không được hở hơi về những gì xảy ra bên trong, người ta có quyền nghi ngờ. Không, đó không phải là "âm mưu." Những nhà tài chánh hàng đầu của thế giới và những chiến lược gia về chính sách đối ngoại không gặp nhau ở Bilderberg để soạn thảo những "kế hoạch bí mật cho tương lai." Sự thực tế nhị hơn thế. Những cuộc họp nầy tạo ra một "đồng thuận nhân tạo (artificial consensus)" trong nỗ lực thu hút những chính trị gia tham dự và những người có thế lực khác. Mục đích của họ là tăng cường cái ảo tưởng cho rằng toàn cầu hóa là "tốt, vì dân," và đó là một xu thế tất yếu. Khi nhìn vào một trong những danh sách tham dự tương đối đáng tin cậy, chúng ta nên nhớ rằng rất nhiều thành viên được mời đến để chiêu dụ họ gia nhập vào dự án toàn cầu hóa. Đó là những người có thế lực được chọn lọc cẩn thận đã từng công khai chỉ trích toàn cầu hóa. Những ví dụ gồm có Jonathan Porritt (Bilderberg 1999) và Will Hutton (Bilderberg 1997) và nhiều người khác nữa. Phần lớn những người tham dự sau nầy đều sung sướng khi nói về hội nghị, và thậm chí có thể tỏ vẻ chỉ trích.
Bilderberg Group là một nhóm vận động hành lang cực kỳ thế lực. Điều đó không có nghĩa là những người tổ chức không có một nghị trình bí mật; họ có, nghị trình đó chính là tích lũy của cải và quyền hành vào tay của chính họ trong khi giải thích với những người tham dự rằng toàn cầu hóa là vì lợi ích chung của tất cả mọi người. Đó còn là một hội thảo rất thích hợp để "phỏng vấn" những khuôn mặt tiềm năng tương lai như Bill Clinton (1991) và Tony Blair (1993).
Phương châm được thăng tiến tại những hội nghị
Bilderberg là: những gì tốt đẹp cho các ngân hàng và đại kinh doanh đều tốt đẹp cho dân chúng. Những tiếng nói phê phán bị âm thầm dập tắt: (i) Những tiếng nói có khả năng vạch ra rằng nợ đang gia tăng theo vòng xoắn ốc để vượt khỏi tầm kiểm soát, (ii) Những tiếng nói cho rằng của cải đang bị cướp đoạt khỏi tay người dân để vào tay những định chế tập toàn vô liêm sỹ, (iii) Những tiếng nói cho rằng hàng triệu người đang chết do hậu quả của những chiến lược kinh tế ngàn cân toàn cầu của Rockefeller/Rothschild.
3. Bilderberg Group và âm mưu Toàn Cầu Hóa
Những người tổ chức của
Bilderberg Group được những "người hiểu biết" chấp nhận như những tiên tri của Chủ nghĩa Tư Bản. Will Hutton, phó ban biên tập của tờ
Observer ở Luân Đôn, và tờ
Economist thiên tả mô tả những hội kín của đám chóp bu như là những thiết kế của các "Đấng Bề Trên của chủ nghĩa Toàn Cầu Hóa." Những bề trên của
Bilderberg Group là một lực chống lại điều thiện, khởi động để xóa sạch đạo lý khỏi trái đất. Đối với những người tổ chức hội nghị
Bilderberg, đó là một cuộc tấn công ý thức hệ hàng năm của những kẻ khao khát quyền hành nhất thế giới. Vì không bằng lòng với những số tiền bạc và tài sản vốn đã vượt quá sức tưởng tượng nên họ muốn xử dụng của cải đó để thủ đắc quyền hành thậm chí lớn hơn nữa cho chính họ. Quyền hành là loại ma túy nguy hiểm nhất và gây nghiện nhất đối với con người. Liệu lòng tham sẽ được thỏa mãn khi một thiểu số sở hữu và kiểm soát mọi thứ trên hành tinh?
Cũng như Đức Quốc Xã trong thập niên 1930, giới chóp bu tư bản chủ nghĩa toàn cầu đang vươn lên quyền lực bằng những phương tiện hòa bình. Có một số nối kết rất bất ổn và không được giải thích giữa
Bilderberg Group và Đức Quốc Xã thông qua ông hoàng sáng lập Bernard. Những ông hoàng tư bản nầy xử dụng bạo động khi cần để triệt hạ những kẻ bất đồng, để tái chiếm nhà cửa mà những đàn ông và đàn bà đã làm việc suốt đời để có được, chết một cách vô duyên vì đói và vì bộ máy địa chính trị - bạo động nầy có thể được nhìn thấy rõ do sự vắng mặt của họ trong những hội nghị
Bilderberg thường niên.
Người ta không khỏi tự hỏi, khi những người tổ chức – như Rothschild, Rockefeller, Kissinger, và những người khác – đã hoàn thành dự án của họ nhằm khuynh loát tất cả của cải và dịch vụ toàn cầu trong tay, khuynh loát cả truyền thông, để ngăn chặn con người không được tự do tra vấn những gì họ toan tính, khi đó những gì sẽ xảy ra? Những gì sẽ xảy ra khi những kẻ tự xưng là thượng đế cuối cùng chỉ là những ác quỷ toàn cầu?
Ai đứng phía sau
Bilderberg Group?
Bilderberg Group được một nhóm chỉ đạo điều hành – nếu bạn tra hỏi ai chịu trách nhiệm về bao nhiêu thứ luật lệ bênh vực người giàu và đàn áp người bất đồng, về tình trạng nghèo đói và đau khổ chung trên thế giới thì đây chính là nơi để nhìn vào. Những danh sách cập nhật đang có sẵn trong ban thư ký của nhóm
Bilderberg Group. Đó là ước đoán gần nhất của một chính phủ ma, xuyên Địa Trung Hải có thể nhìn thấy được. Và đây là một nghị trình ẩn giấu khác của
Bilderberg Group. Có thể có những nhóm khác giật dây phía sau nhóm chỉ đạo, những nhóm huyền bí ở trình độ thậm chí còn cao hơn như Tam Điểm (Masons) hay
Illuminati - nhưng đó chỉ là thuyết âm mưu.
4. Ác Quỷ đứng phía sau
Đương nhiên phải có một số đầu óc chống xã hội phía sau
Bilderberg Group vì họ tạo nên quá nhiều vấn đề nhằm thăng tiến những chính sách đưa đến bóc lột, bất bình đẳng và tuyệt vọng. Những cá nhân nầy dường như bị hóa kiếp một cách quái đản từ chính những đau khổ mà họ rõ ràng đã và đang gây ra. Chắc chắn chỉ có những kể điên loạn mới muốn kiểm soát ý thức hệ của truyền thông chính dòng thế giới và lũng đoạn xu thế chính trị tự nhiên. Công luận và những định chế dân chủ là một mối đe dọa khi con người muốn chiếm hữu thế giới.
Mục tiêu ác quỷ của
Bilderberg Group là ngụy trang ý thức hệ toàn trị để nó trông có vẻ hữu lý và đẩy nó ra cho quần chúng nuốt dựa theo những luật lệ của hệ thống
Chatham House (hệ thống tương ứng của
Council on Foreign Relations ở Anh). Trong khi đó, bên ngoài cái bong bóng
Bilderberg, tôn giáo mới là chủ nghĩa toàn cầu hóa lấy đồng tiền làm thượng đế. Những kẻ tham lam được vỗ vai vỗ vế khi chúng vừa đánh cướp trái đất vừa ra sức tiêu diệt tinh thần của nhân loại.
Câu chuyện về C. Gordon Tether bên dưới cho thấy đám tài phiệt hoạt động bí mật ra sao. Vì đám tài phiệt chiếm hữu và kiểm soát truyền thông, chúng có thể không cho bất ký nhà văn nào xuất bản những bản thảo của họ hay dập tắt tiếng nói của họ nhằm biến công chúng thành bên thua cuộc. Câu chuyện về C. Gordon Tether được kể lại trong một tập sách nhỏ của Goodhead, đã xuất bản năm 1977 với tựa đề
The Banned Articles of C. Gordon Tether. Dưới đây là một đoạn trích của câu chuyện.
C. Gordon Tether đi vào nghề phóng viên kinh tế đúng vào cao điểm của cuộc suy thoái 1930. Ngoài việc phục vụ trong Không Quân Hoàng Gia Anh, ông đã trọn đời làm việc cho tờ Financial News và sau đó cho tờ Financial Times khi hai tờ báo nầy sát nhập vào nhau sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ông tiếp quản mục xã luận về tài chánh và ngân hàng dưới bút hiệu "Lombard" giữa thập niên 1950 và biến cột nầy thành một trong những tiết mục hàng đầu của tờ báo.
Quan điểm của ông được nhiều người trích dẫn ở ngoại quốc, trong khi ở Anh, Sir Harold Wilson đã nhiều lần khen ngợi ông như một trong những nhà báo độc lập xuất chúng nhất. Cột báo của ông cuối cùng đạt tuổi thọ rất cao nên nó được ghi vào Guinness như là tiết mục có tuổi thọ cao nhất trong ngành báo chí Anh. Vì tin rằng tự do báo chí đúng nghĩa sẽ giúp bảo vệ tốt nhất đời sống dân chủ nên Tether luôn luôn xem chủ trương độc lập của mình là quan trọng bậc nhất. Do đó ông đã đối mặt với những xung đột nghiêm trọng với tờ Financial Times sau khi một chủ biên mới được bổ nhiệm vào năm 1973 với nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hơn những nội dung xã luận hằng ngày của ông cũng như việc chọn đề tài của ông. Mặc dù hậu quả là sự đàn áp công việc của ông càng ngày càng thường xuyên hơn, ông vẫn từ chối từ bỏ quan điểm của mình.
Một ủy ban trọng tài được thành lập bởi Hiệp Hội National Union of Journalists và the Newspaper Publishers Association cuối cùng nhận thấy rằng tờ Financial Time đã tìm cách thay đổi những điều kiện làm việc của Tether và sự thay đổi đó nhằm mục đích làm xói mòn tính độc lập trong công việc của ông. Tuy nhiên, ủy ban nầy cũng tự tuyên bố không có khả năng giải quyết cuộc tranh chấp và chẳng bao lâu sau tờ Financial Times không cho Tether nắm cột xã luận nữa và giao cột nầy cho một toán nhà báo khác.
Tether là một nhà báo chuyên nghiệp và quyết định làm một cái gì liên quan đến vụ cách chức đột ngột của ông. Ông đã tìm kiếm những nhà xuất bản khác nhưng đa số họ không muốn dính líu vì lý do tiền bạc. Cuối cùng ông tìm được một nhà xuất bản sẵn sàng phổ biến những bài viết bị cấm của ông. Trong phần mở đầu, ông viết như sau.
Việc tấn công vào chủ trương độc lập của tôi mang nhiều hình thức, và hình thức rõ nét nhất là đàn áp toàn bộ những bài xã luận với quy mô mỗi ngày một lớn. Tất cả gần 50 bài đều chịu chung số phận nầy, trong đó khoảng một nửa xảy ra trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi tôi bị sa thải vào ngày 20/7/1976. Tất cả những bài viết bị cấm nầy hiện được xuất bản vì hai ý do. Thứ nhất, nhiều người không quen với căn nguyên sự việc có thể ngỡ ngàng trước lối hành xử của tờ Financial Times đối với cột xã luận của tôi hay có thể có một cảm tưởng sai về những gì dính líu. Bây giờ họ có thể tự nhìn thấy những gì người ta không cho họ cơ hội để đọc. Thứ nhì, việc xuất bản những bài xã luận đó có thể là một cống hiến hữu ích cho việc bàn thảo về tự do báo chí đang xảy ra liên quan đến chức năng của người cầm bút – như được mô tả trong quy tắc hành xử của Hội Nhà Báo Quốc Gia (NUJ) – nhằm bảo vệ nguyên tắc tự do báo chí liên quan đến thu thập thông tin và bày tỏ nhận định và phê bình.
Một cuốn sách nhỏ của một tổ chức tự xưng là
American Friends of Bilderberg ghi nhận rằng
Bilderberg Group bắt nguồn từ sự kiện là, vào đầu thập niên 1950, một số người ở hai bên Đại Tây Dương tìm cách kết hợp những công dân hàng đầu – bên trong và bên ngoài chính phủ - để bàn thảo về những vấn đề trước mắt của cộng đồng Đại Tây Dương. Cuốn sách nói tiếp, người ta cảm thấy rằng những cuộc họp như thế sẽ tạo ra một sự hiểu biết khá hơn về những động lực và xu thế đang tác động trên các quốc gia Tây Phương, và, đặc biệt, sẽ giúp xóa tan những khác biệt và ngộ nhận có thể làm suy yếu Tây Phương. Bạn có thể nói, không có gì sai cho lắm với chuyện đó. Thực vậy, đâu phải không có rất nhiều những tổ chức khác cũng quan tâm về cùng lý tưởng tốt đẹp như vậy? Nếu thế tại sao những hoạt động của
Bilderberg Group lại bị điểm mặt để lưu ý đặc biệt – và lưu ý theo nghĩa thù nghịch như vậy?
Một trong những lý do
Bilderberg Group trở thành một mục tiêu ưa chuộng cho hoài nghi được thấy ngay trong bản chất của danh sách khách mời. Không có ai mệnh danh là thành viên
Bilderberg cả. Mỗi năm một danh sách mời được soạn thảo bởi Prince Bernard qua tham khảo với một ủy ban điều hành quốc tế không chính thức. Danh sách nầy luôn luôn gồm từ 80 đến 100 người tham dự vốn là những đại diện của nhiều đế quốc tư bản lớn nhất thế giới – những người có quyền thế rất lớn trong lãnh vực kinh tế và thương mại. Nhiều người trong số nầy tham dự tất cả những hội nghị, cùng với một số "ủy viên thường trực" hoạt động trong những vị trí khác của hành lang quyền lực – một trong số những ủy viên đó là Bộ Trưởng Tài Chánh Anh.
5. Bilderberg Group: một thành tố của Hệ Thống Siêu Quyền Lực
Cũng như hầu hết các hội kín khác dưới dự điều khiển của Do Thái,
Bilderberg Group là một trong những biểu tượng của hệ thống siêu quyền lực Do Thái, còn được gọi là giai cấp quyền quý (power elite). Giai cấp quyền quý nầy chuyên kiểm soát đời sống của chúng ta từ hậu trường, ẩn giấu rất kỹ nên người bình thường không thấy mình đang bị thao túng. Cuốn sách cổ điển xuất bản năm 1950 của C. Wright Mill tựa đề
What Is The Power Elite mô tả đầy đủ giai cấp đó là gì:
Power Elite bao gồm những kẻ nằm trong những vị trí có thể giúp họ thăng hoa (transcend) những hoàn cảnh sống bình thường của những người bình thường. Họ được giao phó những chức vụ để đưa ra quyết định hậu quả đáng kể. Điều quan trọng không ở chỗ họ có đưa ra hay không đưa ra những quyết định như thế mà ở chỗ họ nắm giữ những chức vụ then chốt như thế: Sự kiện họ không chịu hành động hay không chịu đưa ra quyết định tự nó là một hành động thường có hậu quả lớn hơn là những quyết định nếu có của họ - vì họ đang điều khiển những hệ thống hàng đầu và những tổ chức của xã hội hiện đại. Ho điều khiển những xí nghiệp lớn. Họ điều hành bộ máy nhà nước và xử dụng quyền hành của nhà nước đó. Họ chỉ huy quân đội...
Power Elite không phải là những nhà cai trị lẻ loi. Những cố vấn và tham vấn, những phát ngôn nhân và những kẻ hoạch định chính sách thường là những tác nhân của tư tưởng và quyết định cao cấp của họ. Ngay bên dưới giai cấp quyền quý đó là những chính trị gia chuyên nghiệp thuộc trình độ uy quyền trung cấp, trong Quốc Hội và trong những nhóm áp lực cũng như truyền thông và những giai cấp thượng lưu cũ cấp thành phố và cấp vùng.
Trà trộn với họ, bằng những cách hơi lạ thường... là những nhân vật nổi tiếng trong các ngành nghề với nhu cầu phải được quảng bá liên tục, nhưng, bao lâu còn muốn nổi tiếng, họ chẳng bao giờ được quảng bá đủ... Họ có khả năng thu hút sự chú ý của quần chúng, có khả năng gây ấn tượng mạnh nơi quần chúng hoặc, trực tiếp hơn, họ có thể làm lọt tai những ai đang nắm giữ những chức vụ có uy quyền trực tiếp.
Không nên xem nhẹ việc tháp tùng giới ngân hàng, truyền thông, và những phe nhóm chính trị thế lực tại những hội thảo bất minh. Will Hutton gọi giai cấp quyền quý đó là
The High Priests of Globalization (Bề trên của chủ nghĩa toàn cầu hóa). Vandana Shiva gọi toàn cầu hóa là
The New Totalitarianism (Chủ nghĩa Tân Toàn Trị). Xin đừng quên rằng Prince Bernard, người sáng lập
Bilderberg Group từ đầu Đệ Nhị Thế Chiến, là một thành viên chính thức của Đức Quốc Xã. Chúng ta khó lòng mong đợi ông cởi mở về nhưng hoạt động của họ hoặc phản đối những tuyên truyền xuyên tạc.
6. Bilderberg Group: tiêu diệt công luận và dân chủ
Toàn cầu hóa quyền sở hữu của họ là một mục tiêu. "Công luận" và "dân chủ" chính là cạnh tranh và phải được loại khỏi bức tranh. Những hội nghị thường niên của
Bilderberg Group cố thuyết phục những người quyền quý gia nhập – những kẻ vốn chỉ trích chủ nghĩa toàn cầu. Do đó, họ đặt để những tay chủ chốt phía sau cái mệnh danh là triết lý toàn cầu hóa như một bộ điều khiển giàu có và uy quyền của những "Bề Trên" bất minh: David Rockefeller, Evelyn De Rothschild, Henry Kissinger etc.. Trong thế giới đó, đám Tony Blair và Clintons chỉ là những kẻ ăn theo.
Chúng ta đang bước vào một thời kỳ rất bấp bênh trong lịch sử với viễn ảnh của ách Cai Trị Tập Đoàn Toàn Cầu (Global Corporate Rule) đang tiến gần hơn bao giờ hết. Những tập đoàn nầy cùng với những cơ cấu từ trên xuống dưới là những tập đoàn toàn trị và có vẻ bất diệt. Điều quan trọng là con người phải nhận thức được mối hiểm họa nhưng họ lại ít có cơ may như thế khi, về mặt ý thức hệ, truyền thông đang trở nên hẹp lại và mỗi ngày được củng cố hơn vào tay một thiểu số. Một học giả đã tuyên bố:
"Cũng nên nhớ rằng giải pháp cho đám mây đen mà những bộ máy duy lợi phi nhân phủ lên toàn bộ thế giới chúng ta có thể phần chắc là giải pháp tinh thần hơn là chính trị" (The solution to the cloud of darkness these great de-humanized profit machines cast across our world may well be spiritual rather than political.”)
7. Chính Phủ Toàn Cầu
Những tay chủ mưu Chính Phủ Toàn Cầu (One-World Government) là những kẻ giàu có và thường có được những gì họ muốn bằng hối lộ, đút lót, hay hăm dọa. Nhiều người vô tội bị lừa vì tuyên truyền của họ, nhưng những kẻ tinh khôn hậu thuẫn cho đám quyền quý thì không bị ai lừa cả - họ đi theo và phát tán tuyên truyền cho rằng chỉ có một cách duy nhất để sống và đó là sống dưới một chính phủ tối cao. Để chứng minh quan điểm đó, Cựu Tổng Thống William Clinton, người đã từng dự hội nghị
Bilderberg, đưa ra phát biểu sau đây trong một bài diễn văn tại buổi Dạ Tiệc thường niên của Hội Đồng
National Albanian American Council, ngày 19/7/2003 ở New York:
Bản chất con người là phân định "chúng ta" và "chúng nó. Nhưng chúng ta đang sống trong mọt xã hội toàn cầu, và không thể tránh khỏi mối quan hệ hỗ tương. Albania và Đông Âu – và tất cả bán đảo Balkans – có một tầm quan trọng lớn lao về mặt chiến lược. Quý vị thử xem, trong thế giới đúng, chúng ta không có cách nào xây dựng thế kỷ 21 như một thế kỳ hòa bình, thịnh vượng, tự do, và đoàn kết. Chúng ta không thể làm thế được. Do đó, dự án lớn kế tiếp sẽ là sát nhập Kosovo và Albania và mọi khu vực khác lại với nhau để làm thành một phần thực sự của Âu Châu, đưa Đông Âu vào Âu Châu."
Cựu Tổng Thống Clinton, những thành viên của tổ chức
Council of Foreign Relations (CFR), và những người khác ở Hoa Kỳ đều tin vào khái niệm về một chính phủ toàn cầu. Họ cũng hiểu rằng chính phủ toàn cầu có nghĩa là tất cả các quốc gia phải từ bỏ chủ quyền của mình, sống dưới ách nô lệ và bị hệ thống siêu quyền lực cai trị. Xin đừng quên phát biểu của Bá tước M. A. Rothschild:
"Hãy cho tôi quyền kiểm soát tiền tệ của một quốc gia thì ai làm luật cho nó tôi cũng chẳng cần biết." (Give me control over a nation’s currency and I care not who makes its laws.)
Cái mệnh danh là
Bilderberg Group là một ví dụ điển hình cho loại diễn đàn (forum) của giai cấp siêu quyền lực (power-elite). Đó là một trong những định chế ít được phổ biến, từng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung ứng phương tiện cho các cuộc bàn thảo giữa các nhóm tư bản khác nhau và những chính phủ của những quốc gia khác nhau về những vấn đề hoạch định dài hạn và, nhất là, về việc điều phối chính sách chiến lược ở một trình độ quốc tế. Những tổ chức khác như thế trên quy mô liên quốc nầy gồm có tổ chức
Council on Foreign Relations (CFR) ở Hoa Kỳ - với tổ chức tương ứng ở Anh – the
Royal Institute of International Affairs (hay
Chatham House) – và tổ chức
Trilateral Commission – một phó sản từ những hội nghị
Bilderberg và chủ yếu là một phiên bản bao quát hơn của tổ chức chính, vì có bao gồm những đại diện Nhật Bản.
8. Chủ Nghĩa Marxism
Một trong những "chức năng" của những định chế như thế dường như là "hòa giải (mediate)" những quyền lợi kinh tế của tư bản cá thể (private capital) và sự đòi hỏi của một quyền lợi tổng quát hơn về phía giai cấp tư bản nói chung. Phần lớn lý thuyết về "nhà nước (state)" trong truyền thống của thuyết
Marxism cơ cấu (structural Marxism) từ thập niên 1970 đã khiến nhiều người hiểu lầm nhà nước như là quan hệ giữa tư bản và những chính phủ mỗi nước, do khuynh hướng muốn trừu tượng hóa "nhà nước" và giả định nó được quyền tự trị đối với tư bản (capital); trong khi bằng chứng hiển nhiên cho thấy đó có vẻ như là một mô hình mệnh danh là
"instrumentalism (thuyết công cụ)."
Một trong những giả định căn bản của thuyết
Structural Marxism cho rằng giai cấp tư bản luôn luôn chia rẽ thành những phe cạnh tranh (competing factions) không có những then máy điều hợp nào khác ngoài nhà nước. Giả định đó không đứng vững. Một phần của quan niệm sai lầm đó bắt nguồn từ một nhận thức quá thiển cận về khái niệm "thị trường," cho rằng thị trường là yếu tố duy nhất tạo nên quan hệ xã hội duy nhất giữa những nhóm tư bản khác nhau. Ít nhất trong khung tham chiếu gồm những tập đoàn quốc tế lớn, nhận thức đó dứt khoát không đúng: ngoài thị trường, phải có những then máy rất tinh vi để cho những nhóm quyền lợi tư bản nầy có thể và thực sự hoạch định những đường lối chiến lược chung.
Bilderberg Group là một trong những then máy đó.
Khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, giai cấp tư bản ở Tây Âu bị đe dọa nặng nề trước khuynh hướng cực đoan trỗi dậy nơi giai cấp lao động, một khuynh hướng cần được giải quyết bằng một chiến lược tinh vi hơn là lối đàn áp cổ điển. Những bước đầu tiên được cả cánh tả lẫn cánh hữu thực hiện để phát triển những chương trình theo xu thế tập đoàn dựa trên một loại chủ nghĩa bảo thủ quốc gia. Ngược lại ở Hoa Kỳ, chiến tranh đã đặt lên ngôi cai trị một giai cấp tư bản theo xu thế toàn cầu vốn thấy rõ rằng những quyền lợi của họ nằm trong việc tự do hóa thị trường thế giới, bãi bỏ thuế quan, v.v... Khi nhìn lại quá trình, chỉ có kẻ khờ mới có thể nghĩ rằng Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (Atlantic Alliance) xuất hiện năm 1950 có vẻ như được tiên định bởi những sức mạnh lịch sử "khách quan." Thực vậy, vì quá quen nghe những thuật ngữ như "Đế Quốc Mỹ" và chứng kiến những vụ can thiệp của Hoa Kỳ trên thế giới nên chúng ta có thể quên đi quá trình khó khăn mà xu thế toàn cầu nầy đã kinh qua ra sao nhằm áp đặt nghị trình của nó lên quốc gia Hoa Kỳ: Khuynh hướng lâu đời của văn hóa chính trị Hoa Kỳ luôn luôn là cái mà người Âu Châu vẫn gọi là tự cô lập (Isolationist) và người ta phải vận động chính trị ráo riết để lôi kéo Hoa Kỳ vào những dính líu ở nước ngoài.
9. Chân Tướng của Kế Hoạch Marshall
Sau chiến tranh, người Mỹ được nói phải hỗ trợ một kế hoạch nhân đạo mang tên Kế Hoạch Marshall (Marshall Plan) để phục hồi Âu Châu. Kế hoạch nầy đặt theo tên của Tham Mưu Trưởng George Marshall và được TNS Joseph McCarthy gọi là một
"a living lie (láo khét trắng trợn)." Kế hoạch Marshall tỏ ra chỉ là một kế hoạch khác của Rockefeller nhằm móc túi người thọ thuế Hoa Kỳ. Ngày 13/12/1948, trong một bài xã luận có ký tên, Tướng Robert McCormick, chủ bút của tờ
Chicago Tribune, đích thân tố cáo công ty Esso đã gian lận kế hoạch Marshall. Kế hoạch nầy đã được đẫy nhanh sang Quốc Hội bởi một nhóm đầy thế lực và có tiếng nói lớn nhất, đứng đầu là Winthrop Aldrich, chủ tịch Ngân Hàng
Chase Manhattan Bank và là anh em rể của Nelson Rockefeller, dễ dàng nhận được hậu thuẫn của Nelson Rockefeller và William Clayton, giám đốc công ty
Anderson, Clayton Company. Kế hoạch nầy chẳng qua chỉ là một trong những thủ đoạn vơ vét hậu chiến, bao gồm (i) Thỏa Ước
Bretton Woods Agreement, (ii) Cứu trợ LHQ -
United Nations Relief, và (iii) Tái thiết -
Rehabilitation), v.v...
Theo Kế hoạch Marshall, Hoa Kỳ đã mời các quốc gia Âu Châu tham gia một kế hoạch hợp tác tái thiết kinh tế, với những yêu cầu minh thị về tự do mậu dịch và tăng năng suất. Trong mười tháng tiếp theo, bắt đầu xuất hiện Đạo Luật
Foreign Assistance Act năm 1948 cho phép thành lập Cơ Quan
Economic Co-operation Agency (ECA) để quản lý Chương Trình
European Recovery Program (ERP) - còn được gọi là
Marshall Aid - với tiền viện trợ $13 tỉ cho 16 quốc gia Tây Âu. Vào năm 1951, Cơ quan
ECA được thay thế bởi Cơ Quan
Mutual Security Agency (MSA); và vào năm 1954, cơ quan nầy được đổi thành Cơ quan
Foreign Operations Agency (FOA) - về sau , vào năm 1955, trở thành Cơ Quan
International Co-operation Agency (ICA), và cuối cùng là
Agency for International Development (AID) vào năm 1961. Nói chung, viện trợ nầy có một mục đích quân sự rõ rệt, chủ yếu là một điều kiện tiên quyết cho Khối
NATO.
Tuy nhiên, điều ít ai biết đến là chủ đích của sự quảng đại quốc tế vô tiền khoáng hậu nầy chỉ thăng tiến những tập đoàn Mỹ với quy mô toàn cầu và trực tiếp phục vụ nhũng mục tiêu kinh tế của chúng – do đó, Churchill mới gọi kế hoạch Marshall là "hành dộng ít bẩn thỉu nhất trong lịch sử (the most unsordid act in history)." William Clayton, Thứ Trưởng Kinh Tế, chẳng hạn, với chuyến tham quan khắp Âu Châu cùng những thư từ gởi về Washington, đã đóng một vai trò then chốt trong việc soạn thảo kế hoạch, và đã thúc đầy dự luật qua Quốc Hội. Cá nhân ông đã hưởng lợi khoảng $700,000 mỗi năm; và chính công ty của ông,
Anderson, Clayton & Co., tính đến mùa hè 1949, đã kiếm được $10 triệu từ những đơn đặt hàng của Kế Hoạch Marshal. Tương tự,
General Motors hưởng được $5.5 triệu từ những đơn đặt hàng như thế giữa tháng 7/1950 và 1951 (14.7% của tổng số); và
Ford Motor Company hưởng $1 triệu (4.2% của tổng số).
Thực ra, Kế Hoạch Marshall bắt nguồn từ nhóm "nghiên cứu"
War and Peace Study Groups, do tổ chức Do Thái
Council on Foreign Relations (CFR) thành lập vào năm 1939. Vào ngày 6/12/1939, Cơ Quan
Rockefeller Foundation đã cấp cho tổ chức trên $50,000 để tài trợ năm đầu của dự án. Dự án nầy dính líu với hơn 120 cá nhân có ảnh hưởng (hàn lâm và chủ cơ sở), với ít nhất 5 bộ cấp nội các và 12 cơ quan và văn phòng chính phủ khác nhau. Tổng cộng có tất cả 362 cuộc hội nghị và khoảng 682 tài liệu riêng rẽ được thực hiện. Điều ngạc nhiên là hầu như không một học giả nào của Anh trong giai đoạn nầy nhìn nhận sự hiện hữu của tổ chức
CFR nói trên, đừng nói đến nhóm
War and Peace Study Groups.
Kế hoạch mà Marshall trình bày trong bài diễn văn của ông đã được phác họa sẵn trong những đề án của nhóm nghiên cứu thuộc tổ chức
CFR vào năm 1946, đứng đầu là luật sư Charles M. Spofford và David Rockefeller, với tựa đề
Reconstruction in Western Europe.
10. Âm mưu xóa bỏ chủ quyền quốc gia
Tuy nhiên, muốn truy nguyên nguồn gốc của phong trào thống nhất Âu Châu chúng ta phải đi ngược lại ngày 8/5/1946 và một bài diễn văn của một người Ba Lan tên là Joseph Retinger đã đọc tại
Chatham House (còn gọi là
Royal Institute of International Affairs, một tổ chức tương ứng của
CFR ở Anh). Trong bài diên băn nầy, ông phác họa một kế hoạch cho một Liên Bang Âu Châu trong đó những quốc gia sẽ từ bỏ một phần chủ quyền của họ. Vào thời đó, Retinger là tổng thư ký của Liên Đoàn
Independent League for European co-operation (ILEC), đứng đầu với Thủ Tướng Bỉ Paul van Zeeland. Trong chiến tranh, Retinger làm việc sát cánh với van Zeeland và những lãnh tụ bị đày khác sau đó trở thành những nhân vật hàng đầu của hệ thống
Bilderberg Group (kể cả Paul Rijkens). Từ những liên kết nầy sinh ra nghiệp đoàn
Benelux Customs Union, một loại biểu mẫu của Thị Trường Chung
Common Market khoảng 1942-1943.
Những ý tưởng do Retinger phác họa không có gì mới: trước đó đã có rất nhiều dự án như thế về thống nhất Âu Châu và thậm chí về những kế hoạch toàn cầu lớn hơn thế nữa. Người ta có thể chỉ cần ghi nhận ở đây rằng phải có một tư thế đầy quyền lực cũng như chủ trương kỳ thị chủng tộc hầu như mặc nhiên nào đó thì Retinger mới nghĩ rằng "Khi chấm dứt giai đoạn người Da Trắng tung hoành khắp địa cầu, người ta chứng kiến Lục Địa Âu Châu đã kinh qua một tiến trình băng hoại từ bên trong... không có một cường quốc nào lớn còn lại ở lục địa nầy... các cư dân chung quy vẫn biểu tượng cho yếu tố nhân bản giá trị nhất trên thế giới."
Do đó mới hình thành Phong Trào
European Movement (Hội nghị lần thứ nhất ở La Hague vào năm 1948 là nguồn gốc của Hội Đồng Âu Châu –
Council of Europe). Phong trào nầy nhận những tài trợ đáng kể từ chính phủ Hoa Kỳ cũng như những nguồn tài chánh tư nhân qua trung gian Ủy Ban
American Committee for a United Europe (ACUE). Những tên được đề cập bên trên rất quan trọng trong văn mạch hiện thời: Leffingwell làm chủ tịch
CFR từ 1946-1953 - trên cả John McCloy và David Rockefeller – và đã từng là giám đốc của
CFR từ năm 1927, trong khi Franklin là giám đốc điều hành của tổ chức nầy từ năm 1953-1957 và sau nầy là Điều phối viên của tổ chức
Trilateral Commission - y lại là rể của gia đình Rockefeller.
Tài trợ của hoa Kỳ dành cho Phong Trào
European Movement đã vượt qua cái mốc của năm 1952, phần lớn dành cho chiến dịch
European Youth Campaign, theo sáng kiến của John McCloy – sự nghiệp tay nầy gần như biểu tượng cho giai cấp thống trị Đại Tây Dương nói chung: từ một luật sư tập đoàn với nguồn gốc khá tầm thường, qua những tiếp xúc ở Đại Học Harvard, ông đã trở thành thứ Trưởng Bộ Chiến Tranh từ 1941-1945 và Giám Đốc đầu tiên của Ngân Hàng Thế Giới - một định chế được ông điều chỉnh lại cho phù hợp với quyền lợi của Wall Street – và sau đó là Cao Ủy Hoa Kỳ ở Đức từ năm 1949-1952. Trong số những thành quả của ông trong thời kỳ nầy, McCloy đã giúp Krupp lấy lại quyền kiểm soát những công ty thép của ông, cố vấn thành lập cơ quan
Krupp-Stiftung theo mô hình Cơ quan
Ford Foundation. Ông có những liên kết với J.P. Morgan và sau nầy với Đại sứ Mỹ ở Anh. Cuối cùng ông trở thành giám đốc của cả Ngân hàng
Chase Manhattan Bank lẫn Cơ Quan
Ford Foundation vào năm 1953. Ông cũng là một thành viên nồng cốt của
Bilderberg Group, Chủ tịch của chính tổ chức
CFR.
Hiệp Ước
Treaty of Rome năm 1957 cho ra đời Thị Trường Chung Âu Châu; và hiệp ước nầy đã được nuôi dưỡng trong các cuộc hội nghị
Bilderberg.
11. Vai trò của Barack Obama: Phá Sản Hoa Kỳ
Như đã thấy, không có vấn đề âm mưu –giai cấp siêu quyền lực chỉ hành động bằng hối lộ, chiến tranh và hăm dọa. Bao lâu con người chưa lấy lại chính phủ của mình, những quyền kiểm soát được liệt kê bên trên sẽ còn tác động trên lưng những người thọ thuế. Giữa năm 1980 và 1994, những người thọ thuế Hoa Kỳ đã "đầu tư" vào các chương trình viện trợ nước ngoài như sau:
Âu Châu: $1.73 ngàn tỉ (trillion);
Pháp: $126 triệu;
Đức: $184 triệu;
Anh: $461 triệu;
Nam Mỹ: $115 triệu.
Tuy nhiên, Đảng Dân Chủ Cấp tiến và TT Obama vẫn nói rằng các công dân Hoa Kỳ chưa đóng thuế đủ! Hoa Kỳ đang lâm nợ $14 ngàn tỉ và ước tính mới nhất của Ủy Ban Ngân Sách Quốc Hội cho thấy rằng, theo đà chi tiêu hiện nay để hậu thuẫn cho tất cả những chương trình của TT Obama, nợ quốc gia vào năm 2020 sẽ lên đến $20 ngàn tỉ. Tại sao chúng ta không tự mình kiếm tiền để trả món nợ đó, thay vì đùn đẫy nợ đó cho con cháu chúng ta?
Kế hoạch kích cầu của TT Obama được khoác lác sẽ đưa quốc gia ra khỏi suy trầm kinh tế thực ra chỉ là một đòn hỏa mù nhằm đưa quốc gia nầy lún sâu hơn vào nợ. Tất cả tiền bạc đã đi về đâu? Nó đi vào túi của những người cóng hiến tiền cho Đảng Dân Chủ, những tổ chức và công đoàn như
ACORN (Association of Community Organizations for Reform Now) - kể cả hàng tỉ
dollars để cứu nguy và tạo việc làm cho các công nhân viên chính phủ toàn quốc. Tiền chi ra để cứu
GM và
Chrysler nhằm giúp những nhân viên của họ có thể tiếp tục đóng tiền cho công đoàn. Tiền đi vào túi của
AIG (American International Group) để
Goldman Sachs có thể được cứu nguy (sau khi cúng cho Obama gần $1 triệu). Số tiền lớn khủng khiếp $125 tỉ đi vào túi của các giáo viên – cũng để bảo đảm tiền công đoàn. Tất cả những công nhân viên đó sẽ bỏ phiếu một cách trung thành cho Đảng Dân Chủ nhằm bảo vệ những sô tiền lương và phụ cấp kết xù của họ đang làm khánh tận Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đang cạn tiền và những thế hệ của Hoa Kỳ đang trực diện với một tương lai mờ mịt.
Rõ ràng vài trò của TT Obama trong kế hoạch của hệ thống siêu quyền lực Do Thái là làm khánh tận Hoa Kỳ. Ít nhất, trên bề mặt, đó là mục tiêu. Một khi quốc gia nầy phá sản, chúng ta sẽ trở nên một Sudan thứ hai. Sudan là một quốc gai bị chia cắt ở Phi Châu, một nửa phía bắc bị Cộng Sản kiểm soát và chỉ có phần phía nam được xem là Cơ Đốc. Trong tư thế đó, chúng ta sẽ không phải lo nghĩ về chuyện con cháu chúng ta có trả được núi nợ khổng lồ nói trên hay không. Chúng sẽ là những nô lệ của giai cấp siêu quyền lực, một giai cấp sẽ kiểm soát sinh kế và sinh mạng của chúng.