ISIS: Iran-Contra thứ hai
Tên gọi đầy đủ của
ISIS là
Islamic State of Iraq and Syria. Ngay cả hãng truyền hình
Fox News do Do Thái làm chủ và kiểm soát cũng phải buộc miệng nói rằng liên quân chống
ISIS của Hoa Kỳ chỉ là một huyền thoại (The US coalition against ISIS is a myth). Thế thì
ISIS từ đâu ra? Làm thế nào nó có thể chiếm đất, có tiền và vũ khí nhanh chóng đến thế? Có đúng là Nhà Nước Hồi Giáo
ISIS bỗng nhiên trỗi dậy như một tai họa của Trung Đông hay nó được nhiều quốc gia đỡ đầu? Những gì đã và đang xảy ra trong hậu trường tại Iraq, Syria, và Libya? Phải chăng
ISIS là một Iran-Contra thứ hai?
Trong thập niên 1960, chính quyền Reagan muốn lật đổ chính phủ Nicaragua bằng những tên đánh thuê cánh hữu mệnh danh là
Contra (Counter-revolutionary) có căn cứ tại Honduras. Nhưng Quốc Hội thời đó cấm đoán chuyện nầy nên họ đi vòng bằng cách tài trợ bọn
Contra qua ngả Iran. Bước đầu Reagan cung cấp vũ khí cho Iran với hy vọng nhờ Iran giúp giải cứu những con tin Mỹ bị bọn khủng bố Hezbollah bắt giữ ở Lebanon. Vụ bán vũ khí nầy bao gồm 1,508 hỏa tiễn chống tăng
TOW và 500 hỏa tiễn địa không
HAWK , tất cả được chuyển từ Israel đến Iran. Hoa Kỳ bấy giờ đã thu về hàng triệu
dollars nhờ những vụ bán vũ khí nầy. Bước kế tiếp, Hoa kỳ chuyển số tiền nầy cùng với vũ khí và chiến cụ sang cho bọn
Contra ở Nicaragua, vốn là một lực lượng vũ trang chống lại chế độ Sandinista Junta và có cơ may lật đổ được chế độ nầy theo ý đồ của Hoa Kỳ.
Ba thập niên sau, đám diều hâu thân Do Thái ở Washington muốn lật đổ những chính phủ ở Libya và Syria, đồng thời nghiền nát phong trào kháng chiến ở Iraq. Một lần nữa họ tiến hành âm mưu nầy thông qua những đội quân hành quyết. Do đó họ đã qua mặt Quốc Hội bằng cách dùng Qatar và Saudi Arabia để tài trợ âm mưu nầy. Để thành lập những toán hành quyết ở Iraq, họ gởi John Negroponte đi làm đại sứ ở Baghdad vào năm 2004, cũng chính viên đại sứ đã được gởi đến Honduras từ 1981 đến 1985. Sau đó vào năm 2001, họ gởi một số sát thủ trong đám nầy từ Iraq sang Libya để lập đổ Qaddafi, với không yểm của NATO. Từ Libya chúng được gởi đến Syria để tiến hành giết chóc ở đó, trong một cuộc chiến bẩn thỉu dưới sự chỉ huy của viên Đại Sứ Mỹ Robert Ford, cánh tay mặt của Negroponte. Trong vài thập niên tiếp theo, truyền thông nhà nước đã gian manh quy trách mọi giết chóc thường dân cho Assad, liên tục rêu rao cảnh báo về một cuộc xâm lăng mới của NATO. Các giáo chủ tay sai vẫn tiếp tục tài trợ cho các "phiến quân," và họ tài trợ cho đến khi chúng trở thành đạo quân khủng bố
ISIS. - trong khi Hoa Kỳ giả vờ đánh chúng.
Tài liệu nầy sẽ từng bước phơi bày:
(i) Trách nhiệm về ai: Phần lớn do chính sách tồi và những lựa chọn ngu xuẩn của Hoa Kỳ;
(ii) Lịch sử quái đản của những tên thủ lãnh
ISIS: một tên không hề có trên đời và một tên khác được nói là đã bị giết... rồi bị bắt... và sau đó lại bị giết một lần nữa!
(iii) Thâm cung bí sử của Iraq và Syria... cùng với những động cơ thực sự phía sau những chính sách hiện nay liên quan đến những quốc gia nầy;
(iv) Ai đích thực hậu thuẫn
ISIS?
PHẦN 1: Chính Hoa Kỳ đã khai sinh Ác Quỷ
1.1 Một vài phát biểu
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 3/2015, Barack Obama tuyên bố:
ISIS là một phó sản của Al-Qaeda ở Iraq và phát sinh từ cuộc xâm lăng Iraq của chúng ta. Đó là một ví dụ về những hậu quả ngoài ý muốn và cũng là lý do tại sao chúng ta nên nhắm kỹ trước khi bắn. Điều đó có nghĩa là Mỹ phải tránh bắn vào
ISIS của "phe ta," và sự kiện Hoa Kỳ tạo ra
ISIS là có thật. Riêng về thành phần
ISIS được tạo ra "ngoài ý muốn," có thực sự đó là ngoài ý muốn hay không? Xin đừng quên sự thao túng và lũng đoạn của hệ thống
Illuminati Do Thái với ý đồ dùng người Hồi đánh người Hồi. Nhưng nói chung Obama nói đúng:
* Những thủ lãnh
ISIS thành công được là nhờ cuộc chiến Iraq;
* Theo tường thuật của tờ
The New Yorker, ISIS được điều hành bởi một hội đồng gồm những cựu tướng Iraq... Nhiều người là thành viên Đảng
Baath của Saddam Hussein đã cải đạo sang Hồi Giáo cực đoan trong thời gian bị giam ở các nhà tù Mỹ;
* Sự kiện quân đội Mỹ tra tấn người Iraq đã đưa đến sự trỗi dậy của
ISIS... và nhà tù Guantanamo của Mỹ là nguồn gốc cho những sự tàn ác của
ISIS;
* Theo thú nhận của George Bush trên đài
ABC News năm 2008,
Al-Qaeda chỉ có mặt ở Iraq sau khi Hoa Kỳ xâm lăng quốc gia nầy. Iraq từng là một trong những mối de dọa hàng đầu đối với
Al-Qaeda;
*
ISIS chiếm nhiều vùng ở Iraq nhờ cướp được những vũ khí Mỹ bỏ lại sau cuộc chiến
1.2 Moderate Free Syrian Army
Ngoài ra, toàn bộ chính sách của Mỹ nhằm vũ trang cho đám phiến quân "ôn hòa" ở Syria đã phản pháo. Theo tường thuật của tờ
Lebanon's Daily Star, những phiến quân Syria mệnh danh là "ôn hòa" đã và đang hỗ trợ cho bọn khủng bố
ISIS. Đạo quân mệnh danh là
Moderate Free Syrian Army đã ký kết một thỏa hiệp bất tương xâm với
ISIS. Những nhà phân tích phong trao nổi dậy cho đó là một huyền thoại nếu quan niệm đạo quân
Free Syrian Army như là một lực lượng đoàn kết với một cơ cấu chỉ huy hữu hiệu. Những viên chức Hoa Kỳ trước kia và hiện nay thừa nhận rằng chính phủ thiếu hiểu biết sâu xa về phiến quân. Theo nhận định của Ryan C. Crocker, một cựu đại sứ Mỹ ở Iraq, "Chúng ta cần làm mọi việc có thể làm được để xác định thành phần chống đối không phải
ISIS là những ai. Thẳng thắn mà nói, chúng ta không có một manh mối nào cả." Trong khi đó, theo nhiều hãng truyền thông lớn, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã đổ vào những số lượng vũ khí và hậu thuẫn khổng lồ cho phiến quân Hồi Giáo Syria, mặc dù chính CIA cũng thừa nhận rằng việc vũ trang cho phiến quân ít có cơ hữu hiệu. Washington muốn thay đổi chế độ ở Syria nên mới dàn dựng một huyền thoại về cái mệnh danh là Phiến Quân Syria Ôn hòa (moderate Syrian rebel) được giả định là thù ghét Assad và
ISIS. Nhưng họ không biết có hay không có một con kỳ lân hoang đường như thế.
1.3 Âm mưu can thiệp của Hoa Kỳ
Theo tường thuật của tờ
New York Times, hầu như tất cả những phiến quân ở Syria đều là những tên khủng bố Hồi Giáo cực đoan. Tình trạng còn tồi tệ hơn khi một thành phần ôn hòa ít ỏi còn lại đã bị dụ dỗ bởi số vũ khí, tiền bạc, và ảnh hưởng của
ISIS. Chính Ủy Ban Tình Báo Quốc Hội cũng xem việc vũ trang như thế là nguy hiểm và đáng quan ngại vì những vũ khí đó chắc chắn sẽ lọt vào tay bọn ác, và chỉ khiến leo thang thảm sát ở Syria. Chính những phần tử phiến quân tàn ác nhất lại nằm trong vị thế thuận lợi nhất để chiếm được những vũ khí mà Hoa Kỳ gởi đến Syria. Vũ trang một phe trong cuộc nội chiến đẫm máu sẽ phản pháo chúng ta. Những quyết định trong quá khứ của Hoa Kỳ nhằm vũ trang cho phiến quân ở Libya, Angola, Trung Mỹ, và Afghanistan đã giúp duy trì những xung đột tàn khốc trong những khu vực đó hàng bao nhiêu thập niên. Vũ trang cho lực lượng
Mujahideen ở Afghanistan trong thập niên 1980, chẳng hạn, đã tạo ra bất ổn khiến củng cố thêm sức mạnh của những nhóm dân quân cực đoan và đưa đến Taliban – một môi trường lý tưởng cho
Al-Qaeda.
Vũ trang kẻ thù của những kẻ thù của chúng ta đã không thêm bạn cho Hoa Kỳ mà chỉ rước thêm thù. Hoa kỳ thực sự bắt đầu tài trợ cho phiến quân Syria 5 năm trước khi nội chiến xảy ra và vũ trang chúng 4 năm trước nội chiến. Một bức điện tín bị rò rĩ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm 2006 cho thấy
những kế hoạch lật đổ chính phủ Syria. Như thế không thể gọi sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Syria là vì lý do nhân đạo.
Chung quy, Hoa Kỳ vũ trang những thành phần đe dọa giết hại chính họ. Những người có lương tri và ý thức chính trị biết rõ điều đó. Do Thái và hệ thống siêu quyền lực
Illuminati càng biết rõ điều đó hơn ai hết nhưng đó chính là ý đồ của họ muốn biến Hoa Kỳ, Trung Đông và toàn bộ thế giới thành một bãi chiến trường để thực hiện giấc mơ hoang tưởng
The New World Order, tức trật tự thế giới mới, một trật tự của âm mưu và bạo động.
PHẦN 2: ISIS và đám thủ lãnh ma
2.1 Rashid al-Baghdadi là ai
Không hiểu những tên lãnh đạo
ISIS có đúng là những tên mà người ta nói với chúng ta hay không. Theo tường thuật của tờ
New York Times năm 2007, chẳng hạn, suốt hơn một năm, thủ lãnh của một trong những nhóm phiến quân khét tiếng nhất ở Iraq được nói là một người Iraq bí mật mang tên Abdullah Rashid al-Baghdadi. Tên nầy là thủ lãnh danh nghĩa của Nhà Nước Hồi Giáo
IS ở Iraq, một tổ chức được
Al-Qaedacông khai hậu thuẫn. Tên nầy đã đưa ra một loạt những tuyên bố nẩy lửa. Bất chấp những tuyên bố của các viên chức Iraq cho rằng tên này đã bị giết vào tháng 5, Baghdadi dường như vẫn được bình yên vô sự. Một phát ngôn nhân quân sự cao cấp của Hoa Kỳ đưa ra một giải thích mới cho rằng Baghdadi có thể đã thoát khỏi cuộc tấn công: Hắn chẳng bao giờ có trên đời. thiếu Tướng Kevin Berger nói rằng tên Baghdadi tàng hình thực sự là một nhân vật hư cấu vơi những lời tuyên bố thu băng được thực hiện bởi một diễn viên già mang tên Abu Adullah al-Naima. Bergner cho biết đó là mưu kế của Abu Ayub al-Masri, một thủ lãnh
Al-Qaeda gốc Ai Cập ở Mesopotamia, đang cố che đậy vai trò chủ đạo của những người ngoại quốc trong tổ chức nổi loạn đó. Mưu kế nầy tạo ra Baghdadi - một cái tên gợi ngay gia phả Iraq của hắn -, tôn hắn lên làm thủ lãnh của một tổ chức bình phong mệnh danh là
The Islamic State of Iraq và sau đó sắp xếp cho Masri tuyên thệ trung thành với Baghdadi. . Ayman al-Zawahiri, phụ tá của Osama bin Laden, tìm cách tăng cường mưu kế lừa bịp nầy bằng cách đề cập đến Baghdadi trong những băng hình và phát biểu trên mạng của y. Bruce Riedel, một cựu nhân viên CIA và là chuyên viên về Trung Đông, cho biết rằng, từ lâu, những chuyên gia đã thắc mắc không biết Baghdadi thực sự có trên đời hay không. Ông nói, "Có một dấu hỏi về vấn đề nầy." Tên thủ lãnh khủng bố nầy bị phơi bày như là một nhân vật hư cấu sau khi, theo tường thuật của truyền thông chính dòng, Baghdadi bị bắt năm 2007, bị giết năm 2007, bị bắt một lần nữa vào năm 2009, và sau đó lại bị giết một lần nữa vào năm 2010.
2.2 Tuyên truyền đen (Black Propaganda)
Câu chuyện về tên thủ lãnh trước kia của
ISIS - Abu Musab al-Zarqawi – cũng quái đản không kém. Hắn được tuyên bố đã chết năm 2004. Sau đó, hơn một lần, hắn được nói đã bị bắt. Sau đó nữa, hắn giả định đã bị giết một lần nữa vào năm 2006. Trong một bài viết về tuyên truyền đen (black propaganda) – tức tuyên truyền láo - tờ
Independent của Anh phơi bày sự kiện chính phủ Mỹ đã giả mạo một bức thư được nói là do al Zarqawi viết và sau đó truyền thông phụ họa theo và cho đó là bức thư đích thực của al Zarqawi. Chính tờ Washington Post cũng nhìn nhận đó là chiến dịch tuyên truyền tâm lý chiến thành công nhất về al Zarqawi.
PHẦN 3: Nguyên nhân sâu xa hơn
Muốn tìm hiểu nguồn gốc sau xa của
ISIS chúng ta phải lùi lại hơn một lửa thế kỷ để nhìn lại lịch sử Hoa Kỳ ở Trung Đông.
3.1 Đường ống dẫn dầu đến Cảng Haifa
Cuộc chiến Iraq khởi sự giữa năm 1932 và 1948. Đường ống dẫn dầu Mosul-Haifa - còn được gọi là
Mediterranean pipeline - đưa dầu thô từ các giếng dầu ở Kirkuk phía bắc Iraq đi qua Jordan đến Haifa (ngày nay thuộc Israel) và hoạt động từ năm 1935 đến 1948, có chiều dài 942 km (585 mi) và đường kính 12 inches (300 mm), mất khoảng 10 ngày để tải suốt đường ống. Dầu thô được lọc ở Haifa, chứa trong các bồn dầu, và sau đó đưa lên các tàu dầu để chở đến Âu Châu. Đường ống nầy do công ty
Iraq Petroleum Company xây dựng giữa năm 1932 và 1935, giai đoạn mà phần lớn khu vực có đường ông đi qua được đặt dưới quyền kiểm soát của Anh theo sự chấp thuận của Hội Quốc Liên. Đường ống nầy và những xưởng lọc dầu ở Haifa được chính phủ Anh xem là quan trọng về mặt chiến lược, và thực sự đã cung cấp phần lớn những nhu cầu xăng dầu cho các lự lượng Anh và Mỹ ở Địa Trung Hải trong Đệ Nhị Thế Chiến. Đường ông là một mục tiêu tấn công của các nhóm Ả Rập trong cuộc nổi dậy
Great Arab Revolt. Do đó một trong những mục tiêu của các lực lượng hỗn hợp
British-Jewish Special Night Squads của Anh và Do Thái là bảo vệ đường ống khỏi bị tấn công. Vào năm 1948, với sự bùng nổ của cuộc chiến giữa Ả Rập và Israel, hoạt động chính thức của đường ống chấm dứt khi chính phủ Iraq từ chối bơm dầu qua đường ống. Đây chính là đầu mối của mọi xung đột quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Do Thái một bên và bên kia là Iraq, đưa đến những âm mưu khuynh đảo, lũng đoạn và can thiệp quân sự chống quốc gia Trung Đông nầy: tất cả chỉ vì dầu mỏ chứ chẳng phải tự do dan chủ hay nhân quyền gì cả. Sự thật nầy được xác nhận bởi những nhân vật cao cấp trong chính phủ Hoa Kỳ như Tướng bốn sao Wesley Clark, George W. Bush, Chuck Hagel, John McCain, Sarah Palin, David Frum v.v... Chính tờ
Time Magazine cũng cho rằng ngay cả một kẻ ngu đần cũng thừa hiểu được chân tướng kịch bản. Nghe rất vui tai khi nói chuyện đứng lên hay can thiệp vì tự do, dân chủ hay nhân quyền. Nhưng Kuwait, Saudi Arabia chính xác đâu phải là những quốc gia dân chủ mà Mỹ và Tây Phương vấn không những làm ngơ mà còn hậu thuẫn triệt để? Xa hơn, các chế độ cộng sản hiện nay có tự do, dân chủ hay nhân quyền đâu tại sao Mỹ và Tây Phương vẫn "bình thường hóa" để vay nợ, bán nợ hay ve vãn kiếm ăn? Đối với những chế độ nầy - nghĩa là những đối thủ "trên cơ" – Mỹ và Tây Phương làm ra vẻ quân tử, khiêm tốn và ngay ngắn, thượng tôn "chủ quyền quốc gia," không xen lấn vào công việc nội bộ nước khác v.v... Nhưng khi cần thỏa mãn lòng tham bất chính và nhất là đối với những đối thủ "dưới cơ," những sáo ngữ nói trên bị bỏ vào sọt rác và họ liền trưng lên những chiêu bài tự do, dân chủ, và nhân quyền làm cớ xâm lăng. Nếu không có cớ nầy thì họ lại dùng truyền thông một chiều để ngụy tạo cớ khác, như trường hợp Iraq trước đây.
3.2 Do Thái ngồi không hưởng lợi
Đúng vậy, ngoài mục đích tiêu diệt một chế độ kẻ thù của Do Thái ở Trung Đông, dầu mỏ là mục tiêu song hành và chủ yếu phục vụ quyền lợi của Do Thái. Đó là lý do tại sao Do Thái dàn dựng vụ khủng bố 9/11 để tạo cớ cho Hoa Kỳ xâm lăng Iraq. Trong kịch bản nầy, Hoa Kỳ hành xử như một đội quân đánh thuê nhưng không được chủ trả lương, ngược lại còn phải đền ơn chủ. Sau khi cuộc chiến Iraq bắt đầu vào năm 2003, Hoa Kỳ đã gởi cho Israel một bức điện tín gợi ý sẽ "đền ơn" sự "hậu thuẫn" của Israel cho cuộc chiến đó. Bức điện tín yêu cầu Isarel xem xét khả năng phục hồi đường ống dẫn dầu Mosul-Haifa. Nếu được thì Do Thái sẽ hưởng hết số lượng dầu tương đương với 40% sản lượng dầu của Iraq. Tuy nhiên, Do Thái vẫn được "đền ơn" như thường mà không cần nhọc sức như thế. Thực vậy, sau khi chiếm Iraq, Mỹ thiết lập những căn cứ quân sự dài hạn gần những trung tâm sản xuất dầu khí lớn nhất của nước nầy, lập tức bắt đầu xây dựng những đường ống dẫn dầu mới thẳng đến Israel và những cảng ở Lebanon do Israel kiểm soát, ở đó những số lượng dầu khổng lồ của Iraq được tải lên những tàu dầu đang đợi sẵn và được chở bằng đường thủy sang Trung Quốc và Ấn Độ. Israel nay trở thành một siêu quốc thần quyền giàu dầu khí. Rothschild vừa là tay độc tài vừa là lãnh chúa tài chánh của siêu quốc thần quyền nầy. Số lượng dầu thô nầy của Iraq nay thuộc quyền sở hữu đương nhiên của những công ty bình phong của Rothschild. Lợi nhuận khổng lồ lấy từ âm mưu dầu khí nầy đã chảy vào những ngân hàng ở Tel Aviv. Để xoa dịu người dân Iraq, một món tiền còm đã được dúi cho chính phủ Baghdad, những chính khách tham nhũng và lãnh đạo tôn giáo của Iraq cũng được hưởng một phần. Ở Trung Quốc (và cả Ân Độ), Rothschild và những tập đoàn ngân hàng Do Thái tay chân đã thành lập những công ty dầu khí quốc gia bình phong và xây dựng vô số những xưởng lọc dầu. Sau khi lọc xong, những tàu dầu tiếp tục chở dầu thành phẩm sang các trung tâm phân phối và kho chứa ở Trung Quốc và khắp các đại dương, kể cả Hoa Kỳ. Những công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc thực ra chỉ là những bản sao của Rothschild và hiện là những công ty cung ứng dầu khí cho toàn thế giới. Trong khi đó, dầu khí của chính Trung Quốc chẳng có bao nhiêu – phần lớn đến từ những hoạt động hợp tác với Rothschild, Israel, và Hoa Kỳ.
3.3 Syria: mục tiêu song hành
Lịch sử can thiệp quân sự của Tây Phương vào Syria cũng tương tự như với Iraq. CIA đã hỗ trợ "cánh hữu "thực hiện một vụ đảo chánh ở Syria vào năm 1949. Lý do? Vào năm 1945 công ty dầu khí
Arabian American Oil Company (ARAMCO) thông báo những kế hoạch xây dựng đường ống
Trans-Arabian Pipe Line (TAPLINE) từ Saudi Arabia đến Địa Trung Hải. Với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, đường ống của ARAMCO được phép đi qua Lebanon, Jordan và Saudi Arabia. Tuy nhiên, Nghị Viện Syria không chấp thuận đường ố đi qua nước nầy. Nói cách khác, Syria là đối thủ duy nhất của đường ống lợi lộc béo bở đó. Quan trọng hơn, Syria cũng nắm quyền kiểm soát đối với một trong những tuyến dẫn dầu huyết mạch ở Trung Đông, tức đường ống nối liền những giếng dầu thân Tây Phương với Thổ Nhĩ Kỳ. . Theo tường thuật của BBC năm 1957, giới lãnh đạo Anh Mỹ đã thực sự nghĩ đến chuyện tấn công chính phủ Syria bằng cách xử dụng những thành phần Hồi Giáo quá khích ở Syria như một hình thức ném đá giấu tay. Cũng theo BBC, vào năm 1957, Thủ Tướng Anh Harold Macmillan và Tổng Thống Dwight Eisenhower chấp thuận một kế hoạch hỗn hợp giữa hai Cơ Quan Tình Báo M16 và CIA để dàn dựng những xung đột biên giới ngụy tạo như là một cớ cho các nước lân bang xâm lăng Syria rồi sau đó loại bỏ giới lãnh đạo tay ba ở Syria. Syria được tuyên truyền như là quốc gia đỡ đầu cho âm mưu, phá hoại, và bạo động nhắm vào các chính phủ láng giềng. CIA và SIS sẽ vận dụng cả tâm lý chiến lẫn tác chiến để gia tăng căng thẳng. Điều đó có nghĩa là những hoạt động ở Jordan, Iraq, và Lebanon dưới hình thức phá hoại, âm mưu quốc gia và những bạo động khác nhau sẽ được quy trách cho chính phủ Damas. Kế hoạch nầy kêu gọi tài trợ cho cái mệnh danh là
Free Syria Committee và vũ trang nhưng phe nhóm chính trị dưới hình thức bán quân sự hay những hình thức tranh đấu khác bên trong Syria. CIA và M16 sẽ kích động những cuộc nội loạn như của Druze (giáo phái Shia) ở Miền Nam, giúp đỡ những tù nhân chính trị bị giam ở nhà tù Mezze, và khuấy động phong trào
Muslim Brotherhood ở Damas. Đám tân bảo thủ thân Do Thái một lần nữa đã lên kế hoạch thay đổi chính thể ở Syria vào năm 1991. Theo Roland Dumas, cựu bộ trưởng ngoại giao của Pháp, Anh Quốc đã có kế hoạch bí mật ở Syria từ năm 2009 – cụ thể đã có những tay súng để xâm lăng Syria. (Xin đừng quên Anh Quốc là hành dinh của hệ thống siêu quyền lực
Illuminati của Do Thái).
3.4 Những sự kiện khiến Koa Kỳ và Tây Phương cay cú
- Năm 2009, Assad từ chối ký một hợp đồng với Qatar nhằm đưa dầu từ miền nam nước nầy hợp cùng những giếng dầu ở South Pars của Iran đến Thổ Nhĩ Kỳ, ngang qua Saudi Arabia, Jordan và Syria với mục đích cung ứng cho thị trường Âu Châu – nghĩa là một đòn cạnh tranh sinh tử đối với Nga. Chủ trương của Assad là "bảo vệ" những quyền lợi cho đồng minh Nga của ông.
- Trong khi đó, Assad lại thương thảo một đường ống thay thế trị giá $10 tỉ với Iran, đi qua Iraq đến Syria và đương ống nầy cũng sẽ cho phép Iran cung ứng hơi đốt cho Âu Châu từ giếng South Pars nằm trên biên giới chung với Qatar. Bảng Giác Thư
Memorandum of Understanding được ký kết vào tháng 7/2012 – đúng vào lúc cuộc nội chiến làn tràn đến Damas và Aleppo. Kế hoạch đường ống Iran-Iraq-Syria là một cái tát cho những kế hoạch của Qatar. Không mấy ngạc nhiên khi ông hoàng Saudi, Bandar bin Sultan, mưu toan mua chuột Nga đổi bên và nói với Putin rằng bất luận chính phủ nào lên thay Assad cũng sẽ hoàn toàn nằm trong tay Saudi Arabia và sẽ không ký một thỏa ước nào cho phép bất kỳ một quốc gia Vùng Vịnh nào dẫn khí đốt qua Syria đế đến Âu Châu và cạnh tranh với Nga. Âm mưu nầy không thành. Khi Putin từ chối, Bandar bin Sultan đe dọa sẽ xử dụng quân sự. Dường như xung đột về quyền lợi dầu mỏ của Saudi Arabia và Qatar đang giật dây chính sách dầu mỏ của Hoa Kỳ ở Trung Đông, nếu không nói là rộng lớn hơn.
- Tài nguyên đồi dào của Syria: (i) Syria kiểm soát một trong những tài nguyên lớn nhất về
hydrocarbon quy ước ở Đông Địa Trung Hải. (ii) Syria sản xuất 2.5 tỉ thùng dầu thô từ tháng 1/2013 – nguồn dầu thô lớn nhất ở Đông Địa Trung Hải. (iii) Syria cũng có những tài nguyên dầu đá phiến (oil shale) ước tính khoảng 50 tỉ tấn.
- Ngoài ra, Syria là con bài chủ trong các cuộc chiến về đường ống dẫn dầu. Syria là một phần gắn liền của đường ống hơi đốt
Arab Gas Pipeline được dự trù dài 1,200 km. Vai trò trọng tâm của Syria trong đường ống nầy cũng là một yếu tố then chốt giải thích tại sao quốc gia nầy đang là một mục tiêu tấn công. Taliban đã trở thành mục tiêu lật đổ sau khi họ đòi hỏi quá nhiều đối với dự án đường ống
Unocal pipeline. Tương tự, Syria ngày nay đang bị nhắm bắn vì Assad không phải là một tay chơi đáng tin cậy. Thổ Nhĩ kỳ, Israel và đồng minh Hoa Kỳ của họ muốn có một đường ống bảo đảm đi qua Syria, và không muốn thấy một chế độ Syria không tuyệt đối trung thành với ba tay đầu sỏ nói trên đứng cản đường... hay đòi hỏi một phần lợi nhuận quá lớn.
3.5 Kế hoạch nghiền nát Iraq và Syria
Vào tháng 9/2015, Thiếu Tướng Vincent Stewart, Giám đốc tình báo Ngũ Giác Đài, tuyên bố rằng ông đã từng kinh qua một giai đoạn khó khăn khi thấy Iraq hoặc Syria thực sự trở lại với nhau như là những quốc gia có chủ quyền. Điều nầy nghe có vẻ tương phản với
ISIS và cuộc nội chiến đang hoành hành ở Syria. Nhưng trên thực tế, đám diều hâu ở Mỹ và Israel đã quyết định từ lầu phải đập nát Iraq và Syria thành từng mãnh nhỏ. Hỗn loạn khắp Trung Đông không phải là một phản ứng phụ bất hạnh của cuộc chiến Iraq mà là một dấu hiệu cho thấy rằng mọi việc sẽ xảy ra dúng theo kế hoạch. Thuyết dây chuyền (skittles theory) ở Trung Đông có nghĩa là một quả bóng ném vào Iraq có thể đánh gục một số chế độ, và thuyết nầy đã được áp dụng cách đây một thời gian trên những bình diện chính trị ôn hòa hơn nhưng thuyết nầy đã được đưa lên hàng đầu ở Hoa Kỳ như là nền tảng của "cuộc chiến chống khủng bố." Nguồn gốc của thuyết nầy, ít nhất một phần, có thể truy ra từ một tài liệu được xuất bản năm 1996 của một nhóm thảo thuyết Do Thái thuộc Viện
Institute for Advanced Strategic and Political Studies mang tựa đề
A clean break: a new strategy for securing the realm. Tài liệu được dự trù như một bản vẽ cho chính phủ của Binyamin Netanyahu. Tài liệu đề ra một kế hoạch giúp Israel định hình môi trường chiến lược, bắt đầu với việc triệt hạ Saddam Hussein và thiết lập ở Bagdad một nền quân chủ theo kiểu Hashemite của Jordan. Sau khi Saddam bị loại, Iraq sẽ bị đặt dưới ảnh hưởng của Hashemite; Jordan và Thổ sẽ lập thành một trục với Israel để làm suy yếu và đảo ngược tình thế ở Syria. Theo thuyết nầy, Jordan cũng có thể tách rời Lebanon bằng cách chiêu dụ khối dân Hồi Giáo theo phái Shia ra khỏi Syria và Iran đồng thời tái lập nhưng bang giao trước kia với phe Shia trong vương quốc Hashemite mới ở Iraq. Cũng theo thuyết nầy, Israel sẽ không những khống chế được những kẻ thù của họ mà còn "thăng hoa (transcend)" họ nữa. Người soạn thảo thuyết đó chính là Richard Perle – nay là Chủ tịch Hội Đồng Chính Sách Quốc Phòng tại Ngũ Giá Đài. Những nhân vật khác góp phần soạn thảo thuyết
Clean Break hiện đang nắm giữ những chức vụ then chốt ở Washington. Do đó kế hoạch giúp Israel "thăng hoa" những kẻ thù của họ bằng cách tái định hình Trung Đông hiện có vẻ là một ý đồ khả thi hơn so với năm 1996. Binh lính Mỹ thậm chí còn có thể được thuyết phục hy sinh mạng sống của họ nhằm hoàn thành mưu đồ đó. Một trong những mục tiêu hàng đầu của mọi đế quốc là khởi động xung đột nội bộ trong những lãnh thổ có tài nguyên và vị trí chiến lược. Cách hữu hiệu nhất để khởi động những xung đột nội bộ như thế là nghiền nát một cách tàn bạo ma trận xã hội và hạ tầng vật lý của quốc gia mục tiêu. Tình trạng bất ổn đang xảy ra tại Trung Đông là một yếu tố bổ sung để biện minh sự duy trì và bành trướng bộ máy quân sự giúp tăng cường quyền lực tài chánh và chính trị của bọn chóp bu mẫu quốc. Số phận của Iraq coi như xong kể từ cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ và đồng minh của họ: quốc gia nầy không có tương lai như một nhà nước thống nhất mà ngược lại đang bị phân chia từng mảnh để trở thành ít nhất là ba nhà nước riêng rẽ: khu vực Shi'ite chung quanh Bagdad và phía nam, khu vực Sunni phía tây bắc, và khu tự trị Kurd vốn đã mưu tìm độc lập trừ trước cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ. Tóm lại, mục tiêu của Israel, Mỹ, và Tây Âu ở Iraq và Trung Đông nói chung là hỗn loạn: mục tiêu đích thực của họ là đập nát quốc gia nạn nhân thành từng mảnh nhỏ, nghiền nát chúng để chúng không bao giờ ngóc đầu lên lại.
Theo nhận định của Justin Raimondo,
"Khi chúng ta xâm lăng và chiếm đóng Iraq, không những chúng đã đánh bại Iraq về quân sự mà chúng ta còn giải thể quân đội, cảnh sát của họ cùng với tất cả những định chế cấu trúc quốc gia khác. Hệ thống giáo dục bị tiêu diệt và không được tái dựng. Hạ tầng bị nghiền nát và không bao giờ được phục hồi. Thậm chí những danh lam vật lý của một xã hội văn minh như cầu cống, nhà máy điện, nhà máy nước, viện bảo tàng, trường học đều bị dội bom tiêu tan hết nếu không thì cũng chỉ để chờ ngày tàn lụi. Bên cạnh đó, hạ tầng tâm lý và tinh thần vốn giúp cho xã hội vận hành cũng bị tiêu tan khiến người dân Iraq không còn biết trông cậy vào đâu trong một cuộc chiến cực kỳ tàn khốc... Những gì chúng ta chứng kiến ở Iraq hậu Saddam là một quốc gia hoàn toàn bị bôi xóa."
3.6 Động cơ: quyền lợi Do Thái
Tại sao? Tại sao chúng ta lại cố tình tiêu diệt cả một quốc gia đã từng là một dân tộc văn minh trong khi những tổ tiên Âu Châu hãy còn sống trên cây?
Những kẻ hoạch định, khởi động, và tiến hành cuộc chiến đó chính là những kẻ đã thăng tiến những quyền lợi của Israel trong mọi cơ hội – trên lưng Hoa Kỳ. Chiến lược "Clean Break" vừa đề cập ở trên chủ trương Israel phải "bung ra" khỏi tình trạng được xem là bế tắc và tiến hành một chiến dịch thay đổi chế độ ở Trung Đông, nhắm vào Lebanon, Libya, Syria, Iraq, và cuối cùng là Iran. Ngoại trừ đối với Iran – một mục tiêu tiềm năng trong tương lai – đây chính xác là những gì đã xảy ra. Năm 2003, ngay sau "chiến thắng" với một giá quá đắt ở Iraq, thủ Tướng Ariel Sharon đã tuyên bố với một phái đoàn Quốc Hội Mỹ đến thăm rằng những "nhà nước lưu manh" - Iran, Libya, và Syria – sẽ là những mục tiêu kế tiếp của chúng ta.
3.7 Hoa Kỳ: nguồn gốc của khủng bố
Seymour Hersh và một số người khác cho rằng Hoa Kỳ hỗ trợ khủng bố bên trong Iran. Tướng William Odom, Giám đốc Cơ Quan
National Security Agency thời Ronald Reagan, cho rằng bằng mọi cách, Hoa Kỳ từ lâu đã xử dụng khủng bố. Trong thời kỳ từ 1978 đến 1979, Thượng Viện đã cố thông qua một dự luật chống khủng bố ở nước ngoài; và trong mọi phiên bản của dự luật đó, các luật sư đã đề cập đến sự vi phạm của Hoa Kỳ. Theo tường thuật của tờ
Washington Post năm 2010, từ lâu Hoa Kỳ đã xuất khẩu khủng bố. Chính
Wikipedia cũng ghi nhận rằng Chomsky and Herman đã nhận thấy khủng bố tập trung trong vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Thế Giới Thứ Ba. Họ đã ghi chép những vụ khủng bố do các nhà nước khách hàng (client states) của Hoa Kỳ gây ra ở Châu Mỹ La Tinh, và trong số mười quốc gia có những đội sát thủ, tất cả đều là những nhà nước khách hàng của Hoa Kỳ. Họ kết luận rằng sự bành trướng khủng bố trên toàn cầu là một hậu quả của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ. Theo Alexander L. George, một giáo sư chính trị học tại Đại Học Stanford, Hoa Kỳ và những đồng minh Tây Âu của họ là những hậu thuẫn chính cho nạn khủng bố toàn cầu. Những chuyên gia như Alexander L. George nhận thấy sứ mạng của Hoa Kỳ và Tây Âu như là một kế hoạch khủng bố nguy hiểm hơn cả bọn khủng bố (out-terrorize the terrorists) nhằm làm cho quần chúng sợ hãi Hoa Kỳ hơn là sợ những nhóm nổi loạn. Điều nghiêm trọng hơn nữa, Hoa kỳ và các quốc gia "văn minh" không những hỗ trợ khủng bố mà đôi khi còn chính tay tiến hành khủng bố rồi vu cáo cho người khác: tấn công trước rồi vu cáo cho nạn nhân.
PHẦN 4: Chân tướng kịch bản ISIS
4.1 Những đồng minh thân cận của Hoa Kỳ hỗ trợ ISIS
Trong cuộc điều trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện hồi tháng 9/2015, Tướng Martin Dempsey (MD) , Chủ tịch Ban Tham Mưu Liên Quân, và TNS Lindsey Graham (LG) đã thú nhận rằng những đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ đang hỗ trợ
ISIS:
LG: Ông có biết đồng minh Ả-Rập nào quan trọng hậu thuẫn cho ISIL hay không?
MD: Tôi biết những đồng minh quan trọng đã tài trợ họ.
LG: Nhưng họ có hỗ trợ chúng không? Họ tài trợ chúng vì đạo quân Free Syrian Army không thể đánh lại Assad. Họ đang cố đánh Assad. Tôi nghĩ rằng họ đã nhận thức được sự điên rồ trong hành động của họ.
Theo tường thuật của
ABC News , phiến quân Sunni bên trong Syria nhận được sự hỗ trợ của những giới lãnh đạo của Saudi Arabia, Qatar và thổ Nhĩ Kỳ, cũng như của Hoa Kỳ, Pháp, Anh và những nước khác. Saudi Arabia đã tạo ra
ISIS như một con quái vật mà họ đã nhanh chóng mất khả năng kiểm soát. Điều nầy cũng đúng đối với những đồng minh của họ như Thổ Nhĩ Kỳ từng là một hậu cứ then chốt cho
ISIS bằng cách mở toang 510 miles biên giới.
4.2 Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ ISIS
Quốc gia nầy là thành viên của Khối NATO nhưng từ lâu đã trực tiếp hỗ trợ cho
ISIS. theo tường thuật của tờ
Jerusalem Post, Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ cho nhóm khủng bố
ISIS. Một chương trình truyền hình Đức có phụ đề Anh ngữ cho thấy rằng Thổ đang gởi quân khủng bố sang Syria: Những nhà lập pháp đối lập của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng chính phủ Thổ đang bảo vệ và hợp tác với
ISIS và bọn khủng bố
Al-Qaeda đồng thời cung cấp y tế miễn phí cho những thủ lãnh của chúng. Theo tờ
Today’s Zaman, những ý tá Thổ rất chán ngán phải chửa trị miễn phí cho bọn khủng bố
ISIS tại các bệnh viện Thổ. Ngày nay, Thổ Nhĩ Kỳ dội bom ồ ạt lực lượng
Kurk , một lực lượng hữu hiệu nhất chống lại
ISIS ở cả Iraq lẫn Syria. Theo tờ
Time, từ khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố gia nhập cuộc chiến chống
ISIS, ho đã bắt hơn 1000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và tiến hành những cuộc không kích và Iraq và Syria. Nhưng phần lớn những vụ bắt bớ va không kích đó đều nhắm vào thiểu số người
Kurk và các nhóm thiên tả, chứ không phải
ISIS. Như một hình thức hỗ trợ tài chánh cho
ISIS,Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng dầu mỏ buôn lậu do của các tổ chức
ISIS cung cấp.
4.3 Israel hỗ trợ ISIS
Không quân Israel đã dội bom gần thủ đô Damas và tấn công những trọng điểm nông nghiệp và nhà kho của Syria. Xin đừng quên chính phủ Syria là đối thủ chính của
ISIS, ngoài người
Kurk. Theo tường thuật của tờ
Times of Israel, gần đây Israel thú nhận đã hỗ trợ lực lượng
jihadis ở Syria: Bộ Trưởng Quốc Phòng Moshe Ya’alon cho biết Israel đã cung ứng hậu thuẫn cho phiến quân Syria để giúp lực lượng
Druze khỏi bị nguy hiểm. Khi nói về sự hỗ trợ y tế của Israel dành cho phiến quân Syria, Ya’alon tuyên bố, "Chúng tôi giúp đỡ họ với hai điều kiện: (i) Họ không được tiến đến gần biên giới và (ii) Họ không được động đến nhóm
Druze."
Trong
một video đưa lên YouTube năm 2014, Sharif As-Safouri, thủ lãnh của nhóm
Free Syrian Army thú nhận đã đến Israel năm (5) lần để gặp các sỹ quan Israel tại Tiberias; và những sỹ quan nầy sau đó đã cung cấp cho y những vũ khí chống tăng của Nga và những vũ khí nhẹ gồm có 30 súng trường Nga, 10 giàn phóng với 47 hỏa tiễn và 48,000 viên đạn 5.56 mm. Safouri bị nhóm Al-Nusra Front thân
Al-Qaeda bắt tại khu vực Quneitra gần biên giới Israel vào ngày 22/7/2014.
4.4 Hoa Kỳ hỗ trợ ISIS
Cựu giám đốc CIA và tướng 4 sao David Petraeus đề nghị Hoa Kỳ nên vũ trang
Al-Qaeda và một số viên chức cao cấp khác của Hoa Kỳ cũng muốn Hoa Kỳ hỗ trợ
Al-Qaeda ở Iraq và Syria, hỗ trợ
ISIS để ngăn chặn ảnh hưởng của Iran. Một cựu thủ lãnh
Al-Qaeda cho biết
ISIS đã và đang làm việc với CIA. Sibel Edmonds, một cựu thông dịch viên của FBI, cho biết CIA và NATO đã bắt đầu tuyển dụng lại và huấn luyện người tại một căn cứ NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ - gần biên giới Syria – để tiến hành những cuộc tấn công khủng bố ở Syria nhằm lật đổ chính phủ nước nầy... và từ đó sản sinh ra
ISIS. Tổ chức nầy với tên gọi tắt là
ISIL, sau đó đổi thành
ISIS và nay chỉ còn
IS. Về mặt thiết kế, tổ chức nầy đã được hoàn chỉnh, được tạo ra, và những thành viên của
ISIS được chọn lựa cẩn thận, được đưa vào căn cứ NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ, được huấn luyện và phân phối đi. Họ đã tạo ra một tổ chức hoàn toàn mới với mục đích thay thế nhãn hiệu cũ là
Al-Qaeda.
Điều đó nghe có vẻ như là một thuyết âm mưu? Tuy nhiên, một tài liệu nội bộ được giải mã gần đây của Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng Hoa Kỳ (DIA) cho thấy rằng những hành động của Tây Phương, các nước Vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria có thể tạo nên một nhóm khủng bố giống như
ISIS hay một vương quốc Hồi Giáo (Islamic caliphate). Nhân tiện, một tổ chức bất vụ lợi mang tên
Judicial Watch trong nhiều năm đã nắm được những tài liệu nhạy cảm của chính phủ Mỹ thông qua những yêu cầu và kiện tụng đòi quyền tự do thông tin. Chính phủ vừa trao một số tài liệu cho
Judicial Watch theo sau một vụ kiện như thế và những tài liệu nầy cho thấy từ lâu Hoa Kỳ và Tây Phương nói chung đã hỗ trợ
ISIS. Dưới đây là một đoạn trích từ tài liệu ngày 12/8/2012 (trước khi
ISIS ra đời):
-
"...there is the possibility of establishing a declared or undeclared Salafist Principality in eastern Syria (Hasaka and Der Zor), and this is exactly what the supporting powers to the opposition want, in order to isolate the Syrian regime "
Nói cách khác, các siêu cường hỗ trợ phiến quân Syria: Tây Phương, những đồng minh Vùng Vịnh của họ và Thổ Nhĩ Kỳ muốn thành lập một
Salafist Principality hay
Islamic Caliphate – tức vương quốc Hồi Giáo hay Nhà Nước Hồi Giáo để thách thức tổng thống Assad của Syria.
Đó là một bằng chứng hiển hiên của một âm mưu có thật. Một cựu viên chức Cơ Quan Tình Báo
M15 của Anh và Trung Tướng Michael Flynn, cựu giám đốc
DIA vừa đề cập ở trên cũng xác nhận điều đó. Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng Flynn xác nhận tài liệu đó có thật và cho biết "đó là một quyết định gian ác (it was a willful decision)."
Vào năm 2008, một tài liệu mật của Cơ Quan Tình Báo
M15 của Anh bị rò ra tờ
Guardian cho thấy rằng thay vì là những tín đồ Hồi Giáo sùng đạo, phần lớn những thành phần trong
ISISkhông hành đạo một cách đều đặn. Nhiều người không biết gì về tôn giáo và có thể được xem như những kẻ mới theo đạo, thậm chí có những lối sống trụy lạc, ma túy, và ăn chơi phóng đảng.
Kết Luận
Không mấy ngạc nhiên khi những nhà lãnh đạo Hồi Giáo toàn cầu đồng loạt lên án ISIS
Tài liệu liên quan:
** Sự thật về Nhà Nước Hồi Giáo ISIS – Kỳ I
** Sự thật về Nhà Nước Hồi Giáo ISIS – Kỳ II